Tuesday, January 29, 2013

Nhật Bản đổi mới quốc phòng đối phó Triều Tiên và Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phépTrung Quốc và


Nhật Bản đổi mới quốc phòng đối phó Triều Tiên và Trung Quốc

Chính phủ Nhật Bản ngày 25/1 đã quyết định sẽ soạn thảo chương trình quốc phòng mới vào cuối năm nay nhằm tăng cường lực lượng vũ trang trong bối cảnh Triều Tiên và Trung Quốc ngày càng tăng cường năng lực quân sự.

 Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản khiến
Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản khiến  Tokyo  phải điều chỉnh lại chính sách quốc phòng.
 
Quyết định mới nhất này của nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đồng nghĩa sẽ từ bỏ chương trình do chính phủ tiền nhiệm soạn thảo năm 2010 trong lĩnh vực này. Tài liệu cũ trù định việc cắt giảm lực lượng vũ trang và chi tiêu quân sự với mục đích giảm nợ công. Tuy nhiên, chương trình mới trong lĩnh vực này sẽ được thực hiện trước khi kết thúc năm, còn bây giờ chúng sẽ được thay thế bằng chính sách quốc phòng tạm thời của chính phủ, được thông qua trong cuộc họp nội các cùng ngày.
 
Chính sách này sẽ được phản ánh trong tiến trình soạn thảo ngân sách cho năm tài chính 2013 bắt đầu từ tháng 4.  Tokyo  có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua. Chính sách tạm thời qui định rằng Nhật Bản sẽ tăng khả năng phòng thủ để bảo vệ lãnh thổ và tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ do Triều Tiên vẫn là "nhân tố bất ổn" ở khu vực và do "các hoạt động gia tăng" của Trung Quốc ở vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản. Tại cuộc họp, các bộ trưởng đều nhấn mạnh sự cần thiết đảm bảo quyền bất khả xâm phạm biên giới, lãnh hải và không phận quốc gia trong tình hình mới.
 
Chính phủ Nhật Bản đã trích dẫn vụ phóng vệ tinh gần đây của Triều Tiên và căng thẳng xung quanh tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông như là những nhân tố buộc Tokyo phải xem xét lại Đại cương chương trình phòng vệ quốc gia do đảng Dân chủ (DPJ) soạn thảo năm 2010. Nội các mới cũng quyết định từ bỏ chương trình phòng thủ trung hạn do chính phủ của DPJ soạn thảo nhằm xây dựng sức mạnh phòng thủ từ năm 2011 đến năm 2016 và đặt mục tiêu soạn thảo một chương trình mới vào cuối năm nay. 
 
"Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đã trở nên khắc nghiệt hơn, do vậy Nhật Bản cần phải thiết lập sức mạnh phòng thủ phù hợp cả về chất lượng và số lượng", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói với giới báo chí tại Tokyo.


Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép

(Dân trí) - Sau màn đấu vòi rồng với tàu cá Đài Loan di chuyển đến quần đảo tranh chấp trên Hoa Đông, Nhật Bản đã bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc đại lục đánh bắt trái phép tại vùng biển này.

Tàu cá
 Trung Quốc bị tàu
 tuần duyên Nhật Bản áp giải về cảng Nagasaki
  Tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần duyên Nhật Bản áp giải về cảng Nagasaki
Hãng Xinhua cho biết Lực lượng tuần duyên Nhật Bản chiều qua đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc hoạt động ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Nagasaki, phía Tây Nam Nhật Bản. Đây là tàu cá đăng kiểm tại tỉnh Chiết Giang.
Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại tỉnh Fukuoka thừa nhận tàu cá trên  bị bắt giữ tại vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản gần thành phố Goto thuộc tỉnh Nagasaki.
Khi bị bắt, trên tàu có 8 người và đều mang quốc tịch Trung Quốc. Hiện thuyền trưởng tàu cá này đã được đưa lên tàu tuần duyên Nhật Bản để thẩm vấn và sẽ được chuyển đến cảng Hakata ở tỉnh Fukuoka. Trong khi đó, các thành viên khác trong thủy thủ đoàn vẫn bị giam giữ trên tàu cá.
Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc đã hối thúc phía Nhật Bản đảm bảo an toàn cho các thuyền viên Trung Quốc.
Sự việc này xảy ra cùng ngày sau khi lực lượng tuần duyên Nhật Bản và tuần duyên Đài Loan (Trung Quốc) đã có màn đấu vòi rồng gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay Điếu Ngư Đài theo cách gọi của Đài Loan. Màn phun vòi rồng diễn ra trong bối cảnh các tàu tuần duyên Nhật Bản kiên quyết chặn các tàu tuần duyên Đài Loan đang có ý định hộ tống một tàu chở các nhà hoạt động tiếp cận đảo lớn nhất trên quần đảo tranh chấp.
Quần đảo tranh chấp được phía Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này và gọi là  Điếu Ngư Đài. Hiện quần đảo đang do phía Nhật Bản kiểm soát.

No comments:

Post a Comment