Wednesday, July 31, 2013

Đánh Mỹ, đả Cộng Hòa rồi sao ? Tự Do Đâu hay lại làm Nô Lệ

Tàu cá Việt Nam kéo theo một số thuyền thúng dùng để câu mực .
Tàu cá Việt Nam kéo theo một số thuyền thúng dùng để câu mực .
AFP
Trước đây, câu chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc làm khó trên biển thường xoay quanh câu chuyện bị bắt tàu, tịch thu tài sản và đánh đập, gây thương tích của ngư dân Lý Sơn. Nhưng bây giờ, câu chuyện không chỉ dừng ở đó, dường như toàn bộ ngư dân miền Trung Việt Nam đều rơi vào hoàn cảnh hết sức khốn đốn bởi đi đánh bắt xa bờ luôn kèm theo nỗi lo bị Trung Quốc đuổi bắt và khi đã đánh bắt xong, trở về ngay trên quê nhà, họ vẫn bị Trung Quốc ép giá, gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ hải sản.
Ngư dân Việt phải mua giấy phép đánh cá của TQ?
Mua vé “thông hành hải” của Trung Quốc hằng năm Ông Trung, một ngư dân ở Bình Minh – Thăng Bình, Quảng Nam cho chúng tôi biết rằng thật ra, lâu nay ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong hai cách để tồn tại, hoặc là đổi sang các vùng biển của các nước không phải là Trung Quốc để đánh bắt, hoặc là mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng, tương đương với hai ngàn Mỹ Kim và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếp, nếu không có giấy này, sẽ bị tịch thu mọi thứ chẳng khác gì các tàu ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Ông Trung nói: “Một cái rứa bảy chục triệu, ba bốn chục triệu rứa, cứ rứa hết thời hạn thì mình gia hạn lại, đóng tiền tiếp vô. Nó có thời hạn chớ không phải luôn luôn có giá trị, hết thời hạn thì gia hạn lại cái khác chớ không phải một cái rứa mình đi hoài đâu! Một năm chớ mấy, hay là năm sáu tháng chi đó (tùy vào mức tiền - pv). Có giấy có tờ chớ không là hắn bắt, hắn hốt về bên hắn liền ấy chớ! Nó treo giam mình gớm lắm, kinh đầu lắm, bên Trung Quốc á! Trung Quốc nó chặn nó bắt ứ! Trung Quốc qua hốt liền, gặp hắn hốt liền, hắn hốt hắn phạt mình cắn răng, phạt mỗi lao động cả ngàn đô…”.
Mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng...và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếp
Ông Trung cho biết thêm, sở dĩ ngư dân Quảng Nam cam chịu, chấp nhận mua giấy ‘thông hành hải’ của Trung Quốc là có lý do riêng, vì phần đông ngư dân ở đây chỉ câu mực trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa chứ không đánh cá giống như các tàu ở Lý Sơn. Mà câu mực thì tính mạng của ngư dân có độ nguy hiểm rất cao, có thể bị biển nuốt mất dấu bất kì giờ nào vì cả một tàu đi câu, khi đến nơi đánh bắt, phải chia nhỏ ra thành mấy chục thúng rái, mỗi thúng rái chứa một ngư dân, một bộ đàm, một cây đèn nhử mực, một chùm lưỡi câu và có thể là mang thêm áo phao. Đúng giờ xuất kích, tất cả ngư dân lên thúng rái của mình, thả mặc dòng hải lưu cuốn đi lênh đên trên biển, họ bật đèn sáng choang một vùng nước để dụ mực đến và bắt câu, tỉnh thoảng liên lạc với tàu chủ bằng bộ đàm. Mãi cho đến khi mặt trời ló dạng, họ bắt đầu gọi bộ đàm để tàu chủ đến rước về.

Quan chức, chính khách sứ An Nam thời cộng sãn : NHỮNG CON VẸT KHÔNG HƠN KHÔNG KÉM

botruong-tem

Ai cũng biết, quan chức VN từ cấp thấp nhất cho đến cấp lãnh đạo cao nhất đều không do dân thực sự bầu ra, cũng không qua những vòng tuyển chọn, thử thách công khai, minh bạch mà do rất nhiều con đường “khó hiểu” khác nhau: do lý lịch, thân thế, con em cháu cha, do quan hệ thân quen, do chạy tiền mua chức mua quan, thậm chí chỉ là do sống lâu lên lão làng v.v…
Chính vì vậy, hiếm khi có những nhân vật có kiến thức thật sự, có tài, có lòng với đất nước, với nhân dân. Phần lớn trong số họ hoặc là những con sâu tham nhũng, chuyên đục khoét của cải của đất nước, nhân dân, những kẻ chỉ biết nhăm nhăm nghĩ cách nào để vơ vét cho đầy túi tham, hoặc là những kẻ cơ hội, đội trên đạp dưới, gió chiều nào xoay chiều ấy, hoặc bất tài, ăn hại, hoặc tư cách tồi tệ, ăn chơi phung phí, hoặc quan liêu, vô cảm trước nỗi khổ của nhân dân…
Bức chân dung đen của đa số quan chức, nhân vật lãnh đạo ở VN thật phong phú, đa dạng. Nhưng nhìn chung, họ đều có những đặc điểm: dốt nát, vô cảm, và rất thiếu lòng tự trọng.
Dốt nát cho nên cứ mỗi lần họ mở miệng ra là người dân lại choáng, sửng sốt, phẫn nộ hoặc không thể nào nhịn được cười. Và ngay lập tức những giai thoại châm biếm, khôi hài đen về câu nói của một vị quan chức nào đó lại lan truyền rất nhanh trong dân chúng.
Không thể nào kể hết những câu nói thuộc loại “đỉnh cao trí tuệ” của quan chức Việt. Cứ thử nhìn lại từ các nhân vật trong Bộ Chính trị, các Bộ trưởng, Thứ trưởng…trở xuống, có được mấy khuôn mặt là không từng ít nhất vài lần trong nhiệm kỳ của mình, đã phát biểu một câu cực kỳ dốt nát nào đó?
Có thể có người bênh vực sẽ bảo rằng đó là vì chính khách ở VN không được đào tạo một cách bài bản nên vụng về đường ăn nói. Còn chính khách ở nước khác, nhất là ở các nước dân chủ phát triển, một khi muốn bước vào con đường chính trị thì phải học hành đàng hoàng. Không chỉ học để có kiến thức rộng, chuyên môn vững chắc, tầm nhìn xa, tư duy nhạy bén, mà còn phải học làm chính khách. Từ học ăn học nói-nói với nhân dân, nói trước đám đông, tranh cãi hùng biện với các đối thủ, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo chí, nói năng khi đi ra bên ngoài tiếp xúc với những nhân vật quan trọng, nguyên thủ quốc gia các nước …Cho đến cách hành xử với tất cả mọi đối tượng trong mọi hoàn cảnh khác nhau.

Việt Nam – Hoa Kỳ: Tất cả cùng lên tàu?

Mãi đến tận năm 1995, tức là tròn hai thập niên sau khi những chiếc trực thăng biểu tượng của Hoa Kỳ hối hả cất cánh tháo chạy khỏi tầng thượng của một toà nhà chính phủ ngay giữa lúc Sài Gòn sụp đổ (hay được giải phóng), Việt Nam và Hoa Kỳ mới bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, việc xây đắp mối quan hệ giữa hai nước là một “quá trình đau đớn”, như lời của John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ và là một cựu binh của bên thua cuộc. 
Nhưng giờ đây, người Mỹ lại coi kẻ thù năm xưa của họ như một đồng minh chiến lược trong một khu vực rộng lớn hơn. Còn với Việt Nam, Hoa Kỳ lại là một thị trường sống còn dành cho các sản phẩm nông sản và quần áo xuất khẩu, đồng thời là một quốc gia đối trọng về ngoại giao trước một Trung Quốc đang trỗi dậy. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước hiện đạt gần 25 tỷ USD mỗi năm, với phần lớn giá trị hàng hoá chảy vào thị trường Mỹ. Việt Nam đã được đưa vào danh sách các quốc gia tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định tự do thương mại dự kiến sẽ bao gồm ít nhất 12 quốc gia ở Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Mỹ.
Tuy nhiên, con đường đưa Việt Nam đến với vị thế thành viên tiềm tàng của TPP cũng đầy những trở ngại tiềm tàng. Việt Nam lo ngại hiệp định sẽ làm tổn thương ngành công nghiệp dệt may và cản trở các doanh nghiệp nhà nước với những cải cách không mong muốn. Và vì những năm gần đây, các quan chức Mỹ vẫn nhất quyết đòi phải thấy những bằng chứng về cải cách chính trị trước khi họ cho phép bất kỳ sự tiến triển nào trong hoạt động hợp tác kinh tế với Việt Nam, Obama có thể sẽ cảm thấy khó xử nếu Việt Nam ký TPP giữa lúc họ đang đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Vũ Đại Phong Góp Phần Thổi Lửa!

Vì lương tâm của một con người mà tôi đã từng bị trãi qua cảnh tù đầy trong nhà tù Cộng sản, tôi cũng hiểu được phần nào những khổ sở thiếu thốn và tủi nhục và bị o ép của thân phận một người tù lương tâm trong chế độ công sản.
 Ra khỏi nhà tù Nam Hà đến nay đã hơn 6 tháng và còn bị quản chế, tôi thường theo dõi những tin tức được đăng tải trên mạng về các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong các trại tù trong mấy tháng gần đây. Tôi nhận thấy một điều là dường như sự gia tăng đàn áp, đánh đập và đối xử tàn nhẩn của các trại giam đối với tù nhân tại Việt Nam, càng ngày càng tàn nhẫn và thâm độc hơn đặc biệt là với các tù nhân chính trị. Chỉ từ đầu năm 2013 tới nay liên tục sự kiện các tù nhân lương tâm đã có chung một hành động tuyệt thực dài ngày để phản đối chính sách khắc nghiệt và vô trách nhiệm của các trại giam.

 Bắt đầu là việc chị Hồ Thị Bích Khương bị đánh Hội Đồng trong nhà tù K4 Trại 5 Thanh Hóa, chị bị kỷ luật biệt giam. Để phản ứng lại quyết định phi lý của trại giam, chị đã tuyệt thực cho tới ngất xĩu ; sự kiện tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực cũng tại trại 5 Thanh Hóa được nhiều người theo dõi và lên tiếng ; tù nhân Trần Minh nhật tuyệt thực tại nhà tù Nghi Kim tỉnh Nghệ An, phản đối trại giam về chế độ giam giữ; sự kiện các tù nhân ở nhà tù Xuân Lộc Đồng Nai nổi dậy khống chế tình hình trại giam phản đối việc bớt xen khẩu phần ăn của tù nhân. Thông tin nóng bỏng và được nhiều người quan tâm theo dõi và lên tiếng là việc tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tuyệt thực đã gần 40 ngày để phản đố trại giam về việc không giải quyết đơn thư của anh và họ ép anh ký giấy nhận tội. Rồi nhà Văn Nguyễn Xuân Nghĩa vì đã thông tin cho gia đình biết về tình hình của anh Nguyễn Văn Hải tuyệt thực và bị biệt giam trong tù, nên nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đã bị biệt giam trong trại 6 nhà tù Thanh Chương , Nghệ an.

Houston woman helps rescue sister from Moscow brothel

Hui Danh took quick action to get help after finding out that her sister Be-Huong (shown in a family photo) was being held captive in a Moscow brothel. "I never thought about being afraid," she says.
Fifteen women, including the sister of a Houston woman, have been freed from a Russian brothel where they were allegedly held for a year or more as sex slaves and regularly subjected to kung-fu style beatings, according to a report of the nonprofit Boat People SOS.
The releases came in large part because of action taken by Hui Danh, a recent immigrant to the United States, who contacted the Houston Chronicle, Boat People SOS and members of Congress for help after her younger sister called from Moscow with a borrowed cellphone in February to say she was being held captive in a Moscow brothel by a Vietnamese madam.
Human trafficking is an international epidemic - but many victims' families are too afraid to speak out. Yet Danh, a slight woman who immigrated from Vietnam in 2011, did not hesitate.
"I'm very proud of getting this result," Danh said. "I never thought about being afraid. I only thought of the danger to my sister."
Boat People SOS, a Virginia-based nonprofit with offices in Houston, participates in helping as many as 1,000 human trafficking victims a year - either through rescues or by providing other assistance, said Thang D. Nguyen, the group's executive director.

Tình hình VN theo tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội

TÒA ĐẠI SỨ MỸ TẠI HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ RẤT CHÍNH XÁC
TÌNH HÌNH THẬT SỰ TẠI VIỆT NAM
 
Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)… Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời qúy độc giả đọc, theo dõi và nhận xét.

Toà Đại sứ Mỹ tại Hanoi đánh giá rất chính xác
tình hình thật sự tại Việt Nam hiện nay...

****
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang:4, Nguồn: S(A.199)

Báo Cáo
Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam
và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam

I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy lính thủy đánh bộ Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.
II. NỘI DUNG TIN: Bà Claire Pierangelo
1. Về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội VN hiện nay:
Theo đánh giá của Bà Claire Pierangelo: “Nền kinh tế VN hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”…
Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu” được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VN hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.
Claire Pierangelo phân tích: “Đáng lẽ kinh tế VN phải vững vàng hơn hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung tung như hiện nay. Mặc dù Chính phủ VN đang cố gắng che đậy những bất cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân VN ai cũng biết nguyên căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm nhất định. Các nhà lãnh đạo VN ai cũng rất giầu, có tiền gửi ở khắp các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giầu. Tiền của họ chính là tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại VN đã trở thành một căn bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho cái mác “Cộng sản”…
Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bức xúc và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ VN thực sự đang đánh mất lòng dân trong khi xã hội VN lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…
Nhiều nhà khoa học và học giả VN hiện nay thường đề cập tới các vấn đề của xã hội Trung Quốc (TQ) và cho rằng, TQ khó có thể phát triển vì quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ VN cũng đang gặp những vấn đề tương tự TQ, thậm chí còn tồi tệ hơn TQ, vì Chính phủ VN không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che, dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để VN “tự diễn biến” một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.

Quan Trung Quốc mở đại tiệc bú sữa mẹ trực tiếp và...Nữ quan tham vung tiền tuyển phi công trẻ

(Đời sống) - Quan chức, đại gia Trung Quốc không chỉ vung tiền cho gái đẹp rượu ngon mà họ còn có những thú chơi bệnh hoạn khác như bú sữa trực tiếp từ những bà mẹ trẻ, ăn tiệc trên người mẫu khỏa thân.


Mới đây nhất, ngày 17/7, ông Chu Phương, cựu biên tập viên có tiếng tăm của Tân Hoa Xã, vừa tiết lộ trên blog cá nhân những bữa tiệc sex do các doanh nhân giàu có tổ chức chủ yếu để mời các quan chức cấp cao, trong đó có cả những trò như uống sữa trực tiếp từ các bà mẹ đang nuôi con, thông tin trên được đăng tải trên báo Tiền Phong.

Trong bài viết của mình, ông Chu Phương cho biết ở Trung Quốc các quan chức không ngại vung hẳn 5.000 nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đồng) để có được tấm vé vào cửa, vui vẻ với thiếu nữ và bú sữa trực tiếp từ những người mẹ trẻ. Những bữa tiệc sex kiểu như thế này tồn tại khá lâu ở Bắc Kinh.

Để mời được các quan chức ăn tiệc, những bữa tiệc thông thường không còn hút họ nữa mà các doanh nhân giàu có phải tổ chức được những bữa tiệc đặc biệt như thế. Những bữa tiệc như này xuất hiện sau những thông tin đại gia Trung Quốc thuê vú nuôi về uống sữa mẹ để tẩm bổ. Tuy nhiên, việc ăn tiệc bú sữa mẹ của các quan chức không hẳn là tẩm bổ mà là một thú vui bệnh hoạn, đây chỉ là một phần vui vẻ của bữa ăn.

Ông Chu tuyên bố sẵn sàng cung cấp nhân chứng và thông tin cụ thể cho cơ quan kỷ luật cấp nhà nước để họ có thể vào cuộc.
“Những doanh nhân giàu có từng mời các quan chức vẫn đang ngồi tù. Do đó, chuyện thẩm vấn họ rất dễ dàng” – ông viết.
Quan chức Trung Quốc luôn có những thú ăn chơi quái đản
Quan chức Trung Quốc luôn có những thú ăn chơi quái đản

Tuesday, July 30, 2013

“MỘT THỜI KỲ BẮC THUỘC RẤT NGUY HIỂM ĐÃ BẮT ĐẦU”

1* Mở bài

“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Đó là lời xác nhận của một cán bộ Việt Cộng cao cấp thuộc Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao, đã tuyên bố sau Hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1990.
Tại Hội nghị 2 ngày, 3 và 4 tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và phái đoàn của đảng CSVN đã xin cho Việt Nam được làm một khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Bắc Kinh.

Bài viết nầy trưng ra những bằng chứng cụ thể là đảng CSVN là tay sai bán nước cho Trung Cộng. Lãnh đạo Đảng là những thái thú của bọn Tàu khựa mà bằng chứng được cho là “hèn với giặc, ác với dân”. Đó là thái độ của tôi tớ đối với quan thầy.


2* Bắc thuộc lần thứ năm
Dân tộc Việt Nam đã bị quân Tàu cai trị một ngàn năm qua bốn thời kỳ Bắc thuộc.
2.1. Đảng Cộng Sản Việt Nam xin được làm một khu vực tự trị trực thuộc Bắc Kinh
Đảng CSVN làm đầy tớ cho Trung Cộng là sự thật hiển nhiên, nhưng mãi cho đến năm 1990, một cán bộ cao cấp, ủy viên Bộ chính trị, Nguyễn Cơ Thạch, đã chính thức xác nhận: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Đó là Bắc thuộc lần thứ năm, khi phái đoàn đảng CSVN đến Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên vào 2 ngày, 3 và 4 tháng 9 năm 1990, xin cho Việt Nam được làm một khu vực tự trị trực thuộc Trung Cộng.
Wikileaks xác định văn kiện đó là một trong 3,100 bức điện lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tài liệu chi tiết như sau:
“Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh , Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ”.
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…
Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết trích)
Biên bản đã được hai bên cùng ký tên. Bút sa gà chết. Bản lưu còn đó. 
Biên bản buổi họp là văn kiện bán nước của đảng CSVN, mà Trung Cộng dùng làm lá bùa “Sinh tử phù” để khống chế đảng CSVN về tội bán nước đối với nhân dân VN.

2.2. Nhắc lại một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Hạ Viện Sẽ Biểu Quyết Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam Trong Tuần Này


Lãnh đạo của khối đa số trong Ha Viện, DB Eric Cantor, đã lên lịch để đưa Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 1897, ra biểu quyết ở toàn thể Hạ Viện vào ngày Thứ Tư hay Thứ Năm tuần này. Hiện nay, chưa rõ ngày nào vì lịch trình gồm tổng cộng 11 đạo luật và nghị quyết để tuần tự biểu quyết trong ngày Thứ Tư và nếu không kịp thì sẽ tiếp tục vào ngày Thứ Năm. Vì HR 1897 nằm ở gần cuối lịch trình nên có nhiều triển vọng sẽ được biểu quyết ngày Thứ Năm.
BPSOS kêu gọi đồng hương ở khắp nơi nhanh chóng tham gia ký tên hai thỉnh nguyện thư sau đây.
Thỉnh nguyện thư của tổ chức công đoàn Teamsters: http://tiny.cc/TPP
. Thỉnh nguyện thư này sẽ được gởi ra cho tất cả các dân biểu một khi đạt con số 1,000 chữ ký. Hiện nay sẽ chỉ cần 45 chữ ký nữa. Nếu đạt được mục tiêu vào tối nay thì sáng mai các vị dân biểu sẽ nhân được thỉnh nguyện thư thứ nhất này.

Thỉnh nguyện thư c ủa BPSOS: http://tiny.cc/vote_hr1897
. Mục tiêu đề ra cũng là 1,000 chữ ký. Hiện nay đã đạt được 330 chữ ký. Dù đạt được số 1,000 chữ ký hay không, thỉnh nguyện thư này cũng sẽ được gởi ra cho toàn thể Hạ Viện vào khuya ngày Thứ Tư.

“Mỗi người thêm một chữ ký, chúng ta sẽ góp tiếng nói nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, kêu gọi.
DB Eric Cantor nói chuyện với 500 người Mỹ gốc Việt, ngày 04/06/2013 (ảnh Quốc Hội HK)

Sa lưới nghị quyết 36 của đảng CSVN, 3 việt kiều lãnh 105 năm tù tại Philaselphia và trò bẩn của CS đối với nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền:Nguyễn văn Hải



Vụ án Nexus Technologies, một công ty kinh doanh xuất khẩu của 3 anh em ruột người Mỹ gốc Việt họ Nguyễn ở Philadelphia, bang Pensylvania, Hoa Kỳ, đang làm xôn xao dư luận ở Mỹ và Châu Âu. Hãng tin Mỹ AP và hãng tin Pháp AFP đều đưa tin này hàng đầu.Toà án Philadelphia đã bắt đầu xử, nghe cáo trạng, lấy khẩu cung và điều tra sâu thêm, dự kiến đến tháng 7 sẽ có thể tuyên án. Vụ án này rất quan trọng vì vừa là một vụ buôn lậu lớn, vừa là một vụ rửa tiền lớn, còn thêm là một vụ hối lộ các quan chức Hà Nội.
Vụ này liên quan đến an ninh và quốc phòng của nước Mỹ, vì hàng xuất khẩu lậu từ Mỹ vào Việt Nam bao gồm những thiết bị kỹ thuật điện tử quân sự hiện đại, lên đến mấy chục triệu đôla Mỹ, như: trang thiết bị để vẽ bản đồ dưới mặt biển, thiết bị dò, tháo gỡ bom mìn, dò tìm các loại hóa chất, phụ tùng trực thăng, thiết bị viễn thông lắp đặt trên vệ tinh …Luật pháp Mỹ rất nghiêm đối với lọai tội phạm này. Đã có riêng một bộ luật để xử, mang tên ForeignCorrupt Practices Act – Luật trừng phạt tội hối lộ cho người nước ngoài – viết tắt là FCPA.
Bài này bàn thêm về ảnh hưởng của vụ án đối với mối quan hệ giữa chế độ độc đảng cai trị đất nước với bà con ta trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.Ðây là một vụ án tiêu biểu cho việc thực hiện Nghị quyết 36 của Ðảng Cộng sản, với nội dung ca ngợi 3 triệu bà con ta là “khúc ruột yêu thương của Tổ quốc”, kêu gọi các nhà kinh doanh Việt kiều mang tiền của về kinh doanh, tham gia xây dựng quê hương.
“Ông Nguyễn Quốc Nam, 54 tuổi là chủ tịch công ty; cô Nguyễn Kim Anh, 41 tuổi là phó chủ tịch và ông Nguyễn Quốc An, 34 tuổi là nhân viên công ty.”
Chắc hẳn 3 anh em ruột các ông Nam Nguyễn, Kim Nguyễn và An Nguyễn sau khi lập nghiệp phát đạt dựng lên công ty Nexus Technologies đã tin theo lời kêu gọi của Nghị quyết 36 để liều lĩnh lao vào những thương vụ béo bở mang tính mạo hiểm quá cao này.Nay kết quả ra sao? Ba anh em họ Nguyễn đã bị truy tố.Công ty Nexus Technologies đã đóng cửa. Tiền bạc tài sản đã bị niêm phong. Công ty phải chuẩn bị nộp phạt 27 triệu đôla. Cả công ty và gia đình 3 anh em lo buồn, chới với, kinh hoàng, tỉnh ra là đã muộn, hối không kịp, không cái dại nào giống cái dại nào.
Kinh hoàng nhất là khi các chuyên gia luật đối chiếu Luật FCPA với tội trạng nhận định rằng ông Nam Nguyễn (54 tuổi) và ông An Nguyễn (34 tuổi) có thể bị tuyên án mỗi người 35 năm tùgiam , còn ông Kim Nguyên (41 tuổi) có thể bị 30 năm tù giam.Thế là mất hết! Để xem chính quyền Hà Nội sẽ có thái độ ra sao. Rất nhiều khả năng là họ sẽ bỏ mặc 3 nạn nhân trong tai hoạ kinh khủng này, với cảnh sạt nghiệp và 105 năm tù lơ lửng trên đầu 3 Việt kiều “yêu nước” đã trót dại bùi tai khi nghe Nghị quyết 36 tán tỉnh ngọt ngào như mật.

Đình công kéo dài, hơn 2.000 lao động tràn ra quốc lộ và Tiểu thương bức xúc vì phá chợ để xây trung tâm thương mại tại Nghệ An


Mai Tú (NDĐT)- Sáng 29-7, tuyến QL 10 đoạn đi qua thị trấn Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) trở nên hỗn loạn bởi hơn 2.000 lao động thuộc Công ty TNHH Ivory Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc) tràn xuống lòng đường đình công.

Đây đã là ngày thứ ba xảy ra đình công xuất phát từ việc chủ và thợ bất đồng về quyền lợi.

Theo ghi nhận của phóng viên, Công an huyện Vũ Thư đã có mặt kịp thời vận động, tuyên truyền người lao động chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, không đứng dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông, dễ xảy ra va quệt và tai nạn đáng tiếc.

Công nhân đã chấp hành sự điều hành của lực lượng an ninh, tuy nhiên tiếp tục đứng kín vỉa hè đình công. Đến khoảng gần 10 giờ sáng, họ đồng loạt bỏ về, không vào xưởng làm việc.

Như Nhân Dân điện tử ngày 26-7 đưa tin: Nguyên nhân đình công là do Công ty áp dụng làm thêm giờ hai ngày trong một tuần kéo dài đến 19 giờ 30 phút rất bất tiện cho những lao động nữ có gia đình và con nhỏ.

Công nhân còn đề nghị tăng nhiều khoản tiền như: tiền chuyên cần, tiền hỗ trợ xăng xe, tiền ăn ca, hỗ trợ thêm tiền nuôi con nhỏ…

Trước sự việc nghiêm trọng này, đích thân Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư Trần Huy Hải cùng Ban chính sách và pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình và Liên đoàn Lao động huyện Vũ Thư trực tiếp xuống làm việc với Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ivory Việt Nam Song Joung Heup.

Tại đây, Công ty thừa nhận đã vi phạm về thời gian làm thêm (bố trí công nhân làm quá 30 giờ/tháng theo quy định hiện hành) và hứa sẽ bãi bỏ hai ngày làm thêm đến 19 giờ 30 phút, các ngày còn lại trong tuần sẽ chỉ làm thêm đến 18 giờ.

Về việc tăng thêm các khoản tiền hỗ trợ cho lao động, Tổng Giám đốc Song Joung Heup cho biết: “Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh ở thời điểm hiện tại không đáp ứng ngay được những đề nghị của người lao động”.

Vấn đề Biển Đông trong nghị trình cuộc họp Việt Nam-Philippines : Trung Quốc 'đẩy các nước về phía Mỹ'

VOA - Cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác Song phương Việt Nam và Philippines sẽ diễn ra vào tuần tới. Thỏa thuận thăm dò chung gần đây của Hà Nội với Bắc Kinh trên Biển Đông dự kiến sẽ nằm trong nghị trình thảo luận.

Báo chí Philippines trích loan báo của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Raul Hernandez ngày 29/7 cho hay Ngoại trưởng Albert del Rosario của nước này và người tương nhiệm phía Việt Nam, Phạm Bình Minh, sẽ gặp nhau vào ngày 1/8 để thảo luận các sáng kiến hợp tác song phương.

Trong số các vấn đề được đưa ra bàn họp sắp tới giữa hai nước ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm hợp tác an ninh quốc phòng, hợp tác hàng hải, đầu tư thương mại và nông nghiệp.

Ông Hernandez cho biết dịp này đôi bên cũng sẽ đánh giá lại việc thực thi Kế hoạch Hành động Việt Nam-Philippines với các sáng kiến sẽ được tiến hành bởi hai nước trong giai đoạn 2011-2016.

Philippines đang kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra trước tòa án trọng tài Liên hiệp quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh.

Trong khi đó, Việt Nam vừa quyết định thỏa thuận với Trung Quốc thăm dò và chia sẻ các nguồn tài nguyên trong các vùng biển có tranh chấp. Việt-Trung cũng nhất trí thành lập một đường dây nóng tránh các cuộc va chạm ở Biển Đông giữa lúc tranh chấp đang leo thang.

Tuy nhiên, không lâu sau khi hai nước tán thành việc này trong chuyến đi Trung Quốc hồi tháng 6 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tàu võ trang của Trung Quốc tiếp tục tấn công, cướp bóc thêm 2 tàu cá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Monday, July 29, 2013

Chinese Eat Baby Soup for Sex


A human baby is being made into soup for sexual power in China.

Some Chinese people are known to be eating babies, and the news, which has been circulating through the internet and via email, is shocking the world.

An email report received by The Seoul Times confirmed that news with several vivid and appalling pictures of human embryos and fetuses being made into a soup for human consumption.

The report went on. A town in the southern province of Canton (Guangdong) is now in focus. Chinese folks there are enjoying baby herbal soup to increase overall health and stamina and the power of sexual performance in particular. 

Chinese Eat Baby Soup for Sex
A human baby is dumped into the water for boiling in China. 

This time, a couple who already has two daughters decided to abort the child after receiving confirmation that it was another girl. The baby was already five months old.

Those babies who are close to be born and die naturally costs 2000 in China currency. Those aborted ones cost a few hundreds in China currency.

Those couples who did not want to sell dead babies, placentas can be accepted also for couple of hundreds.

Chinese Eat Baby Soup for Sex

CSVN: Kẻ gây ra hai lần Quốc Hận!

Nhân đọc bài: ““Tuyên ngôn” mất độc lập: ngày 2/9/1945”. Nam Nhân tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Cao Lân:
“chính đảng Cộng sản Việt Nam là thủ phạm đã gây ra cả hai ngày Quốc Hận: 20/7/1954, và Ngày Quốc Hận 30/4/1975.”.

Quốc Hận lần thứ nhất, 20/7/1954

Ngày 26/04/1954, trên bàn hội nghị tại Genève, gồm 9 quốc gia đã nhóm họp để bàn về việc tái lập hòa bình tại Triều Tiên và bán đảo Đông Dương. Đó là: Anh, Mỹ, Liên xô, Trung cộng, Pháp, Lào, Cambodia, Việt Minh - do Phạm văn Đồng làm trưởng đoàn (sau này là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và Quốc Gia Việt Nam (do ông Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn, sau đó là Bác sĩ Trần văn Đỗ).

Việt Minh (tức đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, do Hồ chí Minh làm thủ lãnh) đã đặt bút ký vào hiệp định chia đôi đất nước này. Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đã từ chối không ký vào hiệp định chia cắt đất nước do ngoại bang và Việt Minh cấu kết.

 
Tạ Quang Bửu, phía Việt Minh ký kết với Pháp bản hiệp định chia cắt đất nước

 
 Sinh viên Sài gòn phản đối Hiệp định Genève chia đôi đất nước, đã treo cổ hình nộm De Gaulle và Hồ chí Minh

Kết thúc, hiệp định này được tuyên bố, ban hành ngày 20/7/1954. Sông Bến Hải, vỹ tuyến 17, đã được chọn làm ranh giới phân chia giữa hai miền Nam, Bắc. Và cũng từ đó hai nước Việt Nam đã được công pháp quốc tế công nhận:
-         Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), từ vỹ tuyến 17 trở ra miền Bắc.
-         Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), từ vỹ tuyến 17 trở vào Nam cho tới mũi Cà Mau.

Từ đó, cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải được chia 2: phần trong Nam sơn màu xanh; phần ngoài Bắc sơn màu đỏ; giữa là vạch sơn trắng nhằm làm ranh giới.

Cầu Hiền Lương, bắc qua sông Bến Hải

THƯ GỬI NGUYỄN ÁI QUỐC CỦA NHẢ CÁCH MẠNG PHAN CHÂU TRINH


Chính nhờ lá thư này mà Nguyễn ái Quốc đã chuyển cách làm CM 'ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước' sang 'lý luận thực tiễn và hành động'




Marseille, ngày 18 tháng 2 năm 1922

Tôi với anh mấy năm ròng cùng sống nơi đất khách quê người nhưng mà lòng bọn mình chẳng khi nào quên cái cảnh tượng bên nhà. Chánh phủ bảo hộ thường nói: cái việc dẹp loạn là để an dân, làm mấy con đường hỏa xa, mấy cái học đường, mấy cái nhà thương là để khai hóa xứ An Nam mình. Cái công lao ấy thì báo Ba Lê [1] nhan nhản đăng lên, còn cái sưu cao thuế nặng, cái tham quan lại nhũng, cái sĩ khí dân tình bị chém giết, bị bỏ tù, bị đày ải kia thì họ im phăng phắc. Bởi cái cảnh thất quốc vong gia, lòng dân đồ thán, nên cánh giang hồ chúng mình làm sao mà nguôi dạ được, hồn Tổ quốc nặng trĩu trên vai, xót vì quốc dân đồng bào đương rên xiết bởi cường quyền áp chế.

Thực trạng dân tình thế thái bên nhà, bọn mình biết rõ, bấy lâu nay, bọn mình ở bên này có đăng báo chương, hô hào các hạng người Pháp có lương tâm ngõ hầu giúp người An Nam đánh đổ cường quyền áp chế, nhưng mà kết quả chẳng được là bao, cái khát vọng tự do, bình đẳng, bác ái mà ông Mạnh Đức Tư Cưu, ông Lư Thoa [2] khởi xướng chẳng nhỏ được giọt nào trên cái đất An Nam mình.

Xem thế thì ngẫm ngay được rằng: một chủng tộc muốn như chủng tộc văn minh chỉ có tự lập tự cường. Nhưng khốn nỗi ở nước An Nam ta từ ngày quan quân nước Pháp đem binh thuyền đến mà chinh phục mãi tới ngày nay, sĩ khí dân tình khởi sự chống lại chính phủ bảo hộ tiếp diễn liên miên hết cuộc này đến cuộc khác, rốt cuộc đâu hoàn đó, chẳng nhúc nhích được chút nào. Ngày nay, việc khởi sự lần hồi giảm đi bởi cái dã tâm của hạng người dạ thú, của kẻ đầu trâu mặt ngựa, bởi thiếu người hướng đạo.

SO SÁNH BẮC NAM

bac nam

Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” – Dương Thu Hương.
Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” – Trương Tấn Sang
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh ấy người đây luống đoạn trường” (Bà Huyện Thanh Quan)
Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” – Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng son dĩ vãng.
Bối cảnh cũng gần giống như vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc Dương Thu Hương phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn này tâm sự….
Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. (Nguồn: Nhật Báo Người Việt).
Và mới đây trong một bài viết nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” ông “Tổng thống” (CT nước) Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn): “Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” thì những dòng của viết bài này ngoài mục đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến ngài “Tổng thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không khí Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi: “…cảnh cũ này sẽ thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh ấy?...” thưa ông!?…
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi – Sài Gòn

10 món ăn Việt vừa nhìn… đã khóc thét

Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới với những món ăn “kỳ cục”. Quả thực, có nhiều món ăn Việt Nam mà ngay cả người Việt cũng phải sợ.

1. Thắng cố Tây Bắc
Thắng cố Tây Bắc là một món ăn có nguyên liệu chính là thịt và nội tạng ngựa hoặc bò được đổ vào chảo lớn để xào lăn, sau đó đổ nước và ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ. Đặc biệt là không cần phải sơ chế. Hình thức “hổ lốn” và và mùi hương đặc trưng của món ăn này có thể khiến người không quen “chạy mất dép”. 
2. Thịt chuột
 
Thịt chuột là thức ăn được ưa chuộng tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Nếu được chế biến kỹ lưỡng, trông chúng cũng khá ngon miệng. Dù vậy, những con chuột hấp nguyên con như thế này chắc chắn sẽ khiến khối người chết khiếp. 
3. Đuông “lội sông” Nam Bộ
 
Bỏ một con sâu còn ngo ngoe vào miệng nhai rau ráu và nuốt chửng tưởng như là chuyện của thời… tiền sử. Nhưng đó là điều mà thực khách phải thực hiện nếu muốn thưởng thức món “đuông lội sông” của Nam Bộ. 

Sunday, July 28, 2013

Hồ Chí Minh thân Mỹ hay lừa Mỹ?


Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, Trương Tấn Samg trong vai trò Chủ tich nước đã được Tổng thống Mỹ, Barack Obama trao tay bản sao bức thư của Hồ Chí Minh (HCM) gửi cựu Tổng thống Mỹ, Harry Truman năm 1946*. Nội dung bức thư này nói HCM “muốn có hợp tác đầy đủ với Hoa Kỳ”.

Khách sạn Omni Parker (Boston), nơi Hồ Chí Minh đã từng hành nghề làm bánh
Đảng Cộng Hòa Mỹ ngay lập tức đã có phản ứng khá dữ dội với việc làm của Tổng thống Obama, thậm chí họ còn gọi ông là “stupid” trên truyền hình. Trong lời dẫn, MC của trương trình truyền hình Fox New, ông Chris Stirewalt nói: “Việc liên hệ giữa những nhà sáng lập Hoa Kỳ và ông HCM cho thấy hoặc Tổng thống (Obama) vô cùng thiếu hiểu biết lịch sử hoặc chứng tỏ sự mềm dẻo đạo đức đáng ngạc nhiên”.

Trên trang Wall Street Journal, nhà báo Ronald Radosh cũng nói “Hồ Chí Minh không phải là Washington hay Jefferson, ông ta là một kẻ tuyệt đối trung thành với tư tưởng Marxist-Leninist”. Và “hãy gạt đi ý tưởng là Hồ Chí Minh có chút gì quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập (của Hoa Kỳ) ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt được các mục tiêu cộng sản”.

Phe đối lập Hoa Kỳ hẳn là không nói bừa về HCM. Thậm chí chẳng cần phải là những nhà chính trị xuất sắc của Hoa Kỳ như ông Chris Stiwelt mới hiểu rõ bản chất của HCM, đối với ngay cả những người bình thường có chút tìm hiểu và học hỏi về lịch sử cũng có thể nhận thấy sự thật là HCM đã tương kế tựu kế lợi dụng Hoa Kỳ trong mưu toan đoạt quyền lãnh đạo Việt Nam ngay từ năm 1944.

Lộ Trình Tranh Đấu Cho Tù Nhân Lương Tâm

Bảo Vệ Đội Ngũ Tiên Phong Của Nền Dân Chủ Tương Lai:
Lộ Trình Đòi Trả Tự Do Cho Các Tù Nhân Lương Tâm

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 24 tháng 7, BPSOS phổ biến lộ trình đòi tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện ở trong các nhà tù Việt Nam. Lộ trình gồm 3 bước.
Bước thứ nhất, ngay lập tức, Việt Nam cần chứng tỏ thiện chí bằng cách trả tự do vô điều kiện cho một số nhỏ tù nhân lương tâm vốn đã được Toà Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao hay Toà Đại Sứ Hoa Kỳ nêu đích danh, như Ts. Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần…
Bước thứ hai, Việt Nam trả tự do cho tất cả số tù nhân lương tâm trong danh sách đã được các tổ chức quốc tế phối kiểm, quanh thời điểm TT Obama gặp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ở Brunei vào tháng 11 tới đây.   
Bước thứ ba, Việt Nam mở cửa các nhà tù cho những cơ quan quốc tế kiểm tra và phối kiểm nhiều trăm tù chính trị và tôn giáo thuộc các sắc dân bản địa (Khmer Krom, Tây Nguyên, Hmong). Bước thứ ba phải được hoàn tất trước khi Việt Nam được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn cho vào TPP.
Có một lộ trình như vậy sẽ giúp tránh tình trạng Việt Nam nhượng bộ tượng trưng và rồi đâu lại vào đó, và cũng giúp huy động sự yểm trợ của quốc tế cho một mục đích rõ ràng, cụ thể. Đến nay đã có 14 tổ chức ủng hộ lộ trình này và chúng tôi tiếp tục vận động thêm các tổ chức nhân quyền ủng hộ.  Lộ trình này nằm trong kế hoạch Vận Động Cho Việt Nam 2013-2014.
Đi kèm với lộ trình này là kế hoạch thực hiện gồm ba mũi.

NHÀ VĂN PHẠM ĐÌNH TRỌNG - VIẾT TRONG NGHẸN NGÀO VÀ NƯỚC MẮT: - ÔNG THỦ TƯỚNG KHINH TRÍ TUỆ, TRỌNG BẠO LỰC






Câu nói đầu tiên, ngay trong giây phút trang nghiêm, trọng đại nhận chức trách người đứng đầu Chính phủ, giây phút được ghi vào lịch sử mở ra triều đại một Chính phủ mới, câu nói trong giây phút lịch sử không thể lãng quên đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là: Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.


Việc làm đầu tiên của ông Thủ tướng chống tham nhũng bằng ngôn từ hùng hồn là: Giải tán ngay Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nơi hội tụ những chuyên gia, những trí tuệ thông thái hàng đầu của đất nước về quản lí kinh tế và quản lí Nhà nước được hai Thủ tướng đàn anh của ông Dũng là Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải thành lập, tin dùng và kính trọng, coi Ban Nghiên cứu của Thủ tướng như trí tuệ, như túi khôn của nhân dân, của đất nước giúp họ đường đi nước bước và tầm nhìn trong điều hành hoạt động kinh tế và quản lí xã hội.


1. LỜI NÓI: DỐI TRÁ

Trước thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tham nhũng ở Việt Nam chỉ rải rác, đột xuất và những vụ tham nhũng lớn cũng chỉ vài chục tỉ đồng như vụ đình đám Lã Thị Kim Oanh gây thiệt hại cho Nhà nước 34 tỉ đồng, tham nhũng vài triệu đô la như vụ chấn động PMU18, tham nhũng vài nền nhà ở, mỗi nền nhà chỉ trên dưới một trăm mét vuông đất như vụ ồn ào tư túi đất tái định cư ở Đồ Sơn, Hải Phòng… Chỉ vậy thôi cũng làm cả xã hội kinh hoàng, sửng sốt, đau xót, nhức nhối, phẫn nộ và xao xác, vơi hụt lòng tin vào chính quyền. Vì tham nhũng từ chính quyền mà ra, phải có quyền lực mới có thể tham nhũng.


Đến thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như được bật đèn xanh, tham nhũng nhất tề, đồng loạt, rầm rộ nổi lên khắp nơi như mầm cỏ dại gặp hơi ấm mùa xuân. Các quan tham từ cấp phường, xã đến cấp Trung ương, Chính phủ đồng khởi ra tay vơ vét, ngang nhiên lộ mặt tham nhũng. Tham nhũng trở thành bình thường đến mức chỉ cấp thấp, tham nhũng vặt không đủ ăn chia cho nhiều người nên thân cô thế yếu mới phải thậm thụt, dấm dúi chiếm đoạt vài chục triệu đồng tiền trợ cấp bão lụt, trợ cấp xóa đói giảm nghèo, tiền chế độ chính sách thương binh, liệt sĩ, chỉ gây thiệt hại cho vài cá nhân. Cấp thấp, tham nhũng vặt, thân cô thế yếu, bị người dân tố cáo, tham nhũng nhanh chóng bị phanh phui và trừng trị đích đáng. Cấp cao, tham nhũng lớn, ăn chia đều khắp và quyền uy bao trùm thì thản nhiên vẽ ra những dự án hoành tráng để tham nhũng hàng trăm, hàng ngàn hecta đất như dự án ma thu hồi hàng ngàn hecta đất nông trường sông Hậu ở Cần Thơ, như dự án quỉ thu hồi năm trăm hecta đất ở Văn Giang, Hưng Yên. Thản nhiên lập ra những tập đoàn kinh tế lớn để tham nhũng hàng chục ngàn tỉ đồng, hàng trăm ngàn tỉ đồng như tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin, tham nhũng, vơ vét làm thất thoát hơn trăm ngàn tỉ đồng.


Trước thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thiệt hại do tham nhũng gây ra chỉ tính tới triệu đô la, người dân đi khiếu kiện bị quan tham cướp bóc chỉ là những cá thể đơn độc. Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mỗi vụ tham nhũng gây thiệt hại lên đến hàng tỉ đô la, lớn gấp ngàn lần, làm lao đao cả nền kinh tế, dìm đất nước chìm sâu trong nghèo khó, kéo dài cuộc sống khốn khổ, bất an của người dân, làm rối loạn cả xã hội, gây đau khổ, oan khiên cho hàng ngàn, hàng chục ngàn người dân. Dân oan bị quan tham cướp đất lũ lượt từng đoàn hàng trăm người giương cờ, căng banner, giơ cao bảng chữ, đội đơn đi khiếu kiện, tố cáo tham nhũng.