Ngày 11/1/2013 – Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng bởi sự buộc tội vô căn cứ của tòa án thành phố Vinh, phía bắc VN, dành cho tám blogger và những người bất đồng chính kiến online. Họ nằm trong số tổng cộng 14 nhà hoạt động Công giáo bị kết án phạt tù từ 3 đến 13 năm.
Tổ chức chủ trương tự do báo chí chúng tôi sẵn sàng chứng minh sự vô tội của blogger Paulus Lê Sơn, bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động của đảng đối lập Việt Tân ở Bangkok vào năm 2011.
“Chúng tôi có bằng chứng cho thấy các nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng sự giả trá để buộc tội các blogger chỉ trích họ”, thông cáo cho biết.
Paulus Lê Văn Sơn đã không hề tham gia vào khóa học của Việt Tân từ 25 đến 30/7/2011 với lý do đơn giản rằng anh đã tham dự một chương trình đào tạo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới tại Bangkok. Đây là chương trình đào tạo cho các blogger của nhiều nước Đông Nam Á về quản lý mạng xã hội và danh tiếng online [e-reputation: độ tín nhiệm, sự tiếng tăm, quan điểm tư tưởng, tầm ảnh hưởng của cá nhân, công ty, tổ chức được tìm hiểu bằng công cụ tìm kiếm trên mạng - ND ].
Sự buộc tội này chỉ thể hiện bệnh hoang tưởng của các cơ quan có thẩm quyền, không chỉ theo dõi từng chuyển động của các công dân mà còn nuôi dưỡng thông tin sai lạc bởi mạng lưới tình báo”.
“Bảy blogger kia đã bị kết án vì những lý do sai lạc như nhau: không ai trong số họ làm việc nhằm lật đổ chính quyền. Thực tế, họ đang trả cái giá bị chính quyền săn đuổi bách hại, buộc họ im tiếng chỉ trích, nó luôn đè lên các blogger, đặc biệt là tín đồ Thiên Chúa giáo”.
Tổ chức này nói tiếp: “Chúng tôi cực lực phản đối bản án của Paulus Lê Sơn và 7 blogger khác và kêu gọi thả họ ngay tức khắc”.
Thẩm phán Trần Ngọc Sơn tuyên có tội sau một phiên tòa kéo dài hai ngày. Ba trong số 17 thanh niên Công giáo đã bị kết án vào tháng 5 năm ngoái với tội tuyên truyền chống nhà nước , số còn lại đã bị viện kiểm sát buộc tội duy trì mối quan hệ với Việt Tân, một nhóm lưu vong có trụ sở tại Hoa Kỳ, bị chính phủ Việt Nam xem như một tổ chức khủng bố.
Ba người bị khép vào khoản 1 Điều 79 của bộ luật hình sự, về hành vi tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền, mà hình phạt từ 12 năm tới tử hình. Còn 11 người khác thì bị khoản 2 Điều 79 về hành vi tham gia hoạt động lật đổ chính quyền, mà các hình phạt từ 8 đến 15 năm tù giam. Paulus Lê Sơn (tên thật là Lê Văn Sơn) là một trong ba bị khép theo quy định tại khoản 1 Điều 79. Theo cáo trạng, anh là người duy nhất không thừa nhận cáo buộc sai phạm của mình.
Đại diện viện kiểm sát, người đề nghị án phạt, kêu gào một bản án tù từ 15 đến 16 năm cho Sơn và hai blogger khác cũng đối mặt với những tương tự từ 12 đến 13 năm là Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa. Cuối cùng, cả ba đã bị kết án 13 năm tù giam, kèm theo 5 năm quản thúc tại gia.
Năm blogger khác (Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật) nhận hình phạt tù từ 3 đến 8 năm, thêm 2-5 năm quản thúc. Một bị can khác, Nguyễn Đăng Vĩnh Phúc, đã nhận bản án treo.
Bầu không khí rất căng thẳng xung quanh phiên tòa. Nhiều thành viên của các gia đình bị cáo, những người tham dự phiên xử, đã buộc phải rời khỏi sau khi họ hét lên rằng những người thân yêu của họ vô tội. Bên ngoài tòa án, hàng trăm nhân viên cảnh sát ngăn chặn bạn bè của bị cáo tiếp cận khu tòa án.
Từ vùng ven của thành phố Vinh, cảnh sát đã chặn xe ô tô chở các blogger đến tòa. Ẩu đả nổ ra, và nhân chứng cho biết nhiều phụ nữ, trong đó có bà Nguyễn Thị Hòa, mẹ của bị cáo Nguyễn Đình Cường, đã bị cảnh sát đánh đập. Bà Hòa bị ngất xỉu đã được đưa tới bệnh viện. Các blogger Người Buôn Gió (tên thật là Bùi Thanh Hiếu), Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng, đến phiên xử để đưa tin, đã bị đưa về trụ sở cảnh sát để thẩm vấn. Bùi Thanh Hiếu bị giam giữ luôn ba ngày. Việc bắt giữ các blogger như vậy trong các phiên tòa đang ngày càng phổ biến.
Không hơn hai tuần qua, đây là phiên xét xử thứ hai tại Việt Nam mà cư dân mạng đã bị kết án. Việt Nam nằm trong danh sách “kẻ thù của Internet” bởi Phóng viên Không Biên giới. Đây cũng là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới dành cho các blogger và những người bất đồng chính kiến online, sau Trung Quốc và Iran.
No comments:
Post a Comment