MỘT CHUYẾN NGHỈ ÐÔNG
Ðầu năm 2009
Vào cuối năm giữa hai khóa học, tôi được phép nghỉ dạy một tháng, và sẵn dịp có một bạn đã rủ đi thăm viếng thủ đô Kuala Lumpur của xứ Malaysia từ cả năm trước. Tôi quyết định tìm đến vùng đất ấm để tránh mùa đông lạnh lẽo (Chúa-sinh-ra-đời) ở Hoa-Kỳ.
Ngoài ra, bạn tôi cho biết, có đủ mọi hạng người Việt-Nam hiện đang sinh sống tại đất Mã-Lai. Cuộc sống có vẻ dễ chịu hơn, công ăn việc làm thoải mái hơn, nên con số người Việt làm ăn tại Mã tăng lên cả trăm ngàn người từ nhiều năm nay. Trước năm 1975, trên bình diện kinh tế, đất Mã cũng bình thường thôi. So với đất nước Việt-Nam Cộng-Hòa ngày trước, Mã-Lai chưa có gì lạ. Nhưng nay nghe khác quá xa! Ðây cũng là một đề tài nghiên cứu về lao động khá hấp dẫn.
Nhân chuyến đi nầy, tôi ghi vội mấy hàng tận mắt để gửi đến các bạn đọc một vài hình ảnh và cảm nghĩ của tôi về cuộc du lịch và cũng của một số người Việt đi làm ăn tại đất khách quê người.
NGày Một: Thứ Ba , 6Tháng Giêng
Sellam mat Datang, tiếng Mã-Lai nghĩa là ‘chào mừng’, rất được thông dụng cho các hàng quán khi được biết khách là người xứ ngoài đến viếng thăm. Tôi đã nghe thành ngữ này lần đầu tiên khi bước qua cổng quan thuế của xứ Mã, khiến lòng người vui vẻ, mặc dầu cơ thể đang mỏi mệt vì chuyến bay xa. Khí hậu ở đây quá nóng nực, 90oF (32oC), nhưng không oi bức vì hôm qua trời mới đổ mưa. Mồ hôi trán ra nhễ nhại vì tôi mặc áo quần quá dày. Ðang ở mùa đông xứ lạnh, nay lại mò về miền nhiệt đới gần đường xích đạo, nên mới ra nông nỗi! Ðường xá khu Sentul tương đối sạch sẽ và có nhiều cây xanh, khiến kẻ lữ hành cũng thấy dễ chịu. Nhớ tới đường xá quê nhà mà lòng bùi ngùi. Tôi đi rất gọn nhẹ, chỉ đem theo có 3 bộ quần áo, một cái laptop, một máy ảnh digital (để ghi lại tất cả hình chụp trong hồi ký này), và cuốn Applied Statistics dày cộm (chuẩn bị để dạy lớp thống-kê-học khóa mùa xuân sau khi trở về Mỹ; tuy đang nghỉ xả hơi nhưng không quên nhiệm vụ).
Từ phi trường Kuala Lumpur (còn gọi là KL; dân địa phương thích gọi tắt như vậy), lấy xe điện cao tốc KLIA Ekspress về đến trung tâm thành phố chỉ mất có 28 phút, với giá 35 RM. Hệ thống công quản chuyên chở (public transportation) của Mã-Lai khá tốt, bao gồm sáu loại tuyến xe khác nhau để phục vụ cho dân chúng. Thiên hạ, thiệt tình, không cần phải sắm/lái xe hơi riêng. Xe Ekspress về đến bến Stesen Sentral thì dừng lại. Ðây là một cái bến rất to, Stesen Sentral nghĩa là ‘bến trung tâm’, tôi nghi tiếng Anh là Station Central, nhưng dân Mã ký âm ra như thế. Từ bến trung tâm, tôi lại lấy xe điện thường KTM Komuter với giá chỉ có 1 RM để về trạm Putra độ 15 phút; rồi từ đó, đi bộ thêm 15 phút nữa là tới khách sạn mười tầng, loại bốn sao, trả khoảng $45/đêm. Từ trên lầu bảy có thể nhìn thấy Tháp Ðôi (Twin Tower Building) nổi tiếng và phố xá chung quanh, rất thú vị.
Từ phi trường về đến khách sạn thật ra chỉ tốn chừng 70 RM, nếu đi bằng teksi (taxi) với hai người. Tôi có hẹn với anh bạn từ Âu-châu là đợi nhau tại phi trường để cùng nhau về khách sạn vì giờ đáp của cả hai, trên giấy tờ xê xích chỉ có một tiếng đồng hồ. Nhưng thực tế vì trễ chuyến bay, nên hồn ai nấy lo, mạng ai nấy giữ. Tôi đã giữ địa chỉ của khách sạn. Ði tới đâu, hỏi đường tới đó, và có bản đồ trong tay là xong ngay.
Ba người bạn: một từ Úc, một từ Âu, và một từ Mỹ ước hẹn gặp nhau lúc 3 giờ chiều tại Jalan Munshi Abdullah (Jalan nghĩa là ‘đường cái’, đọc theo âm Việt là ‘da-lăn’). Thay vì gặp nhau lúc 3 giờ chiều, phải đến 7 giờ tối mới tụ hội được với nhau. Tôi mãi mãi vẫn là người đến sau. Trễ mất 4 tiếng!
Ba người cùng nhau dùng 3 món cơm bình dân: canh-xào-mặn. Canh chua đồ biển, rau muống xào, và cá chiên, tốn gần 70 RM (RM là Ringgit Malaya; với hối suất 3.4 RM = $1). Quán ăn là tiệm cơm Tàu-Mã tại góc Lorong Haji Taib (Lorong nghĩa là ‘đường hẻm’) lúc 8 giờ tối. Bửa cơm tối thật là ngon miệng, để đền bù lại sau 23 tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay và chờ đợi đổi chuyến tại các phi trường. Tôi khởi hành từ San Francisco lúc 12:05 AM thứ hai, ghé Hongkong, rồi Singapore, và tận cùng là dừng chân tại KL.
Ngày Hai Thứ Tư , 7 Tháng Giêng
Thăm Chợ Trong Xóm
7:30 sáng thức dậy đi chợ sớm. Ðây là loại chợ bình dân, len trong xóm nhỏ, với các đường con (lorong), được chính phủ qui hoạch đặt kế bên những biệt thự cao sang ngoài đường cái (jalan). Ðủ mọi loại người: người Mã, người Tàu, người Ấn, người Tây; chen đủ mọi thứ tiếng: tiếng Mã, tiếng Quảng- Ðông, tiếng Ấn, và tiếng Anh (rất thông dụng). Tuy trong quá khứ, đã từng xảy ra những vụ tranh chấp sắc tộc một cách đẵm máu. Nhưng hiện nay, mọi giống dân chung sống thật hài hòa. Xem cảnh bình an của chợ xóm nhỏ thì ta thấy rõ. Ðường con được đóng lại từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, không cho xe hơi vào, để mở chợ xóm. Chợ được nhóm họp hằng ngày.
Dân số Mã-Lai khoảng 25 triệu người, chung sống trên một diện tích 330 ngàn cây số vuông. Thành phần sắc tộc: Mã 50.4%, Tàu 23.7%, thổ dân 11%, Ấn 7.1%, các giống khác 7.8% (theo ước tính năm 2004 của tài liệu CIA). Chính trị theo hệ thống liên bang, gồm 13 bang nhỏ hợp lại.
Chợ Mã không ồn ào và náo nhiệt bằng chợ Việt. Nhưng lại có những hình ảnh thân thương như bàn thờ dưới gốc cây trong làng, không thua gì chợ Việt thời xa xưa. Mà sạch sẽ và vệ sinh hơn hẳn chợ Việt vì hệ thống nước xài và cống rãnh hữu hiệu hơn. Xen kẽ các khu gia/chung cư của giới bình dân là một vài căn nhà phong lưu với cổng sắt và cây kiểng. Trông khá đẹp mắt!
Chợ trong xóm nầy, bày bán đủ mọi thứ đồ ăn và đồ dùng, giống như kiểu chợ trời (flea market) ở Mỹ. Ðầy các gian hàng thực phẩm, từ rau cải, trái cây, heo, gà, cá sống làm thịt ngay tại chỗ; đến mấy món ăn chơi, ăn thiệt, kẹo bánh, dưa mứt, không thiếu thứ chi. Xóm nầy có vẻ chịu nhiều ảnh hưởng của Khổng-giáo. Nhưng các người theo giáo khác cũng có mặt, cùng trong một chợ.
Tôn giáo của Mã-Lai được phân bố như sau: Hồi-giáo 60.4%, Phật-giáo 19.2%, Thiên-chúa-giáo 9.1%, Ấn-độ-giáo 6.3%, Khổng-Lão độ 2.6%, các giáo khác 1.5%, và vô thần 0.8% (theo thống kê năm 2000 của chính phủ Mã). Mã-Lai gần nghĩa với Indo-China (Ấn-Ðộ & Trung-Hoa) hơn Việt-Nam.
Ði ngang quầy bánh đang chiên trong chảo, do một ông người Ấn đang thủ đài, tôi vói lấy liền một cái bánh tiêu và một cái dầu-chá-quẩy với giá 1 RM (độ 25 xu Mỹ). Ăn thử: vừa nóng, vừa thơm, và vừa ngon !
Ngon, nhưng không dám ăn nhiều. Chỉ ăn lấy vị, chứ không lấy bị mà ăn.
Còn anh bạn tôi thì ghé tới quầy chôm-chôm, măng-cụt, mận, ổi, mỗi thứ lấy một kí, cộng thêm một trái sầu-riêng đầy gai góc; chưa hết, dấn thêm ba trái xoài tượng cho đúng câu ‘dách cô xường-tì xực xám cô xường-toại ’ (dịch sát nghĩa là: một người đàn ông ăn ba trái xoài tượng, xường-toại là xoài tượng).
Tôi lại mê sầu-riêng hơn xoài và ổi! Sầu-riêng có nhiều loại khác nhau. Có tới 10 loại thượng hạng, được đánh mã-số khác nhau, thí dụ D-24, 101, vân vân; giá bán loại ngon khoảng từ 8 đến 10 RM cho một kí, còn loại bình thường thì chỉ có 3 RM một kí. Tôi thử loại D-24 thật là thơm và ngon, nên làm luôn 4 múi; còn loại 101 thì mùi vị rất đậm đà, nhưng nếm hơi đăng đắng, nên tôi chỉ ráng nổi 1 múi mà thôi. Trong đời, tôi đã thử nhiều loại sầu-riêng của 3 xứ Ðông-Nam-Á: Việt, Thái, và Mã. Theo tôi, của Mã, là ngon nhất thế gian. Còn của Việt-Nam thì ‘sầu riêng’ hết rồi, chỉ còn có một
8
niềm ‘sầu chung’ cho cả xứ: dân tộc ta còn nhiều khó khăn và vẫn nghèo khổ lắm!
Ði hết một vòng chợ trong xóm, giống như mình tập thể dục nhẹ ban sáng. Tôi về khách sạn tịnh dưỡng một chút, để trưa lấy sức ra thăm chợ ngoài phố, lớn hơn, và sang trọng hơn.
Trưa nay, chúng tôi đi thăm chợ ngoài phố bằng loại xe monorail, chạy trên một đường rầy chỉ với giá 1.60 RM một bận đi. Ðợi 5 phút, đi 10 phút, tốn chưa đầy 15 phút cho một khoảng cách độ 10 cây số. Xe dừng ở trạm Bukit Bintang, thuộc khu sang trọng ngay tại trung tâm thành phố KL.
Thành phố Kuala Lumpur có chừng 16 khu thương xá. Chúng tôi chọn thương xá Pavilion nằm trong khu Bukit Bintang Plaza. Khu này tương đối ngon lành đối với dân địa phương. Tuy nườm nượp người đi xem/chơi, nhưng tiệm lại vắng khách mua bán. Pavilion cao gần chục tầng, xây dựng đúng tiêu chuẩn quốc tế, chứa đủ mọi mặt hàng sang trọng của Âu-Mỹ, và rất sạch sẽ.
Có khu gian hàng ăn uống quốc tế ở tầng cuối. Chúng tôi dừng chân lại quán ăn Việt-Nam, tên VietNam Kitchen, do chủ Mã mướn đầu bếp Việt nấu. Làm một tô phở, giá 11.50 RM; thêm một dĩa bánh cuốn (7 RM/dĩa). Ăn phở đở ghiền, ngon khoảng hạng 1 sao, so với hạng 5 sao của San José ở Mỹ, và hạng 3 sao của Sydney bên Úc (lẽ dĩ nhiên, theo cái lưỡi chủ quan chấm điểm của tôi).
Ðặc biệt nhà cầu của thương xá Pavilion rất vệ sinh, luôn luôn có hai công nhân túc trực để lau dọn. Tại sao phải dùng tới 2 công nhân? Tôi thấy họ đứng canh, nhiều hơn là làm công việc! Nhưng trong nhà cầu, đâu có gì giá trị mà phải canh gác? Hơn nữa, bên ngoài, cũng đã có nhiều người bảo vệ (security guard) mặc đồng phục làm nhiệm vụ rồi!
Bạn tôi giải thích: chính sách nhà nước muốn tạo ra công ăn việc làm thêm cho nhiều người. Nên số dân thất nghiệp của Mã vẫn còn thấp, chỉ khoảng 5%, thấp hơn so với toàn vùng Ðông-Nam-Á. À, đơn giản là như thế!
Bình quân lợi tức đầu người (GDP per capita) của dân Mã lên đến 15700 đôla Mỹ (ppp = purchasing power parity), nên tương đối sống dễ thở hơn ở Việt- Nam nhiều. Tôi đang so sánh với 2900 đôla (ppp) lợi tức hằng năm của dân Việt, tính theo thời điểm năm 2008. Nhiều người Việt-Nam, do đó, mong sao được đi sang Mã-Lai để làm việc, hy vọng kiếm đồng lương khá hơn cuộc sống ở quê nhà.
Từ khu thương xá Pavilion, chúng tôi cuốc bộ tới khu ăn nhậu chừng 15 phút. Ði bộ mỏi cẳng rồi, kiếm món gì ăn chơi! Dĩa sò huyết sốt chua cay chỉ với giá 15 RM. Ðây là khu ăn nhậu Jalan Alor, nổi tiếng bình dân, thức ăn ngon miệng. Thiên hạ ngồi ăn trên các bàn được đặt sát đường lộ. Không thể phân biệt được lằn ranh của lề đường, vì có một chiếc xe hơi, chạy rề rề, lọt qua giữa khu bàn ăn; khiến người ăn không biết đâu là đường, đâu là quán. Thật là:
Bước tới A-lo bóng xế tà
Người đi kẻ lại chốn phồn hoa
Cô đơn lữ khách dừng chân nghỉ
Một dĩa chua cay rất đậm đà!
Ðang thưởng thức món ăn ngon, bỗng có một cháu gái đi ngang bàn ăn mời mua kẹo và khăn giấy. Ðiều làm tôi giật mình là nó mời bằng tiếng Việt. Con cái nhà ai mà phải đi bán dạo vào lúc 9 giờ tối như vầy? Tôi tự hỏi.
“Cháu tên gì? Có thể nói chuyện với bác một chút được không?”, tôi yêu cầu đứa bé. “Dạ được, cháu tên là Thanh-Thủy, 12 tuổi, người Việt-Nam, từ bên Thái-Lan qua sống ở Mã-Lai được hơn hai năm rồi”, đứa nhỏ trả lời rất rõ ràng, một cách lễ độ. Tự nhiên, có một bé gái khác chạy ào tới, “cháu cũng là người Việt-Nam nữa nè!”. À! thì ra có tới hai đứa bé bán dạo. Từ ngạc nhiên nầy dẫn đến ngạc nhiên khác. “Còn cháu tên là Xậy-Niên, 11 tuổi”, đứa bé thứ nhì trả lời. Hai đứa con nít nầy là con nhà ai mà phải đi bán dạo trên xứ người như vầy? Tôi lại tự hỏi một lần nữa.
Thấy tôi vui vẻ, chúng cũng trở nên dạn dĩ hơn, kể cho chúng tôi nghe về thân thế, hoàn cảnh gia đình, và cuộc sống hằng ngày của chúng. Cháu Thanh-Thủy là con cả, có má làm người ở, còn ba làm công nhân; cuộc sống rất chật vật, nên phải đi bán dạo để giúp đỡ cho gia đình gồm bốn người con. Còn cháu Xậy-Niên có bố là người Kăm-pu-chia, mẹ là người Việt vùng Châu-đốc, bố mẹ mất hết; bà ngoại dắt chui qua Thái-Lan, sống không nổi, nên băng trốn qua Mã; cháu biết được tiếng Việt là do mẹ và bà ngoại chỉ dạy. Xậy-Niên nói được bốn thứ tiếng: Việt, Miên, Thái, và bập bẹ tiếng bồi Ăng-lê (để có thể bán kẹo dạo cho khách tây-phương).
Cả hai gia đình nầy đều là dân ở lậu. Chính phủ Mã cho biết, hiện có khoảng 1.2 triệu dân lậu ngoại quốc sống trên đất nước nầy. Chúng tôi không biết có bao nhiêu là dân lậu Việt-Nam. Lậu qua bằng hai ngả: Singapore và Thái- Lan. Hai đứa bé bán dạo Việt-Nam không thể vô trường đi học được, vì không có giấy tờ hợp pháp. Không biết có cách nào giúp được cho chúng! Nếu qua sống được ở Âu-Mỹ, khi lớn lên, chắc chúng cũng không đến nỗi cảnh trôi sông lạc chợ như bây giờ; và biết đâu, cũng có thể trở thành ông- nầy-bà-nọ như ai! Lại nghĩ tới các em thanh thiếu niên qua được Âu-Mỹ rồi, mà cứ chơi bời lêu lõng, trộm cắp hư hỏng, thật là đáng tiếc!
Ðêm cũng hơi khuya, chúng tôi vội lấy xe monorail (ngừng chạy lúc 12 giờ khuya) trở về khách sạn để dành sức ghé tới Phố Tàu ngày mai.
Ngày thứ 3: ngày 8 tháng giêng
Ghé Tới Phố Tàu ( China Town) )
Chật chội, đông đúc, kém vệ sinh là đặc điểm của các khu phố Tàu trên toàn thế giới. Phố Tàu của KL không là một ngoại lệ. Chưa hết, thêm đặc điểm ‘trả giá’ nữa. Không trả giá là sẽ bị mua lầm!
Anh bạn tôi dặn rằng chỉ trả 1/3 là đúng giá. Tôi chưa tin lắm. Cái áo ngắn tay họ đòi 45 RM, tôi trả 20, họ bán ngay! Thế là mình mua hố mất 5 RM. Ðúng lý, chỉ phải trả 15 RM mà thôi. Ðể chứng minh, bạn tôi hỏi giá một cái áo ngủ bằng lụa cho đàn bà; họ thách 95 RM, bạn tôi trả giá 30 RM, tới lui một vài câu, qua lại một vài giá, rồi bỏ đi, họ kêu lại chịu bán. Anh bạn của tôi hay thật! Ảnh mua luôn hai cái, vừa rẽ lại vừa tiện.
Ðặc biệt ở đây là dù mình trả giá thật thấp, họ không chịu bán, mình cười trừ rồi đi luôn mà vẫn bình an vô sự. Ở Việt-Nam phải cẩn thận hơn nhiều! Lạng quạng là bị nghe chửi!
Vật dụng hằng ngày được bày bán đầy đủ như áo quần, dày dép, máy móc, vật dùng gia chánh, đồ chơi con trẻ. Phẩm chất mới xem qua, tưởng chừng là hàng nhập cảng của Made in China. Giá cả rất phải chăng. Hỏi kỹ ra, mới biết là được sản xuất chính hiệu tại Malaysia. Hàng Mã có thể cạnh tranh ngang cơ với hàng Tàu.
Nguyên nhân xa và nguyên nhân gần, được tóm tắt như vầy: (1) lực lượng lao động thiện nghệ, giá thành rẽ; (2) giới sản xuất đa số là người-Mã-gốc- Hoa, có chí làm giàu; (3) giới nhân công lại được chính quyền bảo vệ bằng luật pháp nghiêm minh; và nhất là có (4) các công đoàn độc lập rất hữu ích, giúp cho người lao động tránh cảnh bị chủ bóc lột. Hậu quả là, hàng sản xuất của Mã còn có thể xuất khẩu ra ngoài, cạnh tranh cùng khắp thế giới.
Lực lượng lao động của Mã vào năm 2007 có 10.94 triệu nhân lực, với tỉ số 3.6% thất nghiệp, mang đến 186.5 tỉ đôla Mỹ cho tổng sản lượng quốc nội (GDP) với độ tăng trưởng là 6.3%. Ðây là những chỉ dấu phát triển kinh tế rất hiệu năng, nâng xứ Malaysia thành một trong những con rồng nhỏ, lượn dưới vòm trời Ðông-Nam-Á.
Kể từ năm 2005, nhân lực Mã chia ra 51% làm dịch vụ, 36% cho kỹ nghệ, và chỉ còn 13% dựa vào nông nghiệp. Giới kỹ nghệ đang cần thêm một số nhân công để có thể phát triển lớn mạnh trong tương lai. Do đó, các nhà sản xuất Mã-Lai có nhu cầu nhập cảng nhân công ngoại quốc, vì nhân công rẻ, đặc biệt là cho các ngành may mặc, điện tử, và xây cất.
Một số hảng với chủ nhân và ban giám đốc, thường là người Mã-gốc-Tàu, rất chuộng nhân công nhập cảng người Việt để làm công việc, chỉ vì giá nhân công khá rẻ, và nhất là không bị ràng buộc bởi luật pháp Mã-Lai, không theo lương bổng tối thiểu, cũng như không bị các tổ chức lao động địa phương can thiệp. Các hảng xưỡng ở những bang xa như Malacca, Johor ở miền nam; và Kedah, Perak, và Terengganu ở miền bắc là những trung tâm xử dụng đến cả trăm ngàn nhân lực lao động người Việt.
Ðây cũng chính là các món quà béo bở cho chính quyền Việt-Nam xuất cảng: bán lao động người Việt sang Mã-Lai, qua trung gian của các công ty môi- giới, ở giữa lấy tiền huê hồng. Sản phẩm bày bán tại thương trường hào nhoáng bao nhiêu, một phần, do công khó của người lao động Việt-Nam bấy nhiêu (Made-in-Malaysia-by-imported-Vietnamese-labors).
13
Ngày Bốn: Thứ Sáu, 9 Tháng Giêng
Mấy ngày qua, tôi đã thử nhiều loại xe công quản chuyên chở khác nhau. Hôm nay làm sang, chúng tôi lấy teksi dạo phố chơi thử. Một chuyến taxi (teksi) không nên trả quá 20 RM, vừa phải là 10 RM. Ðây là lời khuyến cáo của bác tài-xế, tên Aru, người Mã-gốc-Ấn, dặn anh bạn tôi như thế, trong những lần đi trước.
Nhờ vào kinh nghiệm này mà anh bạn tôi rất sành điệu trong việc đối phó với các bác tài-xế teksi. Lên xe, bảo chỗ mình muốn đến, và đừng bao giờ mở miệng hỏi ‘how much’. Tại sao lại phải hỏi giá cả? Bởi vì tài-xế teksi ở KL, đại đa số, cố ý không bao giờ mở máy đồng hồ; cho đến khi xuống xe, mình hỏi họ tốn bao nhiêu, thì tha hồ họ chém. Lắm khi, tốn đến gấp đôi ba lần của giá đúng (giá tính theo đồng hồ được mở). Trong thành phố KL, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, cao tay lắm là khoảng 10 đến 15 RM là cùng, khi đồng hồ được mở.
Khi xuống xe, cứ đưa cho tài-xế 10 RM. Nếu họ đòi 20 RM, thì hỏi họ ngược lại: sao anh không mở máy đồng hồ? Nếu họ không chịu giá mình trả, bảo họ mời cảnh sát đến. Thế là êm ngay! Không chịu mở máy đồng hồ thì sao tính giá chính xác được. Chịu êm với giá 10 RM là phải! Dân Mã, tương đối tuân thủ kỹ luật, theo gương Singapore, ngoại trừ các bác tài-xế teksi: không chịu mở đồng hồ. Nhưng mấy bác cũng biết sợ cảnh sát lắm! Một lần nữa, đây là lời khuyến cáo quí báu của bác tài-xế Aru! Anh bạn tôi đã chứng minh một cách tài tình bằng chuyến đi teksi, từ Jalan Alo đến Beach Club: tốn chỉ có 10 RM.
Beach Club: Thiên Ðang Ðịa Ngục Hai Bên! !
Bác tài-xế Aru cũng cho biết: tại bar Beach Club ở trên đường Jalan Sultan Ismal, có nhiều gái giang-hồ từ Việt- Nam sang làm ăn lắm. Mỗi đêm có tới mấy chục cô. Rất trẻ, độ 20, 30 tuổi mà thôi. “Thật vậy sao anh Aru?” bạn tôi hỏi. “Không tin tôi, thì mấy anh cứ đi xem thử!”, Aru trả lời liền một cách thách đố.
Lâu lắm rồi, có một lần ở bên Mỹ, mấy anh học trò trong lớp tôi ăn liên hoan mãn khóa, chúng rủ/đãi tôi đi quán bia ôm. Ði một lần cho biết. Tôi tỡn tới già luôn! Nay có người thách đố đi thăm ‘chị-em-ta’, trong lòng tôi cũng hơi nao núng; nhưng có gì đâu mà sợ! Biết đâu thâu thập được nhiều truyện hay, về kể lại cho bà con nghe chơi!
Qua Mã du lịch, lại nghe đến vụ ‘chị-em-ta’, chưa biết thực hư như thế nào. Nếu mình vững tin, không ngán lời thách thức, đi thử một lần. Bụng bảo dạ, vào bar làm quen, tà tà nói chuyện, hỏi rõ ngọn ngành đầu đuôi. OK, cứ vào Beach Club xem thử!
Bar khá rộng rãi, có chừng năm, sáu chục khách đang ngồi uống nước. Chung quanh quán không có vách ngang, đèn đuốc mơ-mơ-huyền-huyền, khoảng 30 chục bàn vây quanh một sàn nhảy. Quầy rượu đủ loại, chạy dài từ hành lang ngoài đường, lấn sâu vào tới vách bên trong. Một vài cặp nam thanh nữ tú đứng ngồi hàn huyên bên quầy rượu một cách êm thắm. Thấy có vẽ đầm ấm lắm! Rãi rác đó đây, từng nhóm dăm ba cô gục gật đầu trò chuyện. Cô nào cô nấy, ngực mông đồ sộ, lộ khoe hương sắc. Ðồ sơn đồ thiệt, khó lòng phân biệt, vì đèn đuốc tối thui, lờ mờ chừng 60 watts.
Giờ nầy còn hơi sớm, mới 9 giờ tối, thiên hạ vào cửa miễn phí. Giá nước uống gấp đôi bên ngoài. Tiếp đãi viên toàn là phái nam. Sau 10 giờ, bar sẽ được dựng rào bao quanh bằng dây vải với cổng ra vào, đàn ông vào cửa giá 10 RM một mạng, đàn bà tự do tung tăng thả giàn.
Ðiều nghiên tình thế kỹ càng, ba anh em chúng tôi chững chạc bước vào bar. “Ðừng ngồi gần quầy rượu, nhạc ồn lắm, ra xa xa ngoài nầy, dễ nói chuyện hơn!” anh bạn tôi nói hơi lớn, nói bằng tiếng Việt, để chúng tôi nghe cho rõ. (Cố ý cho người chung quanh, nếu là người Việt, nghe cũng rõ luôn). Ba cô từ xa, rà rà tiến tới. Ráp vô liền!
“Ủa, mấy anh là người Việt hả?”, giọng một cô lộ vẽ mừng rỡ. Cô thứ nhì, độ trên dưới 30, lặng thinh, không nói năng chi cả, kéo ghế tự động ngồi xuống. Cô thứ ba xổ một tràng tiếng Hoa, nhưng thấy cả đám xài tiếng Việt, cô ta bẻn lẻn bỏ đi. Dù sao, cùng một ngôn ngữ cũng dễ bắt mồi/mối hơn. Cô thứ nhất, quay đầu vào một hướng tối vẩy tay, hai cô khác đứng trong góc chạy tới, toàn là bà con Việt-Nam cả. Chúng tôi mời vào ngồi bàn sâu phía bên trong để hỏi truyện. Bốn bà và ba ông, người Việt tứ xứ, không đếm xỉa gì đến chuyện người mua kẻ bán, chỉ dùng tiếng Việt để thổ lộ cảnh đời ngang trái.
Vừa uống nước sinh tố, đủ loại trái cây miền nhiệt đới, lại nghe chuyện tha phương cầu thực của người đồng hương với những chi tiết éo le như được đi xem một vở kịch chứa đầy đủ những yếu tố bi-hài-ái-ố. Bốn mẩu truyện đời, từ bốn người đẹp, được kể lại khác nhau, nhưng tựu trung đều hướng về một mối: đất nước nghèo túng, chính phủ không thể cung ứng bối cảnh sinh sống thích đáng, khiến người dân phải tìm đường bung ra ngoài biển làm ăn.
Thứ nhất, cô TR. trẻ nhất, mới 25 tuổi, đã có bằng đại học nhưng kiếm không ra việc, bạn rủ qua Singapore tìm việc tốt, dính chấu! Cô PH., thứ nhì, có hai con, chồng thất nghiệp lại thêm bịnh; cô phải chạy băng qua cốc bên Thái-Lan (Bangkok), thoát ly tìm đường cứu gia đình. Cô TH., thứ ba, lấy/theo chồng Ðại-Hàn được hai năm, không chịu nổi xứ lạnh: lạnh khí hậu chỉ một, nhưng lạnh thế thái nhân tình tới mười, bèn ly dị đổi nghiệp mới; may mắn chưa có mụn con nào để lo, đã có kinh nghiệm hành nghề hai năm tại Singapore. Thứ tư, cô H. lớn nhất, được 34 tuổi, có một con, có nhà cửa nhưng vừa mới ly thân; buôn bán nhà đất thất bại, bon chen thương trường lỗ vốn; nghe theo lời cô TH. rủ rê tìm cách phá vòng vây túng quẩn vì không còn gì để mất; mới qua KL được một tháng, tối ngày vái van rồi than khóc!
“Ðang sống ngon lành ở Singapore, chạy qua đây chi vậy?”, anh bạn tôi nóng lòng, nhắm vào cô TH. hỏi thẳng. “Tụi em làm ăn khá lắm …”, cô TH. đáp lời ngay, “… mỗi tuần có thể kiếm được năm, sáu trăm đôla dễ dàng; nhưng bị con mẹ Bình chạy qua Singapore a-tòng với bọn cảnh sát bố ráp, làm tụi em chạy thụt mạng!”.
Cô TR., có vẻ ăn học hơn, giải thích: “Bị chính phủ Singapore làm áp lực dữ lắm, nên bả (ám chỉ bà Nguyễn Thị Bình) tuyên bố không bắt đủ 5000 gái chơi thì không về”; cô H. cười nhạo: “Mới có ba tuần, mà bả hốt được 7000 gái VN, chắc con mẻ đem về Sài-Gòn làm nem cho chồng nếm thử”. Cô TH. kết luận: “Tụi em bị động ổ, nên chạy qua KL lánh nạn!”.
Mấy cô than lắm! Cả hai ba tuần rồi mà mối vô ít quá, không đủ tiền sống; bốn cô phải tụ lại ở chung một chỗ, tiền nhà là 600 RM một tháng. Sáng nào, cô H. cũng đốt nhang, cúng vái ông bà cho mọi việc hanh thông lợi lộc; nhưng cả tuần qua không có mối vô, con gái 9 tuổi từ Sài-Gòn lại gọi qua nhớ mẹ than khóc. Cô H. vừa kể vừa cúi gầm mặt, nhưng với giọng nói không lộ vẻ hối tiếc.
Không thể ngờ được, cô H. nói rặt giọng Nam, tuy sinh từ Bắc nhưng lớn ở trong Nam, lại có cha làm thiếu tướng gốc Nghệ-An, đánh trận Kăm-pu-chia, sau đó về hưu và hiện nay tối ngày lo kinh kệ. Cô cho biết, ông bố cô ta buồn phiền và hối hận về quá khứ lắm, nhưng không biết vì lý do gì; ổng bỏ lại con cháu trong Nam và về miền Bắc kiếm chuyện tu hành, không tha thiết gì với cảnh trần tục nữa!
Nói chuyện với mấy cô nầy, càng khuya càng thấy ấm lòng. Phần nào, nó phá bỏ được thành kiến về chị-em-ta trong đầu óc thanh giáo của tôi. Nếu mình không hiểu rõ hoàn cảnh xã hội của đất nước, chưa thấy được sự bất xứng của chính phủ và bất lực của lãnh đạo, thì rất dễ hiểu lầm và khó thứ tha được nổi đau khổ của người dân.
Tôi ngáp dài vài cái, bạn tôi hiểu ý. Anh ta tặng cho mỗi cô một số tiền “bo” rất hậu hỉnh (“bo” từ chữ pour boire của Pháp, có nghĩa là tiền trà nước, giống như tiền “tip” của tiếng Anh). Các cô vui vẻ, cám ơn, và chào từ giã. Thật là một bài học sáng mắt cho tôi tối nay, mặc dù mắt nhắm mắt mở vì buồn ngủ. Ngày mai chúng tôi định đi chơi xa để thăm bang Melaka.
Dân số KL lên tới 6.9 triệu người, sống trong một diện tích 244 kílô mét vuông. Ðất đai trở thành chật hẹp. Nhưng bến xe đò đưa khách đi khắp các thành phố và tiểu bang khác, lại được đặt ngay trung tâm thành phố, rất tiện lợi cho mọi người mà không chiếm quá nhiều diện tích đất. Chính phủ qui hoạch thành phố khá hay! Ðó là bến xe đò Puduraya, được đặt ngay dưới hầm của một thương xá. Cả chục hảng xe đò tư nhân, tranh nhau giành khách. Tranh nhau trong vòng trật tự. Mỗi hảng có một quầy bán vé riêng, với hai nhân viên quảng cáo, họ tha hồ rao la, lớn tiếng mời gọi khách.
Tôi đi ngang qua, họ rao nổ như một tràng bắp rang. Tôi chỉ biết nhe răng cười. Có hiểu gì đâu mà không chịu cười. Toàn là tiếng Mã, nghe rất vui tai!
Sau 2 tiếng ngồi trên xe đò, thật là thoải mái vì có máy lạnh và ghế ngồi rộng rãi. Chuyến đi tốn mất 9.5 RM cho một bận. Xa lộ rất tốt, ba ‘lanes’ mỗi chiều, tiêu chuẩn không kém gì Âu-Mỹ. Du khách có thể thăm viếng Melaka, sáng đi chiều về một cách dễ dàng.
Cảm nghĩ đầu tiên về thành phố này là dân chúng sống có nề nếp. Cảnh đầu tiên là thấy thiên hạ đứng xếp hàng mua vé rất trật tự, giống y như ở trên KL. Trước sau gì cũng tới phiên mình, không cần phải chen lấn. Nghe nói Melaka ngày xưa có nhiều dân ăn cướp, rất khó trị. Nhất là đám cướp biển (pirates of Malacca Straits). Melaka (kiểu Mã), còn được viết dưới dạng Malacca (kiểu Anh), là tên của một thành phố lịch sử và cũng là tên của tiểu bang. Ðây là một thành phố quan trọng mà vào thế kỷ 17 tới 19, các đế quốc Bồ-đào-nha, Hà-lan, và Anh-quốc đã tranh giành lấy làm thuộc địa từ thổ dân Mã. Người Hoa và Nhật cũng có mặt tại đây rất sớm.
Khi Malaysia (hoặc Malaya) được độc lập, tây-phương lùi bước và để lại rất nhiều nhà thờ thiên-chúa-giáo. Bà Marie, một người-Mã-gốc-Hoa, sanh trưởng tại bang Johor, bạn của bạn của bạn tôi, hướng dẫn chúng tôi đi thăm các nhà thờ.
Ðầu tiên là St. Peter’s Church được thiết lập từ năm 1710. Tiếp theo là St. Francis Xavier Church, được xây dựng bởi ba linh mục người Pháp vào năm 1849. Mấy vị này chết vào tuổi trung niên vì bịnh sốt rét, và xác được chôn ngay dưới hầm của thánh đường. Trong khuôn viên của nhà thờ còn có tượng của linh mục San Francisco Xavier (người Bồ) và của Yajiro Angero (người Nhật), đệ tử của Xavier, và sau này cũng trở thành linh mục.
Kế đến là đi thăm Malim Church, được cất vào năm 1850. Nhà thờ này rất giản dị, không có gì gọi là công trình đồ sộ, nhưng lại là một di tích lịch sử tôn giáo đặc biệt. Vào thời đó, người Hà-lan theo đạo Tin-lành, đang cai trị đất Melaka, còn người Bồ theo đạo Ca-tô-lích phải ẩn núp để thờ phượng. Người Bồ tạc dựng được một cây thánh giá (the Holy Cross) để phụng kính một cách bí mật. Chính căn nhà đơn sơ này đã che dấu được cây thánh giá quí báu và trở nên di tích lịch sử giữa hai tôn giáo Tin-lành và Ca-tô-lích.
Tôi lại chú ý đến hai điểm khác, chung quanh nhà thờ Malim, bên trái là vườn cao-su và bên phải là nghĩa địa của người Tàu. Bà Marie cho biết: vào đầu thế kỷ 20, khi người Anh chiếm được Melaka, thì họ tạo dựng vườn cao- su và thuê mướn nhân công Mã và Tàu để khai thác đất thuộc địa mới. Thiên-địa-nhân quyện lại thành một, trong ý nghĩ của tôi. Này nhé: bên trái là vườn cao-su (địa), ở giữa là nhà thờ thiên-chúa (thiên), và bên phải là nơi an nghĩ cuối cùng của người lao động (nhân). Một sự kết hợp loạn xà-ngầu!
Và nhà thờ cuối cùng mà chúng tôi đi thăm là Christ Church Melaka, được xây dựng vào năm 1753. Nó tọa lạc trong công trường Hà-lan (Dutch Square) là nơi được nhiều du khách đến thưởng lãm. Có thể ngồi xe xích-lô đạp để dạo quanh khu phố nhỏ. Kế bến công trường là khu Phố Cổ, mà người tây-phương, người Mã, người Tàu, người Nhật đã một thời chung sống. (Nghe giống như phố cổ Hội-An của bên Việt-Nam). Dân tây rất thích viễn du vào Á-đông trong thế kỷ 17, 18, và 19: đất mới, người mới, và của mới.
Phố Cổ ngày nay được bảo trì kỹ lưỡng với hàng quán sang trọng, đẹp đẽ, để hấp dẫn du khách ngoại quốc hằng năm, phát triển ngành du lịch cho xứ Mã.
Kỹ nghệ du lịch của Mã phải cạnh tranh nhiều với Singapore và Thái-Lan. Năm 2007, chính phủ Mã đã chọn phù hiệu ‘Visit Malaysia 2007’ để phất cờ kỷ niệm 50 năm độc lập. Sòng bài và hang động sex-dục là cặp bài trùng chiêu dụ khách thập phương.
Ba bức hình tiếp theo mà tôi muốn gửi đến bạn đọc là hình ảnh chiếc xe đò tối tân của thế kỷ 21 và chiếc xích-lô đạp cũ kỹ từ thế kỷ 20. Chiếc xe đò hiện đại với máy lạnh làm mát cơ thể người viễn khách. Còn chiếc xích-lô lỗi thời với cây dù che đầu và vòng hoa sặc sỡ, làm ấm lòng người lữ khách. Hai phương tiện chuyên chở, một cuộc đời:
Em ơi có bao lâu? Mấy trăm năm cuộc đời! Không phải cuộc đời của một cá nhân, mà cuộc đời của cả dân tộc Mã. Hết Hà-lan tới Bồ-đào-nha, hết Bồ-đào-nha tới Ăng-lê, thay phiên nhau đè đầu đè cổ dân lành đến mấy trăm năm. Dân Mã không cần chiến tranh đổ máu gì nhiều, cũng không có cảnh nồi da xáo thịt, mà sao họ hay quá! Họ không có nhiều thần tượng anh hùng bằng bên ta. Họ vẫn đòi/giành được độc lập mà không tốn nhiều xương máu như ta.
Tôi đi du lịch thấy được dân tình Mã-Lai như vậy nên chạnh lòng nhớ đến quê hương mình. Thấy cuộc sống xã hội của Việt-Nam còn thua xa các bạn Mã. Thành thật ngã nón chào nhân dân Mã: gốc-Mã, gốc-Tàu, và gốc-Ấn; họ đã chung nhau xây dựng một đất nước công bằng và phúc lợi. Ða số, thiểu số gì, sống cũng được: mình sống và để cho người khác cùng sống.
Người Lao Ðộng VIÊT NAM
Tôi nghe ở đây có cả chục ngàn nhân công Việt-Nam đang làm việc tại Melaka, chúng tôi nhờ/được các người Mã địa phương làm công tác thiện nguyện đưa đi thăm. Hôm nay là ngày chủ nhật, hảng nghỉ làm, công nhân nghỉ việc, rất thuận tiện cho việc thăm viếng. Chúng tôi muốn đến ba ký- túc- xá khác nhau, nơi tạm trú của công nhân, để hàn huyên cùng các bạn lao động. Ðàn ông ở riêng, đàn bà ở riêng. Ði thăm nhà các anh trước, các chị sau. Không có gì là kỳ thị phái tính. Chỉ vì nhà của phái nam ở đầu đường, còn nhà phái nữ ở cuối đường.
Trên trăm ngàn dân lao động Việt-Nam thích đến đất Mã để làm ăn kể từ năm 2003 đến nay. Họ là những công dân khỏe mạnh, đã được khám sức khỏe đầy đủ, và được chính phủ Việt-Nam chứng nhận có hành vi tốt trước khi ra nước ngoài làm việc. Trước khi đi, họ được ký một Hợp Ðồng Lao Ðộng với công-ty của Mã-Lai qua những lời hứa hẹn ngọt ngào, như có thể lãnh được 800 RM một tháng trong vòng 3 năm, và các điều kiện làm việc lý tưởng như bảo hiểm, giờ giấc, cách đối xử của chủ, vân vân.
Song song, họ cũng phải ký một Hợp Ðồng Ðưa Lao Ðộng Ði Làm Việc Có Thời Hạn Ở Malaysia với một công-ty môi-giới ở Việt-Nam; các điều khoản trong hợp đồng nầy rất gò bó, luật lao động bị cột chặt một cách bất công và bất nhân như: (1) không được đi ra ngoài mà không xin phép, (2) không được kêu nài hay đình công với chủ, (3) bị sự kềm chế của đại-sứ-quán, vân vân. Luật lao động quốc tế thì người dân bình thường chưa biết đến, còn luật lao động của Mã-Lai lại không áp dụng cho giới công nhân ngoại quốc. Công nhân Việt-Nam: một cổ hai tròng.
Ðược xem qua hai văn bản hợp đồng, tôi có cảm tưởng như người lao động Việt-Nam sống trong chính sách cai trị bằng củ-cải-và-cây-gậy của đầu thế kỷ thứ 20. Củ cải để chiêu dụ và cây gậy để dọa hù. Nhưng khoan đã! Ðợi đến thăm, nhìn tận mắt, nói tận mặt, mới biết được thật giả, đá hay vàng.
Tôi thấy tận mắt 10 người sống chung nhau trong một ký-túc-xá. Tuy chật chội nhưng họ vui vẻ lắm. Họ cho biết: vài năm trước, có khi cả trăm mạng ở chung trong một biêu-đinh chật hẹp và thiếu tiện nghi. May nhờ các hội đoàn thiện nguyện địa phương như Tenaganita Sdn Bhd của Mã, và của người Việt hải ngoại như Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng tại Ba-Lan, CAMSA tại Mỹ can thiệp, nên các chủ nhân Mã-Lai đã tỏ vẻ biết điều hơn! Chủ trả tiền thuê các ký-túc-xá gần hảng, khoảng 500 RM một tháng, và đưa công nhân từ 8 đến 12 người vào ở chung một chỗ.
Tận mặt hàn huyên mới được biết kết quả cụ thể là: 90% công nhân lao động thất vọng với những gì mình tin tưởng, và 10% được xem là mãn nguyện. Chỉ dấu của thành công là thời gian làm việc tại Mã lên quá ba năm, nghĩa là hợp đồng lao động được gia hạn thêm một lần nữa; chứ không phải ở số tiền dành dụm được. Trước khi đi, công nhân hy vọng với sức cần lao của mình họ có thể lãnh tiền gấp đôi hay gấp ba lần tại Mã-Lai so với tại Việt-Nam, để có thể trợ giúp cho cha mẹ, vợ/chồng, và con cái tại quê nhà. Nhưng dù cho đầu tắt mặt tối, phần đông, họ vẫn chưa trả nổi các chi phí đã ứng trước cho các công-ty môi-giới Việt-Nam, lên đến gần 2000 đôla Mỹ mỗi đầu người, tuy đã gắng sức làm việc tại Mã hơn hai năm qua.
Tại sao lại có nghịch cảnh như thế nầy? Bởi vì được hứa hẹn với 800 RM mỗi tháng trên hợp đồng, nhưng thực tế may lắm mới được chủ trả 400 RM. Kêu nài với ai? Ðã bảo là luật Mã không áp dụng cho dân Việt mà. Nhờ cậy vào công-ty môi-giới ở Việt-Nam làm trung gian, thì họ đã cao bay xa chạy mất rồi; cả đám biến thành thợ lặn: điện thoại cắt đứt, tuyệt đường liên lạc.
Viết thơ cho đại-sứ-quán Việt-Nam tại KL thì được trả lời là không phải nhiệm vụ can thiệp của chính phủ. Sứ quán chỉ có hai nhiệm vụ chính. Một là canh chừng để người lao động khỏi trở thành phản động. Hai là làm kinh tài qua các dịch vụ giấy tờ. Ðủ loại giấy tờ dân lao động cần được chứng nhận, để được xem như sống hợp lệ, hợp pháp. Ðúng như câu thành ngữ của Mỹ: ‘no job is done until paper works are done!’ (Không việc gì làm xong, cho đến khi giấy tờ đã xong). Ðược một lần chứng nhận là mất đi một phần tiền.
Các bạn đọc tại hải ngoại nếu không thích tôi dùng từ ‘đại-sứ-quán’ (vì đề cao nhà nước) thì rán chịu khó đại một chút nghen! Tôi biết, thói quen các bạn hay dùng là ‘tòa đại sứ’, nhưng bà con lao động mình ở đây, ai cùng gọi bằng đại-sứ-quán, thì tôi cũng viết ra như thế. Dùng ‘đại’ cho nó có vẻ to lớn hơn. (Trung-cộng thích/đã sử dụng từ ‘đại sứ quán’, nên Việt-Nam xài theo cho tiện). Ðại-sứ-quán xem đồng bào Việt-Nam sống ở xứ ngoài là khúc- ruột-ngàn-dặm, làm ta liên tưởng đến câu người xưa hay nói: đồng-tiền-liền- với-khúc-ruột. Ở đâu có khúc-ruột-ngàn-dặm là đại-sứ-quán tìm đủ mọi cách moi móc cho ra tiền!
Hiện nay, với tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, lao động Việt-Nam chỉ còn lãnh khoảng 250 đến 300 RM một tháng nhưng tháng nào cũng phải nộp cho chính phủ Mã thuế ngoại-nhân là 100 RM; vị chi chỉ còn dư từ 150 đến 200 RM, đủ tiền để mua thực phẩm sống tạm qua ngày.
Chưa hết đâu! Vì tình hình kinh tế của Mã cũng đang xuống dốc nên ở bang Penang, tổng trưởng Lim Guan Eng đã kêu gọi các hảng xưởng Mã-Lai hãy mướn người Mã thay vì người ngoại quốc (theo tin của Seberang Jaya, Jan 2009). Hiện nay, công ty Mã đang mướn khoảng 27% nhân lực ngoại quốc gồm Bangladesh, Miến-Ðiện, Indonesia, và Việt-Nam. Do đó, trong những ngày sắp tới, tương lai của người lao động Việt-Nam ở Mã sẽ bi đát hơn nữa!
Vậy sao không chịu trở về quê hương sống gần gia đình cho đở khổ hơn? Chưa chắc đở khổ hơn, họ cho biết. Ðủ mọi thứ lý do bao gồm nhiều mặt về tâm-sinh-lý. Thứ nhất, vì không muốn mất mặt. Khi ra đi, đâu phải chỉ có một mình người công nhân mang hy vọng mà cả gia đình nuôi hy vọng, hơn nữa bà con lối xóm trông ngóng người đi xa. Vác xác không đi về, ôi tủi hổ lắm! Thứ nhì, vì không đủ tiền mua vé máy bay mà về. Bộ muốn về là về hay sao? Chưa hết hợp đồng ba năm thì chủ chưa cho về. Khi nào chủ đồng thuận cho về mới được phép về. Chủ sẽ đài thọ cho vé máy bay bận về.
Nhiều khi không có việc, chủ bắt lên câu-lạc-bộ trong hảng ngồi chờ, vừa ngủ vừa đợi công việc làm. Có kêu thì có làm. Có làm thì mới có tiền. Không làm thì đi ngủ tiếp. (Ngủ gà ngủ gật ở câu-lạc-bộ, chứ không phải được ngủ ở nhà).
Thứ ba, tôi ngạc nhiên nhất điều nầy, dù rất cực nhọc và không dư dã như mong ước, nhưng họ vẫn không muốn trở về Việt-Nam khi chưa hết hạn; đại đa số đều cho biết là họ thích sống ở đây. Ở tại Mã. Vì ở đây, họ được sống một cách thoải mái và tinh thần được tự do hơn. Lạ thật!
Chúng tôi trò chuyện với tổng cộng 52 người lao động: 25 vị phái nam và 27 vị phái nữ, tuổi từ 18 đến 37, họ xuất ngoại từ khắp mọi miền Nam, Trung, Bắc của đất nước. Tôi lại đi từ ngạc nhiên nầy, đến ngạc nhiên khác. Dân lao động Việt-Nam qua Mã đi làm không kiếm được nhiều tiền mà vẫn thích ở lại đây, chỉ vì cuộc sống được tự do và thoải mái hơn quê nhà.
Không đủ đồng lương để sống, mấy anh đi đập cá-rô-Phi (đập chứ không phải câu hay lưới), và bắt ốc bươu vàng ngoài bờ lạch để thêm thực phẩm qua ngày. Ðó là những món đặc sản mà các anh ưa thích. Lại nhờ bè bạn nào biết chút đỉnh tiếng Anh, nhờ gửi mua nấm men ngoài chợ đem về nấu cơm rượu. Và cất lên thành ‘rượu Đế’ để cùng nhau cụng ly cạn chén. (Rượu Đế là rượu của vua uống, vì ‘Đế’ có nghĩa là vua).
Tôi phục mấy cô, mấy chị, hơn là mấy chú, mấy anh. Hãy lại ký-túc-xá của mấy cô mà xem cho biết. Chỉ một mảnh đất nho nhỏ sau nhà, mấy cô vun trồng đủ loại. Nào là rau thơm tươi tốt cho đến đu-đủ, chuối, mía thật hấp dẫn.
Mấy cô cho ăn mấy lóng mía tươi ngọt giữa buổi trưa hừng nóng nực, thật là mát miệng, mát lòng. Bây giờ tôi mới hiểu được phần nào cái mà nhiều người lao động gọi là ‘thoải mái’ và ‘tự do’. Các bạn công nhân tha hồ bàn chuyện thời sự đất nước một cách thoải mái vì không sợ bị ai theo dõi và cảm thấy tự do hơn ở tại xứ người, một cách tâm lý, so sánh với cuộc sống đầy áp bức tại quê nhà.
Nhưng ở đây cũng có vài ba trường hợp rất đau lòng, khó cho người lao động tự mình tìm được cách giải quyết. Công-ty môi-giới chỉ biết hốt tiền rồi đem con bỏ chợ. Ðại-sứ-quán thì làm ngơ, vô trách nhiệm. Chủ nhân Mã tha hồ bóc lột. Anh bạn tôi ở Úc đã phỏng vấn và thu thập mọi sự kiện để lập thành hồ sơ pháp lý.
Những Trường Hợp Ðau Lòng! !
Trường Hợp 1: : “ “Con chỉ xin trở về lại Sài-Gòn! !” ”
Cô Thoa, 18 tuổi, quê Tiền-Giang, mới đi làm được ba tháng thì bị chủ cho nghỉ việc (layoff). Không hiểu tại sao công-ty môi-giới lại chịu ký hợp đồng với cô bé nầy khi cô ta còn mấy tháng nữa mới đầy 18 tuổi. Không tiền, không vé máy bay, phải sống nhờ vào các bạn cùng phòng. Lúc nào cô cũng than khóc, cầu Trời khẩn Phật cho có ngày về đoàn tụ với mẹ cha. Mặt cô có vẻ cương nghị, tuy miệng nói ao ước: “Con chỉ xin trở về lại Sài-Gòn!” nhưng nước mắt cứ tuôn tràn.
27
Trường Hợp 2:“Thanh niên Việtt-Nam hãy cẩn thận trước khi ra đi !” ”
Em Luyện, 22 tuổi, quê Vĩnh Phú, bị tai nạn lao động gãy tay mà không được bồi thường; ngược lạ còn bị chủ bắt đi làm thêm để trả lại tiền nhà thương. Em rất phẩn uất, tự xem như mình bị lường gạt, vì chủ nhân cũng như pháp luật không đoái hoài tới công nhân; môi-giới không dám can thiệp, còn đại- sứ-quán thì bình-chân-như-vại, không phải chuyện của mình. Cứ vô tư!
Em nhắn nhủ với giọng uất ức cùng các bạn thanh niên đồng lứa tuổi đang ở quê nhà mà mong đi làm xa xứ: “Thanh niên Việt-Nam hãy cẩn thận về môi- giới trước khi ra đi!”. Rất dễ bị lừa.
Trường Hợp 3:Chúng tôi mong ước gặp lại chồng và con! !” ”
Hai cô: Lịch, 32 tuổi, và Vị, 37 tuổi, hết tiền, sống lậu quá sáu tháng, phải đi làm ôsin, lượm rau cải hư/thừa ngoài tiệm để lây lất qua ngày. Hai cô nầy đã có gia đình ở Việt-Nam, hy vọng ra xứ ngoài để cứu giúp chồng con. Nhưng than ôi! giờ đây, thân mình còn lo chưa nổi, làm sao giúp được cho ai! Nhiều lần viết thư cho đại-sứ-quán thì hầu như họ nghỉ lễ dài hạn, im hơi lặng tiếng. Hai cô ước ao có cuộc sống bình thường: “Chúng tôi mong ước gặp lại chồng và con!”.
Phần chúng tôi, chỉ biết thu nhận sự kiện, trao hồ sơ lại cho các tổ chức NGO (Non-Governmental Organization) Tenaganita và CAMSA là những cơ quan xã hội thiện nguyện, chuyên môn giúp đỡ về nhân đạo cho những người lao động Việt-Nam cô thế. Hy vọng cô Thoa, em Luyện, cô Lịch và cô Vị trong ba trường hợp kể trên được tai qua nạn khỏi.
Mấy người bạn Mã còn cho biết thêm những trường hợp giết người, đĩ điếm ở dưới bang Jahor, gần Singapore, được phát sinh từ những người lao động bị dồn vào đường cùng - Tôi không hiểu - Vì đâu nên nỗi?
28
Người lao động Việt-Nam được tuyển chọn, khám sức khỏe kỹ càng, huấn luyện đàng hoàng, và ra đi với mục đích trong lành, mà phải tận cùng cuộc đời u tối như thế nầy?
Vì Ðâu Nên Nỗi?
Trên mạng báo điện tử của VietNam Net ngày 25.12.2008, phóng viên Phương Loan đã phỏng vấn cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ về sinh hoạt ngoại giao đối ngoại của chính phủ Việt-Nam; ông cho biết như sau:
“Khi bạn thấy người Việt cướp bóc lẫn nhau, buôn rượu lậu, cờ bạc thì đó là hình ảnh rất xấu về con người Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài, chưa nói tài năng, công việc như thế nào, nhưng lối sống như thế khó được chấp nhận. Mà việc này là do chúng ta chưa chuẩn bị kĩ, thiếu sự giáo dục từ trong nước. Đây là vấn đề thuộc về nội trị.”
Chữ ‘nội trị’ được viết đậm là do tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của nó. Bạn đọc đã nghe tôi tường thuật, một cách chủ quan và bán phần, về hoàn cảnh sinh sống khó khăn của đồng bào Việt-Nam tại Mã-Lai. Những hình ảnh thương tâm về con người Việt-Nam như đĩ điếm và ở lậu, bị bóc lột và ức hiếp, không thiếu thứ chi cả. Anh bạn tôi còn biết đích xác về trường hợp của một người lao động, vì sa cơ thất thế nên biến thành tay sát nhân, hiện lẫn tránh và bị cảnh sát Mã truy lùng để tống khứ về lại Việt-Nam. Tenaganita của Mã và CAMSA của Mỹ đều nắm vững tất cả những trường hợp trên.
Bạn nào chưa tin, thì tôi bắt chước bác tài-xế Aru thách thức, “Không tin tôi, thì quí vị cứ đi xem thử!”. Trách nhiệm yêu thương và bảo vệ người dân lành hay công nhân lao động là do sự dạy bảo, cách chuẩn bị, và phương sách cải tạo nếp sống xã hội của đảng lãnh đạo từ Việt-Nam mà ra. Vấn đề thuộc về ‘nội trị’ là như thế.
Ðó là lý do tại sao cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã phải bay qua Singapore để hợp tác với cảnh sát địa phương dẫn độ 7000 chị-em-ta về lại quê xưa chốn cũ. Tuy chưa phải là cách giải quyết rốt ráo, nhưng phần nào bà Bình đã đem đến một hy vọng ngoại giao tốt.
Vì Ðâu NênNỗi? ?
Trên mạng báo điện tử của VietNam Net ngày 25.12.2008, phóng viên Phương Loan đã phỏng vấn cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ về sinh hoạt ngoại giao đối ngoại của chính phủ Việt-Nam; ông cho biết như sau:
“Khi bạn thấy người Việt cướp bóc lẫn nhau, buôn rượu lậu, cờ bạc thì đó là hình ảnh rất xấu về con người Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài, chưa nói tài năng, công việc như thế nào, nhưng lối sống như thế khó được chấp nhận. Mà việc này là do chúng ta chưa chuẩn bị kĩ, thiếu sự giáo dục từ trong nước. Đây là vấn đề thuộc về nội trị.”
Chữ ‘nội trị’ được viết đậm là do tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của nó. Bạn đọc đã nghe tôi tường thuật, một cách chủ quan và bán phần, về hoàn cảnh sinh sống khó khăn của đồng bào Việt-Nam tại Mã-Lai. Những hình ảnh thương tâm về con người Việt-Nam như đĩ điếm và ở lậu, bị bóc lột và ức hiếp, không thiếu thứ chi cả. Anh bạn tôi còn biết đích xác về trường hợp của một người lao động, vì sa cơ thất thế nên biến thành tay sát nhân, hiện lẫn tránh và bị cảnh sát Mã truy lùng để tống khứ về lại Việt-Nam. Tenaganita của Mã và CAMSA của Mỹ đều nắm vững tất cả những trường hợp trên.
Bạn nào chưa tin, thì tôi bắt chước bác tài-xế Aru thách thức, “Không tin tôi, thì quí vị cứ đi xem thử!”. Trách nhiệm yêu thương và bảo vệ người dân lành hay công nhân lao động là do sự dạy bảo, cách chuẩn bị, và phương sách cải tạo nếp sống xã hội của đảng lãnh đạo từ Việt-Nam mà ra. Vấn đề thuộc về ‘nội trị’ là như thế.
Ðó là lý do tại sao cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã phải bay qua Singapore để hợp tác với cảnh sát địa phương dẫn độ 7000 chị-em-ta về lại quê xưa chốn cũ. Tuy chưa phải là cách giải quyết rốt ráo, nhưng phần nào bà Bình đã đem đến một hy vọng ngoại giao tốt.
Gốc- Mã , Gốc-Việt Có Dính Dáng Gì Với Nhau? ?
Tôi đọc sách khảo-cổ-học, được biết là Mã-Lai cũng có trống đồng, một loại quốc bảo như của ta. Để được toại nguyện tôi phải đi thăm bảo tàng viện quốc gia của Mã-Lai xem họ có chứa trống đồng hay không. Biết đâu gốc-Mã và gốc-Việt có họ hàng với nhau! Viện bảo tàng cách xa trung tâm thành phố chừng 15 phút xe bas (bus) với vé vào cửa quá rẻ, chỉ có 2 RM một người.
Viện bảo tàng cao hai tầng, chia thành bốn gian rất rộng và sang trọng. Một gian chứa các di vật thời cổ sử; một gian chứa các kỹ vật thời cận đại, khi Mã còn là thuộc địa của tây-phương; và hai gian còn lại, đặc biệt chuyên về thời hiện tại, nói về sự độc lập, liên lập, và phát triển của Mã-Lai trong giai đoạn toàn cầu hóa. Dĩ nhiên, tôi dành nhiều thời giờ cho gian cổ vật hơn.
Ðúng vậy! 15 ngàn năm về trước, đất Việt-Nam, Thái-Lan, Malaya, Sumatra, Kalimantan (Borneo), và Jawa dính chùm thành một mảng to, được giới khảo cổ gọi là Pentas Sunda (tiếng Anh là Sundaland). Từ 12 đến 8 ngàn năm về trước, nước biển dâng tràn, chia cắt lục địa Sundaland thành nhiều mảng, làm cho đại gia đình các dân tộc cổ của Ðông-Nam-Á phải tách rời đôi bờ đôi ngã. Do đó, dân Mã và dân Việt vào thời xa xưa, cả chục ngàn năm về trước, phần nào, có thể liên hệ bà con với nhau! Giống Rồng của Lạc-Long-Quân đã nhập quốc tịch Malaya hết rồi!
Trống đồng Malaya, tìm được ở bang Terengganu phía bắc, gần giáp ranh giới đất Thái-Lan. Ở ngoài khơi của Terengganu có Pulau Bidong (Pulau là cù-lao), một địa danh rất quen thuộc với thuyền-nhân (boat people) người Việt. Ðường thẳng từ mủi Cà-Mau của Việt-Nam đến đảo Bidong của
Terengganu là đoạn đường đi ngắn nhất. Cổ nhân ta chắc cũng đã đi lại nhiều lần trên con đường định mệnh nầy: Trãi qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (Nguyễn Du) [Bể dâu: ngày xưa khi biển chưa tiến thì là ruộng trồng dâu, giờ đây bể cả đã tràn ngập, khiến con người đau khổ].
Trống Terengganu bị hư hại nhiều, chỉ còn lại mặt trống, tang và đáy đã bị tiêu hủy. Các hoa văn trên mặt trống đồng như hình nai và chim giống y hệt như trên các loại trống đồng Ðông-Sơn (Ngọc-Lũ, Hoàng-Hạ, Sông Ðà, …) của tiền nhân ta. Người Mã trân trọng mặt trống Terengganu lắm, họ giữ trong tủ kính để người xem không thể sờ được.
Bóng Mờ Cộng Sản
Sẵn dịp, tôi cũng xin nói qua đôi chút về gian bảo tàng thời cận đại, vì trong đó có chứa nhiều tài liệu về phong trào cộng sản Mao-ít, do Trung-cộng chủ mưu. Dân tộc Mã không thích hợp và không chấp nhận chủ nghĩa cũng như lối sống cộng sản, nên đã từ bỏ chúng rất sớm. Chỗ đứng còn lại của cộng sản là dăm ba quyển sách tuyên truyền, nhập cảng từ Trung-cộng, và hai cái nón đảng viên màu xanh lục với ngôi sao đỏ. Chúng được cất giữ rất kỹ lưỡng trong hai lồng kính trong sáng để người đời sau xem biết mà chừa.
Tôi nghĩ thầm: giá mà cộng sản thành công ở Mã-Lai thì bảo tàng viện ngày nay chứa đầy cả bốn gian về hình ảnh các lãnh tụ anh hùng cộng sản, và chắc chắn, nền kinh tế cũng như nếp sống của Mã sẽ tụt hậu, thua xa của Việt. Không chừng Việt-Nam cũng có thể nhập cảng lao động Mã-Lai vào giúp việc! Nhưng thực tế đã xảy ra một cách ngược lại. Càng nghĩ càng thấy mắc cở!
Nhảy Lên- Nhảy- Xuống: :Vòng Một Tua Kuala Lumpur
Hôm nay là ngày cuối ở KL, tôi quyết định ôn/xem lại 22 địa điểm nổi danh của thành phố trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Dễ thôi! Dùng chuyến xe bas đặc biệt hai tầng, tên là ‘KL Hop-On Hop-Off’, tốn 38 RM, có thể xài trong vòng 24 giờ. Thích ở đâu, xuống trạm ở đó; chơi xong rồi, nhảy lên đi tiếp. Mỗi chuyến cách nhau chỉ có 30 phút; xe bắt đầu từ 8:30 sáng và ngừng chạy lúc 8:30 tối mỗi ngày.
Chào tạm biệt Mã-Lai. Tạm biệt KL. Tạm biệt Melaka. Tạm biệt các bạn Mã nhân từ. Tạm biệt các đồng bào lao động thân thương người Việt!
Tôi còn giữ tất cả địa chỉ của các bạn. Hy vọng một ngày nào đó được gặp lại các bạn trong một bối cảnh tự do và thoải mái hơn. Không phải tại đất Mã, mà ở ngay tại quê hương yêu dấu Việt-Nam của chúng mình!
MỜI XEM FILE GÔC VỚI ĐÀY ĐỦ HÌNH ẢNH
MỜI TẢI VỀ :http://www.mediafire.com/? h2pxmxa7kx5y057
Ðầu năm 2009
Vào cuối năm giữa hai khóa học, tôi được phép nghỉ dạy một tháng, và sẵn dịp có một bạn đã rủ đi thăm viếng thủ đô Kuala Lumpur của xứ Malaysia từ cả năm trước. Tôi quyết định tìm đến vùng đất ấm để tránh mùa đông lạnh lẽo (Chúa-sinh-ra-đời) ở Hoa-Kỳ.
Ngoài ra, bạn tôi cho biết, có đủ mọi hạng người Việt-Nam hiện đang sinh sống tại đất Mã-Lai. Cuộc sống có vẻ dễ chịu hơn, công ăn việc làm thoải mái hơn, nên con số người Việt làm ăn tại Mã tăng lên cả trăm ngàn người từ nhiều năm nay. Trước năm 1975, trên bình diện kinh tế, đất Mã cũng bình thường thôi. So với đất nước Việt-Nam Cộng-Hòa ngày trước, Mã-Lai chưa có gì lạ. Nhưng nay nghe khác quá xa! Ðây cũng là một đề tài nghiên cứu về lao động khá hấp dẫn.
Nhân chuyến đi nầy, tôi ghi vội mấy hàng tận mắt để gửi đến các bạn đọc một vài hình ảnh và cảm nghĩ của tôi về cuộc du lịch và cũng của một số người Việt đi làm ăn tại đất khách quê người.
NGày Một: Thứ Ba , 6Tháng Giêng
Sellam mat Datang, tiếng Mã-Lai nghĩa là ‘chào mừng’, rất được thông dụng cho các hàng quán khi được biết khách là người xứ ngoài đến viếng thăm. Tôi đã nghe thành ngữ này lần đầu tiên khi bước qua cổng quan thuế của xứ Mã, khiến lòng người vui vẻ, mặc dầu cơ thể đang mỏi mệt vì chuyến bay xa. Khí hậu ở đây quá nóng nực, 90oF (32oC), nhưng không oi bức vì hôm qua trời mới đổ mưa. Mồ hôi trán ra nhễ nhại vì tôi mặc áo quần quá dày. Ðang ở mùa đông xứ lạnh, nay lại mò về miền nhiệt đới gần đường xích đạo, nên mới ra nông nỗi! Ðường xá khu Sentul tương đối sạch sẽ và có nhiều cây xanh, khiến kẻ lữ hành cũng thấy dễ chịu. Nhớ tới đường xá quê nhà mà lòng bùi ngùi. Tôi đi rất gọn nhẹ, chỉ đem theo có 3 bộ quần áo, một cái laptop, một máy ảnh digital (để ghi lại tất cả hình chụp trong hồi ký này), và cuốn Applied Statistics dày cộm (chuẩn bị để dạy lớp thống-kê-học khóa mùa xuân sau khi trở về Mỹ; tuy đang nghỉ xả hơi nhưng không quên nhiệm vụ).
Từ phi trường Kuala Lumpur (còn gọi là KL; dân địa phương thích gọi tắt như vậy), lấy xe điện cao tốc KLIA Ekspress về đến trung tâm thành phố chỉ mất có 28 phút, với giá 35 RM. Hệ thống công quản chuyên chở (public transportation) của Mã-Lai khá tốt, bao gồm sáu loại tuyến xe khác nhau để phục vụ cho dân chúng. Thiên hạ, thiệt tình, không cần phải sắm/lái xe hơi riêng. Xe Ekspress về đến bến Stesen Sentral thì dừng lại. Ðây là một cái bến rất to, Stesen Sentral nghĩa là ‘bến trung tâm’, tôi nghi tiếng Anh là Station Central, nhưng dân Mã ký âm ra như thế. Từ bến trung tâm, tôi lại lấy xe điện thường KTM Komuter với giá chỉ có 1 RM để về trạm Putra độ 15 phút; rồi từ đó, đi bộ thêm 15 phút nữa là tới khách sạn mười tầng, loại bốn sao, trả khoảng $45/đêm. Từ trên lầu bảy có thể nhìn thấy Tháp Ðôi (Twin Tower Building) nổi tiếng và phố xá chung quanh, rất thú vị.
Từ phi trường về đến khách sạn thật ra chỉ tốn chừng 70 RM, nếu đi bằng teksi (taxi) với hai người. Tôi có hẹn với anh bạn từ Âu-châu là đợi nhau tại phi trường để cùng nhau về khách sạn vì giờ đáp của cả hai, trên giấy tờ xê xích chỉ có một tiếng đồng hồ. Nhưng thực tế vì trễ chuyến bay, nên hồn ai nấy lo, mạng ai nấy giữ. Tôi đã giữ địa chỉ của khách sạn. Ði tới đâu, hỏi đường tới đó, và có bản đồ trong tay là xong ngay.
Ba người bạn: một từ Úc, một từ Âu, và một từ Mỹ ước hẹn gặp nhau lúc 3 giờ chiều tại Jalan Munshi Abdullah (Jalan nghĩa là ‘đường cái’, đọc theo âm Việt là ‘da-lăn’). Thay vì gặp nhau lúc 3 giờ chiều, phải đến 7 giờ tối mới tụ hội được với nhau. Tôi mãi mãi vẫn là người đến sau. Trễ mất 4 tiếng!
Ba người cùng nhau dùng 3 món cơm bình dân: canh-xào-mặn. Canh chua đồ biển, rau muống xào, và cá chiên, tốn gần 70 RM (RM là Ringgit Malaya; với hối suất 3.4 RM = $1). Quán ăn là tiệm cơm Tàu-Mã tại góc Lorong Haji Taib (Lorong nghĩa là ‘đường hẻm’) lúc 8 giờ tối. Bửa cơm tối thật là ngon miệng, để đền bù lại sau 23 tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay và chờ đợi đổi chuyến tại các phi trường. Tôi khởi hành từ San Francisco lúc 12:05 AM thứ hai, ghé Hongkong, rồi Singapore, và tận cùng là dừng chân tại KL.
Ngày Hai Thứ Tư , 7 Tháng Giêng
Thăm Chợ Trong Xóm
7:30 sáng thức dậy đi chợ sớm. Ðây là loại chợ bình dân, len trong xóm nhỏ, với các đường con (lorong), được chính phủ qui hoạch đặt kế bên những biệt thự cao sang ngoài đường cái (jalan). Ðủ mọi loại người: người Mã, người Tàu, người Ấn, người Tây; chen đủ mọi thứ tiếng: tiếng Mã, tiếng Quảng- Ðông, tiếng Ấn, và tiếng Anh (rất thông dụng). Tuy trong quá khứ, đã từng xảy ra những vụ tranh chấp sắc tộc một cách đẵm máu. Nhưng hiện nay, mọi giống dân chung sống thật hài hòa. Xem cảnh bình an của chợ xóm nhỏ thì ta thấy rõ. Ðường con được đóng lại từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, không cho xe hơi vào, để mở chợ xóm. Chợ được nhóm họp hằng ngày.
Dân số Mã-Lai khoảng 25 triệu người, chung sống trên một diện tích 330 ngàn cây số vuông. Thành phần sắc tộc: Mã 50.4%, Tàu 23.7%, thổ dân 11%, Ấn 7.1%, các giống khác 7.8% (theo ước tính năm 2004 của tài liệu CIA). Chính trị theo hệ thống liên bang, gồm 13 bang nhỏ hợp lại.
Chợ Mã không ồn ào và náo nhiệt bằng chợ Việt. Nhưng lại có những hình ảnh thân thương như bàn thờ dưới gốc cây trong làng, không thua gì chợ Việt thời xa xưa. Mà sạch sẽ và vệ sinh hơn hẳn chợ Việt vì hệ thống nước xài và cống rãnh hữu hiệu hơn. Xen kẽ các khu gia/chung cư của giới bình dân là một vài căn nhà phong lưu với cổng sắt và cây kiểng. Trông khá đẹp mắt!
Chợ trong xóm nầy, bày bán đủ mọi thứ đồ ăn và đồ dùng, giống như kiểu chợ trời (flea market) ở Mỹ. Ðầy các gian hàng thực phẩm, từ rau cải, trái cây, heo, gà, cá sống làm thịt ngay tại chỗ; đến mấy món ăn chơi, ăn thiệt, kẹo bánh, dưa mứt, không thiếu thứ chi. Xóm nầy có vẻ chịu nhiều ảnh hưởng của Khổng-giáo. Nhưng các người theo giáo khác cũng có mặt, cùng trong một chợ.
Tôn giáo của Mã-Lai được phân bố như sau: Hồi-giáo 60.4%, Phật-giáo 19.2%, Thiên-chúa-giáo 9.1%, Ấn-độ-giáo 6.3%, Khổng-Lão độ 2.6%, các giáo khác 1.5%, và vô thần 0.8% (theo thống kê năm 2000 của chính phủ Mã). Mã-Lai gần nghĩa với Indo-China (Ấn-Ðộ & Trung-Hoa) hơn Việt-Nam.
Ði ngang quầy bánh đang chiên trong chảo, do một ông người Ấn đang thủ đài, tôi vói lấy liền một cái bánh tiêu và một cái dầu-chá-quẩy với giá 1 RM (độ 25 xu Mỹ). Ăn thử: vừa nóng, vừa thơm, và vừa ngon !
Ngon, nhưng không dám ăn nhiều. Chỉ ăn lấy vị, chứ không lấy bị mà ăn.
Còn anh bạn tôi thì ghé tới quầy chôm-chôm, măng-cụt, mận, ổi, mỗi thứ lấy một kí, cộng thêm một trái sầu-riêng đầy gai góc; chưa hết, dấn thêm ba trái xoài tượng cho đúng câu ‘dách cô xường-tì xực xám cô xường-toại ’ (dịch sát nghĩa là: một người đàn ông ăn ba trái xoài tượng, xường-toại là xoài tượng).
Tôi lại mê sầu-riêng hơn xoài và ổi! Sầu-riêng có nhiều loại khác nhau. Có tới 10 loại thượng hạng, được đánh mã-số khác nhau, thí dụ D-24, 101, vân vân; giá bán loại ngon khoảng từ 8 đến 10 RM cho một kí, còn loại bình thường thì chỉ có 3 RM một kí. Tôi thử loại D-24 thật là thơm và ngon, nên làm luôn 4 múi; còn loại 101 thì mùi vị rất đậm đà, nhưng nếm hơi đăng đắng, nên tôi chỉ ráng nổi 1 múi mà thôi. Trong đời, tôi đã thử nhiều loại sầu-riêng của 3 xứ Ðông-Nam-Á: Việt, Thái, và Mã. Theo tôi, của Mã, là ngon nhất thế gian. Còn của Việt-Nam thì ‘sầu riêng’ hết rồi, chỉ còn có một
8
niềm ‘sầu chung’ cho cả xứ: dân tộc ta còn nhiều khó khăn và vẫn nghèo khổ lắm!
Ði hết một vòng chợ trong xóm, giống như mình tập thể dục nhẹ ban sáng. Tôi về khách sạn tịnh dưỡng một chút, để trưa lấy sức ra thăm chợ ngoài phố, lớn hơn, và sang trọng hơn.
Trưa nay, chúng tôi đi thăm chợ ngoài phố bằng loại xe monorail, chạy trên một đường rầy chỉ với giá 1.60 RM một bận đi. Ðợi 5 phút, đi 10 phút, tốn chưa đầy 15 phút cho một khoảng cách độ 10 cây số. Xe dừng ở trạm Bukit Bintang, thuộc khu sang trọng ngay tại trung tâm thành phố KL.
Thành phố Kuala Lumpur có chừng 16 khu thương xá. Chúng tôi chọn thương xá Pavilion nằm trong khu Bukit Bintang Plaza. Khu này tương đối ngon lành đối với dân địa phương. Tuy nườm nượp người đi xem/chơi, nhưng tiệm lại vắng khách mua bán. Pavilion cao gần chục tầng, xây dựng đúng tiêu chuẩn quốc tế, chứa đủ mọi mặt hàng sang trọng của Âu-Mỹ, và rất sạch sẽ.
Có khu gian hàng ăn uống quốc tế ở tầng cuối. Chúng tôi dừng chân lại quán ăn Việt-Nam, tên VietNam Kitchen, do chủ Mã mướn đầu bếp Việt nấu. Làm một tô phở, giá 11.50 RM; thêm một dĩa bánh cuốn (7 RM/dĩa). Ăn phở đở ghiền, ngon khoảng hạng 1 sao, so với hạng 5 sao của San José ở Mỹ, và hạng 3 sao của Sydney bên Úc (lẽ dĩ nhiên, theo cái lưỡi chủ quan chấm điểm của tôi).
Ðặc biệt nhà cầu của thương xá Pavilion rất vệ sinh, luôn luôn có hai công nhân túc trực để lau dọn. Tại sao phải dùng tới 2 công nhân? Tôi thấy họ đứng canh, nhiều hơn là làm công việc! Nhưng trong nhà cầu, đâu có gì giá trị mà phải canh gác? Hơn nữa, bên ngoài, cũng đã có nhiều người bảo vệ (security guard) mặc đồng phục làm nhiệm vụ rồi!
Bạn tôi giải thích: chính sách nhà nước muốn tạo ra công ăn việc làm thêm cho nhiều người. Nên số dân thất nghiệp của Mã vẫn còn thấp, chỉ khoảng 5%, thấp hơn so với toàn vùng Ðông-Nam-Á. À, đơn giản là như thế!
Bình quân lợi tức đầu người (GDP per capita) của dân Mã lên đến 15700 đôla Mỹ (ppp = purchasing power parity), nên tương đối sống dễ thở hơn ở Việt- Nam nhiều. Tôi đang so sánh với 2900 đôla (ppp) lợi tức hằng năm của dân Việt, tính theo thời điểm năm 2008. Nhiều người Việt-Nam, do đó, mong sao được đi sang Mã-Lai để làm việc, hy vọng kiếm đồng lương khá hơn cuộc sống ở quê nhà.
Từ khu thương xá Pavilion, chúng tôi cuốc bộ tới khu ăn nhậu chừng 15 phút. Ði bộ mỏi cẳng rồi, kiếm món gì ăn chơi! Dĩa sò huyết sốt chua cay chỉ với giá 15 RM. Ðây là khu ăn nhậu Jalan Alor, nổi tiếng bình dân, thức ăn ngon miệng. Thiên hạ ngồi ăn trên các bàn được đặt sát đường lộ. Không thể phân biệt được lằn ranh của lề đường, vì có một chiếc xe hơi, chạy rề rề, lọt qua giữa khu bàn ăn; khiến người ăn không biết đâu là đường, đâu là quán. Thật là:
Bước tới A-lo bóng xế tà
Người đi kẻ lại chốn phồn hoa
Cô đơn lữ khách dừng chân nghỉ
Một dĩa chua cay rất đậm đà!
Ðang thưởng thức món ăn ngon, bỗng có một cháu gái đi ngang bàn ăn mời mua kẹo và khăn giấy. Ðiều làm tôi giật mình là nó mời bằng tiếng Việt. Con cái nhà ai mà phải đi bán dạo vào lúc 9 giờ tối như vầy? Tôi tự hỏi.
“Cháu tên gì? Có thể nói chuyện với bác một chút được không?”, tôi yêu cầu đứa bé. “Dạ được, cháu tên là Thanh-Thủy, 12 tuổi, người Việt-Nam, từ bên Thái-Lan qua sống ở Mã-Lai được hơn hai năm rồi”, đứa nhỏ trả lời rất rõ ràng, một cách lễ độ. Tự nhiên, có một bé gái khác chạy ào tới, “cháu cũng là người Việt-Nam nữa nè!”. À! thì ra có tới hai đứa bé bán dạo. Từ ngạc nhiên nầy dẫn đến ngạc nhiên khác. “Còn cháu tên là Xậy-Niên, 11 tuổi”, đứa bé thứ nhì trả lời. Hai đứa con nít nầy là con nhà ai mà phải đi bán dạo trên xứ người như vầy? Tôi lại tự hỏi một lần nữa.
Thấy tôi vui vẻ, chúng cũng trở nên dạn dĩ hơn, kể cho chúng tôi nghe về thân thế, hoàn cảnh gia đình, và cuộc sống hằng ngày của chúng. Cháu Thanh-Thủy là con cả, có má làm người ở, còn ba làm công nhân; cuộc sống rất chật vật, nên phải đi bán dạo để giúp đỡ cho gia đình gồm bốn người con. Còn cháu Xậy-Niên có bố là người Kăm-pu-chia, mẹ là người Việt vùng Châu-đốc, bố mẹ mất hết; bà ngoại dắt chui qua Thái-Lan, sống không nổi, nên băng trốn qua Mã; cháu biết được tiếng Việt là do mẹ và bà ngoại chỉ dạy. Xậy-Niên nói được bốn thứ tiếng: Việt, Miên, Thái, và bập bẹ tiếng bồi Ăng-lê (để có thể bán kẹo dạo cho khách tây-phương).
Cả hai gia đình nầy đều là dân ở lậu. Chính phủ Mã cho biết, hiện có khoảng 1.2 triệu dân lậu ngoại quốc sống trên đất nước nầy. Chúng tôi không biết có bao nhiêu là dân lậu Việt-Nam. Lậu qua bằng hai ngả: Singapore và Thái- Lan. Hai đứa bé bán dạo Việt-Nam không thể vô trường đi học được, vì không có giấy tờ hợp pháp. Không biết có cách nào giúp được cho chúng! Nếu qua sống được ở Âu-Mỹ, khi lớn lên, chắc chúng cũng không đến nỗi cảnh trôi sông lạc chợ như bây giờ; và biết đâu, cũng có thể trở thành ông- nầy-bà-nọ như ai! Lại nghĩ tới các em thanh thiếu niên qua được Âu-Mỹ rồi, mà cứ chơi bời lêu lõng, trộm cắp hư hỏng, thật là đáng tiếc!
Ðêm cũng hơi khuya, chúng tôi vội lấy xe monorail (ngừng chạy lúc 12 giờ khuya) trở về khách sạn để dành sức ghé tới Phố Tàu ngày mai.
Ngày thứ 3: ngày 8 tháng giêng
Ghé Tới Phố Tàu ( China Town) )
Chật chội, đông đúc, kém vệ sinh là đặc điểm của các khu phố Tàu trên toàn thế giới. Phố Tàu của KL không là một ngoại lệ. Chưa hết, thêm đặc điểm ‘trả giá’ nữa. Không trả giá là sẽ bị mua lầm!
Anh bạn tôi dặn rằng chỉ trả 1/3 là đúng giá. Tôi chưa tin lắm. Cái áo ngắn tay họ đòi 45 RM, tôi trả 20, họ bán ngay! Thế là mình mua hố mất 5 RM. Ðúng lý, chỉ phải trả 15 RM mà thôi. Ðể chứng minh, bạn tôi hỏi giá một cái áo ngủ bằng lụa cho đàn bà; họ thách 95 RM, bạn tôi trả giá 30 RM, tới lui một vài câu, qua lại một vài giá, rồi bỏ đi, họ kêu lại chịu bán. Anh bạn của tôi hay thật! Ảnh mua luôn hai cái, vừa rẽ lại vừa tiện.
Ðặc biệt ở đây là dù mình trả giá thật thấp, họ không chịu bán, mình cười trừ rồi đi luôn mà vẫn bình an vô sự. Ở Việt-Nam phải cẩn thận hơn nhiều! Lạng quạng là bị nghe chửi!
Vật dụng hằng ngày được bày bán đầy đủ như áo quần, dày dép, máy móc, vật dùng gia chánh, đồ chơi con trẻ. Phẩm chất mới xem qua, tưởng chừng là hàng nhập cảng của Made in China. Giá cả rất phải chăng. Hỏi kỹ ra, mới biết là được sản xuất chính hiệu tại Malaysia. Hàng Mã có thể cạnh tranh ngang cơ với hàng Tàu.
Nguyên nhân xa và nguyên nhân gần, được tóm tắt như vầy: (1) lực lượng lao động thiện nghệ, giá thành rẽ; (2) giới sản xuất đa số là người-Mã-gốc- Hoa, có chí làm giàu; (3) giới nhân công lại được chính quyền bảo vệ bằng luật pháp nghiêm minh; và nhất là có (4) các công đoàn độc lập rất hữu ích, giúp cho người lao động tránh cảnh bị chủ bóc lột. Hậu quả là, hàng sản xuất của Mã còn có thể xuất khẩu ra ngoài, cạnh tranh cùng khắp thế giới.
Lực lượng lao động của Mã vào năm 2007 có 10.94 triệu nhân lực, với tỉ số 3.6% thất nghiệp, mang đến 186.5 tỉ đôla Mỹ cho tổng sản lượng quốc nội (GDP) với độ tăng trưởng là 6.3%. Ðây là những chỉ dấu phát triển kinh tế rất hiệu năng, nâng xứ Malaysia thành một trong những con rồng nhỏ, lượn dưới vòm trời Ðông-Nam-Á.
Kể từ năm 2005, nhân lực Mã chia ra 51% làm dịch vụ, 36% cho kỹ nghệ, và chỉ còn 13% dựa vào nông nghiệp. Giới kỹ nghệ đang cần thêm một số nhân công để có thể phát triển lớn mạnh trong tương lai. Do đó, các nhà sản xuất Mã-Lai có nhu cầu nhập cảng nhân công ngoại quốc, vì nhân công rẻ, đặc biệt là cho các ngành may mặc, điện tử, và xây cất.
Một số hảng với chủ nhân và ban giám đốc, thường là người Mã-gốc-Tàu, rất chuộng nhân công nhập cảng người Việt để làm công việc, chỉ vì giá nhân công khá rẻ, và nhất là không bị ràng buộc bởi luật pháp Mã-Lai, không theo lương bổng tối thiểu, cũng như không bị các tổ chức lao động địa phương can thiệp. Các hảng xưỡng ở những bang xa như Malacca, Johor ở miền nam; và Kedah, Perak, và Terengganu ở miền bắc là những trung tâm xử dụng đến cả trăm ngàn nhân lực lao động người Việt.
Ðây cũng chính là các món quà béo bở cho chính quyền Việt-Nam xuất cảng: bán lao động người Việt sang Mã-Lai, qua trung gian của các công ty môi- giới, ở giữa lấy tiền huê hồng. Sản phẩm bày bán tại thương trường hào nhoáng bao nhiêu, một phần, do công khó của người lao động Việt-Nam bấy nhiêu (Made-in-Malaysia-by-imported-Vietnamese-labors).
13
Ngày Bốn: Thứ Sáu, 9 Tháng Giêng
Mấy ngày qua, tôi đã thử nhiều loại xe công quản chuyên chở khác nhau. Hôm nay làm sang, chúng tôi lấy teksi dạo phố chơi thử. Một chuyến taxi (teksi) không nên trả quá 20 RM, vừa phải là 10 RM. Ðây là lời khuyến cáo của bác tài-xế, tên Aru, người Mã-gốc-Ấn, dặn anh bạn tôi như thế, trong những lần đi trước.
Nhờ vào kinh nghiệm này mà anh bạn tôi rất sành điệu trong việc đối phó với các bác tài-xế teksi. Lên xe, bảo chỗ mình muốn đến, và đừng bao giờ mở miệng hỏi ‘how much’. Tại sao lại phải hỏi giá cả? Bởi vì tài-xế teksi ở KL, đại đa số, cố ý không bao giờ mở máy đồng hồ; cho đến khi xuống xe, mình hỏi họ tốn bao nhiêu, thì tha hồ họ chém. Lắm khi, tốn đến gấp đôi ba lần của giá đúng (giá tính theo đồng hồ được mở). Trong thành phố KL, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, cao tay lắm là khoảng 10 đến 15 RM là cùng, khi đồng hồ được mở.
Khi xuống xe, cứ đưa cho tài-xế 10 RM. Nếu họ đòi 20 RM, thì hỏi họ ngược lại: sao anh không mở máy đồng hồ? Nếu họ không chịu giá mình trả, bảo họ mời cảnh sát đến. Thế là êm ngay! Không chịu mở máy đồng hồ thì sao tính giá chính xác được. Chịu êm với giá 10 RM là phải! Dân Mã, tương đối tuân thủ kỹ luật, theo gương Singapore, ngoại trừ các bác tài-xế teksi: không chịu mở đồng hồ. Nhưng mấy bác cũng biết sợ cảnh sát lắm! Một lần nữa, đây là lời khuyến cáo quí báu của bác tài-xế Aru! Anh bạn tôi đã chứng minh một cách tài tình bằng chuyến đi teksi, từ Jalan Alo đến Beach Club: tốn chỉ có 10 RM.
Beach Club: Thiên Ðang Ðịa Ngục Hai Bên! !
Bác tài-xế Aru cũng cho biết: tại bar Beach Club ở trên đường Jalan Sultan Ismal, có nhiều gái giang-hồ từ Việt- Nam sang làm ăn lắm. Mỗi đêm có tới mấy chục cô. Rất trẻ, độ 20, 30 tuổi mà thôi. “Thật vậy sao anh Aru?” bạn tôi hỏi. “Không tin tôi, thì mấy anh cứ đi xem thử!”, Aru trả lời liền một cách thách đố.
Lâu lắm rồi, có một lần ở bên Mỹ, mấy anh học trò trong lớp tôi ăn liên hoan mãn khóa, chúng rủ/đãi tôi đi quán bia ôm. Ði một lần cho biết. Tôi tỡn tới già luôn! Nay có người thách đố đi thăm ‘chị-em-ta’, trong lòng tôi cũng hơi nao núng; nhưng có gì đâu mà sợ! Biết đâu thâu thập được nhiều truyện hay, về kể lại cho bà con nghe chơi!
Qua Mã du lịch, lại nghe đến vụ ‘chị-em-ta’, chưa biết thực hư như thế nào. Nếu mình vững tin, không ngán lời thách thức, đi thử một lần. Bụng bảo dạ, vào bar làm quen, tà tà nói chuyện, hỏi rõ ngọn ngành đầu đuôi. OK, cứ vào Beach Club xem thử!
Bar khá rộng rãi, có chừng năm, sáu chục khách đang ngồi uống nước. Chung quanh quán không có vách ngang, đèn đuốc mơ-mơ-huyền-huyền, khoảng 30 chục bàn vây quanh một sàn nhảy. Quầy rượu đủ loại, chạy dài từ hành lang ngoài đường, lấn sâu vào tới vách bên trong. Một vài cặp nam thanh nữ tú đứng ngồi hàn huyên bên quầy rượu một cách êm thắm. Thấy có vẽ đầm ấm lắm! Rãi rác đó đây, từng nhóm dăm ba cô gục gật đầu trò chuyện. Cô nào cô nấy, ngực mông đồ sộ, lộ khoe hương sắc. Ðồ sơn đồ thiệt, khó lòng phân biệt, vì đèn đuốc tối thui, lờ mờ chừng 60 watts.
Giờ nầy còn hơi sớm, mới 9 giờ tối, thiên hạ vào cửa miễn phí. Giá nước uống gấp đôi bên ngoài. Tiếp đãi viên toàn là phái nam. Sau 10 giờ, bar sẽ được dựng rào bao quanh bằng dây vải với cổng ra vào, đàn ông vào cửa giá 10 RM một mạng, đàn bà tự do tung tăng thả giàn.
Ðiều nghiên tình thế kỹ càng, ba anh em chúng tôi chững chạc bước vào bar. “Ðừng ngồi gần quầy rượu, nhạc ồn lắm, ra xa xa ngoài nầy, dễ nói chuyện hơn!” anh bạn tôi nói hơi lớn, nói bằng tiếng Việt, để chúng tôi nghe cho rõ. (Cố ý cho người chung quanh, nếu là người Việt, nghe cũng rõ luôn). Ba cô từ xa, rà rà tiến tới. Ráp vô liền!
“Ủa, mấy anh là người Việt hả?”, giọng một cô lộ vẽ mừng rỡ. Cô thứ nhì, độ trên dưới 30, lặng thinh, không nói năng chi cả, kéo ghế tự động ngồi xuống. Cô thứ ba xổ một tràng tiếng Hoa, nhưng thấy cả đám xài tiếng Việt, cô ta bẻn lẻn bỏ đi. Dù sao, cùng một ngôn ngữ cũng dễ bắt mồi/mối hơn. Cô thứ nhất, quay đầu vào một hướng tối vẩy tay, hai cô khác đứng trong góc chạy tới, toàn là bà con Việt-Nam cả. Chúng tôi mời vào ngồi bàn sâu phía bên trong để hỏi truyện. Bốn bà và ba ông, người Việt tứ xứ, không đếm xỉa gì đến chuyện người mua kẻ bán, chỉ dùng tiếng Việt để thổ lộ cảnh đời ngang trái.
Vừa uống nước sinh tố, đủ loại trái cây miền nhiệt đới, lại nghe chuyện tha phương cầu thực của người đồng hương với những chi tiết éo le như được đi xem một vở kịch chứa đầy đủ những yếu tố bi-hài-ái-ố. Bốn mẩu truyện đời, từ bốn người đẹp, được kể lại khác nhau, nhưng tựu trung đều hướng về một mối: đất nước nghèo túng, chính phủ không thể cung ứng bối cảnh sinh sống thích đáng, khiến người dân phải tìm đường bung ra ngoài biển làm ăn.
Thứ nhất, cô TR. trẻ nhất, mới 25 tuổi, đã có bằng đại học nhưng kiếm không ra việc, bạn rủ qua Singapore tìm việc tốt, dính chấu! Cô PH., thứ nhì, có hai con, chồng thất nghiệp lại thêm bịnh; cô phải chạy băng qua cốc bên Thái-Lan (Bangkok), thoát ly tìm đường cứu gia đình. Cô TH., thứ ba, lấy/theo chồng Ðại-Hàn được hai năm, không chịu nổi xứ lạnh: lạnh khí hậu chỉ một, nhưng lạnh thế thái nhân tình tới mười, bèn ly dị đổi nghiệp mới; may mắn chưa có mụn con nào để lo, đã có kinh nghiệm hành nghề hai năm tại Singapore. Thứ tư, cô H. lớn nhất, được 34 tuổi, có một con, có nhà cửa nhưng vừa mới ly thân; buôn bán nhà đất thất bại, bon chen thương trường lỗ vốn; nghe theo lời cô TH. rủ rê tìm cách phá vòng vây túng quẩn vì không còn gì để mất; mới qua KL được một tháng, tối ngày vái van rồi than khóc!
“Ðang sống ngon lành ở Singapore, chạy qua đây chi vậy?”, anh bạn tôi nóng lòng, nhắm vào cô TH. hỏi thẳng. “Tụi em làm ăn khá lắm …”, cô TH. đáp lời ngay, “… mỗi tuần có thể kiếm được năm, sáu trăm đôla dễ dàng; nhưng bị con mẹ Bình chạy qua Singapore a-tòng với bọn cảnh sát bố ráp, làm tụi em chạy thụt mạng!”.
Cô TR., có vẻ ăn học hơn, giải thích: “Bị chính phủ Singapore làm áp lực dữ lắm, nên bả (ám chỉ bà Nguyễn Thị Bình) tuyên bố không bắt đủ 5000 gái chơi thì không về”; cô H. cười nhạo: “Mới có ba tuần, mà bả hốt được 7000 gái VN, chắc con mẻ đem về Sài-Gòn làm nem cho chồng nếm thử”. Cô TH. kết luận: “Tụi em bị động ổ, nên chạy qua KL lánh nạn!”.
Mấy cô than lắm! Cả hai ba tuần rồi mà mối vô ít quá, không đủ tiền sống; bốn cô phải tụ lại ở chung một chỗ, tiền nhà là 600 RM một tháng. Sáng nào, cô H. cũng đốt nhang, cúng vái ông bà cho mọi việc hanh thông lợi lộc; nhưng cả tuần qua không có mối vô, con gái 9 tuổi từ Sài-Gòn lại gọi qua nhớ mẹ than khóc. Cô H. vừa kể vừa cúi gầm mặt, nhưng với giọng nói không lộ vẻ hối tiếc.
Không thể ngờ được, cô H. nói rặt giọng Nam, tuy sinh từ Bắc nhưng lớn ở trong Nam, lại có cha làm thiếu tướng gốc Nghệ-An, đánh trận Kăm-pu-chia, sau đó về hưu và hiện nay tối ngày lo kinh kệ. Cô cho biết, ông bố cô ta buồn phiền và hối hận về quá khứ lắm, nhưng không biết vì lý do gì; ổng bỏ lại con cháu trong Nam và về miền Bắc kiếm chuyện tu hành, không tha thiết gì với cảnh trần tục nữa!
Nói chuyện với mấy cô nầy, càng khuya càng thấy ấm lòng. Phần nào, nó phá bỏ được thành kiến về chị-em-ta trong đầu óc thanh giáo của tôi. Nếu mình không hiểu rõ hoàn cảnh xã hội của đất nước, chưa thấy được sự bất xứng của chính phủ và bất lực của lãnh đạo, thì rất dễ hiểu lầm và khó thứ tha được nổi đau khổ của người dân.
Tôi ngáp dài vài cái, bạn tôi hiểu ý. Anh ta tặng cho mỗi cô một số tiền “bo” rất hậu hỉnh (“bo” từ chữ pour boire của Pháp, có nghĩa là tiền trà nước, giống như tiền “tip” của tiếng Anh). Các cô vui vẻ, cám ơn, và chào từ giã. Thật là một bài học sáng mắt cho tôi tối nay, mặc dù mắt nhắm mắt mở vì buồn ngủ. Ngày mai chúng tôi định đi chơi xa để thăm bang Melaka.
Dân số KL lên tới 6.9 triệu người, sống trong một diện tích 244 kílô mét vuông. Ðất đai trở thành chật hẹp. Nhưng bến xe đò đưa khách đi khắp các thành phố và tiểu bang khác, lại được đặt ngay trung tâm thành phố, rất tiện lợi cho mọi người mà không chiếm quá nhiều diện tích đất. Chính phủ qui hoạch thành phố khá hay! Ðó là bến xe đò Puduraya, được đặt ngay dưới hầm của một thương xá. Cả chục hảng xe đò tư nhân, tranh nhau giành khách. Tranh nhau trong vòng trật tự. Mỗi hảng có một quầy bán vé riêng, với hai nhân viên quảng cáo, họ tha hồ rao la, lớn tiếng mời gọi khách.
Tôi đi ngang qua, họ rao nổ như một tràng bắp rang. Tôi chỉ biết nhe răng cười. Có hiểu gì đâu mà không chịu cười. Toàn là tiếng Mã, nghe rất vui tai!
Sau 2 tiếng ngồi trên xe đò, thật là thoải mái vì có máy lạnh và ghế ngồi rộng rãi. Chuyến đi tốn mất 9.5 RM cho một bận. Xa lộ rất tốt, ba ‘lanes’ mỗi chiều, tiêu chuẩn không kém gì Âu-Mỹ. Du khách có thể thăm viếng Melaka, sáng đi chiều về một cách dễ dàng.
Cảm nghĩ đầu tiên về thành phố này là dân chúng sống có nề nếp. Cảnh đầu tiên là thấy thiên hạ đứng xếp hàng mua vé rất trật tự, giống y như ở trên KL. Trước sau gì cũng tới phiên mình, không cần phải chen lấn. Nghe nói Melaka ngày xưa có nhiều dân ăn cướp, rất khó trị. Nhất là đám cướp biển (pirates of Malacca Straits). Melaka (kiểu Mã), còn được viết dưới dạng Malacca (kiểu Anh), là tên của một thành phố lịch sử và cũng là tên của tiểu bang. Ðây là một thành phố quan trọng mà vào thế kỷ 17 tới 19, các đế quốc Bồ-đào-nha, Hà-lan, và Anh-quốc đã tranh giành lấy làm thuộc địa từ thổ dân Mã. Người Hoa và Nhật cũng có mặt tại đây rất sớm.
Khi Malaysia (hoặc Malaya) được độc lập, tây-phương lùi bước và để lại rất nhiều nhà thờ thiên-chúa-giáo. Bà Marie, một người-Mã-gốc-Hoa, sanh trưởng tại bang Johor, bạn của bạn của bạn tôi, hướng dẫn chúng tôi đi thăm các nhà thờ.
Ðầu tiên là St. Peter’s Church được thiết lập từ năm 1710. Tiếp theo là St. Francis Xavier Church, được xây dựng bởi ba linh mục người Pháp vào năm 1849. Mấy vị này chết vào tuổi trung niên vì bịnh sốt rét, và xác được chôn ngay dưới hầm của thánh đường. Trong khuôn viên của nhà thờ còn có tượng của linh mục San Francisco Xavier (người Bồ) và của Yajiro Angero (người Nhật), đệ tử của Xavier, và sau này cũng trở thành linh mục.
Kế đến là đi thăm Malim Church, được cất vào năm 1850. Nhà thờ này rất giản dị, không có gì gọi là công trình đồ sộ, nhưng lại là một di tích lịch sử tôn giáo đặc biệt. Vào thời đó, người Hà-lan theo đạo Tin-lành, đang cai trị đất Melaka, còn người Bồ theo đạo Ca-tô-lích phải ẩn núp để thờ phượng. Người Bồ tạc dựng được một cây thánh giá (the Holy Cross) để phụng kính một cách bí mật. Chính căn nhà đơn sơ này đã che dấu được cây thánh giá quí báu và trở nên di tích lịch sử giữa hai tôn giáo Tin-lành và Ca-tô-lích.
Tôi lại chú ý đến hai điểm khác, chung quanh nhà thờ Malim, bên trái là vườn cao-su và bên phải là nghĩa địa của người Tàu. Bà Marie cho biết: vào đầu thế kỷ 20, khi người Anh chiếm được Melaka, thì họ tạo dựng vườn cao- su và thuê mướn nhân công Mã và Tàu để khai thác đất thuộc địa mới. Thiên-địa-nhân quyện lại thành một, trong ý nghĩ của tôi. Này nhé: bên trái là vườn cao-su (địa), ở giữa là nhà thờ thiên-chúa (thiên), và bên phải là nơi an nghĩ cuối cùng của người lao động (nhân). Một sự kết hợp loạn xà-ngầu!
Và nhà thờ cuối cùng mà chúng tôi đi thăm là Christ Church Melaka, được xây dựng vào năm 1753. Nó tọa lạc trong công trường Hà-lan (Dutch Square) là nơi được nhiều du khách đến thưởng lãm. Có thể ngồi xe xích-lô đạp để dạo quanh khu phố nhỏ. Kế bến công trường là khu Phố Cổ, mà người tây-phương, người Mã, người Tàu, người Nhật đã một thời chung sống. (Nghe giống như phố cổ Hội-An của bên Việt-Nam). Dân tây rất thích viễn du vào Á-đông trong thế kỷ 17, 18, và 19: đất mới, người mới, và của mới.
Phố Cổ ngày nay được bảo trì kỹ lưỡng với hàng quán sang trọng, đẹp đẽ, để hấp dẫn du khách ngoại quốc hằng năm, phát triển ngành du lịch cho xứ Mã.
Kỹ nghệ du lịch của Mã phải cạnh tranh nhiều với Singapore và Thái-Lan. Năm 2007, chính phủ Mã đã chọn phù hiệu ‘Visit Malaysia 2007’ để phất cờ kỷ niệm 50 năm độc lập. Sòng bài và hang động sex-dục là cặp bài trùng chiêu dụ khách thập phương.
Ba bức hình tiếp theo mà tôi muốn gửi đến bạn đọc là hình ảnh chiếc xe đò tối tân của thế kỷ 21 và chiếc xích-lô đạp cũ kỹ từ thế kỷ 20. Chiếc xe đò hiện đại với máy lạnh làm mát cơ thể người viễn khách. Còn chiếc xích-lô lỗi thời với cây dù che đầu và vòng hoa sặc sỡ, làm ấm lòng người lữ khách. Hai phương tiện chuyên chở, một cuộc đời:
Em ơi có bao lâu? Mấy trăm năm cuộc đời! Không phải cuộc đời của một cá nhân, mà cuộc đời của cả dân tộc Mã. Hết Hà-lan tới Bồ-đào-nha, hết Bồ-đào-nha tới Ăng-lê, thay phiên nhau đè đầu đè cổ dân lành đến mấy trăm năm. Dân Mã không cần chiến tranh đổ máu gì nhiều, cũng không có cảnh nồi da xáo thịt, mà sao họ hay quá! Họ không có nhiều thần tượng anh hùng bằng bên ta. Họ vẫn đòi/giành được độc lập mà không tốn nhiều xương máu như ta.
Tôi đi du lịch thấy được dân tình Mã-Lai như vậy nên chạnh lòng nhớ đến quê hương mình. Thấy cuộc sống xã hội của Việt-Nam còn thua xa các bạn Mã. Thành thật ngã nón chào nhân dân Mã: gốc-Mã, gốc-Tàu, và gốc-Ấn; họ đã chung nhau xây dựng một đất nước công bằng và phúc lợi. Ða số, thiểu số gì, sống cũng được: mình sống và để cho người khác cùng sống.
Người Lao Ðộng VIÊT NAM
Tôi nghe ở đây có cả chục ngàn nhân công Việt-Nam đang làm việc tại Melaka, chúng tôi nhờ/được các người Mã địa phương làm công tác thiện nguyện đưa đi thăm. Hôm nay là ngày chủ nhật, hảng nghỉ làm, công nhân nghỉ việc, rất thuận tiện cho việc thăm viếng. Chúng tôi muốn đến ba ký- túc- xá khác nhau, nơi tạm trú của công nhân, để hàn huyên cùng các bạn lao động. Ðàn ông ở riêng, đàn bà ở riêng. Ði thăm nhà các anh trước, các chị sau. Không có gì là kỳ thị phái tính. Chỉ vì nhà của phái nam ở đầu đường, còn nhà phái nữ ở cuối đường.
Trên trăm ngàn dân lao động Việt-Nam thích đến đất Mã để làm ăn kể từ năm 2003 đến nay. Họ là những công dân khỏe mạnh, đã được khám sức khỏe đầy đủ, và được chính phủ Việt-Nam chứng nhận có hành vi tốt trước khi ra nước ngoài làm việc. Trước khi đi, họ được ký một Hợp Ðồng Lao Ðộng với công-ty của Mã-Lai qua những lời hứa hẹn ngọt ngào, như có thể lãnh được 800 RM một tháng trong vòng 3 năm, và các điều kiện làm việc lý tưởng như bảo hiểm, giờ giấc, cách đối xử của chủ, vân vân.
Song song, họ cũng phải ký một Hợp Ðồng Ðưa Lao Ðộng Ði Làm Việc Có Thời Hạn Ở Malaysia với một công-ty môi-giới ở Việt-Nam; các điều khoản trong hợp đồng nầy rất gò bó, luật lao động bị cột chặt một cách bất công và bất nhân như: (1) không được đi ra ngoài mà không xin phép, (2) không được kêu nài hay đình công với chủ, (3) bị sự kềm chế của đại-sứ-quán, vân vân. Luật lao động quốc tế thì người dân bình thường chưa biết đến, còn luật lao động của Mã-Lai lại không áp dụng cho giới công nhân ngoại quốc. Công nhân Việt-Nam: một cổ hai tròng.
Ðược xem qua hai văn bản hợp đồng, tôi có cảm tưởng như người lao động Việt-Nam sống trong chính sách cai trị bằng củ-cải-và-cây-gậy của đầu thế kỷ thứ 20. Củ cải để chiêu dụ và cây gậy để dọa hù. Nhưng khoan đã! Ðợi đến thăm, nhìn tận mắt, nói tận mặt, mới biết được thật giả, đá hay vàng.
Tôi thấy tận mắt 10 người sống chung nhau trong một ký-túc-xá. Tuy chật chội nhưng họ vui vẻ lắm. Họ cho biết: vài năm trước, có khi cả trăm mạng ở chung trong một biêu-đinh chật hẹp và thiếu tiện nghi. May nhờ các hội đoàn thiện nguyện địa phương như Tenaganita Sdn Bhd của Mã, và của người Việt hải ngoại như Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng tại Ba-Lan, CAMSA tại Mỹ can thiệp, nên các chủ nhân Mã-Lai đã tỏ vẻ biết điều hơn! Chủ trả tiền thuê các ký-túc-xá gần hảng, khoảng 500 RM một tháng, và đưa công nhân từ 8 đến 12 người vào ở chung một chỗ.
Tận mặt hàn huyên mới được biết kết quả cụ thể là: 90% công nhân lao động thất vọng với những gì mình tin tưởng, và 10% được xem là mãn nguyện. Chỉ dấu của thành công là thời gian làm việc tại Mã lên quá ba năm, nghĩa là hợp đồng lao động được gia hạn thêm một lần nữa; chứ không phải ở số tiền dành dụm được. Trước khi đi, công nhân hy vọng với sức cần lao của mình họ có thể lãnh tiền gấp đôi hay gấp ba lần tại Mã-Lai so với tại Việt-Nam, để có thể trợ giúp cho cha mẹ, vợ/chồng, và con cái tại quê nhà. Nhưng dù cho đầu tắt mặt tối, phần đông, họ vẫn chưa trả nổi các chi phí đã ứng trước cho các công-ty môi-giới Việt-Nam, lên đến gần 2000 đôla Mỹ mỗi đầu người, tuy đã gắng sức làm việc tại Mã hơn hai năm qua.
Tại sao lại có nghịch cảnh như thế nầy? Bởi vì được hứa hẹn với 800 RM mỗi tháng trên hợp đồng, nhưng thực tế may lắm mới được chủ trả 400 RM. Kêu nài với ai? Ðã bảo là luật Mã không áp dụng cho dân Việt mà. Nhờ cậy vào công-ty môi-giới ở Việt-Nam làm trung gian, thì họ đã cao bay xa chạy mất rồi; cả đám biến thành thợ lặn: điện thoại cắt đứt, tuyệt đường liên lạc.
Viết thơ cho đại-sứ-quán Việt-Nam tại KL thì được trả lời là không phải nhiệm vụ can thiệp của chính phủ. Sứ quán chỉ có hai nhiệm vụ chính. Một là canh chừng để người lao động khỏi trở thành phản động. Hai là làm kinh tài qua các dịch vụ giấy tờ. Ðủ loại giấy tờ dân lao động cần được chứng nhận, để được xem như sống hợp lệ, hợp pháp. Ðúng như câu thành ngữ của Mỹ: ‘no job is done until paper works are done!’ (Không việc gì làm xong, cho đến khi giấy tờ đã xong). Ðược một lần chứng nhận là mất đi một phần tiền.
Các bạn đọc tại hải ngoại nếu không thích tôi dùng từ ‘đại-sứ-quán’ (vì đề cao nhà nước) thì rán chịu khó đại một chút nghen! Tôi biết, thói quen các bạn hay dùng là ‘tòa đại sứ’, nhưng bà con lao động mình ở đây, ai cùng gọi bằng đại-sứ-quán, thì tôi cũng viết ra như thế. Dùng ‘đại’ cho nó có vẻ to lớn hơn. (Trung-cộng thích/đã sử dụng từ ‘đại sứ quán’, nên Việt-Nam xài theo cho tiện). Ðại-sứ-quán xem đồng bào Việt-Nam sống ở xứ ngoài là khúc- ruột-ngàn-dặm, làm ta liên tưởng đến câu người xưa hay nói: đồng-tiền-liền- với-khúc-ruột. Ở đâu có khúc-ruột-ngàn-dặm là đại-sứ-quán tìm đủ mọi cách moi móc cho ra tiền!
Hiện nay, với tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, lao động Việt-Nam chỉ còn lãnh khoảng 250 đến 300 RM một tháng nhưng tháng nào cũng phải nộp cho chính phủ Mã thuế ngoại-nhân là 100 RM; vị chi chỉ còn dư từ 150 đến 200 RM, đủ tiền để mua thực phẩm sống tạm qua ngày.
Chưa hết đâu! Vì tình hình kinh tế của Mã cũng đang xuống dốc nên ở bang Penang, tổng trưởng Lim Guan Eng đã kêu gọi các hảng xưởng Mã-Lai hãy mướn người Mã thay vì người ngoại quốc (theo tin của Seberang Jaya, Jan 2009). Hiện nay, công ty Mã đang mướn khoảng 27% nhân lực ngoại quốc gồm Bangladesh, Miến-Ðiện, Indonesia, và Việt-Nam. Do đó, trong những ngày sắp tới, tương lai của người lao động Việt-Nam ở Mã sẽ bi đát hơn nữa!
Vậy sao không chịu trở về quê hương sống gần gia đình cho đở khổ hơn? Chưa chắc đở khổ hơn, họ cho biết. Ðủ mọi thứ lý do bao gồm nhiều mặt về tâm-sinh-lý. Thứ nhất, vì không muốn mất mặt. Khi ra đi, đâu phải chỉ có một mình người công nhân mang hy vọng mà cả gia đình nuôi hy vọng, hơn nữa bà con lối xóm trông ngóng người đi xa. Vác xác không đi về, ôi tủi hổ lắm! Thứ nhì, vì không đủ tiền mua vé máy bay mà về. Bộ muốn về là về hay sao? Chưa hết hợp đồng ba năm thì chủ chưa cho về. Khi nào chủ đồng thuận cho về mới được phép về. Chủ sẽ đài thọ cho vé máy bay bận về.
Nhiều khi không có việc, chủ bắt lên câu-lạc-bộ trong hảng ngồi chờ, vừa ngủ vừa đợi công việc làm. Có kêu thì có làm. Có làm thì mới có tiền. Không làm thì đi ngủ tiếp. (Ngủ gà ngủ gật ở câu-lạc-bộ, chứ không phải được ngủ ở nhà).
Thứ ba, tôi ngạc nhiên nhất điều nầy, dù rất cực nhọc và không dư dã như mong ước, nhưng họ vẫn không muốn trở về Việt-Nam khi chưa hết hạn; đại đa số đều cho biết là họ thích sống ở đây. Ở tại Mã. Vì ở đây, họ được sống một cách thoải mái và tinh thần được tự do hơn. Lạ thật!
Chúng tôi trò chuyện với tổng cộng 52 người lao động: 25 vị phái nam và 27 vị phái nữ, tuổi từ 18 đến 37, họ xuất ngoại từ khắp mọi miền Nam, Trung, Bắc của đất nước. Tôi lại đi từ ngạc nhiên nầy, đến ngạc nhiên khác. Dân lao động Việt-Nam qua Mã đi làm không kiếm được nhiều tiền mà vẫn thích ở lại đây, chỉ vì cuộc sống được tự do và thoải mái hơn quê nhà.
Không đủ đồng lương để sống, mấy anh đi đập cá-rô-Phi (đập chứ không phải câu hay lưới), và bắt ốc bươu vàng ngoài bờ lạch để thêm thực phẩm qua ngày. Ðó là những món đặc sản mà các anh ưa thích. Lại nhờ bè bạn nào biết chút đỉnh tiếng Anh, nhờ gửi mua nấm men ngoài chợ đem về nấu cơm rượu. Và cất lên thành ‘rượu Đế’ để cùng nhau cụng ly cạn chén. (Rượu Đế là rượu của vua uống, vì ‘Đế’ có nghĩa là vua).
Tôi phục mấy cô, mấy chị, hơn là mấy chú, mấy anh. Hãy lại ký-túc-xá của mấy cô mà xem cho biết. Chỉ một mảnh đất nho nhỏ sau nhà, mấy cô vun trồng đủ loại. Nào là rau thơm tươi tốt cho đến đu-đủ, chuối, mía thật hấp dẫn.
Mấy cô cho ăn mấy lóng mía tươi ngọt giữa buổi trưa hừng nóng nực, thật là mát miệng, mát lòng. Bây giờ tôi mới hiểu được phần nào cái mà nhiều người lao động gọi là ‘thoải mái’ và ‘tự do’. Các bạn công nhân tha hồ bàn chuyện thời sự đất nước một cách thoải mái vì không sợ bị ai theo dõi và cảm thấy tự do hơn ở tại xứ người, một cách tâm lý, so sánh với cuộc sống đầy áp bức tại quê nhà.
Nhưng ở đây cũng có vài ba trường hợp rất đau lòng, khó cho người lao động tự mình tìm được cách giải quyết. Công-ty môi-giới chỉ biết hốt tiền rồi đem con bỏ chợ. Ðại-sứ-quán thì làm ngơ, vô trách nhiệm. Chủ nhân Mã tha hồ bóc lột. Anh bạn tôi ở Úc đã phỏng vấn và thu thập mọi sự kiện để lập thành hồ sơ pháp lý.
Những Trường Hợp Ðau Lòng! !
Trường Hợp 1: : “ “Con chỉ xin trở về lại Sài-Gòn! !” ”
Cô Thoa, 18 tuổi, quê Tiền-Giang, mới đi làm được ba tháng thì bị chủ cho nghỉ việc (layoff). Không hiểu tại sao công-ty môi-giới lại chịu ký hợp đồng với cô bé nầy khi cô ta còn mấy tháng nữa mới đầy 18 tuổi. Không tiền, không vé máy bay, phải sống nhờ vào các bạn cùng phòng. Lúc nào cô cũng than khóc, cầu Trời khẩn Phật cho có ngày về đoàn tụ với mẹ cha. Mặt cô có vẻ cương nghị, tuy miệng nói ao ước: “Con chỉ xin trở về lại Sài-Gòn!” nhưng nước mắt cứ tuôn tràn.
27
Trường Hợp 2:“Thanh niên Việtt-Nam hãy cẩn thận trước khi ra đi !” ”
Em Luyện, 22 tuổi, quê Vĩnh Phú, bị tai nạn lao động gãy tay mà không được bồi thường; ngược lạ còn bị chủ bắt đi làm thêm để trả lại tiền nhà thương. Em rất phẩn uất, tự xem như mình bị lường gạt, vì chủ nhân cũng như pháp luật không đoái hoài tới công nhân; môi-giới không dám can thiệp, còn đại- sứ-quán thì bình-chân-như-vại, không phải chuyện của mình. Cứ vô tư!
Em nhắn nhủ với giọng uất ức cùng các bạn thanh niên đồng lứa tuổi đang ở quê nhà mà mong đi làm xa xứ: “Thanh niên Việt-Nam hãy cẩn thận về môi- giới trước khi ra đi!”. Rất dễ bị lừa.
Trường Hợp 3:Chúng tôi mong ước gặp lại chồng và con! !” ”
Hai cô: Lịch, 32 tuổi, và Vị, 37 tuổi, hết tiền, sống lậu quá sáu tháng, phải đi làm ôsin, lượm rau cải hư/thừa ngoài tiệm để lây lất qua ngày. Hai cô nầy đã có gia đình ở Việt-Nam, hy vọng ra xứ ngoài để cứu giúp chồng con. Nhưng than ôi! giờ đây, thân mình còn lo chưa nổi, làm sao giúp được cho ai! Nhiều lần viết thư cho đại-sứ-quán thì hầu như họ nghỉ lễ dài hạn, im hơi lặng tiếng. Hai cô ước ao có cuộc sống bình thường: “Chúng tôi mong ước gặp lại chồng và con!”.
Phần chúng tôi, chỉ biết thu nhận sự kiện, trao hồ sơ lại cho các tổ chức NGO (Non-Governmental Organization) Tenaganita và CAMSA là những cơ quan xã hội thiện nguyện, chuyên môn giúp đỡ về nhân đạo cho những người lao động Việt-Nam cô thế. Hy vọng cô Thoa, em Luyện, cô Lịch và cô Vị trong ba trường hợp kể trên được tai qua nạn khỏi.
Mấy người bạn Mã còn cho biết thêm những trường hợp giết người, đĩ điếm ở dưới bang Jahor, gần Singapore, được phát sinh từ những người lao động bị dồn vào đường cùng - Tôi không hiểu - Vì đâu nên nỗi?
28
Người lao động Việt-Nam được tuyển chọn, khám sức khỏe kỹ càng, huấn luyện đàng hoàng, và ra đi với mục đích trong lành, mà phải tận cùng cuộc đời u tối như thế nầy?
Vì Ðâu Nên Nỗi?
Trên mạng báo điện tử của VietNam Net ngày 25.12.2008, phóng viên Phương Loan đã phỏng vấn cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ về sinh hoạt ngoại giao đối ngoại của chính phủ Việt-Nam; ông cho biết như sau:
“Khi bạn thấy người Việt cướp bóc lẫn nhau, buôn rượu lậu, cờ bạc thì đó là hình ảnh rất xấu về con người Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài, chưa nói tài năng, công việc như thế nào, nhưng lối sống như thế khó được chấp nhận. Mà việc này là do chúng ta chưa chuẩn bị kĩ, thiếu sự giáo dục từ trong nước. Đây là vấn đề thuộc về nội trị.”
Chữ ‘nội trị’ được viết đậm là do tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của nó. Bạn đọc đã nghe tôi tường thuật, một cách chủ quan và bán phần, về hoàn cảnh sinh sống khó khăn của đồng bào Việt-Nam tại Mã-Lai. Những hình ảnh thương tâm về con người Việt-Nam như đĩ điếm và ở lậu, bị bóc lột và ức hiếp, không thiếu thứ chi cả. Anh bạn tôi còn biết đích xác về trường hợp của một người lao động, vì sa cơ thất thế nên biến thành tay sát nhân, hiện lẫn tránh và bị cảnh sát Mã truy lùng để tống khứ về lại Việt-Nam. Tenaganita của Mã và CAMSA của Mỹ đều nắm vững tất cả những trường hợp trên.
Bạn nào chưa tin, thì tôi bắt chước bác tài-xế Aru thách thức, “Không tin tôi, thì quí vị cứ đi xem thử!”. Trách nhiệm yêu thương và bảo vệ người dân lành hay công nhân lao động là do sự dạy bảo, cách chuẩn bị, và phương sách cải tạo nếp sống xã hội của đảng lãnh đạo từ Việt-Nam mà ra. Vấn đề thuộc về ‘nội trị’ là như thế.
Ðó là lý do tại sao cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã phải bay qua Singapore để hợp tác với cảnh sát địa phương dẫn độ 7000 chị-em-ta về lại quê xưa chốn cũ. Tuy chưa phải là cách giải quyết rốt ráo, nhưng phần nào bà Bình đã đem đến một hy vọng ngoại giao tốt.
Vì Ðâu NênNỗi? ?
Trên mạng báo điện tử của VietNam Net ngày 25.12.2008, phóng viên Phương Loan đã phỏng vấn cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ về sinh hoạt ngoại giao đối ngoại của chính phủ Việt-Nam; ông cho biết như sau:
“Khi bạn thấy người Việt cướp bóc lẫn nhau, buôn rượu lậu, cờ bạc thì đó là hình ảnh rất xấu về con người Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài, chưa nói tài năng, công việc như thế nào, nhưng lối sống như thế khó được chấp nhận. Mà việc này là do chúng ta chưa chuẩn bị kĩ, thiếu sự giáo dục từ trong nước. Đây là vấn đề thuộc về nội trị.”
Chữ ‘nội trị’ được viết đậm là do tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của nó. Bạn đọc đã nghe tôi tường thuật, một cách chủ quan và bán phần, về hoàn cảnh sinh sống khó khăn của đồng bào Việt-Nam tại Mã-Lai. Những hình ảnh thương tâm về con người Việt-Nam như đĩ điếm và ở lậu, bị bóc lột và ức hiếp, không thiếu thứ chi cả. Anh bạn tôi còn biết đích xác về trường hợp của một người lao động, vì sa cơ thất thế nên biến thành tay sát nhân, hiện lẫn tránh và bị cảnh sát Mã truy lùng để tống khứ về lại Việt-Nam. Tenaganita của Mã và CAMSA của Mỹ đều nắm vững tất cả những trường hợp trên.
Bạn nào chưa tin, thì tôi bắt chước bác tài-xế Aru thách thức, “Không tin tôi, thì quí vị cứ đi xem thử!”. Trách nhiệm yêu thương và bảo vệ người dân lành hay công nhân lao động là do sự dạy bảo, cách chuẩn bị, và phương sách cải tạo nếp sống xã hội của đảng lãnh đạo từ Việt-Nam mà ra. Vấn đề thuộc về ‘nội trị’ là như thế.
Ðó là lý do tại sao cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã phải bay qua Singapore để hợp tác với cảnh sát địa phương dẫn độ 7000 chị-em-ta về lại quê xưa chốn cũ. Tuy chưa phải là cách giải quyết rốt ráo, nhưng phần nào bà Bình đã đem đến một hy vọng ngoại giao tốt.
Gốc- Mã , Gốc-Việt Có Dính Dáng Gì Với Nhau? ?
Tôi đọc sách khảo-cổ-học, được biết là Mã-Lai cũng có trống đồng, một loại quốc bảo như của ta. Để được toại nguyện tôi phải đi thăm bảo tàng viện quốc gia của Mã-Lai xem họ có chứa trống đồng hay không. Biết đâu gốc-Mã và gốc-Việt có họ hàng với nhau! Viện bảo tàng cách xa trung tâm thành phố chừng 15 phút xe bas (bus) với vé vào cửa quá rẻ, chỉ có 2 RM một người.
Viện bảo tàng cao hai tầng, chia thành bốn gian rất rộng và sang trọng. Một gian chứa các di vật thời cổ sử; một gian chứa các kỹ vật thời cận đại, khi Mã còn là thuộc địa của tây-phương; và hai gian còn lại, đặc biệt chuyên về thời hiện tại, nói về sự độc lập, liên lập, và phát triển của Mã-Lai trong giai đoạn toàn cầu hóa. Dĩ nhiên, tôi dành nhiều thời giờ cho gian cổ vật hơn.
Ðúng vậy! 15 ngàn năm về trước, đất Việt-Nam, Thái-Lan, Malaya, Sumatra, Kalimantan (Borneo), và Jawa dính chùm thành một mảng to, được giới khảo cổ gọi là Pentas Sunda (tiếng Anh là Sundaland). Từ 12 đến 8 ngàn năm về trước, nước biển dâng tràn, chia cắt lục địa Sundaland thành nhiều mảng, làm cho đại gia đình các dân tộc cổ của Ðông-Nam-Á phải tách rời đôi bờ đôi ngã. Do đó, dân Mã và dân Việt vào thời xa xưa, cả chục ngàn năm về trước, phần nào, có thể liên hệ bà con với nhau! Giống Rồng của Lạc-Long-Quân đã nhập quốc tịch Malaya hết rồi!
Trống đồng Malaya, tìm được ở bang Terengganu phía bắc, gần giáp ranh giới đất Thái-Lan. Ở ngoài khơi của Terengganu có Pulau Bidong (Pulau là cù-lao), một địa danh rất quen thuộc với thuyền-nhân (boat people) người Việt. Ðường thẳng từ mủi Cà-Mau của Việt-Nam đến đảo Bidong của
Terengganu là đoạn đường đi ngắn nhất. Cổ nhân ta chắc cũng đã đi lại nhiều lần trên con đường định mệnh nầy: Trãi qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (Nguyễn Du) [Bể dâu: ngày xưa khi biển chưa tiến thì là ruộng trồng dâu, giờ đây bể cả đã tràn ngập, khiến con người đau khổ].
Trống Terengganu bị hư hại nhiều, chỉ còn lại mặt trống, tang và đáy đã bị tiêu hủy. Các hoa văn trên mặt trống đồng như hình nai và chim giống y hệt như trên các loại trống đồng Ðông-Sơn (Ngọc-Lũ, Hoàng-Hạ, Sông Ðà, …) của tiền nhân ta. Người Mã trân trọng mặt trống Terengganu lắm, họ giữ trong tủ kính để người xem không thể sờ được.
Bóng Mờ Cộng Sản
Sẵn dịp, tôi cũng xin nói qua đôi chút về gian bảo tàng thời cận đại, vì trong đó có chứa nhiều tài liệu về phong trào cộng sản Mao-ít, do Trung-cộng chủ mưu. Dân tộc Mã không thích hợp và không chấp nhận chủ nghĩa cũng như lối sống cộng sản, nên đã từ bỏ chúng rất sớm. Chỗ đứng còn lại của cộng sản là dăm ba quyển sách tuyên truyền, nhập cảng từ Trung-cộng, và hai cái nón đảng viên màu xanh lục với ngôi sao đỏ. Chúng được cất giữ rất kỹ lưỡng trong hai lồng kính trong sáng để người đời sau xem biết mà chừa.
Tôi nghĩ thầm: giá mà cộng sản thành công ở Mã-Lai thì bảo tàng viện ngày nay chứa đầy cả bốn gian về hình ảnh các lãnh tụ anh hùng cộng sản, và chắc chắn, nền kinh tế cũng như nếp sống của Mã sẽ tụt hậu, thua xa của Việt. Không chừng Việt-Nam cũng có thể nhập cảng lao động Mã-Lai vào giúp việc! Nhưng thực tế đã xảy ra một cách ngược lại. Càng nghĩ càng thấy mắc cở!
Nhảy Lên- Nhảy- Xuống: :Vòng Một Tua Kuala Lumpur
Hôm nay là ngày cuối ở KL, tôi quyết định ôn/xem lại 22 địa điểm nổi danh của thành phố trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Dễ thôi! Dùng chuyến xe bas đặc biệt hai tầng, tên là ‘KL Hop-On Hop-Off’, tốn 38 RM, có thể xài trong vòng 24 giờ. Thích ở đâu, xuống trạm ở đó; chơi xong rồi, nhảy lên đi tiếp. Mỗi chuyến cách nhau chỉ có 30 phút; xe bắt đầu từ 8:30 sáng và ngừng chạy lúc 8:30 tối mỗi ngày.
Chào tạm biệt Mã-Lai. Tạm biệt KL. Tạm biệt Melaka. Tạm biệt các bạn Mã nhân từ. Tạm biệt các đồng bào lao động thân thương người Việt!
Tôi còn giữ tất cả địa chỉ của các bạn. Hy vọng một ngày nào đó được gặp lại các bạn trong một bối cảnh tự do và thoải mái hơn. Không phải tại đất Mã, mà ở ngay tại quê hương yêu dấu Việt-Nam của chúng mình!
MỜI XEM FILE GÔC VỚI ĐÀY ĐỦ HÌNH ẢNH
MỜI TẢI VỀ :http://www.mediafire.com/?
No comments:
Post a Comment