Wednesday, September 3, 2014

Hoạt Động XHDS Trong Chế Độ Độc Tài

3 Yếu Tố An Toàn
Các nguyên tắc căn bản về hoạt động xã hội dân sự áp dụng cho mọi môi trường. Tuy nhiên, khi chế độ độc tài đang khống chế cả xã hội thì các nguyên tắc này chưa đủ. Các bài học từ những xã hội mở không giúp chúng ta cách đối phó với những khó khăn và nguy hiểm thuộc vùng "cấm địa". Bởi vậy, hoạt động xã hội dân sự trong "cấm địa" đòi hỏi thêm 3 yếu tố: hành lang an toàn, vòng đai an toàn, và hậu cứ an toàn.
Hành lang an toàn
Hành lang này được tạo nên bởi sự quan tâm và can thiệp của quốc tế trong một lãnh vực nhân quyền nhất định, như quyền lao động, quyền tự do tôn giáo, quyền văn hoá, quyền không bị tra tấn, quyền không bị nô lệ, quyền của người khuyết tật... Khi chế độ độc tài, dưới áp lực quốc tế, cam kết tôn trọng một lãnh vực nhân quyền thì đó là khởi điểm để xây dựng một hành lang an toàn.
Một ví dụ gần nhất là chuyến thị sát của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đang nâng sự quan tâm quốc tế về tình hình đàn áp tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Qua các công tác quốc tế vận hiệu quả, sự quan tâm này có thể mỗi ngày được nâng cao và đắp dày thêm để trở thành bức tường che chắn. Đằng sau bức tường ấy là hành lang an toàn cho những người hoạt động tôn giáo. Dĩ nhiên sự an toàn ấy chỉ tương đối và tuỳ thuộc vào mức độ quan tâm và can thiệp của quốc tế.
 
Qua Skype, LM Phan Văn Lợi điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 26/03/2014

“mộng mị dân chủ” ?


Câu chuyện Bùi Hằng tạm thời khép lại với mức án 3 năm tù. Nhưng thông qua đó, cũng cho thấy nhiều điều cần bàn trong giới đấu tranh dân chủ thông qua căn bệnh mộng mị (mộng mị dân chủ).

Sự tôn sùng thái quá cá nhân


Không ít cá nhân trong lẫn ngoài nước khi tham gia vào tiến trình chống độc quyền/ lạm quyền của chế độ ở Việt Nam thường hay mắc bệnh phong danh hiệu/ thần thánh hóa cá nhân: Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng) là biểu tượng dân chủ; Phương Uyên là anh thư thời đại; Đỗ Thị Minh Hạnh cánh chim báo bão; Cù Huy Hà Vũ biểu tượng đấu tranh dân chủ…

Cố nhiên, các danh xưng đẹp đẽ/ kiêu hãnh này thể hiện lòng yêu mến hay thậm chí là sự kỳ vọng lớn lao. Nhưng liệu nó có cần thiết trong giai đoạn này? Khi mà chúng ta chưa cần lắm một trò chơi mang tên phân cấp bằng danh xưng..

Chính “danh xưng sùng bái” thái quá đó dẫn tới hiện tượng, đưa vị trí của một số người bất đồng chính kiến đi quá xa, và lên quá cao so với vị trí mà những người ấy đang đứng. Trong khi đó, hiểu sai lệch hoặc đánh giá thấp chính quyền hiện tại. Đưa tới những nhận định phi thực tế. Ví như, bài “Phiên toà xử Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất” của tác giả Đỗ Thành Công có nhận định “Phiên toà xử Chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN. Nếu kém xử trí, đảng CSVN có thể sẽ bị mất đi hàng trăm triệu mỹ kim tiền viện trợ, giúp đỡ về mua vũ khí, thiết bị quân sự. Đồng thời, các bước chiến lựợc sắp tới của Việt Nam, nhằm dựa Mỹ để cân bằng với Trung Cộng, cũng sẽ bị kéo lùi.”

Đó là điển hình cho sự ngây thơ đến hoang tưởng của không ít những ai đang quan tâm đến dân chủ Việt Nam. Một Bùi Hằng với “phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN”, vậy thì phiên tòa dành cho Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức… sẽ là phiên tòa gì đối với chính quyền? Lúc đó chính quyền lại mất bao nhiêu “triệu mỹ kim, thiết bị, vũ khí quân sự viện trợ”? Và từ bao giờ một cá nhân lại có thể kéo lùi “chiến lược” của nước CHXHCN Việt Nam?

Hoạt động XHDS: Bắt đầu từ đâu?

Hoạt động xã hội dân sự không dễ; hoạt động xã hội dân sự trong một chế độ độc tài lại càng gian truân. Chế độ độc tài không có nhà trường đào tạo cho những người hoạt động xã hội dân sự. Họ phải tự mày mò và xoay xở trước những phức tạp đương nhiên và cùng lúc phải đối phó những hiểm nguy giăng mắc bởi chế độ. Trước tất cả những khó khăn vô vàn ấy, khởi đầu cho đúng là cần thiết để đi xa. Chệch một li ở bước đầu, dễ dàng thành sai một dặm ở những bước sau
Những điều trình bày dưới đây có thể xem là một cẩm nang tóm tắt để khởi dựng một tổ chức trong khu vực xã hội dân sự.
Chọn đối tượng phục vụ, mục đích và chủ trương cho tổ chức
Các tổ chức trong khu vực xã hội dân sự, kể cả NGO và CSO, đều có mục đích nhân bản là phục vụ con người. Khi đã nói đến phục vụ thì phải có đối tượng phục vụ nhất định và cụ thể. Do đó việc phải làm đầu tiên là ấn định đối tượng phục vụ cho tổ chức. Ví dụ, đối tượng hẹp có thể là các trẻ em tiểu học thuộc diện nghèo trong một quận nào đó, hoặc rộng thì có thể là tất cả các cộng đồng tôn giáo ở khắp nước. 

DB Christopher Smith chúc mừng 30 năm hoạt động của BPSOS và 35 năm lịch sử người Mỹ gốc Việt, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 18/05/2010

Học giả Trung Quốc bác bỏ quan điểm sai trái về biển Đông của Trung Quốc


Mới đây, học giả Lê Oa Đằng, chủ trang Blog có tới hơn 4.039.130 người đọc trên diễn đàn mạng Sina.com lớn hàng đầu Trung Quốc, đăng bài “Nam Hải từ xưa đến nay là của Trung Quốc ư?”, thẳng thừng bác bỏ những luận điểm sai trái của chính quyền Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

Đầu tháng 8 vừa qua, Trung Quốc lại cho phát hành cuốn sách “Bàn về lịch sử, địa vị và tác dụng của Đường 9 đoạn” do một số học giả, quan chức viết. Cao Chí Quốc, Viện trưởng nghiên cứu chiến lược phát triển Cục Hải dương Trung Quốc – chủ bút cuốn sách này rêu rao sản phẩm của ông ta và 2 đồng nghiệp “cung cấp chỗ dựa pháp lý quan trọng để Trung Quốc bảo vệ quyền lợi biển ở Nam Hải (tức biển Đông)” (!?).

Tuy nhiên, chỉ cần đọc qua những lời giới thiệu, người ta thấy ngay nó chả có gì mới mẻ hơn những điều mà viên tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã đưa ra tại Diễn đàn Shangri La hồi tháng 6/2014 và đã bị dư luận quốc tế kịch liệt phê phán và bác bỏ…

 

Tấm bản đồ khổ dọc thể hiện tham vọng thôn tính biển Đông của Trung Quốc

Bài học Ukraine cho Việt Nam


Ukraine và Việt Nam cùng giống nhau ở chỗ nằm sát cạnh Nga và Trung Quốc nên thường bị hai cường quốc này xem như khu vực sân nhà. Đến năm 2013 chính quyền Ukraine bị lật đổ vì tham nhũng và đánh mất lòng dân, nhưng trước đó cánh thân Nga rất mạnh do nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và hậu thuẫn chính trị. Ngược lại khuynh hướng thân Tây phương và ước vọng vào nền dân chủ pháp trị ngày càng rõ rệt trong quần chúng. Ukraine nay trở thành tiền đồn tranh chấp giữa Nga và Âu-Mỹ thì chúng ta cần thiết phải phân tích những bài học của đất nước bất hạnh này để suy nghĩ về con đường tương lai cho Việt Nam.
Bài học thứ nhất là các quốc gia độc tài chuyên chế như Nga (hay Trung Quốc) không thể nào chấp nhận để Ukraine (hay Việt Nam) trở thành dân chủ kiểu Tây phương. Có nhiều nguyên do lịch sử và địa chính trị khiến hai cường quốc lớn xem những nước nhỏ láng giềng như chư hầu trong vòng kiềm toả của sân nhà; nhưng cạnh đó còn thêm nỗi quan ngại sâu xa rằng thay đổi thể chế tại Ukraine (hay Việt Nam) sẽ lan rộng để trở thành mối đe dọa cho sự sống còn (existential threat) của hệ thống cầm quyền chuyên chế trong chính nước họ. Do đó vào năm 2013 khi nhà nước thân Nga tại Ukraine bị dân chúng biểu tình chống đối, Mạc Tư Khoa đã có những đề nghị vô cùng hào phóng nhằm giảm 50% giá khí đốt cộng thêm 15 tỷ USD trợ giúp kinh tế để cứu vớt cho Tổng thống Viktor Yanukovich không bị lật đổ; ngược lại khi cách mạng quần chúng thành công và Ukraine có triển vọng sẽ ký kết hiệp ước tham gia Liên Hiệp Âu Châu, Putin đã không ngần ngại tung ra mọi thủ đọan kinh tế và quân sự để nước này nếu không trở lại quỹ đạo của Nga cũng sẽ mãi mãi bị chia rẽ và suy yếu.

Khi Tôn Giáo Quốc Doanh Rớt Mặt Nạ


Tại buổi họp báo ở Hà Nội ngày 31 tháng 7, Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng, nhận định tinh tế và chính xác rằng phần lớn các tổ chức tôn giáo được chính thức đăng ký hoạt động đều thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, công cụ mà Đảng Cộng Sản Việt Nam dùng để kiểm soát quần chúng.
Các tổ chức này gồm hai thành phần. Thứ nhất là các tổ chức do chính nhà nước dàn dựng lên sau khi đã xoá sổ các giáo hội như Cao Đài, Phật Giáo Thống Nhất, Phật Giáo Hoà Hảo... Chúng đích thực là những tổ chức tôn giáo quốc doanh. Trong bản tuyên bố báo chí, ông Bielefeldt có những nhận định khá rõ nét về thành phần này khi nhắc đến Hội Đồng Chưởng Quản Cao Đài hay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Thứ hai là các tổ chức tôn giáo không do nhà nước dựng lên nhưng đã quy phục nhà nước để được đăng ký hoạt động. Trong nhiều trường hợp, chức sắc của họ phải tham gia Mặt Trận Tổ Quốc. Họ đã im bặt khi chính tín đồ hoặc hội nhánh bị đàn áp khốc liệt. Ông Bielefeldt cũng nhìn ra điều này khi nhắc đến một số hội thánh Tin Lành đã được đăng ký hoạt động nhưng vẫn bị đàn áp.


Trong một thời gian dài, thành phần tôn giáo quốc doanh đã được chính quyền Việt Nam dùng để vừa khống chế các hoạt động tôn giáo độc lập vừa đánh lừa thế giới rằng Việt Nam có tự do tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo quy phục cũng được dùng cho cùng mục đích. Bản tuyên bố báo chí của Ông Bielefeldt vạch ra thực tế này. Và chắc chắn bản phúc trình chính thức mà Ông ta sẽ nộp cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng 3 sang năm lại còn rõ rệt hơn nữa.
Khoảng 2 tuần trước khi phái đoàn của Ông Bielefeldt đến Việt Nam, tôi đề nghị họ nên bằng mọi cách tiếp xúc cả với các tổ chức tôn giáo quốc doanh và các tổ chức tôn giáo quy phục, và cung cấp cho họ  mọi thông tin liên lạc. Lúc ấy có người biết chuyện đã tỏ ý lo ngại rằng phái đoàn LHQ có thể bị che mắt, đánh lận con đen.

Tổng giám đốc người Nhật: Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc


 Đây là câu nói của một ông giám đốc người Nhật, nói trước hàng chục quan khách Việt Nam trong một phòng hội thảo của một khách sạn 5 sao. Câu nói ấy làm hết thảy các vị doanh nhân, nhà khoa học, thậm chí là cả những viên chức nhà nước trong khán phòng sững sờ. Câu nói ấy không khác việc ông giám đốc người Nhật kia đã vả một cái tát vào mặt tất cả những con người Việt Nam ưu tú trong khán phòng đấy. Họ đều là những người Việt Nam thành đạt, là những người yêu nước, làm sao có thể chịu đựng được sự sỉ nhục ấy.

Thế nhưng, những lời nói tiếp theo đó của vị giám đốc kia đã phải khiến khán phòng gật đầu thừa nhận, thậm chí là vỗ tay. Ông chỉ vào chiếc màn máy chiếu, chỉ vào cặp đèn trên trần nhà, chỉ vào bộ quần áo mà mọi người đang mặc, thậm chí là cây bút và tờ giấy mà họ cầm trên tay, ông nói: “Made in China”.

Ông nói rằng, người Việt Nam giỏi lắm, thông minh lắm, kiên cường lắm. Lúc ấy người Nhật thua trận trước người Mỹ, cả nước Nhật thấy sỉ nhục, còn người Việt Nam thì lại thắng nước Mỹ. Nhưng 20 năm qua đi, Nhật Bạn có Toyota, có Honda, có Mitsubishi, Việt Nam có gì? Người Hàn Quốc chịu sỉ nhục trước người Nhật, họ có Huyndai, có Samsung, có LG, Việt Nam có gì?