Tuesday, June 25, 2013

Bản đệ trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam của cựu tù nhân chính trị Hàng Tấn Phát gửi Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc ( việt ngữ )


PHẢN BÁC LẠI CÁC TRẢ LỜI CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC KHUYẾN NGHỊ TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2013       . Hồ sơ cho Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu

Trong bản trả lời các Khuyến nghị được đưa ra tại kỳ 5 của Nhóm Làm Việc của Hội Đồng Nhân Quyền ngày 8-5-2009, phía Việt Nam tuyên bố Việt Nam  sẽ thực hiện một cuộc rà soát toàn diện và liên-ngành về chính sách, luật pháp, và thực hành để bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam, cải thiện thêm khung luật nhằm bảo vệ và phát huy tốt hơn nhân quyền của phụ nữ, trẻ em, và các sắc dân thiểu số ở vùng núi . Thế nhưng, cho đến nay, tình hình vẫn như cũ, chưa được chính phủ Việt Nam cải thiện hay nói cách khác  là tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn.

I.CÁC SAI PHẠM VỀ PHÁP LÝ.
1.     Bảo vệ pháp lý căn bản chưa được bảo đảm cho những người bị giam do vi phạm luật pháp Việt Nam mặc dù các quyền này được cung ứng chiếu theo luật nhưng chưa thực  thi đầy đủ trong thực tế. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự ghi rằng ,mọi người bị giam và bị cáo buộc phải có quyền tự vệ, bởi chính họ hoặc bởi một tư vấn do họ chọn (điều 11), quyền chọn hay đổi luật sư (điều 57), quyền được xử trong phiên toà mở rộng,công khai  trừ những trường hợp đặc biệt liên quan đến bí mật quốc gia, phong tục và tập quán quốc gia, hoặc thể theo lời yêu cầu chính đáng của đương sự (điều 18). Người bị giam giữ, cáo buộc có quyền ngang bằng để trình bày trước toà chứng cớ và yêu cầu hay có những cuộc tranh luận dân chủ trước toà (điều 19) và quyền đòi hỏi một công tố viên thay thế (điều 43). Chương IV của Bộ Luật diễn giải thêm quyền và trách nhiệm của người bị giam và bị tố giác (điều 48, 49, 50). Thế nhưng ,sự thật lại khác xa rất nhiều so với những gì có trong bộ luật tố tụng này.Những người bị giam giữ bị bức cung cả tinh thần lẫn thể xác như bị dung nhục hình, vũ lực tác động đến thân thể gây đâu đớn sợ hãi,bị cắt liên lạc –tiếp tế từ gia đình để khủng bố tinh thần.

2.     Mặc dù trong bộ luật , người bị giam giữ có quyền được xử án trong phiên tòa công khai nhưng thực tế những người bị giam giữ bởi các tội danh từ điều 79 cho đến 90 trong bô luật hình sự không đạt được điều này, mà cụ thể mới đây nhất trong 2012- 2013 là vụ án của Nguyễn Văn Hải. Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và Đinh Nguyên Kha . Đỗ Thị Phương Uyên .Nhà cầm quyền đã sử dụng 1 lượng lớn nhân sự để cản trỡ những người dân muốn tham dự phiên tòa được gọi là công khai này.Để triệt để ngăn chặn không  cho người dân tham gia phiên tòa này, lực lượng công an đã ra sức đàn áp , phong tỏa mọi nẻo đường đến tòa án trong ngày hôm đó và hậu quả sau đó là nhiều người bị câu lưu trong đồn công an , bị hành hung  gây thương tích. Ngay như cha ruột và người nhà của bị cáo Phương Uyên cũng không được tham dự phiên tòa.

3.     Hơn nữa, quyền tranh luận dân chủ tại tòa đối với các bị cáo được coi là xa xỉ và không tưởng.Các bị cáo chỉ được quyền trả lời câu hỏi đúng –sai, có-không của thẩm phán đặt ra.Các cơ quan tố tụng vi phạm luật tố tụng của việt nam nhưng vẫn cố tình phót lờ sai phạm của mình khi bị tố cáo mà cụ thể qua hàng loạt các vụ án xảy ra ở VN mà điển hình vụ án Hàng Tấn Phát , Trương Quốc Huy tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VIÊT NAM. Cơ quan điều tra đã vi phạm( điều  325,326,328,329,330) về kiếu nại tố cáo ,( điều 194 ) về thời hạn hoãn phiên tòa, (điều 96 ) về thời hạn giam giữ.


4            4.Theo Luật Ân Xá năm 2008, sẽ  giảm án tù một lần một hay nhiều lần cho tù nhân phạm tội, bất luận tính cách bạo lực hay không, được xác định rõ ràng trong các điều 58 và 59 của Bộ Luật Hình, nhưng các tù nhân chính trị,( những người bất đồng quan điểm với đảng cộng sãn ) không hưởng các quyền này ngoại trừ số ít chấp nhận làm theo yêu cầu của các cán bộ trại giam.Thực tế chứng minh ,tuyệt đại đa số các từ nhân chính trị  đều ở đủ mức án mà chế độ cs đã tuyên, cá biệt có những trường hợp đã ở tù từ khi chính thể VNCH sụp đổ cho đến nay.Hơn nữa,nhà cầm quyền việt nam không thực hiện các cam kết nhân đạo mà họ đã nêu như cho phép những người tù mắc những bịnh hiểm nghèo sắp chết về sống với gia đình trong những ngày cuối cùng như những tù nhân bịnh sida/HIV, ung thư, lao phổi giai đoạn cuối.Không tạo điều kiện khám chữa bịnh cho tù nhân khi mắc những chứng bịnh vượt ngoài khả năng chữa trị tại chỗ của trại giam mặc dù chi phí khám chữa bịnh gia đình tù nhân chi trả.Trong quá trình giảm án, đặc xá có quá nhiều bất công ,tham nhũng, hối lộ  mặc dù luật có những quy định về  các mức độ phạm tội như  tội phạm ít trầm trọng, trầm trọng, rất trầm trọng, và cực kỳ trầm trọng, và mỗi loại lại phải gánh chịu một tầm riêng về các biện pháp trừng trị.Ví dụ, tội phạm ma túy có mức án 20 năm nhưng án ở thực cũng ngang bằng tội phạm trộm cướp thông thường với mức án 5 -7 năm vì những tội phạm ma túy có hối lộ cho cán bộ quản giáo và trưởng trại giam mỗi khi có đặc xá giảm án.

5     5.  Mặc dù Việt Nam chưa phải là thành viên gia nhập Công Ước Chống  Tra Tấn (CAT) nhưng  nhà cầm quyền Việt Nam mặc nhiên , ngang nhiên chà đạp nhân quyền ,sĩ nhục nhân phẩm tù nhân 1 cách tồi tệ ,dã man như các hành động sau mà các trại giam đã ,đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong các nhà tù thuộc hệ thống giam giữ trên lãnh thỗ Việt Nam : đối với các bị tù nhân bị trại giam đưa đi kỷ luât, họ áp dụng hình thức lột trần truồng tù nhân,bắt nằm ngủ trên gường xi măng mà không hề có bất cứ thứ gì mục đích sĩ nhục tinh thần tù nhân,mục đích tàn phá sức khỏe tù nhân,cùm chân bằng cùm chữ V trong thời gian dài cùng các lực tác động của cán bộ quản giáo khi họ không vui thì hậu quả là tù nhân bị lỡ lét vết thương ở chân hoặc bị liệt nhẹ hoặc các dị tật về sau và giam giữ trong không gian ngột ngạt tù túng, ẩm thấp ,hôi hám với diện tích 4 mét vuông.Lương thực thì chỉ khoảng 2 chén cơm với muối trắng /bữa ,nước thì chỉ 1 lít/ngày dùng cho uống và cả vệ sinh, được đựng trong các chai nhựa (pet) mà cán bộ trại giam đã sử dụng hết quăng đi ,được tù viên quản lý khu kỷ luật lượm lại chứa nước cho tù nhân kỷ luật xài.Các hành vi cắt thăm nuôi,tiếp tế ,liên lạc với thân nhân cũng là 1 cách tra tấn tinh thần lẫn sức khỏe khi chế độ ăn uống trong tù không đủ dinh dưỡng mà còn bị cắt xén bởi cán bộ quản lý lương thực trại giam
  II.Chuẩn Công Ước Quốc Tế về Chống Tham Nhũng (CAC).
6.  Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước Quốc Tế về Chống Tham Nhũng (CAC)cộng thêm điều 74 trong Hiến Pháp ,-vốn tuyệt đối cấm trả thù người tố giác hay làm đơn kiến nghị-, và điều 132 của Luật Hình Sự -_vốn ấn định những hình thức trừng phạt đối với các vi phạm quyền kêu nài hay khiếu nại, Luật về Kiến Nghị và Tố Giác (LCD) ấn định các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người kêu nài và những người tố giác và trừng phạt những ai hăm doạ, trả thù hay sỉ nhục họ (điều 66, 96-100)_. Hơn thế nữa, chính quyền đã ban hành Pháp Lệnh Số 136/2006/ND-CP ngày 14 tháng 11, 2006 để cung ứng các chỉ dẫn về thực hiện LCD và Luật về Tu Chính một số điều trong LCD, và Sắc Lệnh Số 53/2005/ND-CP ngày 19 tháng 4, 2005 để lý giải thêm về các biện pháp nhằm đối phó với các hành động hăm doạ, sách nhiễu, và trả thù người tố giác tham nhũng và trừng phạt  những kẻ vi phạm quyền khiếu nại và tố giác của công dân. Thế nhưng thực tế xã hội như thế nào đối với những người tố cáo tham nhũng hối lộ tại VN ?
Lãnh đạo Văn Phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN cho rằng, không chỉ người chống tham nhũng mà người thân của họ cũng bị vạ lây. Trong đó, có trường hợp bố mẹ chống tham nhũng thì con cái không được bổ nhiệm, bị thôi việc; nông dân thì bị phá hoa màu, bị đe dọa tính mạng, người thân lâm vào tình trạng hoảng loạn tinh thần; thậm chí có người vợ của người đấu tranh chống tham nhũng chết vì không chịu nổi áp lực của sự đe dọa…
-Và đây là các bằng chứng : Ông Phạm Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội vì tích cực đấu tranh chống tham nhũng mà bị quận ủy Cầu Giấy cho thôi chức vụ Bí thư và chỉ đạo miễn nhiệm chức
- nhà báo Phạm Thanh Hương (Báo Người cao tuổi) do đấu tranh với những việc làm sai trái của một số cá nhân trong cơ quan mà bị lãnh đạo cho thôi việc, thu thẻ nhà báo
- Bà Nguyễn Thị Hòa (Tây Hồ) tố cái sai phạm của một số cán bộ trên địa bàn cũng bị nhiều kẻ đe dọa, khủng bố tinh thần, dọa giết cả nhà, nhà bà thường xuyên bị đổ phân, ném chuột chết, mìn…
Ông Nguyễn Kim Hợp (ở xã Phú Phong, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) tố cáo một số cán bộ xã, huyện đã cấp và bán trái phép hơn 300.000m2 đất, khiến một số cán bộ sai phạm bị phạt tù. Song, ông Hợp lại đang bị chính quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế thu hồi hơn 4.000m2 đất của gia đình.
Và chính cán bộ cao cấp của nhà cầm quyền VN thừa nhận chưa có cơ chế bảo đảm cho những cá nhân tố cáo tham những:
- Ông Nguyễn Đình Phách, Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên  Thường trực Chánh văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cho biết, công tác phòng chống tham nhũng chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản. Tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ông Phách cho biết thêm, hiện cơ chế, chính sách bảo vệ người tố cáo tham nhũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành bảo vệ người tố cáo, trong đó có bảo vệ người tố cáo về tham nhũng chưa thật sự đầy đủ. Nhiều người tố cáo chống tham nhũng vẫn bị trả thù, đe dọa, trù dập.

Ông Lê Văn Lân, Phó Chánh văn phòng chống tham nhũng (OSCAC) chỉ rõ những hành vi, thủ đoạn trù dập người tố cáo tham nhũng hiện nay như đánh đập, có người bị sa thải, đuổi việc. Có người bị “khủng bố” bằng vòng hoa, có trường hợp bố mẹ đấu tranh chống tham nhũng con cái bị trù dập. Bên cạnh đó là những hành vi trả thù khác như phá hoại tài sản, đánh mìn vào nhà

III.CÁC HÀNH ĐỘNG ĐÀN ÁP VỀ TÔN GIÁO

Trong bản trả lời các Khuyến nghị được đưa ra tại kỳ 5 của Nhóm Làm Việc của Hội Đồng Nhân Quyền ngày 8-5-2009, nhà cầm quyền Việt Nam có viết như sau về tôn giáo:
7. Là một quốc gia đa tôn giáo với hơn 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% dân chúng có niềm tin tôn giáo, Việt Nam luôn tôn trọng tự do tôn giáo. Việt Nam xem đây là một nhu cầu chính đáng của dân chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tôn giáo, được bảo vệ bởi luật và ngang nhau trước luật. Các tổ chức này hưởng một số biệt đãi, gồm việc được cấp đất để xây nơi thờ phượng. 

 8. Ở Việt Nam tự do tôn giáo, tín ngưỡng và thờ phượng được ghi khắc trong Hiến Pháp và các văn kiện luật, nhất quán với luật quốc tế. Việt Nam cũng ưu tiên cải thiện thêm khung luật liên quan đến tôn giáo. Trong công cuộc ấy, trên căn bản của sự duyệt xét đều đặn các văn kiện luật và các quy định từ cấp trung ương đến địa phương, chính quyền triển khai các kế hoạch để tu chính và bổ sung luật hiện hành về tôn giáo và tín ngưỡng. Điều này gồm các khuyến nghị gởi Quốc Hội về tu chính Pháp Lệnh Tôn Giáo và Tín Ngưỡng năm 2004 để cập nhật hoá và cải thiện sự hữu hiệu của nó nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do sinh hoạt tôn giáo của người dân. Những vi phạm đến các quyền này bởi giới chức thẩm quyền địa phương được giải quyết nhanh chóng nhằm tránh sự gián đoạn sinh hoạt tôn giáo của người dân.

Tuy nhiên, thực tế 5 năm qua tại Việt Nam, và cả trước đó, hoàn toàn chứng minh trái ngược, trên mặt lý thuyết cũng như mặt thực hành.

A.   ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO HÒA HẢO

9.Trong tháng 12/ Năm 2012,Tổ chức nhân quyền Human Right Watch, mà đại diện là ông Phill Robertson,đặc trách Á Châu loan báo 1 bản thông cáo là các tín đồ Phật Giao Hòa Hảo,lần nữa đã bị nhà cầm quyền địa phương tấn công đàn áp thô bạo,diễn ra 1 cách có hệ thống và nghiêm trọng đang xảy ra tại miền tây dù là các tín đồ phật giáo hòa hảo thuần túy hay truyền thống như sau :
- Tu sĩ VÕ VĂN THANH LIÊM,trụ trì chùa  Quang Minh Tự,vừa mãng hạn 7 năm tù giam vào hôm 5/2/2012 đã bị nhà cầm quyền sách nhiễu, hành hung khi thân nhân ,đồng đạo tới thăm.
-Cựu tù nhân tôn giáo,vợ chồng ông Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Hà cũng đã bị hành hung nghiêm trọng hôm 5/2/2012 bởi công an xã Mỹ An, huyện Chợ Mới ,Tỉnh An Giang 1 cách vô cớ.Sau đây là lời tường thuật nguyên văn ,với những ngôn từ khiếm nhã để chứng tỏ sự hung hãn của lực lượng cầm quyền :” người quýnh tôi, tên Hưng, công an xã.ở xã mỹ an đó. Nó mới nói:”” đè đầu nó xuống,đập chết mẹ nó cho tao,dẫm nó cho tao.liền lúc đó tui gần như ngất xỉu “.
-Bà Nguyễn Ngọc Hà, nạn nhân đầu tiên khi bà đi chợ mua thức ăn để tưởng nhớ ngày bà nội mất,đã bị nhiều công an giựt chìa khóa,vật ngã xuống đất ,tiếp theo là những cú giựt chõ chấn gót không thương tiếc đối với 1 người phụ nữ chân yếu tay mềm, sau đó còng tay.Nhà cầm quyền đã tấn công 2 tín đồ phật giáo hòa hảo với lực lượng hơn 40 người với dụng cụ hỗ trợ.

10.Những người dân hiếu kỳ khi thấy nhà cầm quyền tấn công 2 tín đồ phật giáo này đã lấy điện thoại quay phim chụp hình cũng bị công an còng tay luôn.hơn thế nữa,ông nguyễn thanh phong đã bị câu lưu hơn 12 giờ đồng  tại đồn công an trong tình trạng thương tích đầy mình , bị bõ đói và được thả sau khi bị cưỡng bức đóng 150.000 vnd tiền phạt giao thông vô lý và giam phương tiện giao thông trong 2 ngày.
-Tu sĩ Huệ Thọ, thuộc đạo tràng Minh Thiện –Huệ Thọ ,quận Ô Môn. Tỉnh cần thơ lưu ý:” sau năm 1975, cái tạm gọi ,là giải phóng dân tộc đối xữ với phật giáo hòa hảo thật nghiệt ngã,và những cán bộ sau năm 1975 tuyên bố thẳng với những tín đồ phật giáo hòa hảo là nếu họ không diệt được phật giáo hòa hảo thì họ nghỉ việc.sau đó là các cuộc đàn áp thẳng tay,lật am ,phá chùa .nhưng với tinh thần thà chết chứ không bỏ đạo,chế độ cộng sãn đã đổi chiến thuật nhu, tính âm mưu đồng hóa PGHH với việc thành lập ra ban trị sự năm 1999 (với nhân sự là người của nhà cầm quyền chứ không phải do phía bà con tín đồ bầu lên )rồi rêu rao là có tự do tôn giáo.
http://www.youtube.com/watch?v=CiaUDD5RXko Cần Thơ : Phật giáo Hòa Hảo lại bị đàn áp, tín đồ tuyên bố tự thiêu

11. Mới đây,vào lúc 10 am ngày 5/4/2013, tại chùa Long Minh Tự ,ấp Long Hòa 2,xã Lâm Điền a, huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang, nhà cầm quyền phối hợp với xã hội đen đàn áp các tín đồ PGHH trong buổi lễ tưởng nhớ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thọ nạn tại Đốc Vàng.
http://www.youtube.com/watch?v=_pnF_8T1nR0  Tín Đồ Phật Giáo Hoà Hảo Bị Đàn Áp Tại Chùa Quang Minh Tự, Chợ Mới,

12.Đây là 1 trong những mảng nhỏ tôn giáo ở Việt Nam bị đàn áp bởi nhà cầm quyền Việt Nam .Thế nhưng, trong các báo cáo cũng như trả lời báo chí với các tổ chức quốc tế ,chính phủ Việt Nam vẫn luôn khẳng định Việt Nam có tự do tôn giáo.Đây là 1 báo cáo nhỏ của 1 công dân Việt Nam mong muốn gởi đến Liên Hợp Quốc  để các ngài có thêm bằng chứng khách quan trong quá trình Xét Duyệt  Phổ Quát Định Kỳ cho Việt Nam.
Khuyến nghị của tôi là:
Chính phủ Việt Nam thực sự phải tuân thủ các công ước của Liên hợp quốc mà VN đã phê chuẩn hoặc ký và duy trì những cam kết đó.
Chính phủ Việt Nam nên mời các báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do tôn giáo và các khu vực khác có liên quan đến thăm đất nước và  không ngăn cản các nhân chứng.
Chính phủ Việt Nam nên cho phép Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập đỏ, Human Rights Watch, Tổ chức Ân xá quốc tế ... có cơ hội thăm nhà tù, nơi đã có báo cáo về vi phạm nhân quyền, kể cả đánh đập, biệt giam, và bị tra tấn.

Lời tác giả: đây là bản thảo trong quá trình thu thập dữ kiện và để chuyển ngữ trước khi gởi tới tiểu bang nhân quyền của liên hợp quốc nhân dịp xét duyệt phổ quát định kỳ về nhân quyền.
link đệ trình báo cáo : Welcome to the OHCHR On-line UPR Submissions Registration System
https://uprdoc.ohchr.org/Account/Login.aspx?ReturnUrl=%2f

No comments:

Post a Comment