Châu Á sắp có giải thưởng nhiều tiền hơn Nobel
Một trong những tỷ phú giàu nhất Đài Loan hôm nay đã khởi động một giải thưởng của châu Á tương đương với giải Nobel và thậm chí còn có tiền thưởng cao hơn giải thưởng danh tiếng của Thuỵ Điển.
Tỷ phú Samuel Yin
Tỷ phú Samuel Yin, người đứng đầu tập đoàn Ruentex chuyên hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và xây dựng, ngày 28/1 đã công bố thành lập Giải thưởng Tang với quỹ tiền thưởng ban đầu là 103 triệu USD.
Ông Samuel cho hay bằng việc tài trợ số tiền trên cho Giải thưởng Tang, ông đã thực hiện được một trong những giấc mơ lớn nhất của mình.
“Tôi hi vọng giải thưởng sẽ khuyến khích nhiều nghiên cứu hơn nữa có ích cho thế giới và con người, thúc đẩy văn hoá Trung Hoa và giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn”, ông Samuel nói.
Bắt đầu vào năm 2014, các giải thưởng sẽ được trao 2 năm một lần trong 4 lĩnh vực - phát triển bền vững, khoa học sinh học, Hán học và pháp quyền - cho các cá nhân của mọi quốc tịch.
Người chiến thắng ở 4 hạng mục sẽ nhận được số tiền thưởng 1,7 triệu USD, so với 1,2 triệu tiền thưởng được trao cho mỗi chủ nhân giải Nobel.
Hãng thông tấn chính thức của Đài Loan CNA cho hay Giải thưởng Tang sẽ giúp nâng cao vị thế của Đài Loan trong cộng đồng khoa học quốc tế.
Giải thưởng Nobel được trao trong các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn học và Hoà bình.
Ông Samuel, người có các lợi ích kinh tế lớn tại Trung Quốc đại lục, được biết tới với nhiều khoản tài trợ hào phóng cho giáo dục và từ thiện tại Trung Quốc.
Tỷ phú 62 tuổi cũng từng tuyên bố sẽ tài trợ cho từ thiện 95% tài sản - ước tính trên 3 tỷ USD - sau khi ông qua đời.
Trung Quốc: Kiếm bộn tiền nhờ ... ô nhiễm
Đánh vào nỗi sợ hãi của người dân giữa lúc ô nhiễm không khí lên mức báo động cao nhất khắp nơi, các doanh nghiệp Trung Quốc đang kiếm bộn nhờ bán các mặt hàng ăn theo ô nhiễm. Cơ hội kinh doanh này cũng phơi bày sự yếu kém của chính phủ.
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, những ngày qua, nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc đã cho thấy sự nhạy bén khi lập tức tung ra những mặt hàng như khẩu trang và máy lọc không khí giữa lúc nhiều vùng tại nước này bị màn khói bụi ô nhiễm bao phủ.
Khẩu trang đang là mặt hàng rất hút khách tại Trung Quốc
Các tiệm thuốc tây cũng như các gian hàng trực tuyến thi nhau trưng bày nhiều kiểu khẩu trang mà trước đây họ chất đống trong những kho hàng bụi bặm với lời quảng cáo rằng chúng được thiết kế đặc biệt để lọc loại bụi PM2.5 có khả năng xâm nhập vào phổi. Giá cổ phiếu của các công ty bảo vệ môi trường cũng tăng vọt giữa lúc chất lượng không khí tại đô thị lao dốc.
Theo hãng tin này các doanh nhân Trung Quốc dường như cực kỳ tài năng trong việc kiếm tiền từ hầu như bất kỳ vụ scandal hay thảm họa quốc gia nào. Sau khi vụ scandal “dầu ăn bẩn” bị phát giác trên toàn quốc, nhiều công ty đã kiếm bộn tiền nhờ việc bán loại “giấy thử dầu ăn bẩn” do họ tự chế và quảng cáo về tác dụng.
Tương tự, rất nhiều công ty phất lên nhờ việc bán các loại máy lọc nước và sữa bột nhập khẩu sau khi nước máy tại Trung Quốc bị phát hiện ô nhiễm còn sữa công thức cho trẻ sơ sinh bị nhiễm melamine.
“Tất cả những cơ hội kinh doanh lạ lùng đó khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải xấu hổ giữa lúc họ đang cố gắng khắc phục những vấn đề xã hội đang nổi lên, đặc biệt là ô nhiễm không khí và an toàn thực phẩm, để khiến việc tăng trưởng bền vững hơn”, Tân Hoa Xã bình luận.
“Sẽ không bao giờ có thể có một “xã hội tương đối khá giả” hay “Trung Quốc tươi đẹp” như được khẳng định trong kế hoạch của đảng Cộng Sản Trung Quốc chừng nào người dân còn phải xếp hàng để mua các loại sản phẩm cập nhật, được thiết kế để giúp họ sống sót giữa những hiểm họa môi trường và thực phẩm mới nhất”, tác giả viết tiếp.
Ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh đã lên mức nghiêm trọng nhất
Lỗi không thuộc về những người biết nắm bắt cơ hội bởi họ nhanh nhạy trong kinh doanh. Đơn giản là có cầu thì sẽ có cung. Những cơ hội kinh doanh đó phản ánh nỗ lực thông thường của con người nhằm cứu chính bản thân họ khi chính phủ không thể.
Nhưng cả chính phủ Trung Quốc và người dân nên nhận ra rằng những khẩu trang và máy lọc không khí đó rõ ràng không phải giải pháp cuối cùng dù chúng có thể giúp “giảm đau” tạm thời. Những quan chức được giao nhiệm vụ cắt giảm ô nhiễm và giám sát chất lượng thực phẩm nên cảm thấy sự cấp thiết của vấn đề. Sự thành công của các loại sản phẩm lạ lùng đó chỉ càng chứng tỏ sự bất lực của họ.
Người dân, với ý thức cao về sức khỏe và sức mua hàng, nên biết họ có thể làm gì ngoài việc đeo khẩu trang lên mặt để thay đổi tình hình. Điều gì sẽ xảy ra nếu sự nhanh nhạy trong việc khai thác cơ hội kinh doanh từ những thảm họa môi trường được tập hợp lại để đối mặt với thách thức?
Do mỗi nạn nhân của cuộc khủng hoảng khói bụi ô nhiễm có thể đồng thời là một trong những thủ phạm gây ra nó, công chúng Trung Quốc nên dành sự chú ý tới việc sử dụng các phương tiện công cộng và giáo dục con cái về nhận thức đối với môi trường. Cả hai cách này đều đem đến những tia hy vọng.
Khẩu trang rất có thể sẽ là món quà phổ biến trong dịp Tết và lễ Valentine sắp tới. Nhưng chúng cũng nên được xem như một sự xấu hổ đối với cả Trung Quốc.
Các hành khách chờ được lên tàu tại ga Thái Châu ở thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc.
Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Trung Quốc. Vì thế, nhiều người đi làm ăn xa nhà đều trở về quê dịp này để đoàn tụ cùng gia đình.
Việc mọi người ùn ùn đổ về quê đón Tết đã tạo nên mùa di chuyển khổng lồ trong những năm gần đây.
Cơ quan giao thông công cộng ước tính người Trung Quốc sẽ thực hiện khoảng 3,4 tỷ chuyến đi trong mùa cao điểm năm nay, bắt đầu từ 26/1 và kéo dài tới tận 6/3.
Dịch vụ đường sắt dự kiến chuyên chở khoảng 225 triệu hành khách.
No comments:
Post a Comment