NHÂN DÂN VIỆT NAM sẵn sàng chiến đấu chống giặc Tàu xâm chiếm
dù cho bọn cầm quyền Hànội hèn, không dám đương đầu với giặc
The people of Vietnam stand ready and eager to fight off China's aggression
despite their government's coward stance towards the enemy's wanton raids
Le peuple du Viet nam est prêt à lutter et combattre l'aggression chinoise
bien que leur gouvernement soit si servile à l'égard des incursions ennemies
TRONG ĐÊM TRƯỜNG MẸ MẮNG
Trong đêm trường tĩnh mịch
Trời cuồn cuộn mây đen
Mẹ hiện lên gầm thét
Tai ương sắp đến rồi
Mẹ kêu nhục ngất trời
Mẹ quát nước mất rồi
Cơ đồ chìm tăm tối,
Hãy tỉnh dậy con ơi !
Phút chốc mẹ biến mất
Và lòng đất chuyển rung
Bao oan hồn trổi dậy
Khóc dân tộc khốn cùng
Trong giấc mơ tôi thấy
Đất rên xiết từng cơn
Đất chung niềm tủi hờn
Đất đau cùng quốc nhục
Trong đêm trường mẹ mắng
Con một lũ cuồng ngông
Giang san vào tay giặc
Nước đến bờ diệt vong
Hỡi trái tim Phù Đổng
Máu lửa ngút trời Đông
Máu Việt Nam thống hận
Thẹn cùng với Núi Sông
Mẹ ơi ! Mẹ trên trời
Xin Mẹ tha thứ tội
Con én nhỏ chơi vơi
Thét gào trong đêm tối
Khắc ghi lời Mẹ dạy
Vào lịch sử một giây
Người làm nên lịch sử
Tổ quốc cần hôm nay
Mẹ ơi con thề nguyền
Dù cuồng phong đảo điên
Trải thân vì Xã Tắc
Vắt cạn máu trong tim
Tiếp sức con Mẹ ơi !
Vận nước đã đến rồi
Thét to cùng thế giới
VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI
Bao Anh hùng tuấn kiệt
Của nước Việt còn đây
Giặc thù nuôi tham vọng
Đừng oán ngày phơi thây
Lê Chân
Những vần thơ cảm tác từ chính giấc mơ của tác gỉa
Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc “khoe” vũ khí xâm lược trên Hoàng Hải
Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc đã “khoe” sức vóc trong cuộc tập trận kéo dài 5 ngày tại Hoàng Hải, vùng biển Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận chung vào tháng trước và bị chính Trung Quốc phản đối.
Tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc tập bắn đạn thật trên Hoàng Hải ngày 5/9.
Theo Tân Hoa xã, Hạm đội Bắc Hải đã tiến hành bắn đạn thật trong suốt ngày thứ bảy, ngoài khơi Thanh Đảo, bờ biển miền đông nước này.
Nhiều máy bay chiến đấu, tàu chiến, và các loại vũ khí được sử dụng trong cuộc tập trận lần này đã được hé lộ tại cuộc diễu binh ngày quốc khánh Trung Quốc 1/10 năm ngoái, Tân Hoa xã cho hay.
“Đây là cuộc tập trận thường niên, chủ yếu là các tàu tập bắn pháo”, Tân Hoa xã dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước đó cho hay.
Mỹ và Hàn Quốc dự kiến sẽ tiến hành một đợt tập trận chung mới trên Hoàng Hải từ chủ nhật này, trong một cuộc biểu dương lực lượng thường kỳ trước Triều Tiên kể từ vụ đắm tàu chiến Hàn Quốc vào tháng 3/2010.
Các cuộc tập trận có sự tham gia của Mỹ trên Hoàng Hải luôn bị xem là nhạy cảm bởi chúng diễn ra ngay sát sườn Trung Quốc và vùng biển tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên.
Trung Quốc đã lên tiếng phản đối ý tưởng Mỹ triển khai một nhóm tàu sân bay tuần tra vùng biển gần bờ biển nước này, mặc dù Lầu Năm Góc cho biết cuộc tập trận chống tàu ngầm vào tháng này không có sự tham gia của tàu sân bay.
Trong khi Trung Quốc tiến hành tập trận, tư lệnh quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) công du Bình Nhưỡng và hội kiến với nhà lãnh đạo Kim Yong-nam, cam kết tăng cường trao đổi quân sự. Ông Zhang là tư lệnh quân khu Thẩm Dương, giáp giới Triều Tiên.
Hồi tháng 7, Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận hải quân và không quân lớn ở Hoàng Hải, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.
Cuối tháng 7, Trung Quốc cũng tiến hành cuộc tập trận hải quân, không quân và bắn pháo riêng, tuy nhiên không rõ có phải cuộc tập trận này là “đáp trả” cuộc tập trận Mỹ-Hàn hay không.
Trong khi đó, tháng trước Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chống tàu ngầm lớn chưa từng có, trong đó có tập bắn đạn thật gần biên giới tranh chấp trên Hoàng Hải, khiến Triều Tiên cũng khai hỏa dàn pháo xạ ven biển của mình. Tháng trước, Mỹ và Hàn Quốc cũng tiến hành cuộc tập trận chung hàng năm kéo dài 10 ngày trên đất liền.
Giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật quốc tế
Australia và Singapore tuyên bố có cùng quan điểm về tương lai của các hòn đảo tranh chấp tại Biển Đông đồng thời kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Australia Bob Carr tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo ngày 10/9 cùng các bộ trưởng Singapore sau cuộc họp hỗn hợp cấp bộ trưởng Australia-Singapore lần thứ 7.
Ngoại trưởng Australia Bob Carr.
Trang web news.com.au dẫn lời ông Carr cho hay, tại cuộc họp Ngoại trưởng Singapore Shanmugam đã thông báo toàn diện về tình hình Biển Đông, và hai nước cùng thống nhất không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền này.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các bên và sẽ nhấn mạnh rằng chúng tôi không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền này. Tuy nhiên, chúng tôi thực sự kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề này phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Ngoại trưởng Australia nhận định đang có những quan ngại chung về “không khí” tranh cãi chủ quyền trên Biển Đông cũng như ảnh hưởng của nó đối với hình ảnh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với tư cách một thị trường kinh doanh.
“Chúng tôi muốn thế giới tiếp tục ấn tượng trước nền kinh tế thị trường và hoạt động thương mại tự do hơn đang được tạo ra tại khu vực này,” ông bày tỏ.
Cơ chế đàm luận cấp bộ trưởng kéo dài một ngày nêu trên được thủ tướng hai nước Australia và Singapore thiết lập từ năm 1996./.
Những ông chủ Trung Quốc ở châu Phi: Ván bài dầu khí Angola
Năm 2010, Trung Quốc cho Angola vay hơn 25 tỉ USD, tức hơn 1/4 tổng số tín dụng của Trung Quốc dành cho hơn 20 nước châu Phi. Đổi lại, Trung Quốc được hoàn trả bằng dầu thô và khí đốt với giá dưới mức thị trường thế giới
Sau khi soán ngôi quán quân sản xuất dầu thô của Nigeria, năm 2010, Angola trở thành nước châu Phi nhận được vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng nhận được lực lượng lao động nước ngoài lớn nhất là người Trung Quốc.
40% dầu thô Angola thuộc về Trung Quốc
“Chọn mặt” Trung Quốc “gửi vàng đen”
Trên bán nguyệt san Mỹ Guernica, Jim - một doanh nhân ngành dầu khí Mỹ làm ăn lâu năm ở châu Phi - đã kể lại việc ông chứng kiến người Trung Quốc đến Angola để tìm dầu khí như thế nào.
Một ông chủ thực dân Trung Quốc ở Angola, Phi Châu
Sau 27 năm nội chiến tương tàn, Angola có được một hiệp ước đình chiến năm 2003. Lập tức, Angola chọn Trung Quốc làm đối tác tái thiết đất nước. Sở dĩ Angola “chọn mặt” Trung Quốc “gửi vàng đen” bởi vì nước này sẵn sàng mở hầu bao viện trợ và cho vay với lãi suất thấp mà không kèm theo những điều kiện ngặt nghèo như phải trong sạch hóa chính phủ, mở rộng dân chủ, tôn trọng nhân quyền như các nước phương Tây hay đòi hỏi.
Khởi đầu từ 2 tỉ USD năm 2004, Trung Quốc mau chóng tăng lên hơn 25 tỉ USD năm 2010. Nhật báo China Daily cho biết Trung Quốc hiện đang nhập khẩu 40% dầu thô Angola, chiếm 16% khối lượng nhập khẩu dầu Trung Quốc. Giá cả dầu thô Angola xuất khẩu sang Trung Quốc không được tiết lộ nhưng theo nguồn tin của tờ The Guardian (Anh) thì chỉ vào khoảng 60 USD/thùng, rẻ hơn nhiều so với giá thị trường thế giới.
Viện trợ và tín dụng Trung Quốc đã góp phần làm thay đổi đáng kể nền kinh tế và hạ tầng cơ sở của Angola . Tăng trưởng kinh tế từ năm 2002 đến 2008 của nước này trung bình 15%. Năm nay, do tình hình kinh tế thế giới suy thoái, GDP của Angola được dự báo đạt từ 8% đến 10%. Trung Quốc không chỉ đầu tư vào dầu khí mà còn chiếm lĩnh cả ngành xây dựng và khai thác khoáng sản ở Angola .
Viện trợ và tín dụng Trung Quốc không kèm ràng buộc theo kiểu các nước phương Tây và các tổ chức tín dụng quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, nó vẫn có điều kiện ngầm theo kiểu “có đi phải có lại”, như Angola phải dành 70% dự án phát triển kinh tế cho các công ty Trung Quốc. Nhiều rắc rối xã hội bắt đầu từ đây.
Lâu nay, người dân Angola rất bất bình về chuyện các công ty Trung Quốc không dùng lao động tại chỗ mà nhập khẩu lao động Trung Quốc với số lượng lớn. Năm 2010, trong khi Chính phủ Angola chính thức thừa nhận có chừng 70.000 lao động Trung Quốc thì các tổ chức xã hội như OSISA (Sáng kiến Xã hội Mở ở miền Nam châu Phi) ước tính không dưới 300.000 người. Những người này không chỉ hoạt động trong các công ty Trung Quốc mà còn kinh doanh trên vỉa hè các thành phố lớn, đánh bạt hàng ngàn người buôn gánh bán bưng địa phương.
Sẵn sàng chết ở châu Phi
Ông Jim đã gặp một cán bộ Trung Quốc khoảng 50 tuổi ngồi ăn mì và nhâm nhi bia Trung Quốc tại một quán ăn bình dân ở Luanda, thủ đô Angola. Trong lúc hàn huyên, ông Jim có nhắc đến một vụ nổ trong lòng mỏ ở Angola làm một công nhân Trung Quốc chết thảm. Nhận xét của vị cán bộ Trung Quốc làm doanh nhân người Mỹ hơi bất ngờ nhưng không quá khó hiểu.
“Người Trung Quốc sẵn sàng chết ở châu Phi. Họ hạnh phúc được chết ở đây, họ không sợ tai nạn mỏ bởi vì họ biết vợ con họ sẽ nhận được tiền bồi thường xứng đáng” - cán bộ Trung Quốc nói.
Theo vị cán bộ này, lao động Trung Quốc đến từ mọi miền đất nước Trung Hoa vốn là nông dân nghèo khó, học hành lơ mơ, việc làm rất khó kiếm chứ đừng nói gì đến cơ hội thăng tiến trong xã hội. Họ biết rõ đồng tiền quan trọng như thế nào bởi ở quê họ, những kẻ có quyền đều là người có tiền và ngược lại. Họ chết đi nhưng người thân của họ được tiền. Thế là mãn nguyện. Người ta hỏa táng xác người thợ, tro cốt chuyển về quê nhà cho vợ con hoặc người thân. Những người này sẽ nhận được khoảng 300.000 nhân dân tệ (1 NDT = 3.283 đồng), cả một gia tài đối với nông dân Trung Quốc.
Phần lớn lao động Angola ở các công ty Trung Quốc, theo ông Jim, chỉ được giao những công việc cực nhọc và nguy hiểm dưới quyền giám sát của “thầy cai” Trung Quốc. Người Angola than phiền hầu hết “thầy cai” rất khó chịu, hay la mắng và chỉ biết nói 2 tiếng Bồ Đào Nha là “cava, cava”, tức là “đào đi, đào đi” và “rapido, rapido”, tức là “nhanh lên, nhanh lên”.
“Giám sát viên” - chức danh chính thức của các “thầy cai” Trung Quốc - thì như thế, còn các nhà quản lý cao cấp sống như thế nào? Ông Jim đã gặp một vị giám đốc điều hành công ty xây dựng Giang Tô Trung Quốc tên Hạ Nhất Hoa đến từ Bắc Kinh. Công ty của ông này nhận thầu xây dựng một khách sạn ở Baya Falte và học viện cảnh sát ở Baya Azul. Ông này luôn miệng than thiếu thợ Trung Quốc.
Nhà ông Hoa có một bộ bàn ghế làm bằng gỗ quý Angola nhưng do thợ Trung Quốc đóng. Thức ăn của ông cũng được công ty chở từ Bắc Kinh sang. Tuy nhiên, ông bị cấm lấy vợ bé hay quan hệ tình dục với người địa phương, nếu vi phạm “sẽ bị đuổi ngay”.
Trung Quốc mua máy bay vận tải quân sự cỡ lớn của Nga
Thông tin trên vừa được tờ Want China Times công bố ngày 10/9. Theo đó quân đội Trung Quốc sẽ mua mẫu máy bay Il-476 do Nga sản xuất để hình thành lực lượng vận tải chiến lược trước khi tự sản xuất được máy bay vận tải.
Dẫn nguồn tin của kênh truyền hình Phượng Hoàng có trụ sở tại Hồng Kông, tờ Want China Times ngày 10/9 cho biết mặc dù lực lượng không quân của Trung Quốc đã dành nhiều năm phát triển các hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, thiết bị tác chiến điện tử, máy bay chỉ huy và thế hệ chiến đấu cơ tàng hình như J-20…nhưng nước này vẫn nhận thấy rằng cần phải có những máy bay vận tải chiến lược với khả năng tương tự như C-17 của Mỹ để phục vụ cho các lực lượng trên biển.
Một chiếc Il-476 trong xưởng (Ảnh: Internet)
Cũng theo nguồn tin này, từ năm 2005 Trung Quốc đã mua 34 chiếc máy bay vận tải Il-76MD của Nga. Hồi năm ngoái thêm 4 máy bay Il-78MK với khả năng tiếp nhiên liệu trên không đã được Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt hàng.
Tuy nhiên do nhu cầu máy bay vận tải của Trung Quốc rất lớn, vượt khả năng đáp ứng của Nga, nước này đã quyết định tự thiết kế và sản xuất máy bay vận tải 4 động cơ Y-20 dựa trên kiểu dáng của C-17 của Mỹ và Il-76 của Nga.
Dự án này do Xian Aircraft Industrial Corporation triển khai từ năm 2009. Nhưng do thiếu kinh nghiệm phát triển các máy bay vận tải tầm xa, các chuyên gia quân sự cho rằng Y-20 sẽ phải mất ít nhất 5 năm nữa mới được PLA đưa vào biên chế.
Tranh thủ cơ hội này, theo hãng tin Interfax, hãng sản xuất vũ khí của Nga Rosoboronexport đã đề xuất chính phủ Trung Quốc mua máy bay vận tải Il-476. Được sản xuất dựa trên thiết kế của Il-76, những chiếc Il-476 sẽ được đưa vào phục vụ tại không quân Nga trong năm 2014 – 2015.
Trước khi Y-20 ra mắt, Trung Quốc sẽ cần một lượng lớn máy bay vận tải kiểu như Il-476 để tham gia vào các xứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các nhiệm vụ nhân đạo. Do vậy Trung Quốc có thể trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua loại máy bay vận tải Il-476 của Nga. Loại máy bay này được thiết kế để bay với vận tốc 850 km/h, tầm bay 7000 km. Dự kiến các đợt bay thử nghiệm của Il-476 sẽ được tiến hành trong tháng 9 này.
Sinh viên TQ bị ép bỏ học để sản xuất iPhone 5
Mặc dù đã đến mùa tựu trường nhưng một số sinh viên Trung Quốc đang làm việc tại nhà máy của Foxconn vẫn chưa được quay trở lại trường học, do thời điểm ra mắt iPhone 5 đã cận kề.
Việc một số trường đại học của Trung Quốc gửi sinh viên đến các nhà máy sản xuất làm việc để tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập đã không còn là điều lạ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các sinh viên đang làm việc tại Foxconn vẫn chưa được phép quay lại trường học dù thời điểm khai giảng năm học mới đã đến, theo tờ Shanghai Daily.
Những sinh viên này được gửi đến nhà máy của Foxconn hồi mùa hè, bổ sung vào đội ngũ nhân viên sản xuất iPhone 5 vốn có dấu hiệu thiếu hụt trầm trọng trước đó. Hàng nghìn công nhân - sinh viên đã bị ép làm việc tại Foxconn với mức giá dưới 250 USD/tháng. Thời gian làm việc của họ là 12 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần.
Theo Shanghai Daily, một phần lớn trong số lương của những sinh viên này bị giữ lại để trả tiền phòng và các dịch vụ đi kèm. Apple, như thường lệ, chưa có bất cứ bình luận gì về vấn đề nói trên.
Liên quan đến iPhone 5, sản phẩm chủ đạo của Apple sẽ chính thức ra mắt vào ngày 12/9 tới tại Mỹ. Chiếc iPhone thế hệ thứ 6 dự kiến sở hữu màn hình cỡ lớn, chip lõi tứ tốc độ cao, kết nối 4G LTE và mỏng hơn so với “người tiền nhiệm” iPhone 4S.
Những sinh viên này được gửi đến nhà máy của Foxconn hồi mùa hè, bổ sung vào đội ngũ nhân viên sản xuất iPhone 5 vốn có dấu hiệu thiếu hụt trầm trọng trước đó. Hàng nghìn công nhân - sinh viên đã bị ép làm việc tại Foxconn với mức giá dưới 250 USD/tháng. Thời gian làm việc của họ là 12 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần.
Theo Shanghai Daily, một phần lớn trong số lương của những sinh viên này bị giữ lại để trả tiền phòng và các dịch vụ đi kèm. Apple, như thường lệ, chưa có bất cứ bình luận gì về vấn đề nói trên.
Liên quan đến iPhone 5, sản phẩm chủ đạo của Apple sẽ chính thức ra mắt vào ngày 12/9 tới tại Mỹ. Chiếc iPhone thế hệ thứ 6 dự kiến sở hữu màn hình cỡ lớn, chip lõi tứ tốc độ cao, kết nối 4G LTE và mỏng hơn so với “người tiền nhiệm” iPhone 4S.
Cuộc gặp Philippines-Trung Quốc đổ bể tại APEC
Tổng thống Philippines Benigno Aquino về nước chiều qua, sau khi rời hội nghị cấp cao APEC 2012 ở Nga mà không có cuộc gặp nào với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại hội nghị APEC 2012. Ảnh: AFP |
Máy bay của ông Aquino hạ cánh xuống thủ đô Manila lúc 17h35 theo giờ địa phương, tức là sớm hơn 40 phút vì bay thuận gió, nhật báo Inquirer của Philippines đưa tin. Trong bài phát biểu kéo dài 5 phút khi đặt chân xuống sân bay, tổng thống Philippines cho hay các mục tiêu của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) vẫn đang đi đúng hướng.
Tuy nhiên, dù có một số cuộc gặp với lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên APEC, ông Aquino đã không có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai nhà lãnh đạo dự kiến gặp mặt trước phiên bế mạc của hội nghị APEC 2012 tại thành phố Vladivostok, Nga.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 8/9 cho biết hình thức của cuộc gặp đã được thống nhất và vấn đề còn lại chỉ là thời gian hai nhà lãnh đạo gặp mặt. Ông del Rosario cũng cho hay gặp ông Hồ là ưu tiên hàng đầu của tổng thống Philippines khi tới hội nghị APEC lần này.
Ngoại trưởng Philippines đã cố sắp xếp một cuộc gặp gỡ của lãnh đạo hai nước trước 1h chiều ngày hôm qua theo giờ địa phương, tức là không lâu trước khi APEC 2012 bế mạc. Tuy nhiên, lịch làm việc dày đặc của chủ tịch Trung Quốc khiến cuộc gặp không thể tiến hành.
Ông Aquino và ông Hồ được cho là sẽ trao đổi về vấn đề tranh chấp chủ quyền khi gặp gỡ, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao hai nước vừa trải qua những căng thẳng liên quan tới việc cùng tuyên bố chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines cho biết tổng thống nước này thất vọng vì không thể gặp được chủ tịch Trung Quốc. "Tôi nghĩ rằng nhiều điều có thể đạt được trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo để họ có thể cùng chia sẻ những quan điểm khác nhau. Tôi cho rằng đây rõ ràng là một cơ hội bị bỏ lỡ", ông del Rosario nói.
Lần gặp gỡ gần nhất giữa tổng thống Philippines và chủ tịch Trung Quốc là vào tháng 8/2011, khi ông Aquino có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc. Kể từ đó tới nay, các trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo đều thông qua sứ quán hai nước.
Hồi đầu tháng 4, soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, vốn được cả Manila và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Sự việc này kéo theo một giai đoạn căng thẳng ngoại giao giữa hai nước với hàng loạt diễn biến liên quan. Tình hình chỉ lắng dịu trong thời gian gần đây.
Úc, Singapore kêu gọi hạ nhiệt ở biển Đông
10/09/2012 15:40Ngoại trưởng Úc Bob Carr và người đồng cấp Singapore K. Shanmugam hôm nay 10.9 cùng kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, theo tin tức từ AFP.
Hai bên cảnh báo những tranh chấp này có thể phá vỡ mấy thập niên hòa bình, phát triển kinh tế ở châu Á và kêu gọi các bên giải quyết vấn đề một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
“Cả Úc lẫn Singapore đều muốn thấy sự căng thẳng được hạ nhiệt. Chúng tôi muốn thấy những bước tiến kinh tế ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á, trong 40 năm qua vẫn tiếp tục bằng sự tập trung vào các vấn đề chiến lược”, ông Carr phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với ông Shanmugam tại thủ đô Canberra (Úc).
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam (trái) cùng Ngoại trưởng Úc Bob Carr ở Canberra ngày 10.9 - Ảnh: AFP |
Ngoại trưởng Carr nhấn mạnh rằng Úc và Singapore đều có lợi ích lớn trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định với giới chức Trung Quốc rằng việc đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) là “lợi ích của mỗi quốc gia”.
Bà Clinton bày tỏ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ đồng ý ủng hộ sự ra đời của COC và kêu gọi ASEAN đoàn kết trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Hãng AFP dẫn một nguồn tin cho biết nhà chức trách Ai Cập đã nhận được 30 đơn tố cáo Thống chế Hussein Tantawi, cựu lãnh đạo quân đội Ai Cập, và người phó Sami Anan, liên quan đến các hành động đàn áp cuộc nổi dậy vào năm ngoái.
Đại tướng Anan cũng là đối tượng của một đơn tố cáo khác cáo buộc ông chiếm đoạt trái phép các mảnh đất xây dựng ở gần Cairo, theo tin tức của AFP hôm 9.9.
Các đơn tố cáo đã được Tổng chưởng lý Abdel Meguid Mahmud chuyển đến Văn phòng Công tố quân sự, nơi có đủ thẩm quyền quyết định thực thi các thủ tục hợp pháp với hai vị tướng.
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi (giữa) và Thống chế Hussein Tantawi (trái) cùng tướng Sami Anan - Ảnh: AFP |
Nếu các đơn tố cáo được công nhận có giá trị, chúng có thể dẫn đến phiên tòa đầu tiên xử các thành viên của Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang (SCAF), cơ quan nắm quyền điều hành Ai Cập từ lúc ông Hosni Mubarak bị lật đổ cho đến khi Tổng thống Mohamed Morsi nhậm chức.
Ông Tantawi, người đứng đầu SCAF, đã nắm giữ quyền hành với tư cách nguyên thủ quốc gia.
Ông Annan, cựu Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, là nhân vật số 2 ở SCAF, một nhóm gồm 20 tướng lãnh.
Vào ngày 12.8, tân Tổng thống Morsi đã củng cố quyền hạn của mình bằng cách cho cả ông Tantawi và Anan “về vườn”. Ông cũng hủy bỏ một văn bản hiến pháp ban quyền lập pháp và các quyền hạn khác cho quân đội.
Nguyễn Hữu Cầu ơi !
28 năm vời vợi một gốc trời
28 năm tìm anh trong vô vọng
28 năm Ai dày xéo hồn tôi ?
28 năm ngày rời Tà Niên Khám lớn
Tôi lưu đày U Minh ' cải tạo '
Sáu năm hơn với bao thống khổ đọa đày
Đĩa lội tựa bánh canh mũi kêu như sáo thổi
Rồi tấm thân còn biết bao trôi nổi
Đời xô tôi ra biển cả ngàn khơi
Đời đẩy tôi vào bão táp chơi vơi
Trong sóng dử làm mồi cho qủy dử
Hai mươi năm lưu đày xa xứ
Tôi vẫn hướng về xứ Việt gọi tên anh
Tôi tìm anh trong nổi lòng rên xiết
Bươi đóng tro than vùi lấp giữa cuộc đời ,
« Ai trở về xứ Việt nhắn dùm ta người ấy ở trong tù »
28 năm dài nơi ngục tối âm u
28 năm hờn đau chất ngất
28 năm cơn ác mộng thiên thu
28 năm tiếng hát chốn lao tù.
Lê Chân
No comments:
Post a Comment