Trung Quốc thử nghiệm đánh chặn tên lửa
Trung Quốc đã thử nghiệm công nghệ quân sự mới nhằm phá huỷ các tên lửa trên không sau cuộc thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010, trong một động thái có thể khiến các nước láng giềng lo ngại.
Các xe quân sự trong một cuộc diễu binh của Trung Quốc.
Hãng tin Xinhua cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành một “vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa mặt đất bên trong lãnh thổ nước này”.
“Vụ thử nghiệm đã đạt mục tiêu đề ra. Vụ phóng chỉ mang tính phòng vệ và không nhằm vào quốc gia nào”, Xinhua dẫn lời một nguồn tin giấu tên từ Bộ quốc phòng Trung Quốc.
Tuy nhiên, Xinhua không nói rõi liệu có bất kỳ tên lửa hay vật thể nào bị phá huỷ trong cuộc thử nghiệm hay không.
“Mặc dù không có tin chi tiết nào nữa về vụ thử nghiệm được giới chức quân đội công bố, nhưng các chuyên gia vũ khí cho rằng một cuộc thử nghiệm như vậy có thể xây dựng lá chắn cho các hệ thống phòng không bằng việc đánh chặn các đầu đạn đang bay tới như các tên lửa đạn đạo trong vũ trụ”, Xinhua nói thêm.
Đây là lần thứ 2 Trung Quốc tiến hành một vụ đánh chặn tên lửa như vậy. Một vụ thử nghiệm tương tự đã được tiến hành vào ngày 1/11/2010.
Trong những năm gần đây, giới chức quốc phòng Trung Quốc và các tài liệu cho biết việc phát triển công nghệ chống tên lửa là một tâm điểm của ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Vụ thử nghiệm mới nhất diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh vướng vào các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Hoa Đông với Nhật Bản và ở Biển Đông với vài quốc gia Đông Nam Á.
Bắc Kinh nói rằng chi tiêu quốc phòng nhằm mục đích phòng vệ và hiện đại hoá các lực lượng đã lỗi thời.
Báo chí Trung Quốc “mổ xẻ” siêu máy bay vận tải Y-20
Sau chuyến bay thử thành công đầu tiên vào cuối tuần qua, báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 28/1 cho biết chiếc máy bay vận tải quân sự tầm xa mới của nước này sẽ “củng cố khả năng trỗi dậy toàn cầu của nước này”.
Chiếc máy bay vận tải Yun-20 (Y-20), máy bay vận tải quân sự lớn nhất do Trung Quốc tự sản xuất, đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào hôm thứ bảy vừa qua ở tây bắc nước này, chỉ vài tháng sau khi chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này được đưa vào sử dụng.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đã tung hê “cột mốc quan trọng này”, cho biết Trung Quốc cần những máy bay loại này, có khả năng chở được số hàng nặng 66 tấn, trên hành trình dài tới 4.400km, nhằm “củng cố khả năng trỗi dậy toàn cầu” của nước này.
Tờ báo dẫn lời một chuyên gia quân sự cho biết chiếc máy bay cho phép quân đội Trung Quốc chấm dứt sự lệ thuộc vào máy bay Il-76 do Nga sản xuất, hiện đang là trụ cột chính trong các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thảm họa khắp thế giới.
Theo China Daily, Y-20 có khả năng chuyên chở chiếc xe tăng nặng nhất của quân đội Trung Quốc. Tờ báo này cũng dẫn lời một chuyên gia quân sự cho biết “máy bay vận tải hạng nặng sẽ đảm bảo chúng ta có khả năng bảo vệ các quyền lợi của chúng ta ở nước ngoài”.
“Với loại máy bay này, chúng ta có thể vận chuyển người hoặc thiết bị lớn tới những nơi xa hơn”, ông Liang Fang, giáo sư chiến lược tại Đại học quân sự quốc gia của Trung Quốc cho hay.
Với trọng tải 55 tấn, Y-20 có thể bay từ tây Trung Quốc tới Cairo, tờ báo cho biết thêm.
Song được biết Y-20 lại dùng động cơ của Nga và thua xa so với máy bay Boeing C-17 Globemaster III của Mỹ do “thiết kế khí động lực khá bảo thủ và thiếu động cơ được sản xuất trong nước”.
Ngoài ra, trang web của Không lực Mỹ cho biết lực lượng này hiện sở hữu hơn 200 chiếc máy bay vận tải C-17 Globemaster III.
Cũng vào cuối tuần, Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức cho biết Trung Quốc đã thực hiện thành công vụ thử đánh chặn tên lửa đối đất thứ hai. “Vụ thử đã đạt vượt mục tiêu”, tờ báo dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết. “Vụ thử là mang mục đích bảo vệ và không nhằm vào các nước khác”.
Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi chi tiêu cho quân sự từ năm 2006-2012, tương đồng với tăng trưởng kinh tế, khiến các nước láng giềng châu Á không khỏi lo ngại. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn cho rằng mức tăng chi tiêu quân sự của họ không nhằm vào bất kỳ nước nào.
No comments:
Post a Comment