Saturday, October 25, 2014

Bốn TNS Hoa Kỳ: Không vũ khí cho VN nếu không cải thiện nhân quyền


Hôm nay, 4 Thượng Nghị Sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa gửi văn thư yêu cầu Tổng Thống Obama rút hoặc hoãn việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.

"Chúng tôi kêu gọi Ông [Tổng Thống] xét lại quyết định của mình và bảo đảm rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí được gắn liền với những tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị ở Việt Nam," các vị Thượng Nghị Sĩ này viết.

Các vị Thượng Nghị Sĩ đồng ký tên gồm có Marco Rubio (Cộng Hòa, FL), John Cornyn (Cộng Hòa, TX), John Boozman (Cộng Hòa, AR) và David Vitter (Cộng Hòa, LA). 



Văn thư nhấn mạnh rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những quyền tự do căn bản của người dân và nhắc lại những hứa hẹn cải thiện nhân quyền của chính quyền Việt Nam năm 2006 để được hưởng những đặc quyền từ Hoa Kỳ. Theo các thượng nghị sĩ thì những hứa hẹn này đã không được thực hiện:
"Việt Nam đang là một quốc gia độc tài, độc đảng, và các giới chức thẩm quyền hạn chế một cách trầm trọng các quyền tự do lập hội, quan điểm, và báo chí, kể cả hạn chế sử dụng Internet và viễn thông."

Cẩm Nang Bất Tuân Dân Sự (Hong Kong)


                                          Phần I


                                                        Bất Tuân Dân Sự
(1) Triết Lý

1. Bất tuân dân sự liên quan đến hành vi chống đối sự bất công thông qua việc từ chối tuân theo pháp luật, nghị định, thuợng lịnh. Những người tham gia không sử dụng bạo lực. Thay vào đó, họ sẽ chủ động chấp nhận các hậu quả pháp lý mang đến cho họ. Các hành vi này để thể hiện không chỉ cung cách văn minh mà còn là một thái độ bất tuân để từ chối hợp tác với các nhà chức trách phi công lý, và phấn đấu cho những thay đổi xã hội thông qua các cuộc biểu tình liên tục. Sự nguyên thủy ôn hòa không có nghĩa là không chống cự lại cái xấu, nhưng là để đối đầu thẳng thừng với cái xấu bằng những phương tiện bất bạo động.
2. Sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực chỉ làm tăng gia thêm sự sai lầm và sợ hãi, cung cấp cho chính quyền các lý do để đàn áp, và tiếp tục làm cho những kẽ đàn áp có thêm quyền lực. Bất tuân dân sự là dùng tình thương để chiến thắng thù hận. Những người tham gia phải đối mặt với những đau thuơng trong cung cách tự trọng, để thức tỉnh lương tâm của kẻ đàn áp và giảm thiểu sự hận thù làm nền tảng cho các hành vi đàn áp. Quan trọng hơn nữa, không bạo lực sẽ chinh phục được cảm tình của những người bàng quang, và phơi bày rõ ràng sự thiếu tính chính đáng của chế độ bạo lực áp dụng lên chúng ta bởi kẽ đàn áp. Sự tự hy sinh mình làm khơi dậy sự thức tỉnh của công chúng.

                                         
3. Mục đích cuối cùng của chiến dịch là để thiết lập một xã hội bình đẳng, khoan dung, yêu thương và đùm bọc. Chúng ta chiến đấu là để chống lại một hệ thống bất công, chứ không phải để chống lại một cá nhân nào. Chúng ta không nhằm tiêu diệt hay làm mất mặt những người thi hành pháp luật, thay vào đó chúng ta muốn có được từ họ sự hiểu biết và tôn trọng. Chúng ta không những cần phải tránh đối đầu bằng thân thể, mà còn tránh để phát triển sự thù hận ở trong lòng.

ĐẢNG CSVN : MỘT CON CÁ BỊ CHẾT ĐUỐI ?

 
Một con cá bị chết đuối !!!
Nghe hơi lạ  ?
Vâng, xin thưa, chết đuối là chết ở trong nước khi người hay vật bị rơi xuống vùng nước sâu mà không biết bơi, chả ai lại đi  nói “ CÁ BỊ CHẾT ĐUỐI” bao giờ !!
Vì “ NƯỚC ” là môi trường sống của “ CÁ” …
Chả thế mà ngạn ngũ của Dân Tộc ta, khi ám chỉ kẻ gặp vận may thường nói :
“ NHƯ CÁ GẶP NƯỚC, NHƯ RỒNG GẶP MÂY”
Xin Quý Vị vui lòng đọc tiếp đề người viết được trình bầy rõ ràng hơn.
 
VÀO TRUYỆN :
 
Không biết tự bao giờ, tôi cảm thấy thích thú với câu truyện sau đây, cũng không biết tác gỉa là ai, tôi đọc được ở đâu hay do ai kể cho nghe, cũng không còn nhớ nữa , nhưng thiết nghĩ nội dung câu truyện mới đáng để ta chú ý.
Xin được lên tiếng cảm ơn tác gỉa đã dựng được câu truyện này.
 
Truyện kể :
“ Có một người chuyên thuần hóa rồi nuôi dậy thú hoang, thú dữ…biết hành động, làm trò vui  khi nghe tiếng người sai khiến, để bán cho các gánh xiệc. Ông ta rất nổi tiếng trong giới làm xiệc, phải nói, ộng ta là một bậc thầy trong việc nuôi, dậy thú làm xiệc.
Đã nổi tiếng và giầu có nhờ tay nghề, nhưng ông ta có vẻ như chưa hài lòng với những thành công nuôi dậy thú vật của ông ta.
Ông ta nghĩ đến cách :
 
“ phải làm thế nào để đưa một con cá lên sống trên cạn và phải  đi được như động vật hai chân  

Cải cách Ruộng đất: Đôi điều tôi được biế


ảnh sưu tầm Internet
Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày. Vì sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm trọng mà lãnh đạo đảng CS đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại của những sai lầm trong quan hệ của đảng CS với giai cấp nông dân cho đến nay, và phương hướng khắc phục.

Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam?


Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" thì chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. 

 Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lí do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này.

Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima. 
 

Sửa chữa sai lầm của Hoa Kỳ về nhân quyền với Việt Nam


Bán vũ khí cho Việt Nam là bán đứng các nhà hoạt động



Tháng này chính quyền Hoa Kỳ đã mắc sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam – một quốc gia phi dân chủ, độc đảng với bảng thành tích nhân quyền tệ hại. Bước đi này của Hoa Kỳ, được công bố vào ngày mồng 2 tháng Mười trong chuyến thăm Washington của Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, đã gây tổn hại cho các nhà hoạt động can đảm ở Việt Nam và phí phạm một đòn bẩy quan trọng đáng lẽ có thể sử dụng để thúc đẩy thêm nhiều cải cách hơn nữa.

Giới chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng Việt Nam đang đạt được những tiến bộ tuy nhỏ nhưng rất đáng kể về nhân quyền, nhấn mạnh vào các vụ thả tù nhân chính trị trong thời gian gần đây. Nhưng các tiến bộ được nêu làm dẫn chứng đều nhỏ lẻ, và một trong những tù nhân nổi tiếng nhất được phóng thích trong năm nay, tiến sỹ, luật gia Cù Huy Hà Vũ không hề được thả mà thật ra là bị ép đi lưu vong ở Hoa Kỳ.

Trên thực tế, con số các tù nhân chính trị bị giam giữ đã gia tăng trong những năm gần đây, tính đến thời điểm này đã có tớihơn 150 nhà bất đồng chính kiến đang bị giam, giữ. Với những vụ phóng thích mới đây nhất, người ta chỉ có thể nói một cách tích cực nhất là chính phủ Việt Nam đang vận hành một cánh cửa quay, những tù nhân cũ đi ra bên này thì những tù nhân mới lại vào bên kia. Và cho dù tổng số tù nhân trong các trại giam có thể tăng hay giảm, nhưng một xu hướng đáng báo động đang gia tăng: việc sử dụng côn đồ để tấn công và đe dọa những người phê phán chính quyền.

Wednesday, September 3, 2014

Hoạt Động XHDS Trong Chế Độ Độc Tài

3 Yếu Tố An Toàn
Các nguyên tắc căn bản về hoạt động xã hội dân sự áp dụng cho mọi môi trường. Tuy nhiên, khi chế độ độc tài đang khống chế cả xã hội thì các nguyên tắc này chưa đủ. Các bài học từ những xã hội mở không giúp chúng ta cách đối phó với những khó khăn và nguy hiểm thuộc vùng "cấm địa". Bởi vậy, hoạt động xã hội dân sự trong "cấm địa" đòi hỏi thêm 3 yếu tố: hành lang an toàn, vòng đai an toàn, và hậu cứ an toàn.
Hành lang an toàn
Hành lang này được tạo nên bởi sự quan tâm và can thiệp của quốc tế trong một lãnh vực nhân quyền nhất định, như quyền lao động, quyền tự do tôn giáo, quyền văn hoá, quyền không bị tra tấn, quyền không bị nô lệ, quyền của người khuyết tật... Khi chế độ độc tài, dưới áp lực quốc tế, cam kết tôn trọng một lãnh vực nhân quyền thì đó là khởi điểm để xây dựng một hành lang an toàn.
Một ví dụ gần nhất là chuyến thị sát của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đang nâng sự quan tâm quốc tế về tình hình đàn áp tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Qua các công tác quốc tế vận hiệu quả, sự quan tâm này có thể mỗi ngày được nâng cao và đắp dày thêm để trở thành bức tường che chắn. Đằng sau bức tường ấy là hành lang an toàn cho những người hoạt động tôn giáo. Dĩ nhiên sự an toàn ấy chỉ tương đối và tuỳ thuộc vào mức độ quan tâm và can thiệp của quốc tế.
 
Qua Skype, LM Phan Văn Lợi điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 26/03/2014

“mộng mị dân chủ” ?


Câu chuyện Bùi Hằng tạm thời khép lại với mức án 3 năm tù. Nhưng thông qua đó, cũng cho thấy nhiều điều cần bàn trong giới đấu tranh dân chủ thông qua căn bệnh mộng mị (mộng mị dân chủ).

Sự tôn sùng thái quá cá nhân


Không ít cá nhân trong lẫn ngoài nước khi tham gia vào tiến trình chống độc quyền/ lạm quyền của chế độ ở Việt Nam thường hay mắc bệnh phong danh hiệu/ thần thánh hóa cá nhân: Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng) là biểu tượng dân chủ; Phương Uyên là anh thư thời đại; Đỗ Thị Minh Hạnh cánh chim báo bão; Cù Huy Hà Vũ biểu tượng đấu tranh dân chủ…

Cố nhiên, các danh xưng đẹp đẽ/ kiêu hãnh này thể hiện lòng yêu mến hay thậm chí là sự kỳ vọng lớn lao. Nhưng liệu nó có cần thiết trong giai đoạn này? Khi mà chúng ta chưa cần lắm một trò chơi mang tên phân cấp bằng danh xưng..

Chính “danh xưng sùng bái” thái quá đó dẫn tới hiện tượng, đưa vị trí của một số người bất đồng chính kiến đi quá xa, và lên quá cao so với vị trí mà những người ấy đang đứng. Trong khi đó, hiểu sai lệch hoặc đánh giá thấp chính quyền hiện tại. Đưa tới những nhận định phi thực tế. Ví như, bài “Phiên toà xử Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất” của tác giả Đỗ Thành Công có nhận định “Phiên toà xử Chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN. Nếu kém xử trí, đảng CSVN có thể sẽ bị mất đi hàng trăm triệu mỹ kim tiền viện trợ, giúp đỡ về mua vũ khí, thiết bị quân sự. Đồng thời, các bước chiến lựợc sắp tới của Việt Nam, nhằm dựa Mỹ để cân bằng với Trung Cộng, cũng sẽ bị kéo lùi.”

Đó là điển hình cho sự ngây thơ đến hoang tưởng của không ít những ai đang quan tâm đến dân chủ Việt Nam. Một Bùi Hằng với “phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN”, vậy thì phiên tòa dành cho Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức… sẽ là phiên tòa gì đối với chính quyền? Lúc đó chính quyền lại mất bao nhiêu “triệu mỹ kim, thiết bị, vũ khí quân sự viện trợ”? Và từ bao giờ một cá nhân lại có thể kéo lùi “chiến lược” của nước CHXHCN Việt Nam?

Hoạt động XHDS: Bắt đầu từ đâu?

Hoạt động xã hội dân sự không dễ; hoạt động xã hội dân sự trong một chế độ độc tài lại càng gian truân. Chế độ độc tài không có nhà trường đào tạo cho những người hoạt động xã hội dân sự. Họ phải tự mày mò và xoay xở trước những phức tạp đương nhiên và cùng lúc phải đối phó những hiểm nguy giăng mắc bởi chế độ. Trước tất cả những khó khăn vô vàn ấy, khởi đầu cho đúng là cần thiết để đi xa. Chệch một li ở bước đầu, dễ dàng thành sai một dặm ở những bước sau
Những điều trình bày dưới đây có thể xem là một cẩm nang tóm tắt để khởi dựng một tổ chức trong khu vực xã hội dân sự.
Chọn đối tượng phục vụ, mục đích và chủ trương cho tổ chức
Các tổ chức trong khu vực xã hội dân sự, kể cả NGO và CSO, đều có mục đích nhân bản là phục vụ con người. Khi đã nói đến phục vụ thì phải có đối tượng phục vụ nhất định và cụ thể. Do đó việc phải làm đầu tiên là ấn định đối tượng phục vụ cho tổ chức. Ví dụ, đối tượng hẹp có thể là các trẻ em tiểu học thuộc diện nghèo trong một quận nào đó, hoặc rộng thì có thể là tất cả các cộng đồng tôn giáo ở khắp nước. 

DB Christopher Smith chúc mừng 30 năm hoạt động của BPSOS và 35 năm lịch sử người Mỹ gốc Việt, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 18/05/2010

Học giả Trung Quốc bác bỏ quan điểm sai trái về biển Đông của Trung Quốc


Mới đây, học giả Lê Oa Đằng, chủ trang Blog có tới hơn 4.039.130 người đọc trên diễn đàn mạng Sina.com lớn hàng đầu Trung Quốc, đăng bài “Nam Hải từ xưa đến nay là của Trung Quốc ư?”, thẳng thừng bác bỏ những luận điểm sai trái của chính quyền Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

Đầu tháng 8 vừa qua, Trung Quốc lại cho phát hành cuốn sách “Bàn về lịch sử, địa vị và tác dụng của Đường 9 đoạn” do một số học giả, quan chức viết. Cao Chí Quốc, Viện trưởng nghiên cứu chiến lược phát triển Cục Hải dương Trung Quốc – chủ bút cuốn sách này rêu rao sản phẩm của ông ta và 2 đồng nghiệp “cung cấp chỗ dựa pháp lý quan trọng để Trung Quốc bảo vệ quyền lợi biển ở Nam Hải (tức biển Đông)” (!?).

Tuy nhiên, chỉ cần đọc qua những lời giới thiệu, người ta thấy ngay nó chả có gì mới mẻ hơn những điều mà viên tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã đưa ra tại Diễn đàn Shangri La hồi tháng 6/2014 và đã bị dư luận quốc tế kịch liệt phê phán và bác bỏ…

 

Tấm bản đồ khổ dọc thể hiện tham vọng thôn tính biển Đông của Trung Quốc

Bài học Ukraine cho Việt Nam


Ukraine và Việt Nam cùng giống nhau ở chỗ nằm sát cạnh Nga và Trung Quốc nên thường bị hai cường quốc này xem như khu vực sân nhà. Đến năm 2013 chính quyền Ukraine bị lật đổ vì tham nhũng và đánh mất lòng dân, nhưng trước đó cánh thân Nga rất mạnh do nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và hậu thuẫn chính trị. Ngược lại khuynh hướng thân Tây phương và ước vọng vào nền dân chủ pháp trị ngày càng rõ rệt trong quần chúng. Ukraine nay trở thành tiền đồn tranh chấp giữa Nga và Âu-Mỹ thì chúng ta cần thiết phải phân tích những bài học của đất nước bất hạnh này để suy nghĩ về con đường tương lai cho Việt Nam.
Bài học thứ nhất là các quốc gia độc tài chuyên chế như Nga (hay Trung Quốc) không thể nào chấp nhận để Ukraine (hay Việt Nam) trở thành dân chủ kiểu Tây phương. Có nhiều nguyên do lịch sử và địa chính trị khiến hai cường quốc lớn xem những nước nhỏ láng giềng như chư hầu trong vòng kiềm toả của sân nhà; nhưng cạnh đó còn thêm nỗi quan ngại sâu xa rằng thay đổi thể chế tại Ukraine (hay Việt Nam) sẽ lan rộng để trở thành mối đe dọa cho sự sống còn (existential threat) của hệ thống cầm quyền chuyên chế trong chính nước họ. Do đó vào năm 2013 khi nhà nước thân Nga tại Ukraine bị dân chúng biểu tình chống đối, Mạc Tư Khoa đã có những đề nghị vô cùng hào phóng nhằm giảm 50% giá khí đốt cộng thêm 15 tỷ USD trợ giúp kinh tế để cứu vớt cho Tổng thống Viktor Yanukovich không bị lật đổ; ngược lại khi cách mạng quần chúng thành công và Ukraine có triển vọng sẽ ký kết hiệp ước tham gia Liên Hiệp Âu Châu, Putin đã không ngần ngại tung ra mọi thủ đọan kinh tế và quân sự để nước này nếu không trở lại quỹ đạo của Nga cũng sẽ mãi mãi bị chia rẽ và suy yếu.

Khi Tôn Giáo Quốc Doanh Rớt Mặt Nạ


Tại buổi họp báo ở Hà Nội ngày 31 tháng 7, Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng, nhận định tinh tế và chính xác rằng phần lớn các tổ chức tôn giáo được chính thức đăng ký hoạt động đều thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, công cụ mà Đảng Cộng Sản Việt Nam dùng để kiểm soát quần chúng.
Các tổ chức này gồm hai thành phần. Thứ nhất là các tổ chức do chính nhà nước dàn dựng lên sau khi đã xoá sổ các giáo hội như Cao Đài, Phật Giáo Thống Nhất, Phật Giáo Hoà Hảo... Chúng đích thực là những tổ chức tôn giáo quốc doanh. Trong bản tuyên bố báo chí, ông Bielefeldt có những nhận định khá rõ nét về thành phần này khi nhắc đến Hội Đồng Chưởng Quản Cao Đài hay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Thứ hai là các tổ chức tôn giáo không do nhà nước dựng lên nhưng đã quy phục nhà nước để được đăng ký hoạt động. Trong nhiều trường hợp, chức sắc của họ phải tham gia Mặt Trận Tổ Quốc. Họ đã im bặt khi chính tín đồ hoặc hội nhánh bị đàn áp khốc liệt. Ông Bielefeldt cũng nhìn ra điều này khi nhắc đến một số hội thánh Tin Lành đã được đăng ký hoạt động nhưng vẫn bị đàn áp.


Trong một thời gian dài, thành phần tôn giáo quốc doanh đã được chính quyền Việt Nam dùng để vừa khống chế các hoạt động tôn giáo độc lập vừa đánh lừa thế giới rằng Việt Nam có tự do tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo quy phục cũng được dùng cho cùng mục đích. Bản tuyên bố báo chí của Ông Bielefeldt vạch ra thực tế này. Và chắc chắn bản phúc trình chính thức mà Ông ta sẽ nộp cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng 3 sang năm lại còn rõ rệt hơn nữa.
Khoảng 2 tuần trước khi phái đoàn của Ông Bielefeldt đến Việt Nam, tôi đề nghị họ nên bằng mọi cách tiếp xúc cả với các tổ chức tôn giáo quốc doanh và các tổ chức tôn giáo quy phục, và cung cấp cho họ  mọi thông tin liên lạc. Lúc ấy có người biết chuyện đã tỏ ý lo ngại rằng phái đoàn LHQ có thể bị che mắt, đánh lận con đen.

Tổng giám đốc người Nhật: Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc


 Đây là câu nói của một ông giám đốc người Nhật, nói trước hàng chục quan khách Việt Nam trong một phòng hội thảo của một khách sạn 5 sao. Câu nói ấy làm hết thảy các vị doanh nhân, nhà khoa học, thậm chí là cả những viên chức nhà nước trong khán phòng sững sờ. Câu nói ấy không khác việc ông giám đốc người Nhật kia đã vả một cái tát vào mặt tất cả những con người Việt Nam ưu tú trong khán phòng đấy. Họ đều là những người Việt Nam thành đạt, là những người yêu nước, làm sao có thể chịu đựng được sự sỉ nhục ấy.

Thế nhưng, những lời nói tiếp theo đó của vị giám đốc kia đã phải khiến khán phòng gật đầu thừa nhận, thậm chí là vỗ tay. Ông chỉ vào chiếc màn máy chiếu, chỉ vào cặp đèn trên trần nhà, chỉ vào bộ quần áo mà mọi người đang mặc, thậm chí là cây bút và tờ giấy mà họ cầm trên tay, ông nói: “Made in China”.

Ông nói rằng, người Việt Nam giỏi lắm, thông minh lắm, kiên cường lắm. Lúc ấy người Nhật thua trận trước người Mỹ, cả nước Nhật thấy sỉ nhục, còn người Việt Nam thì lại thắng nước Mỹ. Nhưng 20 năm qua đi, Nhật Bạn có Toyota, có Honda, có Mitsubishi, Việt Nam có gì? Người Hàn Quốc chịu sỉ nhục trước người Nhật, họ có Huyndai, có Samsung, có LG, Việt Nam có gì?



Saturday, June 14, 2014

Lao Động Việt hoạt động bán công khai tại Việt Nam


050_ONLY_0179449-600.jpg
Công nhân đánh bài trong giờ nghỉ trưa tại Cần Thơ hôm 10/8/2013.
AFP photo
Liên đoàn Lao động Việt Tự do Là kết hợp của ba tổ chức Công đoàn độc lập Việt Nam, Hiệp hội đòan kết công nông Việt Nam và Phong trào lao động Việt đã ra tuyên cáo chính thức hoạt động tại Việt Nam như một tổ chức xã hội dân sự góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động Việt.
ày 17 tháng 1 năm 2014 Liên đoàn Lao động Việt Tự do viết tắt là Lao Động Việt đã chính thức được thành lập tại Bangkok, Thái Lan. Tổ chức này nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam trong nước cũng như khi họ xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Lao Động Việt dựa vào những
điều khoản trong Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam cũng như những chuẩn mực mà các tổ chức lao động quốc tế đưa ra để hoạt động do đó xét về tiêu chí tổ chức này hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam không những không hoan nghênh những thiện chí này mà còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ bất cứ ai có ý định can thiệp vào những khoảng trống mà người công nhân không được bù đắp.
Những trường hợp nổi tiếng nhất vẫn được các tổ chức nhân quyền nhắc nhở là ba tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn đang bị giam giữ trong tù vì đã tranh đấu giành quyền lợi cho công nhân Việt Nam.

Thursday, June 12, 2014

TẠI SAO QUỐC CA VNCH LẠI LÀ MỘT BÀI HÁT CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN?

Đọc báo mạng, chúng ta thường bắt gặp một số phản hồi từ các độc giả trẻ trong nước thắc mắc tại sao

Việt Nam Cộng Hòa và các cộng đồng người Việt Quốc Gia Hải Ngoại lại lấy một bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một đảng viên Cộng sản, để làm bài Quốc Ca?

Để góp phần giải tỏa phần nào thắc mắc của các bạn trẻ trong nước, trước hết, nên tìm về lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này.

Bối cảnh

Nửa đầu thế kỷ 20, cả Đông Dương thuộc Pháp (Việt-Miên-Lào) chỉ có một đại học mang tên Đại Học Đông Dương (Université de L’Indochine) tại Hà Nội. Hồi những năm 1940, có khoảng trên 800 sinh viên theo học ở đây, bao gồm phân nửa là sinh viên Việt Nam, còn lại là các sinh viên Miên, Lào, Pháp và có cả một ít sinh viên Tầu và vài nước Đông Nam Á nữa.

Thời đó, chỉ có con nhà khá giả mới có tiền học lên đại học, nhất là phải đi học xa nhà. Nói chung, hầu hết các sinh viên này chỉ lo “giật” lấy mảnh bằng để sau này có địa vị, có tiền bạc theo nguyện vọng của cha mẹ và gia đình họ.

Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên biết đặt dân tộc và đất nước lên trên những lợi lộc vật chất và công danh, sự nghiệp bản thân. Do đã lĩnh hội được tư tưởng khai phóng và tinh thần cách mạng Pháp, họ hiểu biết về các quyền lợi căn bản của người dân, như các quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại... và hiểu như thế nào là chế độ thực dân, là áp bức bóc lột, là độc lập, tự do, dân chủ... cho nên họ đã đem những kiến thức mới mẻ ấy để nâng nhiệt tình yêu nước của chính mình lên một bước trưởng thành mới; sau đó, họ dùng báo chí, ca, kịch để khơi dậy lòng ái quốc và thúc giục đồng bào đứng lên chống lại thực dân Pháp, giành lại độc lập cho nước nhà.

Một điều khá lý thú là những sinh viên hoạt động văn hóa, văn nghệ hăng say và đều đặn nhất trong thời điểm ấy là nhóm sinh viên từ Miền Nam ra học tại Hà Nội, như Lưu Hữu Phước, Nguyễn Tôn Hoàn, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huê, Nguyễn Mỹ Ca, Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Thiều...

Xuất sắc nhất trong số các sinh viên hoạt động văn nghệ thời đó là sinh viên Lưu Hữu Phước. Một mình Lưu Hữu Phước đã sáng tác ra nhiều bài hát ái quốc vượt thời gian, như Tiếng Gọi Sinh Viên, Người Xưa Đâu Tá, Bạch Đằng Giang (lời của Mai Văn Bộ), Ải Chi Lăng (lời của Mai Văn Bộ), Hội Nghị Diên Hồng, Hát Giang Trường Hận (Hồn Tử Sĩ), Xếp Bút Nghiên...

Đây là những bài hát có tính cách lịch sử, đã làm bừng sống dậy tình yêu quê hương đất nước.

Bài Sinh Viên Hành Khúc

TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN KÊU GỌI DÂN CHỦ HOÁ ĐẤT NƯỚC ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CHỐNG NGOẠI XÂM BẢO VỆ TỔ QUỐC


                                        TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

                                                                       HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long, Phường 7, Q. Bình Thạnh, TP Sài Gòn
 Phật lịch 2558                                                                    Số: 02/HĐĐH/TB/VT
LỜI KÊU GỌI
DÂN CHỦ HOÁ ĐẤT NƯỚC
ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CHỐNG NGOẠI XÂM BẢO VỆ TỔ QUỐC

Tin tức thời sự dồn đập hằng ngày loan báo cho thấy Trung Cộng với tham vọng bá quyền không giới hạn  ngày càng trắng trợn lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.
Việt Nam đơn độc nên đứng trước hoạ mất nước đã hiển hiện rõ ràng.
Thế nhưng khi người dân tổ chức xuống đường biểu tình chống Trung quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, lại bị Nhà cầm quyền Việt Nam cho công an ngăn chặn, đàn áp khắp nơi.
Chùa Giác Hoa, Chùa Liên Trì… ở Sài Gòn bị công an canh gác ngày đêm trong những ngày cuối tuần và các ngày lễ. Công an còn vào tận trong Chùa yêu cầu chư Tăng không được đi biểu tình chống Trung cộng. Họ đe doạ rằng: “ Nếu có đi cũng không được! Vì sẽ bị ngăn chặn, xô xát như những lần đi biểu tình trước đây, không thể nào ra khỏi chùa được!”. Tịnh thất Cụ Lê quang Liêm, tư gia Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và các Nhà dân chủ khác cũng đều bị canh gát chặt chẽ.
Hiện tình đất nước như dầu sôi lửa bỏng khi hằng ngày ngư dân vẫn tiếp tục bị lính Trung cộng đánh giết, cướp bóc tài sản, nghiêm trọng nhất là Trung quốc đã đặt giàn khoan dầu HD 981 lấn chiếm hải phận Việt Nam nhưng nhà cầm quyền vẫn thúc thủ không có một đối sách hữu hiệu.
Trong đất liền, những năm gần đây, người Trung quốc cũng tìm đủ cách như: đấu thầu các công trình, khai thác Bô-xít , trồng rừng, lập khu phố Tàu… để ngang nhiên hiện diện khắp nơi một cách lâu dài, tiện bề kiểm soát những vùng đất trọng yếu của quốc gia, đặt đất nước vào thế hiểm nghèo !…
Lòng dân đang bừng bừng khí thế chống ngoại xâm. Những nhà trí thức và dân chủ muốn dân chủ hóa đất nước để hình thành thế trận toàn dân và liên kết quốc tế để bảo vệ đất nước thì bị nhà cầm quyền đàn áp khủng bố.
Từ xưa đến nay, người dân luôn có quyền tham gia chính sự của đất nước. Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước mà người dân Việt nam lại bị gạt ra bên lề và bất lực như hôm nay.
Không có một chính phủ chân chính nào lại ngăn cấm người dân xuống đường biểu tình chống ngoại xâm cả. Không biết Đảng Cộng sản Việt Nam có âm thầm bắt tay với Đảng Cộng sản Trung quốc để thực hiện tư tưởng Mác-Lênin “ Vô gia đình, vô Tổ quốc, vô tôn giáo”  qua phương châm “4 tốt, 16 chữ vàng” hay không?

DÂN TỘC VÀ DÂN CHỦ TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Cuộc vận động chính trị hiện nay của những người Việt yêu nước ở hải ngoại và trong nước không đơn thuần là cuộc vận động dân chủ mà còn là cuộc vận động để mở đường cho dân tôc phát triển và phục hưng. Tình trạng lạc hậu của đất nước thôi thúc mọi người Việt yêu nước phải quan tâm và đóng góp vào việc tìm biện pháp giúp đất nước phát triển toàn diện, nhanh chóng và bền vững. Chúng ta vận động cho dân chủ vì chúng ta tin rằng chỉ có tự do dân chủ thì mọi thành phần dân tộc mới có cơ hội để phát huy tiềm năng của mình, đạt được một đời sống ấm no hạnh phúc, và dân tộc chúng ta mới hội nhập được vào dòng tiến hoá chung của nhân loại. Đất nước có phát triển thì dân tộc mới có được vị thế xứng đáng với bề dầy lịch sử và tiềm năng của người dân Việt. Dân tộc và dân chủ, do đó, là hai mặt của cuôc vận động lịch sử hiện nay.

Dân Chủ Trong Cuộc Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc
Trước hết, dân chủ không phải là vấn đề mới lạ trên chính trường Việt Nam trong gần một thế kỷ qua. Ngay từ những thập niên 1920, 1930, khi cả dân tộc còn đang phải đấu tranh quyết liệt và sắt máu để giành lại độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp, lý tưởng dân chủ đã được những nhà cách mạng quốc gia đề ra trong các cương lĩnh của họ, chẳng hạn như trong đường lối Tam Dân của Việt Nam Quốc Dân Đảng hay chủ nghĩa Duy Dân của Lý Đông A. Khi đảng Cộng Sản, qua phong trào Việt Minh, giành được chính quyền và thiết lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945, bản Hiến Pháp dân chủ đầu tiên của Viêït Nam đã ra đời với các điều khoản cần có của một chế độ dân chủ, dù ngay sau đó, những điều khoản này cùng với cả chế độ dân chủ đã bị ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản của ông cố tình “bỏ quên”.

TUYÊN CÁO CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT TỰ DO

par
                  dØfaut 2014-06-09 at 12.01.00


TUYÊN CÁO CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT TỰ DO

Ngày 9 tháng 6 năm 2014


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên danh nghĩa là một nhà nước của Liên Minh Công Nông song trong thực tế đã phản bội quyền lợi của hai khối dân đông nhất này trong cộng đồng dân tộc. Bằng chứng là hàng triệu dân oan lây lất trên toàn quốc và người lao động Việt Nam chưa bao giờ bị bóc lột như ở qui mô hiện tại, phơi bầy ra một sự cách biệt giàu nghèo chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

Bởi Tổng Liên Đoàn Lao Động VN, cũng trên danh nghĩa là đại diện trực tiếp cho quyền lợi của người lao động, nhưng vì là một tổ chức ngoại vi tức công cụ của Đảng CSVN nên không thể bảo vệ nổi những lợi ích của giai cấp công nhân Việt-nam nên:
1/ Từ ngày 20/10/2006, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam đã ra đời.
2/ Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam cũng đã thành hình ngày 30/12/2006 tại Việt Nam.
3/ Phong Trào Lao Động Việt cũng đã được lập ra ngày 29/10/2008 tại Việt Nam

Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về Công đoàn độc lập Việt Nam


Công đoàn độc lập phải là tổ chức xã hội do chính công nhân thành lập, thật sự hướng đến công nhân, lấy công nhân làm trung tâm và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mỗi công nhân trong từng nhà máy, xí nghiệp.
Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Về mặt pháp lý, bất kỳ cuộc đình công nào cũng phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN. Nhưng thực tế đã minh chứng một sự thật quá chua chát là TLĐLĐVN chưa bao giờ lãnh đạo, tổ chức hoặc hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam đều mang tính tự phát nhưng đều bị xem là bất hợp pháp. Thậm chí các cuộc đình công phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát như đã xảy ra trong tháng qua. Trong các vụ biểu tình của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh các tổ chức của TLĐLĐVN, được mang danh là đại diện của công nhân, đã hoàn toàn vô dụng và để cho những kẻ xấu lợi dụng gây bạo loạn làm hoen ố hình ảnh công nhân Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Nếu có công đoàn độc lập do chính công nhân lập ra, thì chắc chắn sự việc đáng tiếc như vậy đã không xảy ra.
Quyền lên tiếng
Quyền được lên tiếng để tự bảo vệ những lợi ích của mình trước giới chủ và trước những chính sách bất hợp lý của Nhà nước về thuê và sử dụng lao động là quá cấp thiết đối với hầu hết 5 triệu công nhân Việt Nam!

Chuyện cười sau cánh gà trong chuyến đàm phám cuả việt cộng tại mỹ

Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.

Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:
- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?

Đại diện CSVN cười và giải thích:
- Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.

Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:
- Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?

Đại diện CSVN phá lên cười:
- Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?

- Tôi học tiếng Việt ở Mỹ, học tiếng lóng tiếng láy ở Sài Gòn khi còn làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau này vẫn theo dõi thời sự và trao đổi trên Facebook. Chúng ta có thể thảo luận bằng tiếng Việt để khỏi mất thì giờ. Ông muốn gặp tôi lần cuối chắc là có câu hỏi gì cho tôi?

Đại diện CSVN vào thẳng vấn đề:
- Hai vòng đàm phán qua ông đã kết luận chúng tôi không thể có Liên minh Quân sự với Mỹ vì Trung Quốc sẽ cản trở. Chúng tôi không có đủ ngân sách để mua vũ khí tự túc. Xem ra giải pháp quân sự lúc này với Trung Quốc không khả thi. Thế thì giải pháp pháp lý, ông nghĩ có khả thi hay không? Ý tôi muốn nói rằng đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để kiện như Philipines đang làm thì có khả thi không?

- Cơ hội rất ít, thưa ông. Và các ông nên cân nhắc cẩn thận về các bằng chứng trình trước tòa. Vì nếu tòa phán quyết các ông THUA thì con đường tương lại còn gian nan hơn nữa. Phán quyết mới nhất của tòa cấp quốc tế xem ra là bản án tử hình cho các ông tại Biển Đông. Khi ấy các ông bị đẩy ra bên lề mọi tranh chấp sau này của các nước trong vùng đối với Biển Đông.

- Nhưng nếu chúng tôi liên kết kiện với Phi hay các nước khác?

Bách Việt: Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay

Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình.  Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc.  Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.
 
Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình.  Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”.  Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.
Để có được sự tỉnh táo, ngoài niềm tự hào về lịch sử giữ nước vẻ vang, Việt Nam cũng cần nhìn vào những thất bại trong lịch sử để từ đó rút ra bài học cho các quyết sách sáng suốt đối phó với Trung Quốc.
Bài viết này tập trung vào thất bại quân sự của triều Hồ năm 1407 và thất bại của Việt Nam năm 1975-1977 trong bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Tây Âu, vì những giai đoạn này có rất nhiều tương đồng sâu sắc với thời điểm hiện nay.

QUÂN ĐỘI HỒ QUÝ LY VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa

THỎA THUẬN THÀNH ĐÔ

Phát triển quan hệ không thù địch, hơn thế nữa còn phải thân thiện với các nước láng giềng, là một chính sách đúng đắn của mọi nhà nước yêu chuộng hòa bình công lý. Chính sách láng giềng thân thiện lại cần được ưu tiên hơn, khi láng giềng là một cường quốc. Bởi vậy, năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau hơn một thập kỷ chiến tranh và xung đột biên giới là việc cần làm.
Thế nhưng cái cách mà Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì thật không bình thường. Không chỉ như vậy, nội dung bình thường hóa quan hệ mà Việt nam cố gắng để đạt được, cụ thể hóa bằng Thỏa thuận Thành Đô (4/9/1990), là một nội dung bất lợi cho Việt Nam. Không chỉ bất lợi, mà ngày càng thêm thảm họa. Mức độ thảm họa tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian mà chính những người tham gia đàm phán Thỏa thuận Thành Đô đã không lường trước được.
I. Lệ Thuộc Về Chính Trị
Hai mươi tư năm trôi qua kể từ ngày ký Thỏa thuận Thành Đô, hậu quả khôn lường của nó đối với Việt Nam nguy hiểm đến nỗi mà ai trong số họ còn sống, bề ngoài không dám thể hiện, hoặc cố viện dẫn hoàn cảnh để thanh minh bào chữa, nhưng trong sâu xa tâm khảm, đều cảm thấy hối tiếc.
Ba Sai Lầm
1. Sự hoảng hốt lịch sử
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho một số lãnh đạo Việt Nam hoảng hốt. Lo sợ sự sụp đổ thể chế, lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ đã đột ngột biến kẻ thù truyền kiếp – từng xâm lược Việt Nam năm 1979, liên tục đánh chiếm biên giới Việt Nam suốt trong thập kỷ 1980, và đã bị ghi vào Hiến pháp 1980 là kẻ thù – thành người “anh em” cùng phe xã hội chủ nghĩa. Đó là kết quả của Thỏa thuận Thành Đô ký ngày 4/9/1990 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đại diện Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, có sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng. Còn đại diện phía Trung Quốc là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.
Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là việc cần làm. Nhưng quá hốt hoảng trước sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vội vã ký một thỏa thuận bất lợi cho Việt Nam nhằm bảo vệ chế độ, bất lợi đến nỗi mà chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần biểu lộ sự băn khoăn.
2. Ảo tưởng về chế độ

Thoát Á luận

Từ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: “Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này”. sự kiện nóng

LTS: Khơi dòng từ bài viết Xây danh dự cho dân tộc Việt của tác giả Nguyễn Lương Hải Khôi, hàng loạt bài viết đã gửi về tranh luận quanh chủ trương Việt Nam nên thoát Á hay thoát thân…
Thoát Á luận là tựa đề bài báo của Fukuzawa Yukichi, với nội dung thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa tiểu nông, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức giả tạo bên ngoài của các nước châu Á mà Trung Quốc là điển hình, để học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài.
Bài luận nổi tiếng này đã khơi nguồn cho dòng triết học Khai sáng của Nhật Bản, nền tảng tư tưởng và tinh thần của cuộc Canh tân Minh Trị đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ lệ thuộc và phát triển ngang hàng với phương Tây cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20.
Tuần Việt Nam giới thiệu bài luận này như một tư liệu để bạn đọc tham khảo.
—————————
Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy.
Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?

Sunday, June 8, 2014

LÁ THƯ CỦA ĐẠI DIỆN LIÊN MINH DÂN SỰ VIỆT NAM PHILIPPINES

Tiananmen Massacre 25th anniversary

Dear Ms. Nguyen and to our Friends in the Tibet Alliance,
Mr. Darwin Delatado 
      Associate Director Tibet – Philippines Support Network
I am very happy to receive your letter. I have pasted your letter to my facebook page so that all my Filipino friends will read such a very good letter from a Vietnamese friend.
Indeed todays development in the South China Sea are picture of the arrogance of the Communist government of China, who despite the absence of any legal basis would want to claim dominion over the entire area.
The Chinese government have been blocking our poor fisherman in several areas which have been their fishing ground since time immemorial, some areas as close as 70 miles, deep within our maritime waters, Chinese ships are bullying our local fishermen. Our government though, have decided to bring the issue to international tribunal, but even though while the case is on progress, the Chinese army are building installations in the area which the Philippines has always considered as its territory.

Saturday, June 7, 2014

Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay

LTS. Từ giờ đến cuối năm là “cơ hội vàng”, theo nhận định của Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Qua cuộc phỏng vấn mới đây với VOA, Ông Tom Malinowski, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ về Dân Chủ, Lao Động và Nhân Quyền, khẳng định thái độ xuyên suốt của Hoa Kỳ về nhân quyền trong chính sách đối ngoại với Việt Nam. Ông đưa ra thời gian từ giờ đến cuối năm để Việt Nam chứng minh những thay đổi căn bản về nhân quyền nếu muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ về an ninh và mậu dịch. Các điều kiện đưa ra gồm có: trả tự do cho tù nhân lương tâm; xoá bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền; tôn trọng quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hoà và lập hội, đặc biệt là các công đoàn lao động. Ông Malinowski là trưởng phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam trong hai ngày 12 và 13 tháng 5 vừa qua.  
Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay
Trà Mi, VOA, ngày 2 tháng 6, 2014
Hoa Kỳ nói nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay giữa căng thẳng Biển Đông, chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á, và các cuộc thương lượng Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, Tom Malinowski, trưởng phái đoàn Mỹ tham gia đối thoại nhân quyền với Việt Nam giữa tháng 5 năm nay, khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Lên Rừng Thăm Bạn.


Từ trên đồi cao nhìn xuống, giữa đại ngàn mênh mông xanh ngắt, đám rẫy của anh Khan nhỏ như một chiếc chiếu, màu nhạt lá non. Tôi lặn lội tìm đến giang sơn biệt lập của anh khi mùa bắp đang rộ trái. Lọt thỏm giữa đám rẫy là lều tranh. Giữa lều, treo một chiếc võng làm bằng bao bố. Những ngày ở đây, tôi ngủ trên chiếc võng này. Cái sạp tre để sát vách, chỗ ngủ hàng đêm của anh Khan.Đối diện vách bên kia, anh kê những viên đá làm ba ông táo nấu ăn. Mọi thứ trong lều đều đơn giản. Phía ngoài, gần bên hông lều, một cái hố đang đào dở. Hố rộng bằng căn phòng nhỏ. Theo lời anh, còn phải đào sâu hơn nữa, khoảng hai thước. Lúc mới đến, tôi hỏi: “Đào hố để làm gì?“

Anh nói: “Bắt khỉ.”
http://hoiquanphidung.com/upload/hqpd1/lenrungthamban.jpg
Tôi ngạc nhiên: “Bắt khỉ?”

Friday, June 6, 2014

Xã Hội Dân Sự Phải Độc Lập Với Các Đảng Chính Trị

Xã hội dân sự là yếu tố cần thiết cho dân chủ và phải giữ vị thế độc lập với các đảng chính trị. Theo tôi, xã hội dân sự ở trong nước đang rất èo uột và có nguy cơ bị còi và chậm phát triển vì cùng lúc bị chèn ép bởi đảng cầm quyền và các đảng chống đối.
Ở đây “đảng chính trị” là gọi chung tất cả những tổ chức chính thức nhận mình là đảng chính trị, những tổ chức ngoại vi của các đảng chính trị, và những tổ chức hoạt động với mục đích thay thế chế độ chính trị hiện hữu.
Bản chất của đảng chính trị là tham chính, là nắm quyền bính. Nếu đảng chính trị đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của đảng thì đấy là điều lý tưởng. Điều này đòi hỏi tinh thần trong sáng và tấm lòng quả cảm của những người lãnh đạo để luôn tự vấn và sẵn sàng hy sinh lợi ích đảng cho quyền lợi tối thượng của dân tộc. Đảng Cộng Sản là một phản thí dụ: họ đặt quyền lợi dân tộc dưới lợi ích đảng.
Nhưng không phải chỉ có Đảng Cộng Sản mới như vậy. Các đảng chính trị chống cộng cũng có thể đi vào vết xe đổ ấy:  Vì lợi ích riêng, họ có thể gây tổn hại cho sự phát triển xã hội dân sự và đẩy lùi tiến trình dân chủ hoá ở trong nước.

Tuyên Bố Về Chương Trình Quốc Tế Vận

Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do
Và Dân Chủ

Tuyên Bố Về Chương Trình Quốc Tế Vận
Yểm Trợ Nỗ Lực Bảo Vệ Tổ Quốc Của Toàn Dân

Ngày 1 tháng 6, 2014



Hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam bằng giàn khoan HD 981 nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Cộng nhằm lấn chiếm đất nước và khuất phục dân tộc Việt Nam. Trước cảnh đất nước lâm nguy, chúng tôi, ban tổ chức cuộc tổng vận động hàng năm mệnh danh “Ngày Vận Động Cho Việt Nam” từ 2012 đến nay, quyết định thành lập Coalition for a Free and Democratic Vietnam hay CFDV (Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ), một cơ cấu thường trực để quốc tế vận liên tục và trường kỳ cho một Việt Nam tự do, dân chủ và vẹn toàn lãnh thổ.

Mục đích của CFDV là vận động quốc tế yểm trợ cho toàn dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ tổ quốc. Chủ trương hành động của chúng tôi dựa trên những nhận định căn bản sau:




(1)   Chính sách của Trung Cộng là gặm dần lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam bằng phương cách mà các chuyên gia quốc tế gọi là “salami slicing” (xắt lát cây lạp xưởng). Đây là kế tiệm tiến, với mỗi bước được cân nhắc để tránh gây phản ứng mạnh của quốc tế; đến khi mọi người nhận thức ra thì sự thể đã rồi. Giàn khoan HD 981 không phải là bước đầu hay bước cuối mà nằm trong một chuỗi hành động xâm lấn Việt Nam đã được khởi xướng từ đầu thập niên 1970 và còn tiếp diễn. 
(2)   Sau 4 thập niên bị xâm lấn Biển Đông, chính quyền Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ hành động thích đáng nào, mà căn bản và cần thiết nhất là kiện Trung Cộng ra Toà Án Công Lý Quốc Tế hay Toà Án Quốc Tế về Luật Biển. Ngược lại, chính quyền Việt Nam đã thẳng tay đàn áp các công dân tham gia biểu tình ôn hoà để bày tỏ lòng yêu nước.
(3)   Hai yếu tố tiên quyết để đối phó hữu hiệu với chính sách xâm lấn dài hạn của Trung Cộng là chính quyền Việt Nam phải dứt khoát cắt bỏ sự thống thuộc Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và người dân phải thực sự làm chủ đất nước. Có vậy thì mới huy động được sự đồng tâm nhất chí của toàn dân, tranh thủ được sự yểm trợ của thế giới tự do, và đóng lại tuyến phòng thủ để giặc không lẻn vào ngã sau theo quan hệ đảng thống thuộc.
(4)   Các chính quyền dân chủ sẽ không bao giờ yểm trợ cho một chế độ độc tài cộng sản và có thành tích đàn áp nhân quyền một cách trầm trọng, vì điều này không thuận lòng dân và sẽ bị công luận quốc tế lên án. Ngay cả trong vấn đề Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hoa Kỳ sẽ rất khó bênh vực cho Việt Nam để được tham gia nhằm cứu vãn nền kinh tế nếu từ giờ đến cuối năm không có những cải thiện nhân quyền một cách cụ thể và căn bản.

3 Bước Dân Chủ Hoá

Tôi hoan nghênh Liên Hội Người Việt Canada đã vận động thành công cho buổi điều trần về nhân quyền hôm nay trước Quốc Hội Canada. Đây là thành quả của 2 năm vận động. Cách đây 2 năm, khi Liên Hội bắt đầu vận động cho buổi điều trần này, cũng như khi cách đây 3 năm chúng tôi bắt đầu vận động để đẩy lùi Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, cho Việt Nam, thì đâu ai có thể ngờ trước được biến động vừa xảy ra ở Biển Đông. Biến động này đang cho chúng ta một cơ hội vàng để đẩy nhanh hơn cuộc tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và vẹn toàn lãnh thổ cho Việt Nam.
Tôi xin trình bày về cơ hội vàng này, về 3 bước để đem dân chủ đến cho Việt Nam, và một ví dụ về cách huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả người Việt ở hải ngoại.
Từ giờ đến cuối năm chúng ta đang có cơ hội vàng để đòi hỏi những nhượng bộ về nhân quyền từ chính quyền Việt Nam. Trước khi xảy ra việc Trung Cộng cắm giàn khoan vào sâu trong vùng biển của Việt Nam, cuộc vận động chính giới Hoa Kỳ gặp nhiều cam go vì khuynh hướng lấy nhân quyền làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại với Việt Nam chỉ là khuynh hướng thiểu số. Đa số những nhà làm chính sách Hoa Kỳ  tin hoặc biện luận rằng, mạnh tay về nhân quyền và dân chủ thì e sẽ đẩy Hà Nội ngả thêm về phía Trung Cộng. Đó là tình trạng cách đây 4 tuần. Bây giờ lý lẽ này không còn cơ sở. Chính quyền Việt Nam chắc chắn sẽ cảm nhận được thái độ cứng rắn hơn từ phía Hoa Kỳ trong thời gian trước mắt. Chưa bao giờ chúng ta có thuận lợi như bây giờ.
Chưa bao giờ chế độ độc tài ở Việt Nam lại ở thế kẹt như lúc này. Họ đang rất cần sự yểm trợ của Hoa Kỳ và cùng với Hoa Kỳ là cả khối các quốc gia tự do dân chủ, trong đó có Canada, về an ninh lẫn kinh tế. Kinh tế Việt Nam đang tụt dốc và, do ảnh hưởng của các biến động hiện quanh vụ giàn khoan, có thể đi vào khủng hoảng. Họ kẹt về an ninh nhưng chết về kinh tế. Việt Nam đang cầu cạnh TPP như một chiếc phao cứu sống. Và chính lúc này là lúc chúng ta phải tổng vận động để đòi hỏi những cải thiện nhân quyền cụ thể và cơ bản, làm điều kiện tiên quyết nếu Việt Nam muốn tham gia TPP.

NẮM TAY NHAU XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ: GIẤC MỘNG VIỆT NAM!

NGUYEN VU BINH
Trong những năm qua, khi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề Dân chủ, xây dựng thể chế dân chủ, trong đầu tôi luôn có một câu hỏi: có một thể chế dân chủ nào có thể áp dụng cho mọi quốc gia (trong trạng thái bình thường, tức là không có chiến tranh), đều đem đến kết quả tốt đẹp không? Làm thế nào để có được một thể chế dân chủ, để xây dựng được một thể chế dân chủ như vậy?
Những nỗ lực nghiên cứu đã được đền đáp, tôi tin là tôi đã tìm ra được một thể chế dân chủ có thể áp dụng cho mọi quốc gia đạt tới đích cuối cùng: tự do của người dân. Không những vậy, thể chế dân chủ này sẽ chỉ đường và đưa các quốc gia hòa hợp vào một thể chế lớn hơn, thể chế dân chủ toàn cầu, mà chúng ta thường được nghe dưới cái tên Toàn cầu hóa.
Sẽ có một câu hỏi đặt ra ngay lập tức, vậy thể chế dân chủ này so sánh với thể chế dân chủ Hoa Kỳ có điều gì giống và khác nhau? Xin trả lời, giống ở những nguyên lý cơ bản, nhưng khác ở cách thức xây dựng một hệ thống đồng bộ ngay từ ban đầu. Thể chế dân chủ Hoa Kỳ, thể chế dân chủ ưu việt nhất hiện nay, là một quá trình tìm tòi, sáng tạo trong xây dựng quốc gia Hoa Kỳ, cũng là quá trình xây dựng thể chế dân chủ Hoa Kỳ. Đó là quá trình thử và sai vô cùng vất vả của người dân Hoa Kỳ trong suốt mấy trăm năm. Đến nay, về cơ bản, đó là thể chế khá hoàn thiện, tuy nhiên, chưa phải là hoàn hảo.