Sunday, January 6, 2013

Đối Thoại Hay Không Đối Thoại với Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam_TS.Nguyễn Ngọc Sẵng.



                                                       TS.Nguyễn Ngọc Sẵng
 
                                                  
                                              
 Gần đây, ở hải ngoại xuất hiện mộ số thảo luận liên quan đến vấn đề đối thoại với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam do Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn gợi lên với sự trợ giúp, hỗ trợ của một số người Việt nhân danh người Mỹ gốc Việt, hay cá nhân từ các hội đoàn, đảng phái chánh trị.  Đây là một vấn đề cần được nhìn trên nhiều khía cạnh, cần phân tích kỹ lưỡng trước khi quyết định.
 
Trên khía cạnh lịch sử, kể từ khi đảng cộng sản Việt Nam thành lập, tranh đấu để cướp chánh quyền, đến lúc họ chiếm được trọn đất nước.  Trong suốt quá trình 45 năm đó, họ đã tổ chức, tham dự biết bao nhiêu cuộc đối thoại với những người Việt từ các phía, những người ngoại quốc liên quan đến chiến tranh Việt Nam, chúng ta thấy họ đã làm gì trong đối thoại, và kết qủa các cuộc đối thoại đó đi về đâu, và phục vụ cho ai.  Chúng ta nên nhìn lịch sử như một bài học quí gía của quá khứ để làm bài học cho hiện tại, và sự chỉ đường cho tương lai.
 
Trên khía cạnh đoàn kết quốc gia để chống ngoại xăm, nếu người cộng sản thực tâm vì quyền lợi quốc gia, dân tộc, họ phải chứng minh bằng hành động thực sự, thực tâm muốn đối thoại.  Từ đó cuộc đối thoại sẽ tiến hành và cơ may đưa đến sự đoàn kết các thành phần dân tộc để bảo vệ đất nước, chống ngoại xăm có cơ may thành hình.
 
Đây cũng là cơ hội hiếm hoi để đất nước thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản, cơ hội để Việt Nam hội nhập với thế giới để phát triển.  Chúng ta không biết lúc nào cơ hội khác lại đến với đất nước, với dân tộc.  Và một ngày đất nước không cất cánh được là một ngày chúng ta tụt hậu so với thế giới.  Cơ hội không chờ chúng ta và thời gian không chờ chúng ta.
 
Nếu làm ngược lại, họ sẽ một lần nữa tự chứng minh rằng : “đối với người cộng sản, không biết khi nào họ bắt đầu sự chân thật và không biết khi nào họ chấm dứt sự lừa dối” (1).  Và viễn ảnh đô hộ của giặc Tàu càng cận kề.
 
Bài học mà hầu hết dân Việt Nam đều nhận thấy và cay đắng nhận ra đó là người cộng sản chỉ dùng đối thoại khi họ cần mua thời gian, cần đối thoại như là một chiêu bài để xoa dịu dân chúng trong lúc tình thế bất lợi cho họ.  Với họ đối thoại là cơ hội tốt nhất để tuyên truyền, dù rằng tuyên truyền là mục đích của họ trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống.  Sau khi họ vượt hiểm qua đối thoại, mọi hiệp ước, thoả hiệp đều vô gía trị.  Đôi khi gía trị của những văn bản đó đã chết khi chưa kịp có tờ khai sanh chánh thức!  Đối thoại với họ, trong nhiều trường hợp chẳng qua là chiếc phao để vượt hiểm, và sau đó họ điều chỉnh chánh sách để áp dụng bạo lực một cách tinh xảo hơn, tàn ác hơn.
 
Tại sao trong thời điểm nầy họ lại đề xướng việc đối thoại và với người Việt ở hải ngoại mà không phải là người tranh đấu trong nước?
 
Ai cũng biết rằng cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ là cho đồng bào trong nước, chủ yếu là do đồng bào trong nước thực hiện, vậy người mà họ cần đối thoại là những nhà tranh đấu trong nước.  Họ lại không làm điều nầy, mà ngược lại họ dùng những người mà họ tạo được ảnh hưởng, hoặc những kẻ ngây thơ tin vào họ để khấy động lên vấn đề đối thoại tại hải ngoại, một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với nguời Việt tỵ nạn cộng sản.  Mưu đồ của họ đã lộ rõ rằng họ muốn (1) gây xáo trộn trong cộng đồng người Việt hải ngoại, (2) tuyên truyền gây chia rẽ giữa người Việt ở quốc nội và hải ngoại, (3) làm chệch hướng tranh đấu của đồng bào quốc nội lẫn hải ngoại trong khi họ đang ở vào thế khó khăn về kinh tế, nhất là vấn đề xăm lăng của Trung Cộng, và khi phong trào tranh đấu trong nước càng lúc càng gia tăng cường độ.  Họ đã áp dụng cách nầy nhiều lần trong quá khứ.  Hy vọng bài học cũ mèm nầy không ảnh hưởng nhiều đến cuộc tranh đấu của quốc nội và hải ngoại.
Đối thoại bao giờ cũng gắn liền với thế và lực.  Những ai đang lăm le đối thoại với cộng sản, các ông hãy nhìn kỹ lại các ông có thế gì? lực gì để họ nói chuyện với các ông?  Các ông hãy tự hỏi tại sao thế và lực là ở trong nước, và từ những nhà tranh đấu trong nước mà họ không đối thoại với những nhà tranh đấu trong nước mà lại đối thoại với các ông?  Trả lời câu hỏi đơn giản nầy các ông sẽ thấy vai trò, thế, và lực của các ông ở đâu và ở mức độ nào.  Và các ông nhân danh gì, nhân danh ai để đối thoại?
 
Khi biết mình không có thế lẫn lực, và nhất là khi các ông không đại diện cho ai cả, thì vai trò các ông đã rõ ràng là chỉ làm binh phong cho họ tuyên truyền mà thôi.
 
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta sợ đối thoại với họ, mà chúng ta phải sáng suốt, phải biết chúng ta đang tranh đấu cho điều gì, tương quan giữa ta và họ, điểm mạnh của ta ở đâu, điểm yếu của họ chổ nào, nhất là phải bám sát điều kiện tiên quyết của cuộc đối thoại, và giữ vững lập trường của người không cộng sản.
 
Nếu họ thực tâm muốn sửa đổi những sai lầm của quá khứ, muôn tạo sự đoàn kết quốc gia để chống ngoại xâm để cứu nguy đất nước và để tạo điều kiện phát triển đất nước để Việt Nam có thể sánh vai cùng các cường quốc châu Á trong thế kỷ 21, chúng ta sẳn sàng đối thoại với họ với những điều kiện và chỉ xảy ra khi những điều kiện nầy được thực thi rõ ràng.
 
Chúng ta đều biết có đối thoại để tránh đối đầu, gây tổn thương thêm tiềm năng của dân tộc, nhưng đối thoại phải xảy ra trong tương xứng về quyền lợi, mục tiêu của hai bên, ở đây quyền lợi tối thượng của dân tộc là trên hết.
 
Một số điều tiên quyết cho cuộc đối thoại bao gồm:
1-      Phải thả hết tù nhân chính trị, những người tranh đấu
2-      Phải thi hành lập tức quền tự do báo chí, ngôn luận
3-      Thực hiện tự do, dân chủ
4-      Phải qui định rõ ràng nhiệm vụ của quân đội và cảnh sát là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân chớ không phải bảo vệ đảng cộng sản và chế độ do cộng sản dựng lên
5-      Phải đặt rõ lộ trình dân chủ hoá Việt Nam, trong đó không có vai trò của đảng cộng sản Việt Nam, và xác định phương thức chuyển giao quyền hành,
 
Ông cha chúng ta đã trả giá quá đắt cho những bài học đối thoại, hoà giải với cộng sản, đừng để con cháu chúng ta hối tiếc về sự lầm lẫn của chúng ta vì không biết học bài học lịch sử.
Trong trường họp cần đối thoại với họ để tìm kiến tự do, dân chủ cho dân tôc, tìm giải pháp chánh trị để kiến quốc, những người đối thoại phải hết sức đề cao, cảnh giác đừng để trở thành công cụ tuyên truyền của họ.
 @Diễn Đàn Người Dân Việt Nam
Chú thích:
(1)   Không nhớ tên tác giả

No comments:

Post a Comment