Thursday, June 27, 2013

Sững sờ trước những cái "nhất" của Việt Nam so với thế giới


Choáng với những "thành tích kinh dị" của VN so với TG, nghe qua đã thấy giật mình: Tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất...


Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển. 


Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6). 


Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… 


Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm. 


Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. 
Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15. 


Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn. 


Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan. 


Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3. 


Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng. 


Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ. 


Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan. 


Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới. 


Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá. 


Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép
. 

Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là nơi tập hợp những cái "nhất" thế giới.


Việt Nam được coi là thiên đường ẩm thực châu Á, thành phố Hồ Chí Minh là một trong thanh phố có ẩm thực đường phố ngon nhất thế giới. Theo các tạp chí và báo nước ngoài, thịt chuột, tiết canh lòng lợn, mì dế rán và trứng vịt lộn của Việt Nam luôn là một trong số các món ăn được cho là kinh dị nhất trên thế giới. 


Nhiều người tỏ ra e dè, ngần ngại không dám thưởng thức 
khi trông thấy vịt con đã thành hình đủ lông đủ cánh trong quả trứng.


Nhiều du khách nước ngoài còn rất sợ món thịt chó và mắm tôm. Họ không thể hiểu tại sao người Việt lại “làm thịt” con vật nuôi trong nhà. Tuy nhiên, đây lại được coi là món ăn "truyền thống", rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với dân nhậu. 




Người Việt có thói quen mua vàng dự trữ. 
Trong năm 2011, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 35 - 38 tấn vàng. 


Lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước. Theo ADB, lạm phát ở châu Á năm 2011 ở khoảng 3-6%. Trong đó, Việt Nam ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với 20,8%. Ảnh: Giá các mặt hàng tăng mạnh những năm qua. 


Chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico, các doanh nhân và chủ doanh nghiệp Việt Nam được xếp vào diện bị stress (căng thẳng) nhất thế giới trong năm 2009. 72% doanh nhân Việt Nam được hỏi đã cho rằng họ rất căng thẳng bởi nhiều sức ép trong môi trường kinh doanh. Họ chỉ có 1 tuần/năm dành cho nghỉ ngơi, du lịch, trong khi các doanh nhân vùng Bắc Âu có tới 3 tuần/năm. Ảnh: Các doanh nhân Việt Nam. 


Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc. Trong đó 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng năm nay dự báo tiêu thụ 300 triệu lít với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng.


Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia phục vụ thị trường 87 triệu dân. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới của hãng bia Heineken.  


Sau 10 năm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã giảm 14% (xuống còn 29,3%) năm 2010 nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên phạm vi toàn cầu. 


Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với số tiền 18.000 tỷ đồng. 53% số học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí. 


Tuy vậy tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam lại cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên đi… du học. 

Thật bất ngờ Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước phát tán thư rác lớn nhất thế giới, chiếm 2,7%. Trước đó Việt Nam còn chiếm đến 3,4% thư rác toàn cầu.


Giữa năm 2010, Hãng bảo mật Sophos của Anh công bố Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước phát tán thư rác lớn nhất thế giới, chiếm 2,7%. Trước đó Việt Nam còn chiếm đến 3,4% thư rác toàn cầu. Đến nay, Việt Nam vẫn là 1 trong số 12 quốc gia phát tán thư rác lớn nhất thế giới. Mỹ đứng vị trí số 1 với việc tỷ lệ thư rác chiếm 18,83%. 


Việt Nam sở hữu những đoạn đường đắt nhất hành tinh. Một km đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa giá 45 triệu USD tương đương gần 100.000 cây vàng thời điểm đó, trong khi giá xây dựng 1 km đường tàu điện ngầm chỉ vào khoảng 34 triệu USD! Trong đó giá trị xây lắp 1.080 m đường chỉ hết 100 tỷ đồng, còn số tiền giải phóng mặt bằng lên đến 600 tỷ đồng. 


Vào năm 2002, việc Hà Nội chi 113 tỷ đồng cho 550m đường đoạn Voi Phục - Cầu Giấy đã trở thành sự kiện gây chấn động. Giá xây lắp hơn nửa cây số đường này chỉ hết gần 1 triệu đô la (khoảng 13 tỷ đồng). Trong khi đó giá đền bù GPMB của dự án hết 7 triệu đô la (100 tỷ đồng). Ảnh: Trạm trung chuyển xe buýt trước vốn là đoạn đường thừa trong dự án triệu đô. 


Việt Nam là một trong 3 nước hứng chịu thiên tai nhiều nhất thế giới 
cùng Philippines và Trung Quốc. Mỗi năm Việt Nam hứng chịu khoảng 21 thảm họa thiên tai. 



Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới. Ước tính hơn 100 chiếc sừng tê giác vào Việt Nam mỗi năm. Giá 1kg sừng tê giác dạng bột ở Việt Nam là 60.000 USD. Chính lợi nhuận kếch xù này khiến số lượng tê giác ở Việt Nam gần như tuyệt chủng. Sừng tê giác chưa được chứng minh có bất kỳ tác dụng chữa bệnh nào. 


Việt Nam bị đánh giá là 1 trong những nguy cơ cao có thể khiến tê giác bị tuyệt chủng. Nam Phi từ chối tất cả hồ sơ xin cấp phép săn tê giác của Việt Nam. Ngoài ra còn là nơi tiêu thụ lớn các sản phẩm từ hổ và các loài động vật hoang dã nguy cấp khác. Ảnh: Một chú tê giác ở Nam Phi bị giết để lấy sừng 

Trên thế giới, chẳng quốc gia hơn nổi Việt Nam về cái khoản rượu ngâm. 
Ngâm đủ thứ, từ động vật đến thực vật. Trong đó, người ta “tôn vinh” Việt Nam 
là “trùm” về màn ngâm rắn, uống rượu pha tiết rắn. 



Ngoài lạm phát cao nhất, lãi suất cao nhất, thâm hụt thương mại cao nhất, 
thì đồng nội tệ Việt Nam bị đánh giá là yếu nhất, 
dòng vốn lệ thuộc nhiều nhất vào dòng vốn bên ngoài.  



Phí ở cao tốc Trung Lương được đánh giá là "thấp nhất khu vực". 
Tuy nhiên cách tính phí không linh hoạt, thiếu công bằng... 
là những lý do khiến việc thu phí vẫn bị phản ứng.  



Việt Nam là một trong 6 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á có các mức giá phòng khách sạn thấp nhất, cùng với Campuchia, Thái Lan, Đài Loan, Philippines và Malaysia. Trong khi đó với mức 190 USD một phòng, giá khách sạn tại Singapore hiện cao nhất châu Á. Ảnh: Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. 


Khách sạn Marina Bay Sands, Singapore. 


Tỷ lệ rừng trên đầu người Việt Nam thấp nhất thế giới. Hiện tổng diện tích rừng trong cả nước khoảng 10,9 triệu ha, bình quân mới có 0,14ha/người, trong khi trên thế giới tỷ lệ này là 0,97ha/người. 


Với khoảng 7 bác sĩ/10.000 dân, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ bác sĩ thấp nhất thế giới và khu vực. Đặc biệt các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỷ lệ này lại rất thấp, như Đồng Tháp chỉ đạt 4,2 bác sĩ/vạn dân; Lai Châu 3,3 bác sĩ/vạn dân Còn về số dược sĩ, Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ/10.000 dân, 52% dược sĩ tập trung tại 2 TP lớn là TPHCM và Hà Nội. 


Tỷ lệ bác sĩ chuyên ngành tâm thần ở Việt Nam cũng thấp nhất với chỉ 1 trên 100.000 dân. 
Có tỉnh chỉ có một y sĩ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân, không có bác sĩ. 



Theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất của MasterCard Worldwide về những ưu tiên trong chi tiêu năm 2011, 89% số người Việt Nam ưu tiên chi tiền cho ăn uống và giải trí trong vòng 6 tháng tới. Con số này lớn nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đứng sau Việt Nam là Hàn Quốc với 78% tỷ lệ người.


Việt Nam đứng top đầu thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm. Tại Việt Nam, tỉ lệ vi phạm bản quyền đứng thứ 16 trong năm 2010, với tổng giá trị thương mại của phần mềm bất hợp pháp ước đạt khoảng 412 triệu đôla Mỹ.

Theo GDVN
nguồn: 2sao.vn


No comments:

Post a Comment