Nhật đánh giá Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo"
Phát biểu trước báo giới ngày 28/1, cựu đại sứ Nhật tại Trung Quốc Uichiro Niwa cho rằng Tokyo đã đánh giá sai phản ứng của Trung Quốc khi tiến hành quốc hữu hóa một phần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Người Trung Quốc biểu tình sau khi Nhật quốc hữu hóa đảo tranh chấp
Nhận định trên được ông Uichiro Niwa đưa ra trong một cuộc họp báo liên quan đến quyết định của chính quyền cựu Thủ tướng Yoshihiko Noda trong việc quốc hữu hóa 3 hòn đảo trong quần đảo tranh chấp hồi tháng 9 năm ngoái.
“Tôi không biết vì sao một quyết định như vậy lại được đưa ra một cách vội vã vào một thời điểm như vậy”, hãng tin AFP trích lời ông Niwa. Vào thời điểm đó chính quyền của ông Noda khẳng định việc quốc hữu hóa này chỉ có tính chất hành chính là chuyển quyền sở hữu những hòn đảo không người ở trên biển Hoa Đông từ một cá nhân sang cho chính phủ.
Tokyo cũng không giấu giếm thực tế rằng họ muốn đi trước nỗ lực mua lại các hòn đảo này của chính trị gia theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Shintaro Ishihara, người khi đó giữ chức thị trưởng Tokyo, điều mà chính phủ của ông Noda tin rằng còn khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội hơn.
“Chính phủ Nhật đã chuyển nhượng quyền sở hữu từ một cá nhân sang cho nhà nước trên cơ sở luật pháp trong nước. Nhưng một khi vấn đề có liên quan tới các vùng biển tranh chấp, nó sẽ trở thành một vấn đề ngoại giao”, ông Niwa khẳng định. “Tôi nghĩ Nhật Bản lẽ ra phải xem xét nghiêm túc hơn và có một sự giải thích về mặt ngoại giao với Trung Quốc”.
Theo ông Niwa, hành động trên của ông Noda đã khiến Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào "mất mặt" bởi nó diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Hồ Cầm Đào cảnh báo Nhật.
Hai nhà lãnh đạo Nhật-Trung đã có cuộc gặp không chính thức bên lề cuộc gặp thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương hồi năm ngoái. Và tại đó, ông Hồ Cầm Đào đã nói với ông Noda rằng Nhật nên hiểu sự nghiêm túc của Bắc Kinh và xử lý vụ việc trên một góc nhìn rộng hơn.
“Ông Noda đã làm ông Hồ Cẩm Đào mất mặt” và điều đó dẫn tới “phản ứng giận dữ” từ Bắc Kinh, vị cựu đại sứ nói tiếp. “Trung Quốc là một quốc gia rất coi trọng thể diện. Nhưng phía Nhật lại có vẻ đã đánh giá thấp điều này ở một mức độ nào đó”.
Suốt nhiều thập niên qua, cả hai nước đã tranh cãi rất nhiều về chủ quyền đối với quần đảo này nhưng căng thẳng chỉ bùng phát sau khi Thị trưởng Tokyo Ishihara tuyên bố ý định mua lại một số hòn đảo hồi năm ngoái. Việc quốc hữu hóa của Nhật sau đó đã châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra tại Trung Quốc và gây tổn hại tới mối quan hệ thương mại nhiều tỷ USD giữa hai nước.
Tới lượt Úc bị TQ cảnh báo giữa tranh chấp
Một quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc đã cảnh báo Australia không đứng về phía Mỹ và Nhật Bản nếu xung đột ở biển Hoa Đông có thể dẫn tới chiến tranh.
Đại tá cấp cao Lưu Minh Phúc của ĐH Quốc phòng Trung Quốc đã lớn tiếng cáo buộc Mỹ và Nhật khiêu khích nước ông, và “vi phạm an ninh, hoà bình, ổn định của châu Á - Thái Bình Dương”. Ông này nói rằng, Trung Quốc là nước tôn trọng hòa bình nhưng sẵn sàng “chiến đấu hy sinh” nếu bị khiêu khích, tờ Sydney Morning Herald đưa tin.
Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp căng thẳng về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Reuters |
Thúc giục Australia không đứng về phía Mỹ và Nhật trong vấn đề này, Lưu nói, Australia cần áp dụng lập trường trung lập. Trung Quốc và Nhật Bản là các đối tác thương mại chủ chốt của Australia, trong khi Canberra có một hiệp ước phòng thủ với Mỹ.
Theo Sydney Morning Herald, mặc dù Lưu khẳng định phát biểu của ông mang tính chất cá nhân, không đại diện cho quan điểm chính thức của nhà nước, nhưng ông này thuộc quân đội Trung Quốc - nơi một số quan chức đôi khi được đề cập tới các vấn đề trong tình hình nhất định.
Trong khi đó, ông Natsuo Yamaguchi, người đứng đầu của đảng New Komeito đồng thời là thành viên trong chính phủ liên minh của Nhật, đã tới Bắc Kinh tuần này với thông điệp “giảm nhiệt” từ Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật và Trung Quốc đang có tranh chấp căng thẳng về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tuy nhiên, bản thân ông Yamaguchi không phải là một thành viên chính phủ và các cuộc thảo luận của ông với phía Trung Quốc được coi là trao đổi không chính thức. Lịch trình của ông Yamaguchi tại Trung Quốc chưa được công bố. Ông dự kiến sẽ gặp các quan chức cấp cao Trung Quốc trong 4 ngày ở đây.
Liên quan tới chuyến thăm của đặc phái viên Nhật, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với báo chí rằng, chuyến thăm phản ánh “quan hệ thông thường và tiếp xúc hữu nghị với các đảng phái chính trị, tổ chức Nhật Bản”. Nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, ông Yamaguchi sẽ chuyển một bức thư của Thủ tướng Nhật tới nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Căng thẳng trong khu vực đang giống như “chảo dầu sôi” sau khi cả Trung Quốc và Nhật đã dùng tới máy bay chiến đấu hoạt động ở vùng tranh chấp. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Hoa Đông cũng như yêu sách chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông bất chấp sự chồng lấn với nhiều nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, bản thân ông Yamaguchi không phải là một thành viên chính phủ và các cuộc thảo luận của ông với phía Trung Quốc được coi là trao đổi không chính thức. Lịch trình của ông Yamaguchi tại Trung Quốc chưa được công bố. Ông dự kiến sẽ gặp các quan chức cấp cao Trung Quốc trong 4 ngày ở đây.
Liên quan tới chuyến thăm của đặc phái viên Nhật, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với báo chí rằng, chuyến thăm phản ánh “quan hệ thông thường và tiếp xúc hữu nghị với các đảng phái chính trị, tổ chức Nhật Bản”. Nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, ông Yamaguchi sẽ chuyển một bức thư của Thủ tướng Nhật tới nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Căng thẳng trong khu vực đang giống như “chảo dầu sôi” sau khi cả Trung Quốc và Nhật đã dùng tới máy bay chiến đấu hoạt động ở vùng tranh chấp. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Hoa Đông cũng như yêu sách chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông bất chấp sự chồng lấn với nhiều nước Đông Nam Á.
No comments:
Post a Comment