Saturday, June 22, 2013

Hoạt động gián điệp - các loạt bài về pháp luân công

[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]
Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được.
Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này. 

*************
Xét đến tính chất toàn diện của cuộc bức hại tại Trung Quốc, việc Pháp Luân Công bị giám sát chặt chẽ tại đó không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều khiến người ta sốc hơn là, quy mô việc giám sát đã vượt ra ngoài biên giới của Trung Quốc.
Có một vấn đề bắt đầu từ thời chiến tranh lạnh, các hoạt động gián điệp của Trung Quốc nhằm mục đích đánh cắp các bí mật quân sự và công nghệ đang ngày càng gây rắc rối cho các chuyên viên an ninh Mỹ và châu Âu. Ví dụ, báo cáo của các phương tiện truyền thông gần đây đã tiết lộ một điệp viên Trung Quốc trong Bộ Quốc Phòng Mỹ, và nhiều tin tặc Trung Quốc bị tố giác đã xâm phạm hệ thống máy tính của Lầu Năm Góc, cũng như các mạng máy tính của chính phủ Đức.
Nhưng điệp viên Trung Quốc đi xa hơn việc lấy thông tin của chính phủ – Nước cộng hoà nhân dân có một mạng lưới điệp viên quốc tế để theo dõi các nhóm, đặc biệt là các nhóm được biết đến như là “ngũ độc”: các nhà hoạt động dân chủ, người Hồi giáo Uighur, người Tây Tạng, những người ủng hộ độc lập cho Đài Loan, và Pháp Luân Công.
Theo một tài liệu bị rò rỉ từ ĐCSTQ, tháng 10 năm 2000, lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã chỉ thị “tăng cường cuộc đấu tranh” chống Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả tăng cường việc giám sát.
Bởi tính chất bí mật của nó, việc điệp viên của ĐCSTQ thâm nhập sâu đến đâu được giữ bí mật, nhưng các hoạt động gián điệp của các điệp viên sau đều đã bị vạch trần: nhân viên đại sứ quán và lãnh sự quán, lãnh đạo các tổ chức sinh viên ở trường đại học, các điệp viên giả làm học viên Pháp Luân Công, và các nhà báo Tân Hoa Xã làm việc cho các báo hàng đầu của Phương tây.

Việc nghe trộm điện thoại di động, đột nhập vào các tài khoản thư điện tử, và cài các phần mềm gián điệp thông qua việc gửi kèm thư điện tử đã trở nên phổ biến đến nỗi gần như hầu hết các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đều có trong tay bằng chứng của việc bị theo dõi.
Một ví dụ điển hình đáng ngạc nhiên là trường hợp của tiến sĩ Sen Nieh, người đã cho biết rằng các cuộc nói chuyện riêng tư của ông bằng cách nào đó đã bị ghi lại và sau đó phát lại trên máy trả lời điện thoại của ông khi ông về nhà, điều mà được coi là một hình thức đe dọa (Bưu điện Washington 2001, sự tự do bị tấn công)
Lấy ví dụ , hòm thư điện tử “bảo mật” của một nhà nghiên cứu thông tin đã bị đột nhập từ các địa chỉ IP lạ trong nhiều tháng. Vì việc thay đổi mật khẩu hoặc tắt máy tính cũng không thể chặn việc đột nhập, nên việc đột nhập vẫn tiếp tục hàng ngày (điều thú vị là trừ các ngày cuối tuần) cho đến khi tài khoản đó đã bị đóng lại.
Các cuộc tấn công không chỉ giới hạn ở kiểu tấn công ảo. Một ví dụ nổi bật là trường hợp của người phát ngôn của Pháp Luân Công, bà Gail Rachlin, căn hộ ở Manhattan của bà đã bị đột nhập năm lần trong vài năm đầu của cuộc bức hại (nhà của bà chưa từng bị đột nhập trước đó). Những đồ dùng bị lấy đi chỉ là địa chỉ, thông tin về thuế, và các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công.
1 000 điệp viên
Năm 2005, Trần Dụng Lâm, cựu bí thư thứ nhất và chuyên viên lãnh sự của bộ phận Ngoại giao vụ của Tổng lãnh sự quán ở Sydney, đã được đưa lên trang nhất khi ông đột ngột chạy trốn và tiết lộ rằng Nước cộng hoà nhân dân điều hành một mạng lưới 1 000 điệp viên hoạt động đơn lẻ ở Úc. Ông Trần cũng tiết lộ nhiệm vụ của ông là những gì, bao gồm việc theo dõi Pháp Luân Công, cùng với các nhóm như là các nhà hoạt động dân chủ người Trung Quốc.
Ngay sau vụ đào tẩu của ông Trần, Hách Phượng Quân, một nam công an đã từng làm việc trong Phòng 6-10 bí mật [Liên kết đến trang thông tin về 6-10], cũng đã đào tẩu, và phơi bày việc thông tin lấy được từ việc theo dõi ở nước ngoài được gửi lại Trung Quốc như thế nào. “Các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đang bị giám sát bởi ĐCSTQ” ông Hao nói. “Cá nhân tôi đã nhận được thông tin tình báo về các học viên Pháp Luân Công tại Úc, Hoa Kỳ, và Canada,” ông nói, tên của những người cụ thể (http://en.epochtimes.com/news/5-6-19/29645.html ).
Một báo cáo vào năm 2004 của Thời báo Đài Bắc kể về một điệp viên tình nghi bị bắt giữ tại Đài Loan. Người đàn ông này đã thu thập thông tin về các học viên Pháp Luân Công trong lúc làm tài xế taxi. Nhờ thông tin của ông ta, ĐCSTQ đã lập danh sách đen của nhiều học viên Pháp Luân Công Đài Loan, sau đó ngăn không cho họ vào Trung Quốc và thậm chí cả Hồng Kông. (Http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2004/09/16/2003203087 )
Ở bên trong
Có lẽ chiến thuật phổ biến nhất được sử dụng bởi các điệp viên ĐCSTQ ở nước ngoài là xâm nhập vào một nhóm bằng việc giả làm các thành viên nhiệt tình. Đây là một chiến thuật được sử dụng trong nước để thu thập thông tin về Pháp Luân Công vào mùa hè năm 1999 khi ĐCSTQ chuẩn bị phát động cuộc bức hại.
Các điệp viên thường đóng vai trò kép: một mặt thu thập thông tin về cá nhân, hay lên kế hoạch hoạt động, và cố gắng gây bất hòa trong cộng đồng học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài với nhiều học viên khác. Mục tiêu cuối cùng, như cựu công an Hao đã diễn đạt, là để “xây dựng chiến lược, chính sách để làm tan rã các nhóm Pháp Luân Công ở nước ngoài, cuối cùng là trừ bỏ nhóm” (. Http://en.epochtimes.com/news/5-6-19 / 29645.html )
Các học viên Pháp Luân Công mà trở về Trung Quốc từ năm 1999 đã tố giác rằng sau khi họ về nước, công an địa phương đã liên lạc với họ để “trò chuyện thân mật”. Trong các cuộc trò chuyện, cuối cùng công an yêu cầu (dùng nhiều cách thuyết phục, từ hối lộ cho đến dọa nạt) họ sau khi trở ra nước ngoài, từng cá nhân cung cấp định kỳ ”các báo cáo tình hình” (qing bao) vì nghĩa vụ phục vụ cho tổ quốc.
Trong khi hoạt động gián điệp của ĐCSTQ đi theo nhiều hình thức, một trong số đó cuối cùng bị đưa ra ánh sáng từ năm 2007 là việc xâm nhập vào các tổ chức sinh viên. Bề ngoài là được lập ra để tạo môi trường thuận lợi và tạo điều kiện giao lưu văn hóa, Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc (CSSA) tại Mỹ và Châu Âu phối hợp chặt chẽ với đại sứ quán và lãnh sự quán của họ. Họ theo dõi các bạn cùng lớp, vận động hành lang các chính phủ nước ngoài, và can nhiễu các hoạt động về việc lạm dụng quyền tại Trung Quốc diễn ra ở khuôn viên trường đại học. Cựu chủ tịch CSSA đã làm chứng rằng các nhóm học sinh về cơ bản phục vụ như là tổ chức bình phong ở nước ngoài cho ĐCSTQ. (Trung tâm thông tin phát hành: http://www.faluninfo.net/DisplayAnArticlePrint.asp?ID=9498 , báo cáo của WOIPFG: http://zhuichaguoji.org/en/index2.php?option=content&task=view&id=172&pop=1&page=0 )
Năm 2004, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 304, lên án ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Xin xem bản Nghị quyết tại: [http://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8962) Bản nghị quyết đã ghi chép lại các trường hợp quấy nhiễu, giám sát, tấn công, và đe dọa đối với Pháp Luân Công như trường hợp được nêu ra ở đây. http://www.faluninfo.net/article/531/
Nghị quyết kêu gọi Tổng thống Mỹ công khai phản đối và các chưởng lý tiến hành điều tra. Nhưng trong khi FBI vẫn đang thu thập bằng chứng về các hoạt động này, không giống như phản ứng đối với việc ăn cắp bí mật quân sự, cộng đồng quốc tế vẫn giữ im lặng đối với hình thức gián điệp này, cho phép nó tiếp tục không bị cản trở một cách rõ rệt.

Bản gốc được đăng tại: http://faluninfo.net/print/238/
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2010/7/16/118626.html
Đăng ngày 17-08-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

No comments:

Post a Comment