Tuesday, August 6, 2013

Bắc Kinh: Asean hãy thực tế với hy vọng về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông

Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị nói rằng Trung Quốc đối thoại mở đối với bộ quy tắc ứng xử được đề xuất, tuy nhiên các bên nên kiểm soát những kỳ vọng của mình. 
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dung tại Hà Nội vào thứ Hai. Photo: AFP
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vào thứ Hai. Photo: AFP
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc phát biểu tại Hà Nội vào hôm qua rằng tất cả các bên trong vấn đề tranh chấp biển Đông nên có “những mong chờ thiết thực” và “tiếp cận từng bước” đối với bộ quy tắc ứng xử được đề xuất nhằm giải quyết những căng thẳng hàng hải trong khu vực.

Vương Nghị, vừa kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm sáu ngày bốn nước Đông Nam Á vào hôm nay, nói rằng Bắc Kinh mở cuộc đối thoại đối với Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông (CoC), nhưng cảnh báo rằng các bên cần kiên nhẫn.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương ngày hôm qua: “Một số quốc gia đang tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng (đối với những tranh chấp) và hy vọng giải quyết quy tắc trong một ngày; biện pháp này không những thiếu thực tế mà còn thiếu nghiêm túc.”
Ông Vương nói thêm rằng CoC liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia và như vậy đòi hỏi một quá trình đàm phán “tinh tế và phức tạp”
Các nhà phân tích cho rằng ông Vương đang đề cập đến nỗ lực gần đây của Philippines để mang vấn đề hàng hải này ra Liên Hiệp Quốc với hy vọng giải quyết nhanh chóng.
Một nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh không muốn Manila mang sự việc ra LHQ. Alex Neill, ủy viên cao cấp của Đối thoại Shangri-la thuộc Viện Quốc gia Nghiên cứu Chiến lược phân tích: “Điều này sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý. Trung Quốc muốn trói buộc các bên có yêu sách trong vụ Biển Đông vào quá trình quan liêu mà nó có thể kiểm soát, lợi dụng chia rẽ Asean.”
Vương nói rằng những nỗ lực trước đây trong việc đối thoại CoC đã thất bại vì những “nhiễu loạn” từ các bên liên quan. Đây là thông điệp hàm ý đến Hoa Kỳ, đồng minh lâu dài của Philippines.
Vương cho biết “Thay vì gây ra những nhiễu loạn, các bên nên nỗ lực cho những lợi ích đối với tiến trình để tạo ra những điều kiện và môi trường thiết thực.”
Vương nhấn mạnh rằng bất kì tiến trình của khuôn khổ mới nào cũng sẽ đều dựa vào những quốc gia theo đuổi “tuyên bố ứng xử” được xây dựng trên lòng tin đã ký kết vào năm 2002, điều mà Bắc Kinh cáo buộc Manila đã vi phạm.
Philippines và Việt Nam đã đưa ra chỉ trích đối với những gì họ gọi là yêu sách trắng trợn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Những nhà ngoại giao hàng đầu của cả hai quốc gia đã đồng ý hợp tác chặt chẽ để giải quyết những tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh vào tuần qua tại Manila. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng nói rằng Hà Nội ủng hộ Manila đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra Tòa án Quốc Tế về Luật Biển.
Neil nhận định rằng: “Ông Vương đang cố gắng ngăn cản bất kỳ sự đoàn kết nào giữa các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á để chống lại Trung Quốc trước hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á sắp tới (vào tháng 10)”.
Trong khi Trung Quốc nỗ lực để xoa dịu căng thẳng với Việt Nam, họ lại làm lơ Manila. Tháng 5 vừa qua, ông Vương đã đến Indonesia, Thái Lan, Singapore và Brunei trong các chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên kể từ khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng ngoại giao từ chức vụ Đại sứ Trung Quốc ở Nhật. Chuyến viếng thăm gần đây cũng bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Lào. Tháng trước, Bắc Kinh tức giận vì Manila đã nhờ LHQ phân xử trong việc tranh chấp lãnh hải, và cáo buộc nước này gây gia tăng căng thẳng.
Kerry Brown, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Sydney nói rằng “tôi có thể hiểu vì sao ông Vương lại muốn đề cập đến Manila. Trung Quốc có rất nhiều lý do để phản đối hoàn toàn việc kéo LHQ vào cuộc, họ sẽ tranh cãi rằng đây là vấn đề nội bộ, và cố sử dụng chiêu này đối với Philippines để thuận lợi cho việc diễn tuồng của họ.”
Bài báo này được đăng trên ấn bản của tờ South China Morning Post với tựa đề: Bắc Kinh bảo Asean “Hãy thực tế”
Bản dịch của Luna Nguyễn (Defend the Defenders)


Beijing tells Asean to be realistic in hopes for South China Sea code of conduct

Foreign Minister Wang Yi says China is open to dialogue on proposed code of conduct, but parties should keep their expectations in check


All parties with territorial disputes over the South China Sea should have "realistic expectations" and take "a gradual approach" to a proposed code of conduct aimed at defusing maritime tensions in the region, China's foreign minister said in Hanoi yesterday.
Wang Yi , who wraps up a six-day visit to four South East Asian countries today, said Beijing was open to dialogue on a Code of Conduct for the South China Sea (CoC), but warned that patience would be needed.
"Some countries are looking for a quick fix [to the disputes] and are hoping to thrash out a code in a day; this approach is neither realistic nor serious," Xinhua quoted Wang as saying yesterday.
The CoC involved multiple national interests and as such required a "delicate and complex" negotiating process, Wang added.
Analysts say Wang was referring to the Philippines's recent bid to take the maritime row to the United Nations in hope of solving it promptly.
One analyst believed Beijing did not want Manila to go to the UN. "It would attract too much attention. China would prefer to bind South China Sea claimants into a bureaucratic process that it can control, exploiting Asean disunity," said Alex Neill, a Shangri-la dialogue senior fellow at the International Institute of Strategic Studies.
Previous efforts to discuss the CoC failed because of "disturbances" from irrelevant parties, Wang said, in a thinly veiled message to the US, a long-term ally with the Philippines.
"Instead of making disturbances, parties should make efforts that are conducive to the process so as to create the necessary conditions and atmosphere," Wang said.
Wang stressed that any progress on the new framework would be dependent on countries following a confidence-building "declaration of conduct" agreed upon in 2002, which Beijing accuses Manila of violating.
The Philippines and Vietnam have led criticism of what they consider increasingly assertive claims by China in the South China Sea.
Top diplomats from both countries agreed last week in Manila to work closely to deal with their territorial disputes with Beijing. Vietnamese Foreign Minister Pham Binh Minh also said that Hanoi supported Manila's move to take the issue of South China Sea disputes to the International Tribunal for the Law of the Sea.
"Wang is trying to head off any unity among Asean [the Association of Southeast Asian Nations] members against China ahead of the next Asean summit [in October]," Neill said.
While China has been eager to smooth tensions with Vietnam, it has shunned Manila. In May, Wang visited Indonesia, Thailand, Singapore and Brunei in his first official visits since the former ambassador to Japan was appointed foreign minister. The just-concluded trip covers Vietnam, Malaysia, Thailand and Laos. Last month, Beijing blasted Manila for turning to the UN to seek arbitration over their maritime disputes, and accused the country of provoking tensions.
"I could see why Wang would've wanted to refer to Manila [in his comments]," said Kerry Brown, professor of political science at the University of Sydney.
"China would have lots of reasons to utterly resist the UN being dragged in, as they would argue this is an internal issue, and for the Philippines to try to use this as leverage would seem to them to be theatrical posturing,"

No comments:

Post a Comment