Thursday, July 25, 2013

Mảnh đất ngàn năm văn hiến.đất thần kinh dưới thời chủ nghĩa xã hội tuyệt vời như thế này đây sao ?

'Trả tiền chai nước đây rồi cút đi'

Chúng tôi mua một chai nước suối ở Hà Nội. Người bán mời mọc thêm những thứ khác nhưng chúng tôi không mua. Thế là anh ta liền cau mày chửi tục và nói “mày là dân du  lịch 'miền chỏng' à? ".

Tôi ở Sài Gòn vừa rồi dẫn hai đứa em đi du lịch ra Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên tạo cho chúng tôi là khi mua một chai nước suối. Hôm đó trời nắng nóng, ba anh em tôi ghé lại quán nước mua một chai nước suối.
Anh chủ quán mời mọc mua thêm những thứ khác nhưng chúng tôi không mua. Thế là anh ta liền cau mày chửi tục và nói “mày là dân “miền chỏng” (miền trong) à? Trả tiền chai nước đây rồi cút đi”. Tôi rút ví đưa 20.000 đồng cho anh ta cũng không thấy thối tiền thừa lại.
Ba anh em tôi tức lắm, trả tiền xong chúng tôi đi ra chỗ khác mua. Em tôi bảo: "Sao chai nước nhỏ xíu mà 20.000 đồng, trong mình chai này có 6-7.000 đồng à? ". Tôi nói đùa: "Mình là khách du lịch miền "chỏng" nên họ mới lấy giá đấy đó".
Ấn tượng thứ hai ở trong ngày, tại Hồ Gươm chúng tôi bắt taxi về Ngã tư Sở đưa người bạn về nhà, sau đó chúng tôi nói tài xế chở về đường Phạm Văn Đồng. Người tài xế taxi không bật đồng hồ tính giờ mà chỉ thỏa thuận giá bằng miệng là 150.000 đồng.
Tôi đồng ý, nhưng khi bỏ bạn tôi xuống ở Ngã tư Sở đi được một đoạn thì anh tài xế dừng xe lại nói: “Khi nảy tôi tính nhầm, 150.000 đồng chỉ chở được đến đây thôi. Nếu đi về đến chỗ anh nói thì phải thêm 50.000 đồng nữa”.
Do tôi mới ra Hà Nội, cũng không rành đường mà bạn tôi thì đã xuống xe nên chúng tôi cũng đành phải trả thêm để cho yên chuyện. Vậy là ngày đầu tiên đi thăm Hà Nội, chúng tôi đã hai lần bị chặt chém với ấn tượng chẳng hề tốt đẹp gì.
Ở Hà Nội, tôi thấy ăn uống cái gì cũng rất đắt đỏ, đặc biệt là ở khu phố cổ. Bạn tôi luôn dặn dò “bạn ra Hà Nội muốn ăn cái gì? uống cái gì? Thì bạn cũng phải nhớ hỏi giá trước thật kỹ, nếu không bạn sẽ bị “chặt chém” đó”.
Người bạn tôi lấy ví dụ luôn: “Ông khát nước, nếu muốn uống lon Bò húc mà hỏi giá trước thì chỉ có 16.000 đồng nhưng nếu ông uống xong mới hỏi giá tính tiền thì họ sẽ “chém” lên 25.000 đồng đó”.
Đó là những lời người bạn tôi ở Hà Nội nhắc nhở khi chúng tôi đi ra đường thăm quan. Mặt khác, sau chuyến đi du lịch này tôi rút ra một điều đó là: Khi chúng ta muốn đi du lịch ở đâu thì nên khảo sát trước đường đi hoặc phải có một tấm bản đồ trong tay để biết được khoảng cách trước để đỡ bị taxi vòi tiền.
Thứ hai là về giá cả ăn uống chúng ta nên tham khảo trên mạng, bạn bè hoặc nhờ người quen tìm hiểu trước địa điểm. Đặc biệt là muốn mua cái gì cũng nên hỏi giá trước… Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch không bị "chặt chém".

Ly bưởi ép '70.000 đồng, trả tiền xong rồi biến đi’

Tôi bảo em phục vụ “chị không đồng ý trả tiền cho ly nước bưởi ép có gián này đâu”.  Ngay lập tức tôi nhận được câu trả lời  trên của bà chủ quán. Tôi bị sốc "toàn tập"… 

Đó là một buổi tối thứ bảy 20/7, hai chúng tôi ghé vào một quán ăn trên đường Tràng Thi (Hà Nội). Ngoài đồ ăn, chúng tôi còn gọi thêm một lon bia và ly nước bưởi ép. Hôm đó, tôi đói quá nên mải ăn, đến gần cuối bữa mới uống một ngụm nước ly bưởi ép thì nôn ọe.
Một thứ mùi kinh khủng làm nghẹn cổ họng tôi. Tôi nhìn xuống đáy cốc thì thấy rất nhiều những hạt nhỏ màu đen li ti. Tôi vội lấy ngay cái thìa khuấy lên để nhìn cho kỹ thì tìm thấy một con gián con đang nằm phơi bụng dưới ly nước trị giá 70.000 đồng.
Tôi thấy kinh tởm đến lợm cả giọng! Tôi gọi ngay quản lý đến cho họ xem con gián và ly nước bưởi ép của họ dành cho tôi. Anh quản lý lộ rõ vẻ mặt lúng túng, cầm ly nước đi mất. Anh quay lại chỉ cho tôi xem chỗ cất ly của họ (ly treo ngược phía trên quầy bar), phân bua: “Em thấy đấy, ly của anh rất sạch mà”.
Thật nực cười, thay vì xin lỗi tôi, anh quản lý này lại biện hộ cho quán bằng một câu nói rất vô nghĩa. Tôi ngán ngẩm không muốn nói gì, để xem họ sẽ xử lý tiếp như thế nào. Chúng tôi nhanh chóng kết thúc bữa ăn và hóa đơn được mang đến.
Nhìn vào hóa đơn, tôi giật mình khi thấy họ vẫn tính tiền cốc nước bưởi ép độn gián đó. Tôi bảo em phục vụ “chị không đồng ý trả tiền cho ly nước bưởi ép có gián này đâu”.  Ngay lập tức tôi nhận được câu trả lời từ phía bà chủ: “Gọi ra rồi là phải tính tiền, không có chuyện gì phải giải thích hết, trả tiền xong rồi biến đi”.
Nghe câu đó xong tôi bị sốc “toàn tập”. Nếu bạn là tôi thì bạn có cáu điên lên không? Tôi nghĩ: “Được thôi”. Tôi lập tức quay sang một bàn gần đó (một gia đình khoảng hơn chục người) đang ăn tối, tôi kể với họ về ly nước bưởi ép độn gián của mình. Họ cũng sững sờ không kém gì tôi.
Tôi dặn dò “nhà mình nên cẩn thận xem lại đồ ăn nha, nhất là của các em bé, cùng một nơi chế biến cả mà”. Những vị khách này quay sang nhìn bà chủ quán với ánh mắt nghi ngại. Bà này bắt đầu thấy xấu hổ và lúng túng. Tôi nhanh chóng trả tiền và rút lui.
Tôi nghĩ thái độ làm ăn thiếu đạo đức của quán không thể chấp nhận được. Quán này không xứng đáng để tồn tại, không một lời xin lỗi khách mà còn có thái độ cư xử của một người vô văn hóa và đầy thách thức.
Khi bước ra khỏi quán, tôi còn nói lớn: “Họ không tôn trọng khách và không cần khách đến ăn”. Tôi nghĩ sao lại có một người chủ có tầm nhìn thật là ngắn, họ chỉ nhìn thấy 70.000 đồng chứ không nhìn thấy họ đã mất những gì. Thử ước tính số tiền của những lần mua hàng tiếp theo có gấp nhiều lần 70.000 đồng kia không?

Bị 'chém' một triệu đồng cho 4 miếng dứa ở Hồ Gươm

Mấy người khách du lịch nước ngoài còn đang loay hoay chọn tiền để trả thì đội quân hàng rong đã nhanh tay rút mất một triệu đồng cho bốn miếng dứa (thơm) và công chụp ảnh.

Hàng ngày tôi phải chứng kiến những người bán chuối, bán dứa trên đôi quang gánh ở Hồ Gươm, Hà Nội. Cứ hễ thấy khách nước ngoài bất kể già trẻ gái trai là mấy người bán rong này đặt ngay những đôi quang gánh lên vai và đội nón lá lên đầu khách mặc cho họ có đồng ý hay không.
Khách du lịch thì cứ nghĩ người Việt Nam mình thân thiện, mến khách rồi đưa máy ảnh lên chụp. Nhưng ôi thôi quang gánh chưa kịp hạ xuống đã bị nhóm người này giúi luôn cho một túi vài miếng dứa hoặc chuối.
Các bạn có biết không, họ đòi hai trăm ngàn đồng cho vài miếng dứa. Khách kêu đắt thì họ bảo phải trả cả tiền cho thuê đôi quang gánh chụp ảnh nữa.
Nhiều lần tôi thấy cảnh mấy người khách du lịch có lẽ mới sang Việt Nam lần đầu còn chưa biết nhận dạng mệnh giá tiền Việt. Khi họ còn đang cầm ví tiền trên tay thì những người bán rong đã thò tay rút ngay những tờ mệnh giá 500.000 đồng. Mấy vị khách còn đang loay hoay chưa kịp tính ra số tiền Việt của họ là bao nhiêu thì những người quang gánh đã nhanh chân đi mất.

Và một lần tôi chứng kiến những người bán chuối, dứa này rút từ ví của du khách một triệu đồng cho 4 miếng dứa gai và tiền công ảnh. Địa bàn hoạt động của những người này thường ở ngã tư Nguyễn Hữu Huân - Hàng Thùng.
Tôi là một công dân sống tại khu vực Hồ Gươm. Là một người trẻ cũng thường xuyên đi du lịch trong nước và các nước ASEAN, tôi thấy Hà Nội có phong cảnh đẹp và có nhiều nét đặc trưng bản địa.
Vậy nhưng du khách nước ngoài đến đây một lần và hầu như không trở lại nữa cũng vì vô vàn những lý do, mà sự chèo kéo bán hàng, chặt chém đến mức ''lừa đảo'" của những người bán hàng rong là một trong những nguyên nhân.
Nguyễn Tiến Minh

Tiệc hải sản 10 người chỉ 1 triệu đồng

Vì đói quá nên chúng tôi vào quán gọi món mà quên không hỏi giá và số lượng. Một lúc sau thấy họ bê ra 4 khay nhựa "khủng". Cả đoàn nghĩ bụng: "Thôi chết rồi..."

Sau khi đọc những bài viết về nạn chặt chém khách du lịch trên VnExpress, tôi chợt nhớ lại chuyến du lịch của mình. 
Có lần chúng tôi đi đoàn 10 người vào một quán ăn ở Phú Yên, họ hỏi muốn dùng món gì. Sau khi bàn bạc, chúng tôi đặt 4 món mà không hỏi giá cũng như số lượng. Phần cũng vì đói, phần vì trông hải sản tươi sống ngon quá nên quên mất. 
Khi thấy họ đem cả 4 cái khay nhựa to "khủng bố" ra, chúng tôi nghĩ thầm trong bụng: "Thôi xong, chết chắc rồi". Nhưng vẫn đánh liều ăn vì đã lỡ gọi và thấy cũng ngon miệng.
Bất ngờ nhất khi chúng tôi gọi tính tiền, tổng cộng chỉ có 1,1triệu cho 1 thùng bia và một bữa hải sản bao gồm: sò, xìa, ghẹ, mực. Cả đoàn 10 "chiến sĩ" cả đàn ông lẫn đàn bà ăn no "lăn quay".
Chúng tôi thắc mắc: "Tại sao lại rẻ như vậy? Liệu có tính nhầm không?". Chủ quán mỉm cười nói: "Mình căn vừa đủ cho 10 người để người ta ăn còn ngon miệng và giá thì không cần phải chặt chém làm gì vì hải sản gần nguồn. Có rẻ, ngon và uy tín tự khắc người ta sẽ quay lại thôi".
Thế mới thấy dân quê người ta còn biết tính toán đến chuyện đó mà tại sao những người làm ăn lớn lại thích kiểu chụp giật mất uy tín như thế nhỉ. Có lẽ do người dân nơi đây không có thói quen chặt chém vì họ rất chân thật. 
Đó là kỷ niệm đẹp nhất trong hành trình du lịch của chúng tôi. Cả đoàn tự hứa chắc chắn sẽ quay lại vùng này trong thời gian tới.

No comments:

Post a Comment