Saturday, August 31, 2013

Công an VN tới Úc Châu điều tra thuyền nhân tại trại Yongah Hill .

7505717124_cb11318565-305.jpg
Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012.
DIAC PHOTO


Thuyền nhân hoang mang

Vừa qua, thông tin từ trại tạm cư Yongah Hill cho biết có các công an thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam đã vào trại để lấy lý lịch và lời khai của các thuyền nhân trong trại. Việc này đã gây hoang mang lo sợ cho các thuyền nhân.
Bắt đầu ngày thứ tư tuần qua, người Việt trong trại giam giữ di trú Yongah Hill (Northam) đã được gọi lên để gặp nhân viên của cục xuất nhập cảnh Việt Nam, theo lời kể của trại viên, trong vòng 3 ngày, đã có hơn 100 người Việt gặp 3 nhân viên của cơ quan công an CP A18 thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam. Mục tiêu cuộc tiếp xúc là để lấy lời khai về lý lịch cũng như lý do xin tị nạn của thuyền nhân. Tuy nhiên, những câu hỏi của nhân viên cục xuất nhập cảnh đã làm cho nhiều người lo sợ và hoang mang. Một trại viên tên Yên Bình cho biết nội dung của cuộc gặp kéo dài 7 phút đó như sau:
“Sáng hôm thứ tư tuần rồi, bọn em 30 người được gọi lên; bên di trú có nói rằng: đây là cơ quan chính quyền Việt Nam, chúng tôi mời sang để xác minh lý lịch của các bạn. Vào đó thì họ hỏi tên,địa chỉ, quê quán, ngày tháng năm sinh, họ tên Cha Mẹ, anh chị em như một bản lý lịch trích ngang và có 1 câu là: Nếu trở về Việt Nam thì bạn sẽ trở về địa chỉ nào và câu tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là sự thật, nếu sai trái tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và phải ký tên xác nhận vào đó. Thật ra thì mọi người có thắc mắc là tại sao bọn em bỏ đất nước ra đi rồi, sang đây rồi mà lại đưa cơ quan chính quyền Việt Nam sang đây để tra xét bọn em thì bọn em rất là thắc mắc, không hiểu họ làm cái nội dung gì.”
Tại sao bọn em bỏ đất nước ra đi rồi, sang đây rồi mà lại đưa cơ quan chính quyền Việt Nam sang đây để tra xét bọn em?
-Anh Yên Bình
Ngày đầu, mọi người nhận được giấy mời lên để gặp nhân viên cục xuất nhập cảnh, nhưng sau đó, có một số người phản đối không lên, họ đã xuống tận phòng đển gọi từng người lên lấy lời khai. Anh Bảo Long, dù đã bị trả hồ sơ ngày 15/8 vừa qua, vẫn bị gọi lên, anh cho biết sự bất bình trước thái độ quan liêu của nhân viên cục xuất nhập cảnh mà anh đã làm việc trong vòng 20 phút như sau:
“Ông này không có một thái độ nào tiếp khách hết. Em vào thì ông ấy chỉ lo xử dụng điện thoại để nhắn tin. Sau đó khoảng 1 phút thì ông ấy hỏi em họ tên, quê quán, ngày sinh ở đâu. Ông ấy không xưng tên và với thái độ làm việc không nhiệt tình, thái độ làm việc rất là quan liêu. Họ tự xưng họ là người của cục Xuất nhập cảnh Việt Nam và bọn em tìm hiểu là cục xuất nhập cảnh này còn có tên viết tắt là CP A18, gọi là công an A18 Việt Nam. Họ hỏi em với nhiều câu hỏi, cụ thể là họ tên, gia đình, quê quán, Cha Mẹ và vợ con. Hỏi đường đi như thế nào, đi từ đâu đến đâu.Và có câu hỏi là: giờ thích gì, em trả lời là thích được chính phủ Úc chấp nhận đơn tị nạn, ông ấy hỏi tiếp là: có cái gì để xin tị nạn. Theo lời bộ Di trú Úc dặn là chỉ khai về thân nhân, về lý lịch hồ sơ, còn những gì liên quan đến xin tị nạn thì không khai và ông nhấn mạnh câu này với em hai lần là: có những cái gì để xin tị nạn thì em trả lời là có giấy tờ bản thân.

7505733504_458ba94721-250.jpg
Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012.
Thì những giấy tờ liên quan đến chính quyền Việt Nam thí dụ như là những cáo trạng hay là những giấy tờ mà chính quyền đã kết án nhưng mà kết án sai, thí dụ như tụi em đi biểu tình thì họ kết án em là gây rối trật tự công cộng và bị đánh đập thương tích trên người và những giấy quấy rối, triệu tập rất nhiều lần trong cuộc sống, trong 10 ngày mà họ triệu tập đến 3-4 lần và lần cuối thì áp tải đến cơ quan huyện và điện thoại của xã hội đen đến để đe dọa mình không được tham gia các tổ chức, các sinh hoạt tôn giáo hay là các cuộc biểu tình mình tham gia đòi quyền lợi gì cho dân cả.”

Hanoi frees thousands on Independence Day but no political prisoners

Hanoi frees thousands on Independence Day but no political prisoners
No one convicted for "propaganda against the state", grounds used against dissenters, is included in the amnesty list. Two Christian members from the persecuted Montagnard community in the Central Highlands are released. Celebrations are set for next Monday, 2 September, to mark 68 years since Ho Chi Minh's historic 1945 speech.


Hanoi (AsiaNews/Agencies) - Vietnamese authorities will release more than 15,000 prisoners next Monday, 2 September, Independence Day. However, the list will not include people detained for "propaganda against the state" or "attempting to overthrow the established order," charges the ruling Communist party uses against dissent, political crimes or thought crimes. However, four people accused of "crimes against national security" will be released, including two Montagnard Christians, members of an ethnic minority living in Vietnam's highlands that has been persecuted by the central government.
In one of its biggest shows of clemency, the Communist government will release in the coming days 15,446 prisoners, including 1,842 women and 16 foreigners. However, only a handful could be considered "political prisoners"; the vast majority will be people convicted of ordinary crimes.
The four people convicted of crimes related to national security slated for release on 2 September are Duong Duc Phong and Hoang Hung Quyen, in jail for espionage; Y Kong Nie and Y Hong Niem, two Montagnards from the Central Highlands, convicted for endangering "national unity."
Little else is known about these four people. What is certain is no major dissident, human rights activist or Catholic figure in jail for defending freedom of religion and thought will benefit from the amnesty.
Important dissidents will thus remain in prison; people like Cu Huy Ha Vu, Catholic lawyer Le Quoc Quan, blogger and activist Nguyen Van Hai, known as Dieu Cay, who is in jail after a show trial for propaganda against the state. According to human rights groups, the Communist government in Hanoi imprisoned 50 activists this year bringing the total to more than 120.
Next Monday, 2 September, Vietnam will celebrate the 68th anniversary of its independence, commemorating a speech Ho Chi Minh delivered on that date in 1945. Considered the father of the nation, especially in the North, he was the founder of the Communist Party, which is still the country's ruling party.

Vietnamese authorities usually grant amnesty to thousands of prisoners on major national holidays, like Independence Day and Tet (Vietnamese Lunar New Year).

5 lý do khiến Mỹ phải đánh Syria

  
Arrest Obama Under NDAA For Supporting Terrorists in Syria 140613obama
President Barack Obama
Tiếng trống trận khơi mào cuộc chiến ở Syria đã dồn dập mấy ngày qua. Mỹ không mấy mặn mà với một chiến dịch quân sự khác ở nước ngoài. Những người hoài nghi nói rằng hành động quân sự đưa đến những hậu quả khôn lường. Nhưng không hành động có thể đưa đến hậu quả nguy hiểm và tốn kém hơn là một cuộc can thiệp hạn chế.
Theo CNN, dưới đây là 5 lý do Mỹ phải can thiệp quân sự vào Syria:
1. Những nhà độc tài khác đang quan sát. Khi tổng thống Mỹ nói rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là "ranh giới đỏ", những chính quyền khác theo dõi chặt chẽ xem điều đó có nghĩa là gì. Nếu ranh giới đó bị vượt qua, giống như hiện tại ở Syria, mà không có điều gì xảy ra, sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho những chính quyền hiện tại và tương lai có thế đe dọa lợi ích Mỹ và những thông lệ quốc tế cơ bản.
Nếu những cảnh báo của Mỹ có thể bị bỏ qua thì những cảnh báo của cộng đồng quốc tế cũng có thể bị lờ đi, nhất là ở những nước như Iran và Triều Tiên - hai quốc gia theo đuổi vũ khí hạt nhân, đe dọa không chỉ Mỹ mà còn cả thế giới.
Những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria khiến hàng chục người thiệt mạng
2. Vũ khí hóa học sẽ được sử dụng trên các chiến trường trong tương lai. Hơn 100.000 người đã bị giết ở Syria. Chỉ riêng điều đó thôi đã đủ khuấy động lượng tâm của nhân loại. Nhưng có một điều thực sự nguy hiểm về vũ khí hóa học. Kinh hoàng vì tác hại của vũ khí hóa học, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau đưa ra lệnh cấm quốc tế về việc sử dụng các khí độc thần kinh và các chất hóa học độc hại khác.
Chính phủ Syria được cho là dùng khí độc để giết hại hàng trăm dân thường. Nếu không có phản ứng gì với Syria, thì đây không phải là lần cuối cùng vũ khí hóa học được sử dụng. Vũ khí hóa học không chỉ "hấp dẫn" các nhà độc tài không chịu từ bỏ quyền lực, mà còn là thứ vũ khí lý tưởng cho những kẻ khủng bố.
3. Chiến tranh đang lan rộng, các lựa chọn ngày càng thu hẹp. Từ trước đến nay, Mỹ hầu như giữ khoảng cách trong cuộc nội chiến Syria. Hai năm trước, Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông Assad phải ra đi. Một năm trước, ông Obama vạch ra ranh giới đỏ. Nhưng bất kỳ hy vọng nào cho rằng tình hình có thể tự giải quyết bằng cách nào đó chỉ đưa đến kết quả tồi tệ nhất mà thôi.
Mỹ đáng ra phải sớm hỗ trợ cho phe đối lập. Thất bại trong việc này đưa đến hậu quả là Mỹ muốn chính quyền Assad sụp đổ, nhưng phe đối lập đang bị chi phối bởi chiến binh thánh chiến cực đoan, trong đó một số kẻ câu kết với al-Qaeda.
Trong khi đó, chiến tranh đang bùng nổ bên ngoài biên giới Syria. Hàng triệu người Syria rời bỏ nhà cửa, đổ sang Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và thậm chí Israel. Chiến tranh đe dọa nhấn chìm khu vực. Trung Đông vẫn là khu vực bất ổn nhất thế giới, trong khi đây lại là khu vực cung cấp dầu mỏ lớn và nằm ở ngã tư của bản đồ thương mại thế giới.
Xe tăng quân đội Syria truy kính phe nổi dậy tại tỉnh Latakia
Xe tăng quân đội Syria truy kích phe nổi dậy tại tỉnh Latakia

Friday, August 30, 2013

LHQ Sẽ Chuyển Hồ Sơ Đỗ Thị Minh Hạnh Cho Việt Nam

Hôm nay, Uỷ Hội LHQ về Tình Trạng của Nữ Giới xác nhận với BPSOS sẽ chuyển cho chính quyền Việt Nam các hồ sơ được nộp bởi BPSOS và những hội đoàn bạn hồi cuối tháng 7. Đỗ Thị Minh Hạnh là một trong số 23 hồ sơ đã cung cấp cho uỷ hội này.
Theo thể thức của LHQ, Việt Nam sẽ phải trả lời trong thời hạn 3 tháng.
Cũng ngày hôm nay Liên Đoàn Nghiệp Đoàn Quốc Tế (International Trade Union Confederation, hay ITUC) cho biết là đã nhận hồ sơ của BPSOS nộp về vấn đề quyền lao động để chuyển cho Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization, hay ILO). Hồ sơ này nêu trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh làm điểm hình.
ITUC là khối liên kết gồm các nghiệp đoàn lao động ở 156 quốc gia trên thế giới.
ILO là cơ quan Liên Hiệp Quốc đặc trách quyền lao động.
Sắp tới đây Việt Nam sẽ phải báo cáo với ILO về việc thực thi các công ước liên quan đến cưỡng bức lao động, lao động trẻ em, kiểm tra lao động và ngày nghỉ hang tuần.
“Trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh liên quan đến cưỡng bức lao động nên đã được chúng tôi nêu ra làm điển hình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.
Theo Ông, vì đang muốn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, chính quyền Việt Nam khó có thể lờ đi mà không trả lời một cách thoả đáng cho các tổ chức LHQ kể trên.

How can Việt Nam get the TPP in the future ?

                                                                                       Carmen Suro-Bredie, Chair 
                                                                                         Trade Policy Staff Committee 
                                                                                         Office of the U.S. Trade Representative 
                                                                                         600 17th Street, NW 
                                                                                         Washington, D.C. 20508 
                                                                                         http://www.regulations.gov 
                                                                                         Docket # USTR-2009-0041 
                                         

                                                          INTRODUCTION 

                    
                      Boat People S.O.S. (BPSOS) welcomes the opportunity to comment on the                                 negotiating objectives for the proposed Trans-Pacific Partnership Free Trade                                    Agreement  (TPP) with Vietnam. BPSOS is s a 501(c)3 nonprofit organization dedicated               to assisting Vietnamese refugees and immigrants in their search for a life in liberty and                dignity by  empowering, equipping and organizing Vietnamese American communities in              their progress toward self-sufficiency. We closely monitor the country conditions in                     Vietnam  and publish the annual Vietnam Country Report. 

                     In negotiations with Vietnam for the Trans-Pacific Partnership Free Trade 
          Agreement, we believe that there are four concerns that must be addressed by Vietnam 
          during the process which are discussed in detail below. 

                                                   NEGOTIATIONS OBJECTIVES

                     I. Vietnam must recognize and cease state-sponsored labor trafficking 

          Vietnamese law does not recognize labor trafficking, which is by far more 
          prevalent and problematic than sex trafficking. Labor trafficking is intimately related to 
          and a result of Vietnam’s policy to “eradicate hunger and reduce poverty” (xoá đói giảm 
          nghèo). Sending workers overseas is the main thrust of this policy. Since 2000 Vietnam 
          has exported 600,000 workers and there are currently half a million Vietnamese                             workers overseas. They send home US $2 billion a year. Vietnam aggressively expands               this labor export in existing and to new markets. 

          Labor trafficking increased significantly in both numbers and scope as Vietnam 
          aggressively expanded its labor export markets. In the first two months of 2008, some 
         15,000 workers were sent to Taiwan, Malaysia, South Korea, Qatar and other countries. 
         In January 2008, Vietnam and Qatar reached an agreement to increase the number of 
        Vietnamese workers in this Middle East country tenfold from the current level of 10,000.

                   Vietnam’s existing legal framework is very weak in terms of combating 
         trafficking in persons. Existing laws cover only trafficking in women and children (the 
         Vietnamese Penal Code’s articles 119 and 120, respectively) but not trafficking in 
         persons in general. In cases involving the trafficking of men, the only provision in 
         Vietnam’s Criminal Code that could be used to prosecute traffickers is Article 275, not 
         for trafficking but for “organizing, coercing others to illegally escape or stay overseas.” 
         This provision does not apply to labor export syndicates, which export workers through 
         legal routes. On January 29, 2007 Vietnam’s prime minister issued Executive Decision 
         No. 17/2007/QĐ-TTg, establishing new policies regarding the reception of and 
         community re-integration assistance for trafficked women and children returning from 
         foreign countries. This document also excludes men. 

         Because of this deficiency in Vietnam’s law, there is currently no legal 
         mechanism to protect victims of labor trafficking or to prosecute their traffickers. 
        Vietnam should change its law to include prevention and prosecution of labor trafficking. 
         Ideally Vietnam should adopt the Palermo Protocol. 

Thúc Đẩy Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam Ở Thượng Viện

Theo tin của BPSOS, hai thượng nghị sĩ đã đồng ý bảo trợ Luật Nhân Quyền Ở Việt Nam ở Thượng Viện Hoa Kỳ. Hai Thượng Nghị Sĩ này, do cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh vận động, là John Boozman (Cộng Hoà – Arkansas) và Marco Rubio (Cộng Hoà – Florida).
Ngoài ra một số tổ chức người Việt ở Houston và Dallas-Fort Worth đang ráo riết vận động TNS John Cornyn (Cộng Hoà – Texas) đồng bảo trợ luật này.
BPSOS, tổ chức người Việt với tầm vóc hoạt động quốc gia ở Hoa Kỳ và quốc tế, cho biết là cuộc vận động ở Thượng Viện sẽ bắt đầu ngay khi Quốc Hội tái nhóm họp sau ngày Lễ Lao Động ở Hoa Kỳ.
“Các phái đoàn tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam 4 th áng 6 vừa qua đều đã nhận được các tài liệu để sử dụng cho cuộc vận động vào tuần tới”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.
Tuần lễ liền sau đó, BPSOS sẽ tổ chức các phái đoàn tiếp xúc các văn phòng thượng nghị sĩ thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại.
“Chúng ta cần có nhiều thượng nghị sĩ Đảng Dân Chủ cùng đứng tên bảo trợ cho đạo luật”, Ts. Thắng nói. “Điều này cần thiết vì Đảng Dân Chủ nắm đa số ở Thượng Viện.”

Theo Ông, một trong những người đang cần tập trung vào là TNS Barbara Boxer của California vì trước đây Bà Boxer đã từng đưa Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vào Thượng Viện.
Người thứ hai là TNS Robert Menendez (Dân Chủ - New Jersey), Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại. Trong hai tháng qua, BPSOS đã ba lần họp với văn phòng của TNS Menendez và trong th ời gian tới đây sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc vận động vị thượng nghị sĩ quan trọng này.
Các thượng nghị sĩ Dân Chủ khác đang được nhắm tới gồm có: Benjamin Cardin ở Maryland, Tim Kaine ở Virginia, Richard Durbin ở Illinois, Christopher Murphy ở Connecticut v à Edward  Markey ở Massachusetts.
Về phía Cộng Hoà, các phái đoàn tham gia ngày Vận Động Cho Việt Nam sẽ chia nhau vận động các thượng nghị sĩ sau đây vào tuần tới: Bob Corker ở Tennessee, Jeff Flake v à John McCain ở Arizona và Rand Paul ở Kentucky.
Vì cuộc vận động ở Thượng Viện sẽ tập trung vào từng thượng nghị sĩ một, BPSOS cho biết là sẽ từng đợt kêu gọi sự tiếp tay của đồng hương ở các tiểu bang khác nhau.
“Ngay lúc này, chúng tôi rất cần đồng hương ở hai tiểu bang California v à New Jersey tiếp tay bằng cách lên tiếng với TNS Boxer và TNS Menendez”, Ts. Thắng nói.
Dưới đây là hai thư mẫu đã soạn sẵn để đồng hương ở California và New Jersey ký tên và gởi đi.
Cần thêm thông tin, xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
====

So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á Châu

So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á Châu
Trần-Đăng Hồng, PhD
 Bài Đọc Suy Gẫm: Hiện nay, năm 2013 nước Việt Nam Giàu hay Nghèo? Câu hỏi được trả lời trong bài đọc “So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á Châu cuả tác giả Trần-Đăng Hồng, PhD.  Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Ngày nay, người Việt nào cũng biết là Việt Nam còn nghèo. Chữ “giàu” hay “nghèo” chỉ diễn tả tình trạng định tính chung chung, ta không biết được giàu hay nghèo ở mức độ nào, vì vậy cần phải định lượng bằng con số để có thể so sánh dễ dàng.
Để so sánh mức sống (living standards) giữa các vùng hay quốc gia, các nhà kinh tế xử dụng chỉ số GDP đầu người (GDP per capita). GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm nội địa tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ hay quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP đầu người là số trung bình (bình quân) của GDP toàn quốc chia cho dân số. Để so sánh mức sống giữa các quốc gia, GDP đầu người phải được chuyển đổi theo cùng một hệ thống tiền tệ, US Dollar (US$). Tuy nhiên, mức sống tùy thuộc vào giá cả và hối xuất của mỗi quốc gia, để chính xác hơn, tính GDP đầu người theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity, PPP) trên cơ sở chênh lệch giá cả hàng hóa ở nước đó so với giá cả hàng hóa tương tự ở Hoa Kỳ.
Từ năm 2010, báo chí cho biết GDP toàn quốc của Trung quốc rất lớn, khoảng $5880 tỉ cho năm 2010, vượt qua Nhật Bản ($5470 tỉ), và nay đứng hàng thứ 2 sau Hoa Kỳ. Tuy đứng thứ 2 thế giới, nhưng mức sống của người Tàu còn rất nghèo so với người Nhật, vì GDP đầu người của Trung quốc chỉ $7.500 trong lúc của Nhật là $34.000 (4,5 lần cao hơn Trung quốc), chưa kể đến sự chênh lệch quá lớn giữa người nghèo và người giàu ở Trung quốc
Dựa vào chỉ số GDP công bố cho thời gian một hai thập niên qua, chúng ta biết Việt Nam hiện nay còn rất nghèo, nhưng không biết nửa thế kỹ trước Việt Nam giàu hay nghèo. May mắn, mới đây (2012), cơ quan Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF, International Monetary Fund) công bố chỉ số GDP đầu người cho 185 quốc gia, bắt đầu từ năm 1960 (1).
Vì không phải là chuyên gia về chính trị kinh tế, người viết bài này không dám lạm bàn về nguyên nhân hay chánh sách kinh tế. Phần này để bạn đọc tự tìm hiểu (hay đã hiểu). Thiển giả chỉ trình bày lại các dữ kiện khô khan của số liệu do WB và IMF cung cấp bằng các biểu đồ dễ dàng theo dõi hơn.
Việt Nam năm 1960
Biểu đồ 1. So sánh GDP (US$) đầu người giữa vài quốc gia Á châu năm 1960 (Vẽ từ tài liệu 1)

Thursday, August 29, 2013

Đất của Việt Nam

Trong một cuộc phỏng vấ́n mới đây với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia, cáo buộc Việt Nam đã sát nhập vào lãnh thổ của mình những vùng đất của người Khmer. BBC đã liên hệ với ông Nguyễn Đình Đầu, một nhà nghiên cứu lâu năm về địa bạ cũng như lịch sử khai khẩn miền Nam, Việt Nam, để tìm hiểu về vấn đề này.

BBC: Thưa ông Nguyễn Đình Đầu, gần đây trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia có tố cáo Việt Nam ‘chiếm đất của người Khmer’. Ông nghĩ thế nào về điều này?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Có một phần Campuchia là vùng ngập nước có rất ít người ở. Người Campuchia ở trên cao tức là Angkor Wat. Miền Nam (Việt Nam) hồi xưa thuộc về một nước khác là Phù Nam. Đến thế kỷ thứ 8 người Campuchia mới lác đác đến đó. Đến thế kỷ 16, 17 người Việt tự động đến đó làm ăn sinh sống.
Ông Mạc Cửu là người chống Thanh (tức người Hán không chấp nhận sự cai trị của người Mãn Thanh nên chạy sang Việt Nam) đi tới miền Campuchia vào khoảng năm 1688 và được Campuchia thừa nhận là người mở đất khai phá. Mạc Cửu lấy bảy thôn có những người Việt Nam đã từng ở đấy và một số người Hoa, một ít người Khmer là Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá và Cà Mau (và thủ phủ là Hà Tiên). Tất cả các miền này là từ Cà Mau và một phần của Bạc Liêu đến tới Kam Pong Thom là thuộc về Hà Tiên của Mạc Cửu.
Đến năm 1708 thì Mạc Cửu xin với Chúa Nguyễn cho Hà Tiên thuộc về Đại Việt, thuộc về Đàng Trong. Như vậy là từ trên 300 năm nay tất cả các miền đó, tức là cả miền đáng lẽ lên đến Kam Pong Thom là thuộc về Việt Nam.
Trong các bản đồ, trong các tư liệu có tính cách quốc tế hoặc do người Việt Nam vẽ, hoặc do người ngoại quốc vẽ đều đã thừa nhận miền đất đó là của Việt Nam.
Đặc biệt ở những miền thí dụ như ở Phú Quốc thì ngày từ hồi đầu tiên không có người ta, không có người Khmer ở. Tôi là người nghiên cứu về địa bạ, tức là về đất và người ở những miền đó trên 200 năm nay, đã làm địa bạ ở Phú Quốc đấy thì (thấy) Phú Quốc đã gồm 10 xã thôn toàn là người Việt Nam cả. Riêng Phú Quốc đã ở trong Hà Tiên trên 300 năm nay vẫn làm ăn sinh sống bình thường và cư xử với người Khmer không có gì tranh chấp cả.
Tôi thấy bây giờ đòi lại thì chuyện ấy chẳng khác gì người Việt Nam đòi lại Quảng Đông, Quảng Tây cả vì câu chuyện đó đã xa xưa rồi, nay nó đã thay đổi rồi. Chẳng hạn như là Thế chiến thứ nhất bản đồ Âu châu đã vẽ lại. Đến Thế chiến thứ Hai thì cũng vẽ lại một phần. Đấy là những chuyện trong thời gian gần đây.
Còn đối với những miếng đất mà Campuchia cho là của mình đã thuộc về Việt Nam trên 300 năm nay không có tranh chấp gì cả suốt qua thời Pháp.
Mekong Delta
Người Việt đã khai khẩn vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 400 năm nay

Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam

Bill Hayton từng là phóng viên BBC ở Việt Nam cho đến khi anh làm mất lòng chính phủ vì tường thuật về giới bất đồng chính kiến và phải rời Việt Nam. Trong bài này, anh nhìn lại những điều bất thường tại một trong năm nước cộng sản còn lại trên thế giới.

1. Khó nói "I love you" bằng tiếng Việt

Không phải vì người Việt không tình cảm. Mà vì không có từ "I" và "You" trong tiếng Việt nói thông thường. Người ta nói với nhau dùng các ngôi thứ dựa vào tuổi tác: anh với anh trai hay nam giới lớn tuổi hơn mình, chị với chị gái hay phụ nữ lớn tuổi hơn mình và em với em gái hay phụ nữ nhỏ tuổi hơn mình.
Đó là lý do tại sao người Việt rất hay hỏi tuổi của người lạ khi mới gặp để họ có thể dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp và đối xử với người đó có sự tôn trọng đúng mức theo tuổi tác.
Vì thế câu nói chuẩn khi bày tỏ tình yêu sẽ là "Anh yêu em". Tuy nhiên nếu người phụ nữ lại lớn tuổi hơn thì nó sẽ trở thành "Chị yêu em". Nhưng phụ nữ Việt Nam lại thường thích được gọi bằng em, bất kể tuổi tác.
Tiếng Việt có tới hơn 40 đại từ nhân xưng để miêu tả các mối quan hệ khác nhau tùy thuộc tương quan tuổi tác và vị trí trong gia đình và xã hội. Phần lớn những đại từ nhân xưng này nghe hay hơn trong tiếng Việt so với tiếng Anh.

2. Áo dài lấy hứng khởi từ thời trang Paris thập niên 1920

Hình ảnh những cô gái Việt Nam với mái tóc đen dài trong chiếc áo dài bằng lụa tha thướt trong gió nhẹ duyên dáng đạp xe trên đường phố được in trên những tấm thiệp hay vẽ trên tranh và được bán hàng triệu bản.

Báo Cáo Vi Phạm Nhân Quyền Với Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới

Qua sự phối hợp của BPSOS, vào những ngày cuối tháng 7 vừa qua, 13 tổ chức đã nộp 23 bản báo cáo đến Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới, một cơ cấu của Hội Đồng Xã Hội và Kinh Tế LHQ.
Đây là đợt hai báo cáo trực tiếp với cơ quan LHQ về các vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam. Đợt một là các báo cáo về vi phạm nhân quyền gởi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong tháng 6 vừa qua.
Theo dự trù, Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới sẽ chuyển các hồ sơ cho chính quyền Việt Nam, qua văn phòng của Tổng Thư Ký LHQ. Việt Nam có 3 tháng để trả lời.
Đồng thời, Uỷ Hội này đúc kết các hồ sơ nhận được, kèm với phần trả lời của chính quyền liên quan, thành một bản báo cáo kín để cung cấp cho Nhóm Làm Việc (Working Group) về các báo cáo nhận được. Nhóm này sẽ họp trong 5 ngày liền, thường vào giữa tháng 2, và sẽ lập bản báo cáo cho Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới trước buổi họp duyệt xét, dự trù vào tháng 3 năm 2014.
Cuộc duyệt xét này không nhằm can thiệp cho các trường hợp được báo cáo. Mục đích của cuộc duyệt xét là để nhận định về tình trạng vi phạm nhân quyền của nữ giới ở các quốc gia để rồi làm quyết định về chính sách toàn cầu, vùng và đối với một số quốc gia nổi bật.


Danh sách các hồ sơ báo cáo được lưu tại: http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/08/cases1.pdf

Website cho tu nhan luong tam o VN

Inline image 1


Free the prisoners of conscience in Viet Nam
Chương trình “Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm”, một phần trong kế hoạch 3 bước đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
Mục tiêu của bước đầu là vận động sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế để Việt Nam trả tự do trong thời gian rất ngắn cho 5 đến 10 tù nhân lương tâm, xem như một thái độ thiện chí. Trong tinh thần đó, BPSOS đã cùng với một số tổ chức bạn chọn 10 hồ sơ tù nhân lương tâm trong đợt đầu để vận động các dân biểu Hoa Kỳ nhận đỡ đầu, nghĩa là liên tục can thiệp cho đến khi tù nhân lương tâm được đỡ đầu có tự do.
Song song với  việc vận động để tăng áp lực quốc tế, chúng ta có thể bảo trợ và tiếp tay bằng tiền bạc cho những tù nhân lương tâm  và nhờ BPSOS chuyển giao cho thân nhân của họ. Từ năm 2008 đến nay, BPSOS đã âm thầm chuyển 166703 USD cho gần 50 tù nhân lương tâm hoặc cựu tù nhân lương tâm.
Chúng tôi muốn gây quỹ giúp đỡ 4 tù nhân lương tâm sau đây:



Vận Động Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm

Đỗ Thị Minh Hạnh – một trường hợp điển hình

Nhân dịp Chủ Tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, BPSOS công bố chương trình “Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm”, một phần trong kế hoạch 3 bước đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
Mục tiêu của bước đầu là vận động sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế để Việt Nam trả tự do trong thời gian rất ngắn cho 5 đến 10 tù nhân lương tâm, xem như một thái độ thiện chí. Trong tinh thần đó, BPSOS đã cùng với một số tổ chức bạn chọn 10 hồ sơ tù nhân lương tâm trong đợt đầu để vận động các dân biểu Hoa Kỳ nhận đỡ đầu, nghĩa là liên tục can thiệp cho đến khi tù nhân lương tâm được đỡ đầu có tự do.
Do Nguyễn Phương Uyên đã ra khỏi tù, hồ sơ của cô sinh viên này được rút ra khỏi danh sách. Danh sách 10 hồ sơ hiện nay gồm có: 










Đã rút khỏi danh sách:

Wednesday, August 28, 2013

Người Việt phải đuổi kịp dân Campuchia



Từ ba bốn chục năm nay dân Việt Nam đã biết mình thua kém dân các nước Nam Hàn, Ðài Loan, Thái Lan. Biết như vậy cũng thấy tủi, nhưng còn có thể đổ tại số mạng không may, đành chịu. Nhưng khi nhìn thấy dân mình không may mắn bằng dân Miến Ðiện, thì nhiều người đã nóng mặt. 
Năm ngoái, nước Miến Ðiện bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, đảng đối lập thắng gần hết các đơn vị bầu cử bổ túc; cả thế giới theo dõi với con mắt ngưỡng mộ. Còn dân mình, chẳng biết bao giờ mới được bầu người đại diện thật sự vào Quốc Hội!

Nay lại đến dân Campuchia. Trong cuộc bỏ phiếu tháng trước, đảng đối lập bỗng nhiên thắng lớn, đã thổi lên một luồng gió mới vào sinh hoạt chính trị. Lý do chính khiến chính quyền Hun Sen thất bại là vì dân đã chán ghét nạn tham nhũng, lạm quyền của đảng Nhân Dân của ông ta; cũng như tình trạng lệ thuộc Trung Cộng và Việt Cộng. Dân Campuchia đã có cơ hội bày tỏ thái độ bằng lá phiếu. Còn dân Việt, bao giờ mới có một cơ hội như thế?

Thua Ðài Loan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân đã xấu hổ. Nay thấy mình thua cả dân Miến Ðiện, dân Campuchia, chắc người Việt phải thấy tủi nhục. Nhất là những người biết suy nghĩ, có học, và dám nói. Một người 45 tuổi đảng lên tiếng kêu gọi các đảng viên bỏ đảng Cộng sản để lập đảng mới, cũng nêu trường hợp Camphuchia ra làm thí dụ, cho thấy người ta đã tiến bộ hơn mình. Sau cú sốc Miến Ðiện, cú sốc Campuchia sẽ giúp nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam tỉnh ngộ hơn.

Lại thêm hành động chứng minh VN gần như 1 khu tự trị của TQ ---Trưng bày cổ vật Trung Quốc mừng... Quốc khánh 2/9

(Tin tức thời sự) - Bảo tàng Cần Thơ tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nhưng điều bất ngờ tại đây lại toàn trưng bày cổ vật Trung Quốc.

Theo chỉ đạo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sáng 27/8, Bảo tàng TP Cần Thơ khai mạc khu trưng bày chuyên đề Cổ vật trong con tàu đắm ở Cà Mau và ra mắt trạm vệ tinh Ngân hàng Dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại TP Cần Thơ.
 
Thư mời dự khai mạc ghi rõ đây là hoạt động “Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam".
 
Tuy nhiên, toàn bộ cổ vật trưng bày tại đây đều có xuất xứ từ... Trung Quốc, báo Người lao động đưa tin.
 
Khách tham quan tại khu trưng bày cổ vật Trung Quốc tại Bảo tàng TP Cần Thơ. (Ảnh: NLĐ)
Khách tham quan tại khu trưng bày cổ vật Trung Quốc tại Bảo tàng TP Cần Thơ. (Ảnh: NLĐ)
 

Tuesday, August 27, 2013

Lá thư từ nhà tù của Đỗ Thị Minh Hạnh

 Đồng Nai – Ba kính yêu của con!
Đã nhiều lần con viết thư về cho ba nhưng có lẽ thất bại. Con biết hiện giờ ba đang rất lo lắng cho nên con nghĩ thêm lần nữa viết thư cho ba. Hy vọng mười lá thư thì cũng phải có một lá.
Ba kính yêu của con!
Con đang cố diễn đạt làm sao cho ba hiểu con và hoàn cảnh trong này. Chắc ba và anh chị không hiểu lý do tại sao con không chịu lao động phải không? Vậy thì con sẽ nói rõ cho ba và anh chị hiểu.
Ở Hàm Tân, con thoải mái, làm việc theo ý thức, không bị ép buộc gò bó. Việc chuyển trại là dự đoán từ trước từ chị em bạn tù vì con biết quá nhiều chuyện của trại. Nay bị chuyển lên đây lao động vất vả.
Không phải con sợ vất vả mà sức con yếu, đau ốm, phần con không phục cách làm việc nơi này và không khuất phục bức ép nào.

Đằng sau chuyến đi Việt Nam năm 1997

Những Suy Nghiệm Ứng Dụng Cho Ngày Hôm Nay
Các diễn tiến gần đây thôi thúc tôi chia sẻ một số suy nghiệm quanh chuyến đi Việt Nam cách đây gần 16 năm. Đấy là lần đầu và độc nhất tôi về Việt Nam từ ngày làm thuyền nhân bỏ nước ra đi vào cuối năm 1978.
Đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm 1997 tôi có mặt ở Hà Nội. Mục đích nguyên thuỷ của chuyến đi là để vận động cho nhiều chục ngàn thuyền nhân được cứu xét định cư vào Hoa Kỳ sau khi họ bị hồi hương từ các trại tạm dung ở Hồng Kông và Đông Nam Á.
Trước tai hoạ cưỡng bức hồi hương, năm 1994 BPSOS khởi xướng cuộc vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ và được sử hưởng ứng mạnh mẽ của DB Christopher Smith và vị Tham Mưu Trưởng là Ông Grover Joseph Rees -- sau này thân quen rồi thì tôi gọi là anh Joseph. Khi Đông Timor giành được độc lập, anh Joseph đã trở thành vị đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở quốc gia tân lập này.
DB Smith đã triệu tập một loạt ba buổi điều trần về những sai sót trong chương trình “thanh lọc” mà hậu quả là biết bao nạn nhân của sự đàn áp đã bị từ  khước quyền tị nạn và đứng trước hiểm hoạ cưỡng bức hồi hương. Trung bình chỉ có 10% thuyền nhân được xét là tị nạn và cho đi định cư ở quốc gia tự do; số 90% còn lại sẽ phải hồi hương. Tại các buổi điều trần liên tiếp, BPSOS đưa ra nhiều nhân chứng và chứng cớ không thể phủ nhận về sự bất công của các quốc gia tạm dung và sự tắc trách của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ trong việc cứu xét tư cách tị nạn của thuyền nhân.
Căn cứ vào đó, DB Smith đưa ra luật chống cưỡng bức hồi hương thuyền nhân và luật này được lưỡng viện Quốc Hội thông qua với đa số áp đảo. Nội dung của luật này thật đơn giản: cấm LHQ không được dùng tiền thuế của dân Mỹ để tài trợ việc cưỡng bức hồi hương thuyền nhân bởi Hồng Kông và các quốc gia Đông Nam Á cho đến khi mọi thuyền nhân được nhân viên di trú Hoa Kỳ xét lại tư cách tị nạn.

 
Phái đoàn thăm các thương phế binh VNCH, Sàigòn, tháng 12, 1997

Khối Yểm Trợ Phong Trào Phụ Nữ VNHĐ/CN.Trân trọng kính mời quý đồng hương đến tham dự

Trưng Nữ Vương (40 - 43) - www.HoPhap.Net
Image du profil
Nước Non Ta Phải Chính Tay Ta Giành Lại
Dẫu Phải Đánh Đổi Bằng Tất Cả Máu Xương.
  

Lối thoát nào cho các nhà đấu tranh dân chủ ,các cựu tù nhân lương tâm mà điển hình là ms.Phạm Ngọc Thạch

msthach1-danlambao-305.jpg
Mục sư Tin Lành Mennonite Phạm Ngọc Thạch
                                                Photo courtesy of danlambao


Mục sư Tin Lành Mennonite Phạm Ngọc Thạch, một cựu tù nhân lương tâm từng bị án tù hai năm và liên tục bị sách nhiễu, hành hung về những hoạt động tôn giáo cũng như đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam hiện bị dồn vào thế cùng. Đó là gia đình ông đi đến đâu cũng bị cơ quan chức năng địa phương hạch sách về vấn đề cư trú và không để gia đình ông sống tại địa phương đó. Vào sáng ngày 25 tháng 8, Gia Minh hỏi chuyện mục sư Phạm Ngọc Thạch và ông cho biết:

Suốt quá trình từ năm 2004 từ khi đi tù về đến nay tôi luôn bị theo dõi và bám chặt. Bình Dương và Sài Gòn không còn nơi cho tôi ở nữa, tôi về Dak Lak tạm trú tại nhà của cha mẹ. Hộ khẩu của tôi mới làm được ở xã thôi, nhưng con và vợ của tôi không có hộ khẩu ở đây. Thậm chí mới ngày hôm kia, có một người của tổ dân phố đến nói tôi không có hộ khẩu ở đây. Tôi lấy hộ khẩu ra chứng minh thì người này nói là trên tỉnh không có giấy tờ hộ khẩu của tôi ở đây. Trong tháng rồi tôi cũng bị mời làm việc mấy lần. Tôi không hiểu sao họ không để cho tôi yên, tôi đi đâu cũng bị sự giám sát chặt chẽ của an ninh Việt Nam. Tôi đi đến tỉnh nào cũng được bàn giao quản lý như vậy.


Gia Minh: Là một mục sư Tin Lành và trước đây ông cũng tham gia những tổ chức như Khối 8406 và từng bị tù, vậy ông có nghĩ do những hoạt động chính trị như vậy mà người ta có những hành xử đối với ông và vợ con ông như thế không? 


Theo luật pháp Việt Nam thì mỗi người dân đều có quyền tự do đi lại và an cư lạc nghiệp bất cứ nơi đâu; nhưng riêng tôi và tôi biết được nhiều người hầu như bị cô lập nhiều mặt lắm.
- Mục sư Phạm Ngọc Thạch

Mục sư Phạm Ngọc Thạch: Đối với những vấn đề nhạy cảm, chính quyền Việt Nam sợ nhất những người đứng lên nói sự thật, đấu tranh cho vấn đề nhân quyền và tôn giáo. Họ bị hoàn toàn cô lập bằng mọi hình thức, từ an cư cho đến kinh tế đều bị quản lý hết! Trong cuộc làm việc hồi tháng rồi với an ninh từ thành phố xuống họ cũng lấy lý lịch của tôi mà họ lấy rồi, họ hỏi tôi đủ thứ chuyện suốt quá trình của tôi. Họ hỏi sắp đến đây làm gì, tôi cũng nói sinh hoạt tôn giáo bình thường. Họ hỏi nhóm tôn giáo của tôi được mấy người, cách nhóm họp như thế nào, nội dung là gì, tiền ở đâu để hoạt động. Họ cũng đưa tôi vào vấn đề hồi năm 2011 vừa rồi tham gia biểu tình chống Trung Quốc; rồi ghi vào biên bản.

Một tháng sau họ đánh thêm một giấy mời nữa, nhưng giấy mời vừa rồi tôi không đi vì tôi đang đi Đà Nẵng để giúp một số dân oan khiếu kiện về chuyện họ ngang nhiên lấy đất, trong đó có đất nhà từ đường của bà nội tôi.

image.jpg
Công an đàn áp tín đồ Tin Lành hôm 19.12.2010 trước Trung Tâm hội nghị quốc gia Hà Nội. Photo courtesy of NuVuongCongLy