Wednesday, September 19, 2012

Chú bộ đội đang mơ về vùng đất Tự Do!


Sau hơn 9 giờ quan sát công an ở Bạc Liêu




An Thanh - VRNs (19.09.2012) – Sài Gòn – Hai ngày qua, chúng tôi thật sự mệt, nên chưa thể viết gì để thông tin trực tiếp cho quý vị thân hữu gần xa quan tâm đến sự kiện chúng tôi đi Bạc Liêu cầu siêu cho bà Đặng Thị Kim Liêng nhân 49 ngày bà chết, một cái chết oan khuất, và nhất là sau đó, cả năm người chúng tôi và cô Tạ Khởi Phụng, em út chị Tạ Phong Tần, đều bị bắt vào đồn công an làm việc hơn 3 tiếng đồng hồ.

Chúng tôi đối diện với công an tỉnh Bạc Liêu từ lúc xuống khỏi xe taxi để vào nhà bà Liêng, lúc 9 giờ sáng, đến lúc rời đồn công an phường 1, thành phố Bạc Liêu lúc 18 giờ 30 là hơn chín tiếng đồng hồ được quan sát cách làm việc của công an. Ở Việt Nam nói đến công an là nói chung của cả hai ngành: cảnh sát và an ninh. Chúng tôi muốn nói chữ “công an” với cả hai ngành đó tại Bạc Liêu là công an vừa hèn, vừa tàn bạo vừa phí pháp vừa vô trách nhiệm.


Công an hèn


Theo tự điển Tiếng Việt, do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn phát hành năm 2006, thì “Hèn” có nghĩa là “kém bản lĩnh, thường do nhát sợ đến mức đáng khinh”.

Điều này hoàn toàn chính xác với công an Bạc Liêu trong hơn 9 tiếng đồng hồ của ngày 16.09.2012, chúng tôi quan sát được.

Ngay từ đầu hẻm dẫn vào nhà bà Đặng Thị Kim Liêng, tại quán cà phế cóc của bà Tửng, an ninh mật vụ, năm sáu anh, cầm máy quay phim, điện thoại di động hướng về chúng tôi chụp hình quay phim cách len lút, từ trong quán, khi chúng tôi vừa bước xuống taxi để vào nhà bà Liêng.

Tại nhà, sau khi các nghi lễ cầu siêu và xả tang cho những người con ở xa, không thể hàng ngày cúng mẹ được, chúng tôi đưa cho hai anh Phú và Tuấn, mỗi người một bao thư, mỗi bao thư có hai triệu của những người quen của chúng tôi không nhờ chuyển tận tay cho các con bà Liêng, vì họ bận không thể trực tiếp xuống cúng viếng bà được. Khi mọi việc cầu siêu và dùng cơm trưa với gia đình xong, chúng tôi đi với anh Phú, và cô Phụng, hai người em của chị Tạ Phong Tần đi bộ ra phố theo hướng khu vực hành chánh của tỉnh. Ngang qua trụ sở Đảng cộng sản Việt Nam tại Bạc Liêu, tại trụ đèn bên phải, trước vọng gác của công an trong cổng Tỉnh ủy, nơi được công an nói với dân rằng bà Liêng tự thiêu, nhưng không một người dân nào ở vùng đó làm chứng chuyện này.

Vừa thấy chúng tôi đi, những nhân viên mật vụ chạy toán loạn theo, cứ hai người trên một xe gắn máy. Chúng tôi thấy một số xe tháo bản số ra, một số xe gọi điện thoại í ới. Chúng tôi dừng chân vừa để nói chuyện, vừa để đợi nhau, thì họ vội dừng lại giả lơ, đợi chờ. Khi chúng tôi vừa đi thì họ lại tiếp tục chạy theo.

Gần đầu đường Lê Duẫn, chúng tôi thấy có quán nước bình dân, nên ghé vào ngồi uống đợi đến giờ ra bến xe. Vừa ngồi xuống, tức khắc hai người, rồi hai người nữa, hai người nữa cũng vào quán và ngồi xa xa chúng tôi. Khi chúng tôi giả bộ đưa điện thoại di động về phía đó, họ vội vã kéo ghế quay mặt đi phía khác để tránh. Cô an ninh áo khoát hồng đến sau, cũng ngồi với họ. Anh an ninh mặc quần sọt màu ca ki, áo thun xanh lơ, và anh mặc áo trắng chạy vội qua cửa hàng thời trang đứng canh từ xa. Đối diện là quán cà phê, nhiều xe gắn máy cũng vội vã tấp vô.
Hai viên an ninh đang che mặt

Nhóm an ninh ngồi ở quán đối diện



Sợ, kéo ghế quay mặt ra chỗ khác

Ngồi ở quán gần hai tiếng, mà vẫn chưa đến giờ ra xe, nên cô Phụng dẫn chúng tôi đi siêu thị cho biết. Trước đó, anh Phú có bạn cần gặp ở nhà nên xin phép về nhà trước. Trước đó nữa, vợ chồng anh Tạ Minh Tuấn, từ Sài Gòn đi xe gắn máy về Bạc Liêu cúng thất tuần cho mẹ, giờ xong lại về bằng xe máy.

Đang đi đường, anh Tuấn và vợ bị an ninh Bạc Liêu chặn ở cầu Nàng Ghềnh, cách TP. Bạc Liêu khoảng 20 km và đưa ngược về trụ sở công an TP. Bạc Liêu. Tại đây an ninh đã lục soát người ông Tuấn và yêu cầu cho biết từng khoản tiền trong người anh do ai đưa cho và thu hết. Sau đó họ ép anh ký vào một tờ giấy mà anh không rõ nội dung, chỉ nhớ an ninh dọa rằng sẽ truy tố anh về tội đánh người cách đây 5 năm, nếu anh không chịu ký. Anh Tuấn đã ký vào giấy đó mà không biết trong đó viết cái gì. Nhưng công an vẫn không cho về, lúc 8 giờ tối, anh đe dọa lao đầu vào tường để tự tử ngay tại trụ sở công an thì họ mới cho vợ chồng anh đi. Sau đó anh gọi cho cô em út là Tạ Khởi Phụng vừa kể vừa khóc trong điện thoại.

Công an là một lực lượng chính quy, hưởng lương từ tiền thuế của những phu thợ hồ như anh Phú và anh Tuấn, của các cô gái làm thợ móng tay, uốn tóc như cô Phụng và cô Tú, của những cái kẹo cái bánh mà các cháu nội ngoại bà Liêng ăn hàng ngày. Đời sống của những người đã nghèo đó phải nghèo hơn đi để nuôi công an, với hy vọng công an sẽ là những người bảo vệ dân, nhưng với những gì đã mô tả cách vắn gọn thì công an thi hành sứ mạng của mình cách lén lút, dùng những thủ đoạn đe dọa và cướp đoạt chữ ký của công dân, trấn lột tiền phúng điếu của người chết.

Công an tàn bạo

Khi vừa vào siêu thị, các cổng vào của siêu thị Vinatexmark tức khắc nhan nhản an ninh mật vụ xuất hiện. Nhiều người theo chúng tôi vào hẳn bên trong. Lúc đầu chúng tôi định gởi đồ để vào các gian hàng mua sắm, nhưng có người lưu ý, có thể bị công an kiểm túi cách bất hợp pháp và lấy cắp đồ tại siêu thị, nên chúng tôi chỉ ngồi xem khách mua hàng. Bên ngoài, cảnh sát 113 đã đậu sẵn xe ở bên đường, khá nhiều xe gắn máy đóng vai xe thồ, nhưng khách yêu cầu chở lại từ chối.

Lúc 3 giờ kém, chúng tôi quyết định gọi taxi để họ đưa chúng tôi ra bến xe cho yên, thì công an và an ninh bắt đầu bầy trò tàn bạo.

Chúng tôi xin trích lời tường thuật của cô Phụng với website BBC: “Nó giả bộ nó đụng xe, xong nó nhào lại nó túm ông cha, rồi nó bắt mấy người đi chung. Tôi mới la lên là tại sao bắt người ta vậy, mấy người này đi xuống cúng, mẹ tôi thiêu chết người ta xuống cúng, làm sao mà bắt người ta. Hai đứa nó mặc đồ sơ-vin nó nhào vô nó táng Phụng hai cái. Xong nó xô vô xe, nó bắt như bắt tù vậy đó. Cha Thanh cũng bị [đánh] nữa, nó quăng cha Thanh đánh bật một cái vào taxi vì cha Thanh cũng nhỏ xíu à”.

Chị Dương Thị Tân và Lư Thị Thu Trang cũng bị bẻ tay và bị đánh.

Trên xe, cô Phụng gọi điện thoại báo cho gia đình biết đang bị công an bắt, thì những nhân viên an ninh thò tay qua cửa xe giật điện thoại, anh công an 113 mang bảng tên Nguyễn Ngọc Anh, ngồi ghế ngang với tài xế taxi quay xuống ra lệnh “giật điện thoại của nó”, và đưa tay phụ cho bên ngoài làm được việc đó.

Xe bắt đầu chạy, chị Trang nói chuyện điện thoại, tường trình sự việc cho anh Phạm Bá Hải thì công an 113 tên Anh lại quay xuống ra lệnh và trách mắng anh công an 113 trẻ hơn tên Trần Chí Dũng, ngồi cùng hàng ghế với chị Trang: “Sao không giật điện thoại của nó, mà ngồi yên vậy. Giật đi”.

Với việc làm của công an 113 tên Anh cho thấy, những người theo dõi, vây đánh và cướp giật điện thoại của chúng tôi không phải là côn đồ hay quần chúng tự phát nào cả, mà chính là an ninh mật vụ.

Hành vị tàn bạo đó là hành vi của côn đồ lại được công an thực hiện thì ở Bạc Liêu công an và côn đồ là một ! tàn bạo như nhau.

Công an phi pháp

Vào đồn công an phường 1, Tp. Bạc Liêu, ông Nguyễn Văn Nhuận bảo chúng tôi chờ để bắt bọn côn đồ về rồi giải quyết, nhưng nhìn ra sân thì họ đứng đầy sân đó, và số khác thì đang chạy quay chạy lại trên xe trước đồn, mà công an phường có bắt ai đâu?

Cuối cùng thì họ cũng tách chúng tôi ra từng người để tra hỏi. Họ làm mất nhiều giờ để yêu cầu chúng tôi tường trình lại việc họ dàn dựng để bắt chúng tôi, như thể chờ lãnh đạo công an tỉnh xuống giải quyết vậy. Trong phần trình bày, chúng tôi nói rõ hành vi côn đồ của công an mặc sắc phục và thường phục đối với chúng tôi với danh tánh cụ thể.

Anh Đinh Chí Thiện, người cùng đi với chúng tôi cho biết khi công an yêu cầu kiểm tra máy chụp hình, anh không cho thì họ đã đọc lệnh khám xét, những không cho anh Thiện xem lệnh đó, nên anh Thiện nói thẳng với họ: “Các anh đọc lệnh xạo !” Họ cũng đọc lệnh khám xét với chị Tân, những cũng không cho chị Tân đọc lệnh này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu quả thật đó là lệnh thật thì không cho người bị khám xét xem trực tiếp là vi phạm về tố tụng hình sự, còn nếu đó là “lệnh xạo” thì công an vi phạm hình sự. Người thực hiện hành vi phi pháp này là thiếu tá Nguyễn Minh Đức, số hiệu 460-455.

Một nhân viên an ninh bảo với tôi: “Xin anh ra nói với bà kia để bả hợp tác”. Tôi trả lời: “Chính các anh phải ở đây để trả lời rõ ràng cho tôi câu hỏi tại sao bắt chúng tôi vào đây, chứ không phải giải quyết ai khác !” Anh ta bỏ chạy.

Một viên mật vụ, có thể là lãnh đạo, ít là lãnh đạo an ninh cấp thành phố không mặc quân phục đến hỏi tên tôi. Tôi hỏi lại: “Anh là ai, tên gì, chức vụ gì mà hỏi tôi?” Những viên an ninh và công an mặc sắc phục đứng trong phòng, khoảng 8, 9 tên, người thì tỏ ra hung hăng, người thì tỏ ra sợ. Còn viên an ninh này nói: “Tôi tên Thật, công an viên phường 1”. Đây là một điều dối trá, nhưng không để mất giờ mình, tôi hỏi: “Các anh thật sự bắt tôi vào đây vì lý do gì?”

Anh này trả lời, vì tôi chụp hình ở khu vực cấm chụp hình. Tôi nói: “Ở đâu, tỉnh ủy hả? Nơi đó xấu chứ có phải phong cảnh đẹp đâu mà chụp hình?” Anh ta im lặng rồi đề nghị cho xem máy chụp hình để chứng minh điều tôi nói. Tôi không có máy chụp hình, mà chỉ có điện thoại di động, nên đưa cho họ xem, với cam kết của họ là không đọc tin nhắn, không kiểm tra các cuộc gọi và phải kiểm tra tại chỗ.

Họ đồng ý và điệu một nhân viên IT đến với chiếc laptop để làm việc. Sau khi kiểm tra tất cả các dữ liệu của tôi, không hề có hình nào trong khu vực hành chánh đó thì anh “Thật” đó bắt đầu tìm cách chuồn, hối thúc nhân viên kỹ thuật nhanh nhanh cho qua. Nhân viên IT đã cố tình xóa trong dữ liệu của tôi 6 files hình không liên quan đến điều họ nói, mà là những tấm hình an ninh mật vụ, tôi đã chụp được. Nhưng thực ra, họ đã không làm được điều họ muốn, vì chuyện phục hồi lại dữ liệu không phải là chuyện khó. Nhưng quan trọng, đó là hành vi phi pháp của công an.

Công an vô trách nhiệm

Khi không tìm được điều họ cần tìm, họ tỏ ra ban ân huệ cho chúng tôi: “Các anh chị về đi!” Chúng tôi bảo về là làm sao? Thì họ bỏ chạy, người cửa trước, kẻ cửa sau, để lại ông Nhuận phó công an phường chịu trận.

Chúng tôi yêu cầu:

- Bồi thường danh dự cho chúng tôi, vì tự nhiên dùng bạo lực bắt chúng tôi ngay giữa đường, đông người qua lại.

- Bồi thường cho chúng tôi tiền xe, vì vé xe đã mua, và xe đã chạy, mà các anh cố tình câu lưu chúng tôi cách phi pháp.

- Phải lo xe đưa chúng tôi về Sài Gòn ngay trong đêm nay.

Ông Nhuận nói: “Các anh chị thông cảm, chúng tôi chỉ là cho mượn chỗ, còn họ là xếp của tôi ! Xin các anh chị ra về”.

Một người hỏi, không còn xe thì chúng tôi đi đâu bây giờ? Ông Nhuận nói: “Ở đây có khách sạn, các anh chị ra đó ngủ”. Người ấy hỏi tiếp: “Ai sẽ thanh toán tiền đó?” Ông Nhuận im lặng như thể không nghe.

Nhiều người trong chúng tôi còn nói nhiều với ông Nhuận về nhận xét của họ với công an Bạc Liêu. Nói chung là rất tệ.

Công an từ tỉnh xuống thành phố rồi phường ở Bạc Liêu đều không có trách nhiệm gì với hành vi quấy nhiễu dân chúng. Khi bắt người thì dùng bạo lực và chửi bới như côn đồ, khi làm sai thì bỏ chạy như tội phạm.

Sự hèn nhát, bạo tàn, phi pháp và vô trách nhiệm của công an Bạc Liêu hành xử với chúng tôi hôm nay cũng giống những gì họ đã đối xử với anh Chí Đức và chị Bùi Hằng trong các đợt biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược ở Hà Nội năm 2011, cũng như sự hành hung và bắt cóc của họ đối với Hùnh Thục Vy, tháng 7.2012 vừa qua.

Nói chung công an là như thế, họ không còn là lực lượng bảo vệ dân !

An Thanh, CSsR



Chú bộ đội đang mơ về vùng đất Tự Do!


Sự Cố Tại Nơi Trao Trả Tù Binh Bên Phe Việt Cộng Và Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến. 


Sự cố! Một danh từ mà phe Việt Cộng mang vào thủ đô Sài Gòn của chính quyền miền Nam VNCH ngay sau buổi trưa ngày 30-4-1975. Sự cố, nguyên là từ Hán Việt chỉ một việc vừa xảy ra (Chữ Sự thuộc bộ Quyết, chữ Cố thuộc bộ Phác) nhưng hầu như được hiểu là điều bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình hoạt động nào đó: Máy có sự cố, có sự cố trên đường đi... (Đại Từ điển tiếng Việt, trang 1408). Ít người thuộc phía miền Nam VNCH biết đến danh từ này ngoại trừ những ai đã từng có thời gian làm việc, sống gần với phe Việt Cộng như trong các phiên họp, tù giam ở các nhà lao, nhà máy, khu vực doanh trại bộ đội...

Bài viết này, tác giả viết về các  sự cố xảy ra ở những buổi trao trả tù binh cho phe Việt Cộng trong thời kỳ thi hành Hiệp Định Ba Lê 1973. Trước tiên, tác giả xin giải thích chữ Việt Cộng dùng trong bài viết là để chỉ chung Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam (tức Mặt Trận Giải Phóng và sau này họ cải danh là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam (sau ngày 6-6-1969) nhưng ai cũng biết cả hai phe họ đều là một và đều do chính quyền Hà Nội chỉ huy).

Ngoại trừ phần lớn tù binh quân nhân Hoa Kỳ (hầu hết là phi công) được phe Việt Cộng trao trả tại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội (giam tập trung ở nhà lao Hỏa Lò sau vụ tập kích Sơn Tây ngày 20-11-1970) thì chỉ có một số rất ít tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh như Úc, Tân Tây Lan... được trao trả tự do tại Lộc Ninh. Về tù binh các bên người Việt thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và Việt Cộng được Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thi hành Hiệp Định Ba Lê) ấn định sẽ được trao trả tại các địa điểm như bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị), Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), Bồng Sơn (tỉnh Bình Định), Lộc Ninh, Minh Hòa (tỉnh Bình Long), Bình Thủy (tỉnh Cần Thơ)... 

Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát có tên là International Commission of Control and Supervision (gọi tắt là ICCS) đã ấn định 4 đợt trao trả chính như sau: 

Đợt 1 khởi sự từ 12 tháng 2 đến 26 tháng 2 năm 1973 và phía miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7000 (bẩy ngàn) tù binh (bao gồm cán binh trong các lực lượng võ trang cùng tù chính trị) để nhận lại 1032 (một không ba hai) người (thuộc quân nhân, công chức, cán bộ) và 163 tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 2 khởi sự từ ngày 8 cho đến ngày 13 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng là 5.596 (năm ngàn năm chín sáu) người để nhận lại 1.004 (một ngàn lẻ bốn) người cùng 142 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 3 khởi sự từ ngày 14 cho đến ngày 19 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7.294 (bẩy ngàn hai chín tư) người để nhận lại 1.214 (một ngàn hai một bốn) người cùng 140 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 4 khởi sự từ 23 đến tháng 4 năm 1973, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 6.619 (sáu ngàn sáu một chín) người để nhận lại 2.178 (hai ngàn một bẩy tám) người cùng 149 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Mỗi ngày trao trả thường có từ 8 đến 10 chuyến máy bay vận tải C 130 của phía chính quyền miền Nam VNCH chở tù binh phe Việt Cộng đến tại nơi trao trả. Tù binh thuộc Cộng Sản Bắc Việt (các lực lượng chánh qui xâm nhập) được trao trả tại Quảng Trị (bờ sông Thạch Hãn) và tù binh thuộc Việt Cộng miền Nam (gồm tù chính trị, các lực lượng võ trang địa phương...) được trao trả tại nhiều địa điểm ở miền Nam.

Ngoài ra, còn có các vụ trao trả lẻ tẻ không đúng theo kế hoạch mà ICCS đã dự trù. Nơi trao trả tù binh người Việt đầu tiên là tại Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long. Ta biết Lộc Ninh (cấp quận) nguyên là một vùng dân cư hẻo lánh nằm cạnh thung lũng sông Rừng Cấm của tỉnh Bình Long, khi trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa (1972) xẩy ra thì Lộc Ninh lọt vào tay Việt Cộng (vào ngày 7 tháng 4) và kể từ đây, Lộc Ninh trở thành thủ đô của cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Ở Lộc Ninh có một phi trường nhỏ nằm giữa rừng cao su, cách quốc lộ 13 khoảng 1 km (thuộc quyền kiểm soát của trung đoàn 9 Bộ Binh miền Nam VNCH trước đó) và đã trở thành nơi để trao trả tù binh. 

Các  sự cố đã xẩy ra trong các buổi trao trả mà đều do tù binh phe Việt Cộng gây ra. Trong ngày cuối của đợt 2, một tù binh Việt Cộng tên Nguyễn Văn Chẳng (nguyên là quân nhân thuộc Công Trường 9) trong lúc chờ làm các thủ tục thì đột nhiên, anh ta xin được quay về trại tù (Phú Quốc) thay vì sẽ đi sang phần đất thuộc phe Việt Cộng (các lều dã chiến gần đó) để nhận tư trang mới. Sự chọn lựa của tù binh Nguyễn Văn Chẳng là một bất ngờ, làm bối rối tất cả những nhân viên có nhiệm vụ tiến hành việc trao trả-nhận lãnh người đang có mặt tại chỗ (bao gồm đại diện ICCS, phía miền Nam VNCH cùng phe Việt Cộng). Khi được thông báo tin có tù binh xin ở lại (không về với rừng sâu âm u cùng các đồng đội-đồng chí nữa) thì khá đông các tù binh Việt Cộng khác (từ các lều bên phe Việt Cộng) liền xông đến và đả thương anh Nguyễn Văn Chẳng liền. Các đại diện của ICCS cùng nhân viên phía miền Nam VNCH liền nhẩy vào can thiệp, đám tù binh gây rối bị giải tán và bị buộc phải quay trở về chỗ cũ (các lều dã chiến). Nguyễn Văn Chẳng được các đại diện của ICCS đưa gặp các nhân viên phía chính quyền miền Nam VNCH để làm các thủ tục mới về trường hợp của cá nhân anh (chuyển sang quy chế chiêu hồi) nhưng thật không ngờ, anh ta lại đổi ý lần nữa và xin được trao trả về với đồng đội của mình. ICCS đành tiến hành tiếp các thủ tục bàn giao anh ta cho phe Việt Cộng. Việc anh Nguyễn Văn Chẳng vừa xong thì chỉ chốc lát sau, có một tù binh thứ hai (không rõ tên) xin được ở lại phía chính quyền miền Nam VNCH. Khi được thông báo, các đại diện của ICCS đã vội cách ly anh nầy đến một chỗ khá xa các lều dã chiến của phe Việt Cộng (có lẽ họ rút kinh nghiệm từ chuyện đả thương vừa rồi). Khi các thủ tục cho việc xin ở lại này đã xong, đại diện của ICCS đã hộ tống người thứ hai này ra đến tận máy bay trong chuyến quay về lại phi trường Biên Hòa.

  



Bạn tù Việt Cộng đả thương Nguyễn Văn Chẳng trước sự chứng kiến của các đại diện ICCS và UBLHQS.

Tù binh Việt Cộng thứ hai được đại diện ICCS hộ tống đến máy bay C 130 để về lại phi trường Biên Hòa.


ICCS là tên gọi tắt của International Commission of Control and Supervision mà được dịch là Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thì hành Hiệp Định Ba Lê 1973) nguyên khởi đầu có 4 quốc gia thành viên là Indonesia, Canada, Ba Lan và Hung Gia Lợi. Cuối tháng 7-1973 thì Canada từ bỏ nhiệm vụ và ra khỏi tổ chức ICCS (lý do là một thành viên người Canada bị phe Việt Cộng bắt giam và hăm dọa vô lý do) để liền sau đó, ghế trống này được thế bằng quốc gia Iran (tháng 1-1974) cho đến khi tàn cuộc chiến. Trong cuộc chiến tại Ban Mê Thuột (bắt đầu từ ngày 10-3-1975) phe Việt Cộng còn công khai bắt giữ 2 đại diện ICCS của Indonesia và Iran (cấp đại úy) và chỉ trao trả họ về nước sau khi đã chiếm được toàn miền Nam VNCH. Những phương tiện đi lại của ICCS (máy bay, xe cộ, tàu thuyền...) đều được sơn 4 vạch mầu da cam để tránh ngộ nhận có thể bị tác xạ. Thực tế đã có các vụ tác xạ vào phi cơ trực thăng UH (do phe Việt Cộng gây ra) nhưng được bào chữa là do phi công bay lạc nên phía Việt Cộng hiểu lầm là phía miền Nam VNCH cố tình sơn 4 vạch để bay đánh phá vùng cách mạng. ICCS không hoạt động từ đầu năm 1975 (vì sự vi phạm trắng trợn của phe Việt Cộng khi công khai tiến chiếm tỉnh Phước Long trong ngày 6-1-1975) cho đến khi tự động chấm dứt nhiệm vụ trong ngày 30-4-1975.

Mỗi buổi trao trả đều có mặt đại diện của ICCS và 4 bên gồm Mỹ, miền Nam VNCH, Việt Cộng miền Nam và Cộng Sản Bắc Việt (gọi là Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự (UBLHQS)có trụ sở chính là trại Davis nằm trong phi trường Tân Sơn Nhứt)

Các đại diện của UBLHQS tại một buổi công tác.


Ngày 25-3 (cuối đợt 4) tại phi trường Biên Hòa, trong khi chờ đợi được trao trả cho phe Việt Cộng, 210 (hai trăm mười) tù binh xin được ở lại phần đất của chính quyền miền Nam VNCH thay vì về với phe Việt Cộng. Con số người hồi chánh quá đông đã gây bối rối cho tất cả các thành viên của ICCS cùng UBLHQS nên sự quyết định không được thống nhất. Số tù binh này liền tỏ ý quyết liệt, sẽ tự sát tại chỗ nếu như họ bị buộc phải trả về cho phe Việt Cộng. Cuối cùng ý nguyện của họ được chấp thuận.






210 tù binh Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH thay vì về với đồng chí và rừng núi âm u.


Tại sao lại có một con số quá đông tù binh xin chọn được hồi chánh khi mà cảnh xum họp với đồng đội mình chỉ sẽ diễn ra trong khoảng khắc? Câu trả lời sẽ không lạ khi ta quay trở về đợt trao trả đầu tiên tại phi trường Lộc Ninh. Buổi xế trưa ngày 22-2-1973, vừa được trao trả xong thì một nữ tù binh (trong số 904 phụ nữ) tên Bùi (người gốc Bình Định) đã bị bạn đồng tù giết chết trước sự chứng kiến của các nhân viên ICCS cùng UBLHQS. Lý do của việc thủ ác này được các tay thủ ác giải thích vì nữ tù tên Bùi đã phản bội lý tưởng Cách Mạng, là nhân viên của Thiên Nga, làm tay sai cho giặc (phía miền Nam VNCH) khi còn ở trại giam Quy Nhơn, Cần Thơ. Thấy có người bị giết chết, các đại diện của ICCS đòi lập biên bản, phía chính quyền miền Nam VNCH đòi phe Việt Cộng phải trao trả lại các hung thủ để họ sẽ truy tố. Đại diện của phe Việt Cộng (trong UBLHQS) từ chối với lý do người của họ phải để cho họ giải quyết và họ đã hứa sẽ thi hành (có hay không thì không ai biết) khi về tới căn cứ (sâu tuốt luốt trong rừng). Sau cùng, sự việc đành phải để êm xuôi vì trong Hiệp Định Ba Lê không có chi tiết về giải quyết các hành vi bạo động trong việc trao trả tù binh (Điều 8, Chương III). Một sĩ quan thuộc binh chủng Quân Cảnh miền Nam VNCH (tên Đoàn C Hậu) đã kể lại những nữ tù binh tham dự việc thủ ác như sau: " Từ lúc còn ở sân trại giam Cần Thơ cho đến khi chờ lên máy bay C 130 để đến đây (Lộc Ninh), cái đám giặc cái này lúc nào cũng lấy khăn che kín mặt như sợ ai nhìn thấy, biết tụi nó là Việt Cộng... Đâu ngờ đến đây lại giở trò ".



Nữ tù binh Việt Cộng lấy khăn che kín mặt tại sân trại giam Cần Thơ.

210 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH vì họ sợ hình ảnh thảm sát bởi đồng đội một khi đã bước chân hẳn vào rừng sâu âm u, không còn ICCS hoặc UBLHQS để có thể can thiệp. Những vụ tù binh bị bạn đồng tù giết chết trong các trại giam (Phú Quốc, Côn Đảo...) không xa lạ với các tù binh Việt Cộng. Nhẹ thì bị vây đánh tập thể, xô té xuống giếng nước (khi tắm rửa-giặt giũ)... Nặng thì bị móc bóng đèn (1 hoặc 2 mắt), lấy ráy tai (cây sắt đâm xuyên qua 2 tai)... và có thể tin tức về vụ giết người tại phi trường Lộc Ninh (trong buổi trao trả ngày 22-2-1973 kể trên) đã được các quân nhân Quân Cảnh miền Nam VNCH kể lại cho các tù binh nghe. Địa ngục trần gian mà phe Việt Cộng thường kể về các trại tù binh của chính quyền miền Nam VNCH (tại Phú Quốc, Côn Đảo...) chính là vì có những quỷ sứ (cái gọi là chi bộ Đảng CS trong nhà tù) sống lẫn lộn trong các phòng giam chứ không là ai khác.

Trong các buổi trao trả, tổng cộng có tất cả là 240 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại phần đất thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH (chuyển sang quy chế chiêu hồi) và không hề có một tù binh phía miền Nam VNCH nào xin được ở lại với phe Việt Cộng.

Có khi vì sốt sắng muốn bắt liên lạc với giới lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, tháng 2-1967, chính phủ Hoa Kỳ khẩn khoản với chính quyền miền Nam VNCH trả tự do vợ của 2 nhân vật quan trọng (của phe Việt Cộng miền Nam) là bà Phạm Thị Yến (vợ của Trần Bửu Kiếm) và sau đó vào tháng 12-1967 lại giao thêm bà Mai Thị Vàng (vợ của Trần Bạch Đằng) như một cử chỉ muốn thương thảo dù khi đó phía quân đội Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam VNCH đang ở thế thượng phong tại các chiến trường. Kết quả là trận Tết Mậu Thân 1968 cho thấy thái độ Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam có muốn thương lượng tìm giải pháp hòa bình hay không.

Đặc biệt có một tù binh phe Việt Cộng (thuộc thành phần chính trị) được phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả nhưng phe Việt Cộng cương quyết không tiếp nhận dù biết rõ nhân thân tù binh này là đảng viên Cộng Sản (được kết nạp vào đảng ngày 3-2-1966), có bí L.71 khi y hoạt động trong nội đô Sài Gòn. Tù binh đó là Huỳnh Tấn Mẫm, người có thời là quyền Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn (1969). Huỳnh Tấn Mẫm sinh năm 1943 tại Gia Định (ngoại ô Sài Gòn), sinh viên Đại học Y Khoa (1963)... Phe Việt Cộng giao cho Mẫm nhiệm vụ bằng mọi cách y phải nắm được những vị trí hợp pháp, công khai trong tập thể sinh viên để dấy lên mạnh mẽ phong trào sinh viên-học sinh đấu tranh ngay tại thủ đô Sài Gòn và y đã thi hành các việc phá rối-trị an như: Đốt xe Mỹ, Hát cho đồng bào tôi nghe (kêu gọi phản chiến có một phía), Chống Quân Sự Học Đường...

Sau 2 vụ Biệt Động Thành Việt Cộng (T4) ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật (ngày 28-6-1971) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (ngày 10-11-1971) thì Huỳnh Tấn Mẫm bị bắt giam (ngày 5-1-1972) cho đến 20-2-1974 thì phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả y tại Lộc Ninh (chung với gián điệp Huỳnh Văn Trọng, luật sư Nguyễn Long, sinh viên Cao Thị Quế Hương...) nhưng phe Việt Cộng đã từ chối. Phía chính quyền miền Nam VNCH đành phải đưa Mẫm trở về, nhưng biết chắc nếu thả ra, y ta sẽ lại lãnh đạo một số sinh viên-học sinh ở thủ đô Sài Gòn và lợi dụng luật pháp để tiếp tục phá rối trị an xã hội. Chính quyền miền Nam VNCH đã giam y tại nhà lao Chí Hòa rồi chuyển sang giam tại Tổng Nha Cảnh Sát. Hai tháng sau, ngày 21-4-1974, Mẫm được chuyển ra trại chiêu hồi tại eo biển Lagi-Hàm Tân cho đến tháng 4-1975 thì nhân viên coi trại chuyển Mẫm về giam tại Sài Gòn (bót cảnh sát gần Thảo Cầm Viên). Ngày 29-4-1975, Mẫm được trả tự do và ngay sau đó (buổi tối) y lên tiếng trên hệ thống truyền thanh (Radio và Truyền hình), ngỏ lời cám ơn những người đã ủng hộ y và y yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH thả hết tù chính trị, kêu gọi đồng bào hãy ở lại, đừng di tản ra nước ngoài.

Tại sao phe Việt Cộng lại cố tình không tiếp nhận tù binh Huỳnh Tấn Mẫm (nêu lý do Mẫm là sinh viên, không phải là tù binh (trong các lực lượng võ trang) và yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH trả Mẫm về với gia đình). Có người cho là phe Việt Cộng làm vậy vì họ còn muốn lợi dụng Mẫm (ở thế hợp pháp sống trong lòng nội đô Sài Gòn) nhưng làm vậy, họ đã đẩy Mẫm phải tiếp tục cảnh tù đầy (bởi các quyết định của đồng chí mình). Phe Việt Cộng đối xử với Mẫm như vậy vì có thể thấy nếu tiếp nhận y vào mật khu thì khi có dịp tiếp xúc với các người trẻ khác (thanh niên dễ hòa đồng với nhau), có thể sẽ y gieo vào đầu óc họ các ý tưởng đấu tranh-biểu tình (như khi y còn hoạt động ở nội đô Sài Gòn). Và, nếu sự việc có vậy thì họ sẽ giải quyết trường hợp y ra sao? Làm giống như chính quyền Hà Nội đã làm (bắt tập trung cải tạo) với những công nhân (hồi hương từ nước Pháp về miền Bắc Việt Nam ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến) đã lãn công, biểu tình (trước nhà máy) khi thấy công đoàn (đoàn viên đoàn Thanh Niên Lao Động) chà đạp quyền lợi của một số công nhân trong phân xưởng làm việc. Tốt hơn hết để cho chính quyền miền Nam VNCH tiếp tục giam cầm Mẫm trong bối rối (tìm cách giải quyết).

Nhìn các con số tù binh được trao trả trên đây, ai cũng thấy phía chính quyền miền Nam VNCH trả tự do nhiều người hơn bên phe Việt Cộng. Có buổi trao trả, phía chính quyền miền Nam VNCH trao cho phe Việt Cộng 1200 (một ngàn hai trăm) tù binh để nhận lại chỉ vỏn vẹn có 3 người tù mà họ phải nằm trên cáng như ở buổi trao trả ngày 21-3-1973 tại bờ sông Thạch Hãn.

3 người tù phía chính quyền miền Nam VNCH đổi lấy 1200 người tù phe Việt Cộng.


Phe Việt Cộng thường rêu rao phía chính quyền miền Nam VNCH thường cố tình ém nhẹm con số tù binh và họ phải làm dữ (tiếp tục đấu tranh) thì phía chính quyền miền Nam VNCH mới trao trả 3.506 (ba ngàn năm không sáu) tù binh cho đợt cuối cùng (từ ngày 8-2 đến ngày 7-3-1974). Trong các phiên họp của UBLHQS tại trại Davis, phe Việt Cộng vẫn lải nhải nói là không còn giam giữ bất kỳ một tù binh thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và giải thích tù binh phía chính quyền miền Nam VNCH bị bắt trong chiến dịch Lam Sơn 719 là do Pathet Lào cầm giữ (trường hợp điển hình là đại tá Nguyễn Văn Thọ (Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù) cũng như họ chối nói không biết về các tù binh biệt kích (chương trình OPLAN-34) của miền Nam VNCH bị bắt trên vĩ tuyến 17. Sau ngày 30-4-1975, những tù binh này tiếp tục ở tù thêm nhiều năm thì mới được thả. Về các tù binh Hoa Kỳ, phe Việt Cộng vẫn chối, nói không còn giam giữ bất kỳ người nào khi chiến tranh chấm dứt (quân nhân Mỹ cuối cùng rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt vào ngày 29-3-1973) nhưng vào mùa Hè năm 1976, sau khi có sự tiếp xúc giữa nhân viên sứ quán Việt Cộng tại Paris-Pháp Quốc và một cựu nhân viên CIA (Frank Snepp) thì chính quyền Hà Nội đã trao cho chính quyền Hoa Kỳ danh sách mới của 12 quân nhân Mỹ mất tích. Những nguồn tin từ các người tù thuộc chính quyền miền Nam VNCH (thời gian bị tập trung tù cải tạo sau ngày 30-4-1975) cho biết, họ đã từng thấy (tận mặt) các tù binh Hoa Kỳ còn sống tại các trại giam đèo heo hút gió ở miền Bắc VN.

Phía chính quyền miền Nam VNCH đã không thể trao trả cho phe Việt Cộng một tù binh nổi tiếng khác vì lý do người này khăng khăng không nhận cấp bậc và chức vụ thật của y. Đó là Nguyễn Tài (hay Nguyễn Công Tài, con ruột nhà văn Nguyễn Công Hoan), mang cấp bậc là đại tá và là Thứ trưởng Bộ Công An của Cộng Sản Bắc Việt. Nguyễn Tài bị cảnh sát quốc gia bắt được khi hoạt động gián điệp tại nội đô Sài Gòn nhưng dù đã thấy các bằng chứng về mình (do cảnh sát miền Nam VNCH chưng ra), y vẫn chối, nói một cái tên khác và khai cấp bậc y chỉ là Đại úy. Chính vậy mà phía chính quyền miền Nam VNCH không thể trao trả y cho phe Việt Cộng trong các buổi trao trả tù binh được. Ngày 30-4-1975 Nguyễn Tài được một nhân viên cảnh sát quốc gia giải thoát khỏi nhà lao Chí Hòa nhưng khi về với phe mình thì y đã bị cấp trên nghi ngờ về lòng trung thành của bản thân. Y như trường hợp của các cựu tù binh Việt Cộng khác sau khi được tha, họ phải tập trung tại các trại an dưỡng ở Sầm Sơn-Thanh Hóa và phải buộc làm kiểm điểm nhiều lần y như đang bị ở tù lần nữa. Lãnh đạo phe Việt Cộng có cái suy nghĩ quái gở là khi nhận lãnh tù binh bên phe mình về thì một mặt gọi các tù binh nầy là anh hùng, kẻ chiến thắng... nhưng mặt khác thì lại nghi ngờ về sự trung thành của họ. Thậm chí có lãnh đạo đảng còn muốn các tù binh khi bị sa vào tay chính quyền miền Nam VNCH (tại mặt trận hay trên đường hoạt động) thì người đó nên chết đi còn hay hơn là ở tù (trong tay đối phương) và để cấp trên phải đi lãnh về.

Ngày nào đó, nếu có một tù binh Hoa Kỳ còn sống mà vượt thoát được đến nơi tự do, thì đây sẽ là một sự cố lớn trong các sự cố về việc trao trả tù binh của các bên tham chiến trong thời chiến tranh tại Việt Nam.



Tù binh Mỹ (cấp trung tá) Ronald Dodge còn sống nhăn khi bị bắt nhưng phe Việt Cộng vẫn chối không biết tin tức gì.

No comments:

Post a Comment