Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.
Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.
Bài viết trước trong loạt bài:
***************************
“Tại sao Pháp Luân Công vẫn bị đàn áp ở Trung Quốc?” “Tại sao Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm Pháp Luân Công?” “ Tại sao chính phủ Trung Quốc xem Pháp Luân Công như là một mối đe dọa?” Dưới đây là một số câu trả lời. Mặc dù chúng được giới thiệu ở đây như những giải thích riêng biệt, nhưng tất nhiên những do khác nhau được liên kết với nhau theo nhiều cách.
- Giải thích về mặt số lượng
- Giải thích về mặt kiểm soát
- Giải thích theo lỗ hổng ý thức hệ
- Giải thích theo nhân tố cá nhân
- Giải thích bằng cách xem lại chính ĐCSTQ
Tại cuối của trang này, một số giải thích thường được trích dẫn nhưng có lý do phụ cũng được xem xét một cách ngắn gọn.
Pháp Luân Công, được truyền ra công chúng lần đầu vào năm 1992, chỉ trong 7 năm sau đã có số lượng người theo vượt quá 70 triệu ở Trung Quốc theo các ước tính của chính phủ Trung Quốc (nguồn). Pháp Luân Công đã trở lên, như tờ Tin Tức Hoa Kỳ và Báo cáo Thế giới đã đưa ra vào năm 1999, “Tổ chức tự nguyện lớn nhất ở Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả Đảng Cộng Sản”, lúc đó Đảng Cộng Sản có số thành viên khoảng 65 triệu. Đảng Cộng Sản đã bị đe dọa bởi sự tăng lên phổ biến nhanh này và sợ rằng nó có thể gặp phải sự cạnh tranh với Pháp Luân Công.
Các bằng chứng nhiều hơn về Đảng sợ sự phổ biến của Pháp Luân Công đến từ thực tế rằng khi các sách của Pháp Luân Công trở thành những cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1996, ngay lập tức các sách này đã bị cấm xuất bản.
Một số lãnh đạo Đảng Cộng Sản cũng xem sự độc lập của Pháp Luân Công là một mối đe dọa. Sự độc lập của Pháp Luân Công đã thể hiện ra theo khả năng của các học viên, những người có thể tìm thấy ở khắp Trung Quốc và ở mọi tầng lớp xã hội, nay có thể liên lạc với nhau và tổ chức các hoạt động của riêng mình (bao gồm cả một cuộc tụ tập lớn để thỉnh cầu chính phủ phản đối những lạm dụng). Đảng độc tài, cho tới tận ngày nay vẫn tiếp tục trực tiếp kiểm soát các phương tiện truyền thông, tòa án, hệ thống giáo dục, và các học viện tín ngưỡng, đã xem sự độc lập và khả năng phối hợp các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công là một tiền lệ nguy hiểm.
Thực tế là trong số các học viên Pháp Luân Công có nhiều Đảng viên tận tụy không làm chế độ thỏa mãn; ngược lại, điều này càng làm nó sợ rằng nó đang cạnh tranh với Pháp Luân Công.
Giải thích theo lỗ hổng ý thức hệ: Pháp Luân Công đề xướng một bộ các giá trị khác với những thứ Đảng đề xướng.
Bất chấp việc Trung Quốc đã chuyển sang nền kinh tế thị trường trong những thập kỷ gần đây, Đảng Cộng Sản vô thần vẫn không chỉ bám vào hệ thống chính quyền kiểu Lê nin, mà còn bám vào ý thức hệ Mác xít một cách chính thống (mặc dù chỉ có vài quan chức thực sự tin vào ý thức hệ này). Điều này được minh họa vào năm 2006 bằng chiến dịch “gìn giữ bản chất tiến bộ của ĐCSTQ” của Hồ Cẩm Đào (tin tức).
Một số lãnh đạo Đảng đã thấy Pháp Luân Công, với niềm tin của Pháp Luân Công vào Phật, Đạo và Thần, và sự tin chắc của Pháp Luân Công rằng bất kỳ ai cũng có thể đạt tới một cảnh giới tuyệt diệu thông qua tự tinh luyện, như thế là xung đột với ý thức hệ của Đảng.
Trong khi điều này đúng với bất kỳ tôn giáo nào ở Trung Quốc, nó cũng đúng là mọi tôn giáo ở Trung Quốc đã bị đàn áp bởi ĐCSTQ, và trong nhiều trường hợp vẫn tiếp tục bị đàn áp. Những khác biệt nằm ở mức độ đàn áp, số người liên quan, và nỗ lực mà Đảng sử dụng để đàn áp mỗi nhóm riêng tại bất kỳ một thời điểm đưa ra xem xét.
Tân Hoa Xã, phát ngôn chính thức của ĐCSTQ, thừa nhận điều này nhiều vào năm 1999. Tân Hoa Xã đã hãnh diện tuyên bố “Thực tế, cái gọi là nguyên tắc ‘chân, thiện và nhẫn’ được giảng bởi ông Lý Hồng Chí [người sáng lập Pháp Luân Công] chẳng có gì chung với sự phát triển văn hóa và đạo đức xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cố gắng đạt được”.
Trớ trêu thay, Tân Hoa Xã đã chạm phải những gì ĐCSTQ đang lúng túng trong thực tế: Pháp Luân Công là môn luyện tập theo Chân, Thiện, và Nhẫn, trong khi đó qua hơn nửa thế kỷ Đảng Cộng Sản đã thống trị bằng lừa dối, áp bức và bạo lực.
Giải thích theo nhân tố cá nhân: Sự ghen tị của Giang Trạch Dân và các thủ đoạn của những người theo cơ hội chủ nghĩa đã đóng một vai trò quyết định.
Quyết định của Giang Trạch Dân khởi động chiến dịch chống lại Pháp Luân Công đã nhận được một số ít ủng hộ thật từ các lãnh đạo cao nhất của Đảng. Khi ấy thủ tướng Chu Dung Cơ đã thực hiện một giải pháp hòa giải hướng tới Pháp Luân Công, và một số bằng chứng cho thấy rằng lãnh đạo hiện tại Hồ Cẩm Đào cũng không xem Pháp Luân Công là một vấn đề (xem báo cáo của CNN) .
Nhưng với một số ít người ủng hộ, dẫn đầu là Lưu Cán, Giang đã tuyên bố lập trường chống Pháp Luân Công bằng cách diễn đạt nhóm Pháp Luân Công như là một đe dọa lớn nhất đối với Đảng, gán nhãn Pháp Luân Công là một “tổ chức tà giáo” (xem phân tích), tạo ra Phòng 6-10, và ép buộc luật pháp để biện hộ một cách có hiệu lực cho lệnh cấm Pháp Luân Công. (xem báo cáo Quan Sát Nhân Quyền).
Tại sao Giang lại làm một việc như thế? Vì hai nguyên nhân. Đầu tiên, rất có vẻ buồn cười là, hầu hết bằng chứng cho thấy rằng Giang đã ghen tị sâu sắc với sự phổ biến của Pháp Luân Công và xem việc đàn áp Pháp Luân Công như là một sự bỏ giá có lợi hơn hơn trong cuộc đấu thầu của chính Giang nhằm đi vào lịch sử như là một lãnh đạo tối cao thứ ba của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tiếp theo sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình).
Thứ hai là, như nhà phân tích Willy Lam và những người khác đã cho thấy, Giang đã thấy một cơ hội – bằng cách tấn công Pháp Luân Công và tạo ra một chiến dịch kiểu của Mao cùng với trạng thái khủng hoảng đi kèm với nó, Giang có thể lợi dụng chiến dịch này để “tăng cao lòng trung thành với chính Giang” và dùng thủ đoạn để đạt được lợi ích về mặt chính trị (xem báo cáo của CNN)
Mặc dù Giang đã chính thức bắt đầu chuyển quyền lực cho Hồ Cẩm Đào vào cuối năm 2002, những thành viên của bè phái chính trị của Giang vẫn ở trong những vị trí cáo bên trong Bộ Chính trị và bộ máy an ninh Đảng. Những người này, như phó chủ tịch Zeng Qinghong và lãnh đạo Ủy ban Hợp Pháp Chính trị Lưu Cán, đã có thể dung trì và thậm trí làm chiến dịch tăng cao lên. Tuy nhiên các báo cáo không định kỳ từ bên trong nội bộ Trung Quốc đã để lộ những căng thẳng giữa bè phái của Giang và Hồ Cẩm Đào về chính sách đối với Pháp Luân Công.
Giải thích bằng cách xem lại chính ĐCSTQ: Để tồn tại, chế độ của nó đã lặp đi lặp lại nhiều lần nhắm vào các nhóm khác.
Như cuốn sách Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản (Cửu Bình) minh họa, qua gần sáu thập kỷ nắm quyền lực, ĐCSTQ đã thực hiện hết chiến dịch này đến chiến dịch kia nhắm vào nhiều nhóm khác nhau. Cửu Bình giải thích Đảng đã lặp đi lặp lại áp dụng luật 95-5 như thế nào: Nó bảo với nhân dân Trung Quốc rằng chỉ một nhóm kẻ thù nhỏ đang bị nhắm tới; 95 phần trăm tốt sẽ không bị ảnh hưởng chừng nào họ tự phân tách rõ ràng khỏi 5 phần trăm xấu còn lại. Theo cách này, nhóm bị nhắm vào nhanh chóng bị xa lánh. Bạn bè, đồng nghiệp, bạn học, thậm chí cả những thành viên trong gia đình cũng vội vàng đi theo “nhóm tốt” đa số để thoát khỏi nỗi sợ bị đàn áp.
Thủ đoạn bịp bợm nằm ở chỗ 5 phần trăm “nhóm xấu” kia liên tục thay đổi, đầu tiên đó là những người giàu có và gia đình của họ, sau đó là những người có liên hệ với hải ngoại, sau đó là những nhóm tín ngưỡng, rồi trí thức, rồi ủng hộ dân chủ, và tiếp tục…bây giờ đó là Pháp Luân Công.
Trong khi sự thực là những chiến dịch này đã trở lên ít quan trọng hơn kể từ cái chết của của Mao Trạch Đông vào năm 1976, chiến dịch của Đảng chống lại Pháp Luân Công từ năm 1999 trở đi đã quay lần ngược lại thời đại chủ nghĩa Mao Trạch Đông, thể hiện qua việc sử dụng bộ máy tuyên truyền, các buổi xét xử, các buổi học, và các trại lao động của nó.
Qua tiến trình nhiều thập kỷ, hiếm có người Trung Quốc nào không có họ hàng hoặc bạn bè thân thiết nào bị đàn áp nghiêm trọng vào lúc này hay lúc khác. Trong khi sống cuộc đời bình thường của mình, toàn bộ dân chúng vì thế sống với một nỗi sợ kín. Đảng có thể nhanh chóng dùi vào nỗi sợ này bất kỳ lúc nào nó cần để tăng cường kiểm soát.
Các giải thích khác đôi khi được trích dẫn những ít có tính thuyết phục hơn:
Đối với các quan chức trong Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán và các tòa lãnh sự, cũng như là đối với các nhà báo và học giả Trung Quốc đứng về phía Đảng, sự giải thích rất đơn giản: Đầu tiên, không có đàn áp nào diễn ra cả, tất cả cái gọi là “bằng chứng” chỉ bao gồm những lời đồn thổi và bịa đặt bị khuấy động lên bởi những lực lượng thù địch chống Trung Quốc. Thứ hai, Pháp Luân Công bị cấm bởi vì nó là một mối đe dọa với xã hội và bất kỳ chính quyền có lý trí nào cũng sẽ làm tương tự.
Sự thật là chỉ có chính quyền của Đảng Cộng Sản mới cấm Pháp Luân Công, ngoài ra Pháp Luân Công được tập luyện tự do trên khắp thế giới ở hơn 70 nước. Đảng cũng không thể giải thích làm thế nào hàng chục ngàn người luyện tập Pháp Luân Công ở Đài Loan, chỉ cách Trung Quốc 100 dặm, mà không bị chính quyền hay các phương tiện truyền thông phàn nàn rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa. Thực tế, ở Đài Loan nơi có sự tương tự về phương diện văn hóa, tình hình khá trái ngược – các quan chức Đài Loan ca ngợi Pháp Luân Công, học sinh học Pháp Luân Công đê tính điểm thêm, và nó được dạy trong nhà tù cho các tù nhân như là một phần của chương trình cải tạo của họ (báo cáo).
Một số người đã tranh luận rằng Pháp Luân Công đã bị cấm vì nó đã tính toán sai khi tổ chức một cuộc trình diễn lớn ngay trước dinh thự Trung Nam Hải của các lãnh đạo của Đảng tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng tư, năm 1999.
Không nghi ngờ rằng cuộc tụ tập vào ngày 25 tháng 4 (xem báo cáo) là một diễn biến then chốt, thực tế cuộc tụ tập này là hướng vào Văn Phòng Thỉnh Cầu của Hội Đồng Nhà Nước, chứ không phải khu liên hợp Trung Nam Hải của chính phủ. Đáng kể nhất là cuộc tụ tập đã đánh dấu mốc mà Giang Trạch Dân đã đi đến chính thức chỉ đạo chính sách chống Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, bên cạnh sự hợp pháp được quy định trong hiến pháp Trung Quốc, cuộc tụ tập là một phản ứng lại các hình thức đàn áp đã diễn ra sớm hơn. Nó đã đến sau 3 năm khi các sách của Pháp Luân Công bị cấm xuất bản, sau 2 năm bị chỉ trích trên các phương tiện thông tin của nhà nước và bị an ninh nhà nước quấy rối, và đó là một phản ứng ngay lập tức trước sự bắt giữ và đánh đập những học viên ở vùng Thiên Kim gần đó. Nếu không có sự đàn áp nào diễn ra trước đó, tại sao 10 ngàn người lại phải khiếu nại lên chính quyền để ngừng đàn áp họ?
Theo sự giải thích này, các lãnh đạo Đảng đã thấy trong Pháp Luân Công có những sự tương tự với các cuộc vận động tôn giáo trong quá khứ đã trở thành bạo lực và lật đổ các triều đại, ví dụ như Khăn Vàng thời nhà Hán, các giáo phái Bạch Liên, và Thái Bình và Nghĩa Hòa Đoàn nổi lên vào triều đại nhà Thanh. Tuy nhiên sự so sánh là rất giới hạn. Không giống những nhóm đó trong quá khứ, Pháp Luân Công không có quan tâm tới dành lấy quyền lực chính trị và hoàn toàn từ chối việc sử dụng bạo lực.
Thậm chí nếu có người sợ rằng Pháp Lân Công có thể chuyển sang bạo lực và đi đến chỗ giống với những cuộc nổi loạn trong quá khứ đó, thì sự phản ứng bất bạo lực hoàn toàn của Pháp Luân Công với cuộc đàn áp này từ ngày thứ nhất của cuộc đàn áp tới tận ngày nay đã xua tan từ rất lâu những nỗi sợ như vậy.
Cuối cùng, Pháp Luân Công đã trở lên đối lập với Đảng Cộng Sản chỉ trong những năm sau khi có cuộc đàn áp. Các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công đơn giản nhằm mục đích kết thúc cuộc đàn áp những người vô tội này. Các tác phẩm của ông Lý (http://phapluan.org/book/index.html) và những quan điểm được bày tỏ bởi các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và hải ngoại đã làm sáng tỏ rằng Pháp Luân Công không có quan tâm tới việc dành lấy quyền lực chính trị ở Trung Quốc.
Tài liệu gốc: http://faluninfo.net/print/219/
________________________________________
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118331.html
Đăng ngày 27-07-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
No comments:
Post a Comment