Saturday, June 22, 2013

Tội đồng lõa của Bộ máy Tư pháp Trung Quốc -các loat bài về pháp luân công

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.
Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.

***********
Theo một báo cáo vào năm 2002 của Ủy ban Luật pháp Quốc tế, bộ máy tư pháp ở Trung Quốc không tồn tại độc lập, mà “bị kiểm soát dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ” (báo cáo).
Mối quan hệ phụ thuộc này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, điều rõ ràng nhất là tất cả thẩm phán đều là đảng viên ĐCSTQ và bị hạn chế bởi điều lệ của ĐCSTQ. Các thẩm phán được bổ nhiệm và miễn nhiệm bởi một ủy ban đảng ở mức độ tương ứng và “Ủy ban Chính trị-Luật pháp” ở dưới nó. Bảo đảm việc làm cho thẩm phán, do vậy, thường dựa vào việc ưng thuận làm theo hướng dẫn của ĐCSTQ, dĩ nhiên khi nói đến những trường hợp nhạy cảm.
Đó là những lý do mà khi lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân cấm đoán Pháp Luân Công, hệ thống tòa án Trung Quốc không phải là một bức tường thành chống lại sự bất công, mà là một công cụ của sự đàn áp.
Tháng 10 năm 1999, ba tháng sau khi cuộc đàn áp công khai được thi hành, Tòa án Nhân dân Tối cao bắt đầu chi phối tòa án cấp dưới cùng nhiều chỉ thị như làm cách nào để liên kết trong cuộc chiến chống Pháp Luân Công (đường dẫn).

Tòa án Nhân dân Tối cao trong nhiều tháng tiếp theo đã chỉ đạo các thẩm phán thi hành vai trò của họ bằng “kiên quyết áp đặt trừng phạt nặng.” Thực vậy, một tuần sau, phiên “xét xử” học viên Pháp Luân Công đầu tiên đã diễn ra ở tỉnh Hải Nam. Phiên tòa kết thúc sớm hơn một ngày, cả bốn học viên đều bị kết án lên đến 12 năm tù bằng những lời buộc tội mơ hồ như”sử dụng một tổ chức dị giáo để làm suy yếu việc thực thi pháp luật”. Hàng trăm người khác đã bị giam trước đó, thì bị tăng án đến 18 năm tù (để xem biểu đồ của việc buộc tội và kết án, xin xem tại báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế). (báo cáo)
Phần lớn các học viên Pháp Luân Công đều bị giam giữ, tuy nhiên, lại không bao giờ xuất hiện trước thẩm phán ngay cả khi có nguyện vọng. Thay vào đó, họ bị kết án lên đến ba năm quản thúc hành chính trong các trại “giáo dục cải tạo” (lao giáo hoặc lao cải). Trong một số vụ án, sự đồng lõa của tòa án rất khó phát hiện – ở đây nó có dạng của việc từ chối về mặt pháp luật để xem xét lại nhiều trường hợp của học viên hoặc trừng phạt tra tấn (đường dẫn) và lao động nặng nhọc (đường dẫn).
Luật sư nhân quyền nổi tiếng Cao Trí Thịnh đã phát hiện ra tính sâu xa của sự thông đồng trực tiếp khi cố gắng gửi đơn khiếu nại lên Tòa Phúc thẩm Thạch Gia Trang, nhân danh một học viên bị giam ở một trại lao động địa phương. Vị thẩm phán chủ trì ngước nhìn vào đơn khiếu nại và nói, theo luật sư Cao:
“Ông có biết là luật sư không được phép theo những vụ án như thế này không? Tòa án phụ thuộc vào ĐCSTQ, và đó là luật pháp. Hiện giờ có nhiều chi thị từ cấp trên để loại bỏ những vụ án này, và đó là kết thúc của nó. Đi mà nói với bất cứ ai ông thích và gửi đơn khiếu nại đến bất cứ chỗ nào ông muốn. Chúng tôi không quan tâm.” (Lá thư ngỏ của ông Cao gửi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc: đường dẫn).
Học viên Pháp Luân Công mà là thẩm phán cũng bị bức hại nghiêm trọng, mất việc làm và thậm chí là cả mạng sống của mình.
Việc sa thải một phẩm phán ở hầu hết các nước vận hành theo quy định của luật pháp là điều rất hạn chế. Nhưng Luật Thẩm phán ở Trung Quốc có “một danh sách những điều cấm có thể khiến họ bị thôi việc,” bao gồm một “điều khoản chung nhất” cho phép các thẩm phán có thể bị sa thải bởi bất cứ việc gì khi ĐCSTQ phát hiện thấy có vấn đề, theo một báo cáo của Ủy ban Luật pháp Quốc tế (đường dẫn).
Theo một vụ án được đưa tin rộng rãi bởi AP (Associated Press) và Reuters, một cựu thẩm phán ở Tòa án Tối cao thuộc tỉnh Giang Tây đã bị bỏ tù và sau đó đã qua đời vì bệnh bạch cầu, một căn bệnh mà ông đã hồi phục sau khi tập Pháp Luân Công (xin xem báo cáo). Để đọc bức thư ngỏ của vị thẩm phán, được viết trước khi ông qua đời (đường dẫn).
Bản gốc được đăng tại: http://faluninfo.net/print/649/

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2010/7/12/118521.html
Đăng ngày 11-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

No comments:

Post a Comment