Gần đây có ba tin nghe mà rất buồn cho thân phận người dân Việt đồng bào chúng ta trong nước: nghèo nhứt, bị thuế nặng nhứt trong vùng Đông Nam Á châu, kêu than nghe đứt ruột.
Một là dân VN tỷ lệ người nghèo cao nhứt Đông Nam Á. Viện nghiên cứu Brookings có uy tín quốc tế, trụ sở tại Mỹ mới đây cho biết Việt Nam là một nước tỷ lệ người nghèo cao nhứt trong vùng. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu về lợi tức của ngươi lao động VN trong năm 2011. Tỷ lệ người lao động trung bình một ngày kiếm chỉ đựợc dưới 2 đôla chiếm 18.2% dân số, tương đương với 16.1 triệu người. Viện Brookings này dự đoán tỷ lệ này có thể sẽ giảm dần xuống 15.9% cho đến cuối năm 2012, và hy vọng 8 năm sau vào khoảng năm 2020 mới không còn người với lợi tức 2 đôla/ngày.
Còn người kiếm được 5 đôla/ngày trong năm 2011 chiếm đến 70.4% dân số Việt Nam, tương đương với 63.1 triệu người, và tỷ lệ này được dự đoán sẽ giảm dần xuống 67.1% đến hết năm 2012. Viện Brookings dự đoán cho đến hết năm 2030, Việt Nam mới có hy vọng hết người thu nhập thấp với mức 5 đôla/ngày.
Trong khi đó Malaysia và Thái Lan có tỷ lệ người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chỉ chiếm dưới 1% dân số.
Hai là người dân Việt Nam bị nhà nước đánh thuế cao gấp ba lần so với khu vực Đông Nam Á. Một phúc trình được Liên Hiệp Quốc công bố từ Hà Nội cho biết người dân Việt Nam phải chịu những mức thuế nặng gấp 3 lần so với các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Phúc trình này nhận xét cho biết chính sách kinh tế Việt Nam “vô cùng lạ lẫm” so với các mô hình phát triển của thế giới. Phúc trình viết “chính sách kinh tế tăng trưởng kiểu Việt Nam” đã làm kéo dài sự bất ổn, khiến nguồn vốn ngoại quốc đầu tư sụt giảm và dẫn đến sự dàn trải, kém hữu hiệu của nền tài chính công tại Việt Nam.
Một là dân VN tỷ lệ người nghèo cao nhứt Đông Nam Á. Viện nghiên cứu Brookings có uy tín quốc tế, trụ sở tại Mỹ mới đây cho biết Việt Nam là một nước tỷ lệ người nghèo cao nhứt trong vùng. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu về lợi tức của ngươi lao động VN trong năm 2011. Tỷ lệ người lao động trung bình một ngày kiếm chỉ đựợc dưới 2 đôla chiếm 18.2% dân số, tương đương với 16.1 triệu người. Viện Brookings này dự đoán tỷ lệ này có thể sẽ giảm dần xuống 15.9% cho đến cuối năm 2012, và hy vọng 8 năm sau vào khoảng năm 2020 mới không còn người với lợi tức 2 đôla/ngày.
Còn người kiếm được 5 đôla/ngày trong năm 2011 chiếm đến 70.4% dân số Việt Nam, tương đương với 63.1 triệu người, và tỷ lệ này được dự đoán sẽ giảm dần xuống 67.1% đến hết năm 2012. Viện Brookings dự đoán cho đến hết năm 2030, Việt Nam mới có hy vọng hết người thu nhập thấp với mức 5 đôla/ngày.
Trong khi đó Malaysia và Thái Lan có tỷ lệ người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chỉ chiếm dưới 1% dân số.
Hai là người dân Việt Nam bị nhà nước đánh thuế cao gấp ba lần so với khu vực Đông Nam Á. Một phúc trình được Liên Hiệp Quốc công bố từ Hà Nội cho biết người dân Việt Nam phải chịu những mức thuế nặng gấp 3 lần so với các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Phúc trình này nhận xét cho biết chính sách kinh tế Việt Nam “vô cùng lạ lẫm” so với các mô hình phát triển của thế giới. Phúc trình viết “chính sách kinh tế tăng trưởng kiểu Việt Nam” đã làm kéo dài sự bất ổn, khiến nguồn vốn ngoại quốc đầu tư sụt giảm và dẫn đến sự dàn trải, kém hữu hiệu của nền tài chính công tại Việt Nam.
- Chính báo chí trong nước dù của Đảng Nhà Nước CSVN trước phúc trình của Liên Hiệp Quốc về mức thuế quá cao mà người dân phải chịu, cũng phải lách mình qua ngỏ hẹp, cố gắng “kêu lên một tiếng cho dài kẻo câm”- rằng người dân Việt Nam đang phải è cổ gánh “sưu cao, thuế nặng.”
Và Quốc Hội của VNCS dù do Đảng cử dân bầu cũng nhận xét lợi tức của người Việt Nam quá ít, mà lại bị đánh thuế cao gấp bội so với người dân Thái Lan và Trung Quốc.
Ba là tiếng kêu thảm thiết, nghe đứt ruột của người dân nghèo VN đồng bào nghèo của chúng ta. Xin phép trích dẫn phóng sự ngày 7 tháng 9 của Vũ Hoàng, phóng viên Đài Á châu Tư do, RFA, có âm chứng do đồng bào nghèo trong nước nói lên hẵn hòi. Phóng sự có đoạn như “Nếu người ta bắt gặp những chiếc xe hơi đắt tiền chen chân ở các khu đô thị rực rỡ ánh đèn, thì đâu đó trong xã hội vẫn có những gia đình một ngày 2 mẹ con chi tiêu không quá 10 ngàn đồng bạc; nếu báo chí rùm beng những bữa tiệc của các đại gia tiêu tốn hàng trăm triệu đồng cho một đêm vui, thì ở một góc nào đó tối tăm nơi phố nghèo, vẫn có những người dân quần quật từ sáng đến tối chỉ mong có được 5-7 chục ngàn đồng.
“ Mời quí vị cùng nghe chia sẻ của một vài nhân vật “người nghèo” đã được phóng viên đồng nghiệp Quỳnh Chi thực hiện trong chuyên mục Câu Chuyện Hàng Tuần để hiểu thêm về những khó khăn của những người dân lam lũ.
“Trước hết là của chị Thùy, quê ở Hậu Giang cả năm không mua được tấm áo cho con mình: Tôi nói chị đừng cười, nhiều khi gạo còn không có ăn. Nhiều khi có gạo, đi kiếm được con cá cho con ăn là mừng lắm rồi. Gạo thì kiếm có hôm một lon, hôm một lít. Nấu được hôm nào là hay hôm đó. Cái nhà cũng dột nát mà còn chưa có tiền lợp nóc lại nữa. Tôi cũng không có tiền gì cả. Hôm rồi tôi cũng vay mượn được người này người nọ, mỗi người vài chục lên Sài Gòn trị bệnh cho con chứ cũng không có tiền bạc gì cả, toàn ăn cơm từ thiện thôi.
“Còn đây là lời tâm sự của bà Kiểm ở thành phố Thái Nguyên khi 2 mẹ con chỉ dám chi tiêu không quá 10,000 đồng một ngày: Tôi chẳng có nguồn thu nhập nào, tôi chỉ bán thêm gói kẹo gói thuốc để lấy tiền rau muối hằng ngày. Một tháng, thu nhập của tôi chừng khoảng 200 ngàn thôi, chẳng có gì hơn cả. Nói thật với cô, có ngày có tiền thì tôi mua thức ăn. Nếu không có tiền thì tôi chẳng đi mua gì cả, chỉ ăn rau mắm vớ vẩn thế thôi. Thỉnh thoảng tôi mua quả trứng về hoặc gà nhà tôi đẻ thì ăn thôi chứ tôi chẳng dám mua thịt đâu. Dăm bữa nửa tháng tôi mới dám mua tí mỡ về ăn.”
“Giống với hoàn cảnh chật vật của chị Thùy hay bà Kiểm, bà Liễu quê ở Gò Công cũng không khấm khá hơn, để có được 7 chục ngàn đồng, bà phải khuân vác đến 14 tiếng mỗi ngày: Tôi vác rau cần, mỗi bao nặng 50kg. Khuya 4 giờ sáng tôi phải thức dậy. Tôi đi làm đến 8-9 giờ tối mới về đến nhà.
“Vâng, những mảnh đời nghèo khổ là như vậy, thế nhưng, những phúc lợi an sinh họ cũng đâu có được hưởng nhiều.
“Theo một kết quả khảo sát của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) về an sinh xã hội tại Việt Nam cho thấy nhóm giàu nhất chiếm 20% tổng số hộ gia đình nhận được 40% lợi ích từ an sinh xã hội, trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%.”
Bốn và sau cùng, một vài thắc mắc với Đảng Nhà Nước CSVN. Chính các lãnh tụ Đảng CSVN đã từng nói không biết bao nhiêu lần, “VN là tiền rừng bạc biển”, “hoà bình đã lập lại” mà tại sao 37 năm qua dưới chế độ cai trị của Đảng Nhà Nước, tỷ lệ người dân VN còn nghèo khổ như vậy.
Không thể đổ thừa cho hậu quả chiến tranh. Không thể đổ tội cho “lực lượng thù địch”. Chính Đảng Nhà Nước đã trải thảm đỏ cho Mỹ trở lại VN rồi kia mà. Chính những người Việt di tản, vượt biên tỵ nạn CS bị Đảng Nhà Nước chụp mũ “Ngụy”, lên án “phản quốc”, “lực lượng thù địch”, đã vì tình máu mủ gia đình, mỗi năm gởi về bảy tám tỷ Đô la để giúp; Đảng Nhà Nước ở Hà nội chỉ “tha hồ” in tiền đồng $ bằng giấy lộn ra để đối lấy số ngoại tệ mạnh đó.
Bên cạnh Đảng Nhà Nước còn đánh thuế người dân cao gấp ba lần so với các nước Đông Nam Á, bòn vét tài nguyên quốc gia, lúa gạo, cá tôm, dầu thô, than đá, bauxite, v.v.. đem bán đổ, bán tháo cho ngoại quốc. Thêm vào đó Nhà Nước nhận viện trợ không hoàn, vay nợ lãi nhẹ ưu đãi, lãi nặng kinh doanh của đủ thứ ngân hàng, định chế tài chánh, ba đời người dân Việt đóng thuế trả vốn lời không dứt. Vậy số “tiền rừng bạc biển” ấy ở đâu mà không dùng một phần đề tái phân phối lợi tức nâng mức sống cho người dân. Trong khi người dân trung bình chỉ kiếm được 2 hay 5 Mỹ Kim một ngày thì những vụ tham nhũng, lạm dụng của công, thất thoát của công, chiếm công vi tư, rửa tiền của cán bộ đảng viên đơn vị tính bằng triệu, tỷ đô la do cán bộ đảng viên gây ra, xảy ra quá nhiều, khó mà nhớ hết nỗi.
Một Đảng Nhà Nước cầm quyền độc tài đảng trị như thế có đáng hỗ thẹn, có đáng cầm quyền nữa hay không?
Tác giả : Vi Anh
Khúc ruột ngàn dặm bắt đầu teo lại
Khúc ruột ngàn dặm bắt đầu teo lại
Tin buồn cho các "nhà tranh đấu dỏm" vì ông chủ hết tiền trả lương cho các "nhà tranh đấu dỏm" rồi
Riêng ở Thành-phố Sài-gòn, tiền bà con gởi về đã sụt nửa tỷ (= 500 triệu) trong sáu tháng đầu năm đang là một mối lo khắc khoải mà nhà cầm quyền đang chưa biết cách nào chống đỡ hay bù đắp.
“Năm 2010, với 8 tỷ 26 đô-la đổ về, Việt-nam là nước nhận được nhiều ngoại-tệ từ nước ngoài gởi về đứng thứ 9 trong các nền kinh tế đang phát triển nhận được loại tiền đó.
“Năm 2011, Việt-nam nhận được 9 tỷ đô-la ở ngoài nước gởi về, giúp bù đắp đến 92% cán cân thương mại bị hụt.
“Tiền gửi từ nước ngoài về bao giờ cũng đóng một vai trò rất quan-trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Những con số thống-kê sơ-khởi cho thấy là ít nhất 4 tỷ 7 đã đi vào thị-trường địa-ốc ở trong nước.
“Tuy-nhiên, số tiền do người Việt hải-ngoại gởi về trong sáu tháng đầu năm 2012 đã hạ xuống đáng kể tới 23%, đánh dấu một ‘mùa tiền ngoại gởi về khá bết’ cho toàn năm 2012.”
Nói không được
Trên đây là phần mở đầu của một bài báo mới đây ở trong nước viết bằng tiếng Anh trên mạng VietNamNet Bridge (ngày 5 tháng 9, 2012).
Như chúng ta đều biết, tiền người Việt hải-ngoại gởi về là tiền “rất ngon” đối với ở trong nước. Vì sao? Vì không phải làm gì mà tiền cứ như trên trời rớt xuống. Người nhà nhận được tiền đã vui, nhà nước VNCS lại còn vui hơn nữa bởi tiền thì trước sau gì cũng phải chuyển thành tiền VN không mấy giá trị trong khi đô-la gởi về thì Nhà nước thu vào ngân-hàng Nhà nước nếu chưa đi vào túi tham của các quan CS. Do đó nên quan dân đều rất “hồ hởi,” dân nhắc gia-đình bạn bè ngoài này gởi về, Nhà nước ung-dung đút túi. Mà đâu phải chuyện nhỏ, bạc tỷ đấy các bạn!
Muốn thấy sự thành công của chính-sách Nhà nước CS “rút ruột… mấy khúc ruột xa ngàn dặm” này, ta chỉ cần nhìn vào mấy con số: Nếu trong những năm của thập niên 1990 thì chỉ có vài chục triệu mỗi năm thì sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận (1994) rồi tái-lập bang-giao (1995), con số đó đã nhảy vọt lên đến:
1 tỷ 34 đô | năm 2000 |
2 tỷ | năm 2001 |
2 tỷ 7 mỗi năm | trong hai năm 2002 và 2003 |
3 tỷ 2 | năm 2004 |
4 tỷ | năm 2005 |
4 tỷ 8 | năm 2006 |
7 tỷ 2 | năm 2008 |
6 tỷ 8 | năm 2009 (có xuống một chút) |
8 tỷ 26 | năm 2010 |
9 tỷ | năm 2011 |
nghĩa là nhân lên gấp gần 7 lần trong 12 năm (2000-2011). |
Như vậy, ta có thể thấy là chính-sách của một số hội-đoàn, tổ-chức ngoài này kêu gọi bà con “không gửi tiền về, không đi du-lịch về VN” v.v. là gần như thất bại hoàn-toàn. Dù như ai cũng biết là nếu ta tắt cái vòi nước đô-la chuyển về đó chỉ cần vài tháng là CS ở nhà ngất ngư.
Tương-đương với cái gì?
Muốn biết tầm quan-trọng của số tiền đồng-bào hải-ngoại gởi về thì ta thử đem so sánh với một vài món tiền khác xem sao. Theo một nghiên cứu của tổ-chức MPI (Migration Policy Institute) thì 9 tỷ do đồng-bào gởi về trong năm 2011 tương-đương với:
Gần gấp đôi (= 183%) số tiền chính-thức các nước (tất cả các nước trên thế-giới) viện-trợ cho VN để phát triển (ODA, Official Development Assistance).
Hơn (= 121%) số xuất cảng dịch-vụ thương mại (Commercial Services Exports).
Bằng 90% số tiền ngoại-quốc đầu tư thẳng vào VN (Foreign Direct Investment).
Bằng 12% tổng-số hàng xuất cảng trong năm, và
Bằng 7% tổng-sản-lượng quốc gia (GDP, Gross Domestic Product).
Tóm lại, số tiền “chùa” mà 3 triệu bà con ngoài này gởi về một năm bằng số tiền làm quần quật của hơn 6 triệu người (7% dân-số) làm đầu tắt mặt tối ở trong nước. Thế thì làm gì Nhà nước chẳng khoái? Nhất là khi đồng-bào gởi về là gởi đô-la hay Euro hay tiền Nhật, tiền Đại-Hàn… toàn thứ tiền cứng chứ không phải tiền Hồ mà không ai chịu nhận nếu đem ra khỏi nước.
Không trách nhiều người bực mình hay đau xót với ý-thức chính-trị còn thấp kém của đa-phần người Việt hải-ngoại gởi về nhiều khi vô tội vạ để cho người trong nước phè phỡn ăn chơi (chớ không phải để giúp gia-đình hay bạn bè cho những việc thực-sự cần thiết)!
Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức
Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức chứ không phải không. Bằng-chứng là VNCS đã có luật đầu tư từ nước ngoài từ năm 1987 nhưng nếu ta thấy là ngoại-quốc đã bỏ vào hàng trăm tỷ đầu tư trong mọi lãnh-vực ở trong nước thì đồng-bào ta ở ngoài này đã dè dặt hơn nhiều. Học được bài học CS chỉ thích ăn cướp của dân (như qua mấy lần đổi tiền hay vụ đánh tư-sản mại-bản), đồng-bào hải-ngoại đã rất rón rén khi đầu tư vào trong nước. Chẳng thế mà trong 25 năm (từ 1987 đến giờ), người Việt hải-ngoại vẫn chưa đầu tư đến 2 tỷ bạc vào các dự-án làm ăn với chính-quyền CS ở trong nước–nghĩa là chưa bằng 1/4 số tiền tươi họ gửi về trong nước trong một năm (2011).
Thế tiền họ gởi về đi đâu, các bạn có thể hỏi. Không lẽ người ở trong nước lại có thể ngồi đó mà “ăn” hết số tiền bà con ngoài này gởi về, dù như người ta có câu “ăn không thì đến núi cũng lở.”
Không, người Việt ngoài này cũng hiểu là ta ở xa, khó lòng mà ăn có với những tên CS lưu manh có quyền có thế ở quê nhà. Những gương tầy liếp như anh em Nguyễn Gia Thiều (ở Pháp về) hay Trịnh Vĩnh Bình (ở Hoà-lan về) còn sờ sờ ra đó: nó để cho mình ăn một lúc rồi nó cướp mình trắng tay.
Do đó nên nhiều người cho rằng mình khôn thì mình không về, chỉ cần gởi tiền về cho người nhà đi đầu tư vào những món hời là tốt rồi. Người nhà ở tại chỗ, quen lối làm ăn chụp giựt của CS rồi, quen biết những chỗ phải bôi trơn, hối lộ thì chắc sẽ thành thạo hơn, không sợ bị “tiền mất tật mang.” Nói cách khác, nếu người Việt không trực-tiếp đầu tư thì lại gián-tiếp đầu tư trong nền kinh tế đó qua trung-gian của người nhà, người quen.
Đã tưởng thế là khôn nhưng chính ra vẫn còn dại. Bởi người nhà thì cũng không qua mặt được những cái cú cáo, móc nối, phe phẩy của bọn “bán trời không văn-tự.” Bỏ tiền vào thị-trường chứng-khoán ư? Nhất là khi tiền lãi nhiều khi nghe chóng mặt! Chẳng cần làm nhiều, chỉ cần bỏ vào nhà băng là cũng có tiền lời 15-16% rồi. Ai mà không ham?
Rồi nếu còn tham hơn nữa thì bỏ vào địa-ốc với giá nhà, giá đất lên vùn vụt (có chỗ ở trung-tâm Hà-nội, một thước vuông có thể đắt gấp mấy lần đất ở Tokyo) làm sao mà lỗ vốn được? Đó là lối suy nghĩ “ăn xổi ở thì” mà nhiều người cho là khôn ngoan, ăn chắc.
Đó là thảm-trạng của không biết bao nhiêu người “ốm dở, khóc dở” ngày hôm nay, cả ở Trung-quốc lẫn ở Việt-nam.
Khi giá nhà lên thì người ta đổ xô vào xây nhà, mua nhà, đầu tư vào địa-ốc. Nhưng đến khi kinh tế chậm lại (như ở Trung-quốc là tỷ-lệ tăng trưởng đang ở mức 10-11% bỗng xuống 9% hay thấp hơn nữa, còn ở VN thì đang ở 6-7% thụt xuống còn có 4%) thì tiền trả nhà băng kiếm cũng không ra, vay thì giá quá đắt (tiền lãi lên đến hơn 20%, có khi đến 23-24%), thế là vỡ nợ, bỏ của chạy lấy người. Và những vụ như vậy thường có hiệu-quả dây chuyền, đỡ không nổi.
Chẳng thế mà cũng bài báo nói trên mách cho ta thấy là “ít ra 4 tỷ 7 đô-la,” nghĩa là hơn một nửa số tiền 9 tỷ đồng-bào gởi về, đã “đổ vào thị-trường địa-ốc.” Và 4 tỷ 7 này thì chẳng mấy lúc ra mây ra khói khi cái bong bóng địa-ốc bị bể gần như khắp nước, không chỉ ở Hà-nội, Sài-gòn mà còn ở cả Cần-thơ, Đà-nẵng v.v.
Có người ác miệng thì bảo “đáng kiếp!” Lúc bảo thì không nghe, đến khi tiền thành mây khói rồi thì ngồi đó mà khóc!
Thì ra Đức Phật sáng suốt biết bao, có nhân thì có quả, có tham sân si thì có ngã, có vấp! Ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Những “đại-gia” hôm nay có thể ăn ngập miệng, tiền vất ra ngoài cửa sổ, nhưng có lẽ cũng không lâu sẽ phải trả giá cho những sung sướng đó bằng tù tội, bằng chết chóc, không thể lường được.
Ở trên ta đã thấy là tiền hải-ngoại gởi về đã xuống gần 1/4 trong sáu tháng đầu năm nay. Riêng ở Thành-phố Sài-gòn, tiền bà con gởi về đã sụt nửa tỷ (= 500 triệu) trong sáu tháng đầu năm đang là một mối lo khắc khoải mà nhà cầm quyền đang chưa biết cách nào chống đỡ hay bù đắp.
Có lẽ người ở ngoài này cũng đã học được bài học khi bị bỏng tay. Chính-quyền CS đang nghĩ cách bù đắp bằng cách kêu gọi tăng-cường số người du-lịch vào Việt-nam. Khổ nỗi, nếu tiền tươi bà con gởi về lên đến 9 tỷ trong năm 2011 thì cùng năm, ngành du-lịch chỉ mang về có 5 tỷ 1 thôi. Trong khi mọi nơi đều xuống cấp thì không hiểu làm sao mà có thể mong du-lịch mang về chỗ thiếu hụt khi đồng-bào đã hết tin tưởng và không còn muốn đầu tư như trước đây?
Tâm Việt
No comments:
Post a Comment