Ngay trong ngày, Văn phòng Cao ủy phụ trách Chính sách Đối ngoại của EU đã ra thông cáo bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về bản án hà khắc dành cho các blogger.
Thông cáo của bà Ashton viết rằng "các bản án trong trường hợp này đặc biệt nặng nề".
"Liên hiệp châu Âu nhắc lại quyền cơ bản của tất cả mọi người là được bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình."
Bà Ashton cũng "kêu gọi Việt Nam tôn trọng các bổn phận quốc tế của mình và trả tự do cho các blogger ngay lập tức".
Trước đó, ngay sau khi phiên tòa kết thúc tại TP HCM, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã có phản ứng bằng thông cáo báo chí yêu cầu "Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần".
Phía Mỹ cũng nói: "Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý."
Trường hợp ông Nguyễn Văn Hải đã từng được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.
Bản án nặng nề
Ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, lãnh án nặng nhất là 12 năm tù. Bà Tạ Phong Tần, vốn từng là sỹ quan công an và sau đó lập blog Công lý và Sự thật, bị kết án 10 năm tù.
Còn Phan Thanh Hải, chủ blog Anhbasaigon, nhận mức án nhẹ nhất là 4 năm tù giam.
Được biết cả ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần đều không nhận tội.
Hãng tin AFP, cơ quan truyền thông nước ngoài duy nhất được cho vào chứng kiến phiên xử đã ghi được lời ông Điếu Cày trước khi đường truyền bị cắt như sau:
"Tôi thật thất vọng vì sự thiếu vắng công lý, nạn tham nhũng và chế độ độc tài không đại diện cho Nhà nước mà chỉ cho một số cá nhân."
Còn quan điểm của phía công tố được truyền thông chính thống ở Việt Nam đưa tin như sau:
"Theo Hội đồng xét xử, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, có tính liên tục, kéo dài, bộc lộ rõ ràng và đã tác động xấu đến an ninh quốc gia cũng như hình ảnh của nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Trong đó, Nguyễn Văn Hải giữ vai trò cầm đầu; Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là đồng phạm tích cực."
Với bản án 12 năm lần này, cộng với án hai năm sáu tháng tù vì tội Trốn thuế ngay trước đó, tổng cộng thời gian tù đày của ông Hải thuộc loại cao nhất từ trước tới nay mà chính quyền Việt Nam dành cho giới vận động dân chủ.
Chỉ có ông Trần Huỳnh Duy Thức với phán quyết 16 năm tù hồi tháng 1/2010 là bị án lâu dài hơn.
Phiên tòa xử các ông bà Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải diễn ra chỉ trong vài tiếng đồng hồ buổi sáng thứ Hai ngày 24/9.
Sau khi mãn hạn tù, cả ba blogger này sẽ tiếp tục bị quản chế với thời hạn là 5 năm cho ông Nguyễn Văn Hải và ba năm cùng cho bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải.
Ngày 24/9/2012, Phóng viên Không Biên giới phẫn nộ với án tù khắc nghiệt và bất công mà một tòa án đã phán quyết ngày hôm nay đối với ba blogger, về tội tuyên truyền chống nhà nước, trong một phiên tòa giản lược ở Tp.HCM, miền Nam Việt Nam.
Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) đã bị kết án đến 12 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia. Tạ Phong Tần, một nữ blogger, đã bị kết án 10 năm tù giam và 5 năm quản chế. Và ông Phan Thanh Hải (được biết với bút danh AnhBaSG), là người duy nhất nhận tội, đã nhận 4 năm tù giam và ba năm quản chế.
“Tôi chưa bao giờ chống lại nhà nước, tôi chỉ cảm thấy thất vọng do tham nhũng, bất công và chế độ độc tài, những điều không đại diện cho nhà nước mà là một số cá nhân,” Điếu Cày nói, “Công dân có quyền tự do ngôn luận”, ông nói thêm trước khi âm thanh truyền cho các nhà báo và các nhà ngoại giao trong một căn phòng lân cận đã bị cắt.
“Các nhà chức trách đang cố gắng để tạo ra một ấn tượng lớn và khuyến khích tự kiểm duyệt bằng cách đưa ra một bản án kiểu mẫu”, Phóng viên Không Biên giới cho biết. “Điếu Cày và Tạ Phong Tần đã bị tuyên án đặc biệt nặng nề so với những vụ tương tự đã bị tuyên trong những tháng gần đây.
“Họ là những triệu chứng của căng thẳng và cương quyết đàn áp hơn bao giờ hết cùng lúc với các ban ngành của chế độ và các trường hợp tham nhũng liên quan đến các quan chức cao cấp bao gồm cả Thủ tướng – rõ ràng những trường hợp lúng túng đã bị tiết lộ bởi các blogger và các công dân làm báo“
Phiên tòa căng thẳng, thân nhân bị giám sát chặt chẽ
Phóng viên Không Biên giới cũng kinh hoàng bởi chính phủ vẫn tiếp tục cư xử lạm quyền những người thân của những người bị giam giữ, họ là mục tiêu quấy nhiễu và trả thù trong nhiều tháng, đến nỗi mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ngày 30 tháng 7 trong tuyệt vọng khi con gái bà bị truy tố.
Cảnh sát và các quan chức an ninh đã được triển khai sáng nay để ngăn chặn một số người tham dự phiên tòa, đặc biệt là gia đình Điếu Cày.
Con gái của ông đã bị ngăn cản khi rời khỏi nhà, trong khi vợ ông, bà Dương Thị Tân, được lệnh phải trình diện tại một đồn cảnh sát vào lúc 7:30 sáng, liên quan với một sự cố ở Bạc Liêu vào ngày 16 tháng 9 khi cô em gái của Tạ Phong Tần và linh mục Công giáo Anton Lê Ngọc Thanh đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc gây ra một tai nạn giao thông khi phản đối trên đường phố.
Bà Dương Thị Tân đã không trình diện theo giấy triệu tập, bà đã bị bắt giữ bên ngoài phòng xử án và bị nhét vào một chiếc xe tải công an cùng với hai người thân của bà Tạ Phong Tần, là Tạ Khởi Phụng và Tạ Minh Tú, và một số blogger.
Khi Dương Thị Tân và con trai, Nguyễn Trí Dũng, rời khỏi đồn cảnh sát lúc 1:35 chiều, họ đã bị theo bỡi những người đàn ông trong trang phục dân sự – có thể cảnh sát mặc thường phục – họ nắm lấy và xé áo sơ mi của người con trai. Cuối cùng họ đã tìm cách đến tòa án nhưng cảnh sát ngăn cản họ đi.
Các ủng hộ viên vung áp phích tụ tập bên ngoài tòa án với hy vọng được phép tham dự phiên tòa. Họ bao gồm linh mục Thanh và nhà thơ Bùi Chát. Cảnh sát đã kiểm tra các giấy tờ của một số người biểu tình và ngăn cản họ tiếp cận tòa nhà của tòa án.
Các blogger và những người bất đồng chính kiến phiền hà
Điếu Cày và hai blogger khác đã bị xử ngày hôm nay, bị kết tội theo điều 88 của bộ luật hình sự. Khi họ đã không được đưa ra xét xử trong thời gian quy định, các công tố viên đã vẽ lên một bản cáo trạng mới vào ngày 19 tháng 7, nhưng cái mới cũng gần giống như bản gốc. Những cáo buộc liên quan đến các bài viết chính trị mà họ đăng trên trang web đã bị VN cấm “Câu lạc bộ nhà báo tự do” cũng như họ đăng tải trên blog của họ.
Bị bắt ngày 19 tháng 4 năm 2008, Điếu Cày đã bị kết án bởi một tòa án TP Hồ Chí Minh vào ngày 10 Tháng 9 năm 2008 với bản án hai năm rưỡi tù giam về tội gian lận thuế, được thiết kế để bịt miệng một người bất đồng chính kiến phiền hà.
Ông đã viết về các cuộc biểu tình đi đôi với cuộc rước đuốc Olympic trước thời điểm Olympic Bắc Kinh 2008 và đã bị bắt ngay trước khi ngọn đuốc được diễu hành qua thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã bị cảnh sát theo dõi chặt chẽ kể từ khi tham gia cuộc biểu tình đầu năm 2008 phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ông ta đáng lẽ phải được trả tự do khi hoàn thành bản án trong tháng 10 năm 2010, nhưng tội danh mới đã được khởi tố chống lại ông. Phiên tòa của ông trước kia đã nhiều lần bị trì hoãn, lần cuối nó diễn ra hôm nay.
Phan Thanh Hải đã bị bắt vào tháng 10 năm 2010 vì bị cáo buộc đăng thông tin sai lệch trong blog của mình, trong đó ông đã viết về tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc, khai thác mỏ bô xít và bạn bè bất đồng chính kiến của mình. Tạ Phong Tần viết blog về tham nhũng và bất công ở Việt Nam.
Việt Nam nằm trong danh sách “Kẻ thù của Internet” của Phóng viên không Biên giới, và chỉ đứng sau Trung Quốc và Iran, là một trong ba nhà tù lớn nhất của thế giới đối với các blogger và những người bất đồng chính kiến online, với ít nhất 19 cư dân mạng hiện đang bị giam giữ vì đã bày tỏ quan điểm của họ một cách tự do trên mạng.
Người bất đồng chính kiến và gia đình bị đặt tầm ngắm, quấy rối và trả thù lén lút.
Thứ ba, 18/9/2012 - Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng trước việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra Chỉ thị yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp đặt các “hình phạt nghiêm khắc” cho những người phụ trách ba trang blog chống tham nhũng có tiếng tăm mà ông mô tả là “vu khống”.
Tổ chức này cũng lên án việc bắt giữ vợ của nhà báo bị cầm tù – blogger Điếu Cày, em gái của blogger bị giam giữ Tạ Phong Tần, và linh mục Công giáo Anton Lê Ngọc Thanh bởi các công an mặc thường phục trong một cuộc tụ họp ngày hôm qua tại thành phố Bạc Liêu của miền nam. Họ bị cáo buộc gây ra một tai nạn giao thông và đã bị giữ trong vài giờ.
“Chúng tôi lên án sự gia tăng đàn áp ở Việt Nam và sách nhiễu các gia đình của những người bất đồng chính kiến mà chúng tôi nghĩ đã đạt đến đỉnh điểm của nó”, Phóng viên Không Biên giới cho biết: “Đặc biệt, chúng tôi lên án biện pháp áp bức song đôi, bao gồm trả thù bản thân những người bất đồng chính kiến đồng thời lén lút quấy rối và đe dọa dùng bạo lực đối với những người thân và người ủng hộ của họ”.
Ba người bị bắt giữ ngày hôm qua ở Bạc Liêu và đã bị công an cư xử thô bạo trước khi được thả ra. Đặc biệt em gái của Tạ Phong Tần đã bị tát và đấm nhiều lần và khuôn mặt cô bị sưng và bầm tím khi rời khỏi đồn công an.
Những người ủng hộ bên ngoài đã phản đối vụ bắt giữ họ bất hợp pháp. Những người tham dự làm lễ kỷ niệm ngày thứ 49 cái chết của mẹ blogger Tạ Phong Tần, người đã đốt cháy mình trong tuyệt vọng ngay trong lúc thủ tục tố tụng đang truy tố con gái của bà.
Chiến tranh trên các blog
Ba blog tin tức bất đồng chính kiến bị nêu tên trong một Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hôm 12/9/2012 – Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông– đã tiết lộ nhiều vụ bê bối chính trị và tài chính dính líu đến các phe nhóm trong đảng Cộng sản.
Trích dẫn Điều 88 (a) của bộ luật hình sự, Thủ tướng cáo buộc các blog tuyên truyền chống chính phủ: “bịa đặt và làm sai lệch thông tin và kích động chống Đảng Cộng sản và Nhà nước”.
Ngày trước khi ông ban hành chỉ thị này, chính quyền đã cấm các công chức đọc các blog này. Mặc dù đọc chúng không phải là bất hợp pháp, các bức tường lửa của chính phủ đã ngăn chặn truy cập.
Ba blogger bị bắt giam là chủ đề của sự cố ngày hôm qua ở Bạc Liêu – Phan Thanh Hải (còn được gọi là Anhbasaigon), Nguyễn Văn Hải (còn được gọi là Điếu Cày) và bà Tạ Phong Tần – thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do trong tháng 9/2007.
Họ vẫn đang phải đối mặt với khả năng lên đến 20 năm tù vì tội tuyên truyền chống chính phủ theo Điều 88 sau nhiều lần trì hoãn, phiên tòa xét xử họ hiện đang lên kế hoạch cho ngày 24/9.
Hai blogger khác đã bị tống tù hồi tháng trước về tội tương tự – là ông Đinh Đặng Đình, người đã bị kết án 6 năm vào ngày 8/8, và ông Lê Thanh Tùng, một thành viên của Khối 8406, người đã bị kết án 5 năm vào ngày 11/8.
Phóng viên Không Biên giới đã lên án cuộc đàn áp ngày càng tăng và các án phạt liên tục đối với các nhà báo, và nhiều hơn tất cả là các blogger. Ít nhất năm nhà báo và 19 cư dân mạng hiện đang bị giam cầm chỉ vì thể hiện ý kiến của họ một cách tự do, việc này nâng Việt Nam trở thành ngục tù lớn nhất thế giới đối với các blogger và những người bất đồng chính kiến online, chỉ đứng sau Trung Quốc và Iran.
Việt Nam được xếp hạng 172 trên 179 quốc gia theo Chỉ số Tự do bao chí năm 2011-2012 của Phóng viên không biên giới, và là một trong 12 quốc gia mà Phóng viên không biên giới đã xác định là “kẻ thù của Internet” vì sử dụng hệ thống kiểm duyệt internet
Trung tá văng tục trong ngày xử bloggers
Vợ cũ blogger Điếu Cày nói một Trung tá công an đã văng tục và lột áo có chữ "tự do" mà con trai bà mặc trong ngày xử ba bloggers.
Bà Dương Thị Tân nói Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 dọa "bẻ cổ" bà và nói "tự do cái con c**" khi thấy bà và con trai mặc áo có chữ "tự do cho những người yêu nước" trên ngực.
Bà Tân cũng nói bản án từ tổng cộng 26 năm cho ba bloggers Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là "phi lý nhất từ trước tới nay mà nhà cầm quyền này có thể áp dụng lên những người tù chính trị."
No comments:
Post a Comment