Wednesday, January 30, 2013

CHỈ SỐ TỰ DO BÁO CHÍ THẾ GIỚI 2013 – CHÂU Á TBD: VIỆT NAM KHÔNG CÓ DẤU HIỆU CẢI THIỆN



rsf2Mùa xuân Miến Điện – một ngoại lệ trong suy thoái tự do thông tin ở châu Á
Chỉ có ba nước châu Á nằm ở phần 25% đầu bảng, trong khi 15 nước khác nằm trong số 45 nước cuối bảng . Không có gì đáng ngạc nhiên khi các chính phủ độc tài độc đảng thể hiện rõ hơn bao giờ hết trong số những kẻ săn mồi tự do báo chí và suy nhược ở dưới cùng của bảng.
Cuộc cách mạng báo chí của Miến Điện
Miến Điện đã trải qua những thay đổi ngoạn mục vào năm 2012 và chuyển lên vị trí 151, tăng 18 bậc, nhảy lên phía trước bỏ các bạn đồng sàng thuộc giới đàn áp phương tiện truyền thông. Không còn có bất kỳ nhà báo hay nhà bất đồng chính kiến ​​online trong các nhà tù của chế độ độc tài quân sự cũ. Cải cách lập pháp chỉ mới bắt đầu nhưng các bước đã được thực hiện bởi chính phủ ủng hộ phương tiện truyền thông, chẳng hạn như chấm dứt kiểm duyệt trước và cho phép các tổ chức truyền thông lưu vong quay trở về, là những bước đi quan trọng hướng tới tự do đích thực của thông tin.
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên: không có dấu hiệu cải thiện 

Tuesday, January 29, 2013

Bí Ẩn 30.4.1975





Bí Ẩn 30.4.1975 – Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy & Linh Mục Cao văn Luận

Published January 28, 2013 | By Huy Sơn
Muốn biết biến cố 30/04/1975 miền Nam rơi vào tay cộng sản xâm lược thì chúng ta phải nhìn từ trước đó cả một chuỗi dài sự kiện lịch sử mà những việc tích cức bắt đầu từ hiệp định Paris (1968). Bài dưới đây của cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, và của cố Linh Mục Cao Văn Luận đã nhìn ra tường tận vấn đề…bài được ghi lại bởi ông Phạm Trần Hoàng Việt…một bài cần đọc của những ai ưu tư về tương lai dân tộc…thiết tưởng cho đền hôm nay vẫn còn già trị trên chính trường ngoại giao quốc tế…
Bí Ẩn 30.4.1975 –
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy & Linh Mục Cao văn Luận:
1) Mở đầu

Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố đau thương nhứt của một đời người. Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy – một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, từng nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc “Tình hình thế giới trong tháng vừa qua” đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ – đã đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.
Từ hồi còn là sinh viên, chúng tôi được tiếp xúc với Giáo sư Huy và đã may mắn có nhiều dịp hàn huyên đối thoại ghi nhận được những chi tiết rất đặc biệt. Sau khi Giáo sư Huy qua đời vào ngày 28.07.1990, chúng tôi đã đảm trách nối tiếp Giáo sư Huy hàng tháng viết bài nhận định thời cuộc “Tình hình thế giới trong tháng vừa qua” kéo dài trên 5 năm trên nguyệt san Tự Do Dân Bản tại Hoa Kỳ. Nhân dịp đó, chúng tôi đã phải nghiên cứu các sáng tác của cố Giáo sư để nắm vững thêm mọi vấn đề. Nhờ vậy, chúng tôi mới cảm nhận và thấy được tầm kiến thức rất uyên bác, rất đa diện của Giáo sư Huy mà hiếm ai cùng thời có được. Nổi bật nhứt là những viễn kiến và phân tích độc đáo về các biến cố lịch sử trên thế giới.
2) Ai đã gây ra thảm họa 30.04.1975?
Câu hỏi lịch sử này cũng đã được bàn cãi sôi nổi từ 35 năm qua và chưa đi đến một kết luận nào hữu lý để được mọi khuynh hướng chấp thuận. Điển hình nhứt là ngay trong dịp Hội Thảo “Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại” (“Vietnam – a 35 Year Retrospective Conference”) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010 vừa qua quy tụ gần 200 nhân vật với thành phần nổi tiếng như cựu Đại sứ Bùi Diễm, cựu Đại tá không quân Hoa Kỳ Tiến sĩ Stephen Randolph, Trung tá biệt cách dù Nguyễn Văn Lân, Thứ trưởng John Negroponte, Sử gia Dale Andrade, Tiến sĩ John Carland, Cựu Bộ trưởng Hoàng Đức Nhã, Đại tá Trần Minh Công, Đại tá Hoàng Ngọc Lung… cũng không đưa ra được câu trả lời thỏa mãn cho sự thắc mắc: Ai đã gây ra thảm họa 30.04.1975?
Nhìn trở lại, người ta có thể thấy rõ ràng trong thời gian đầu ngay sau 30.04.1975, phần lớn các khuynh hướng, từ chính trị đến tôn giáo, đều tìm cách đổ trách nhiệm lẫn cho nhau về tội đã làm mất miền Nam. Chỉ có Giáo sư Huy là sớm thấy rõ nguyên nhân chính nào đã khiến xảy ra thảm họa 30.04.1975. Trong dịp tái ngộ cùng Giáo sư Huy vào năm 1982, chúng tôi có hỏi đến vấn đề nhức nhối này và được Giáo sư Huy trả lời cho biết nguyên nhân chính là Hoa Kỳ đã có kế hoạch giải kết (bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam!) để từng bước rời bỏ miền Nam VNCH. Tuy nhiên thảm họa 30.04.1975 xảy ra bất ngờ hơn mọi người đã dự đoán bởi vì vụ xì căng đan Watergate dẫn tới sự từ chức của Tổng Thống Nixon vào ngày 9.8.1974 đã làm tê liệt mọi cố gắng để cứu vãng tình thế.
Về thế lực nào ở Hoa Kỳ đứng sau kế hoạch bỏ rơi miền Nam, Giáo sư Huy cho biết trên chính trường Mỹ có hai sắc tộc nổi bật nhứt. Đó là sắc tộc gốc Ái Nhĩ Lan (Ireland) và sắc tộc gốc Do Thái (Israel).
- Trong giòng lịch sử, Cộng Đồng Người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan đã rất nhiều lần thắng cử chức vụ Tổng Thống.
- Bên cạnh đó Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái chủ trương nắm giữ các cơ cấu quan trọng trong guồng máy điều khiển đất nước Hoa Kỳ. Họ gài được nhiều nhân sự vào bên hành pháp cũng như lập pháp. Trong các bộ quan trọng nhứt như ngoại giao, quốc phòng và tài chánh thường thấy đa số có nhân viên gốc Do Thái và nhiều lần cấp bộ trưởng cũng do người Mỹ gốc Do Thái nắm giữ. Trong Thượng Viện và Hạ Viện có khá nhiều nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái trong cả hai chính đảng. Vì vậy, thế lực của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái rất lớn và đã khiến cho chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn binh vực quyền lợi của Do Thái.
Tham dự Hòa đàm Paris, Giáo sư Huy nhận xét rằng Kissinger (một người Mỹ gốc Do Thái lúc đó còn làm Cố Vấn An Ninh cho Tổng Thống Nixon) có thái độ đáng ngờ là cương quyết muốn thỏa hiệp riêng (“đi đêm”!) với CSVN bất cứ giá nào để quân đội Hoa Kỳ rời bỏ miền Nam, dù biết rằng sau đó miền Nam sẽ lọt vào tay Hà Nội. Theo kinh nghiệm chính trị thì các chính trị gia gốc Do Thái đều hành động có chủ đích với kế hoạch rõ rệt. Như vậy đằng sau Kissinger ắt phải là chủ trương của thế lực Do Thái.
Thế lực Do Thái này phải hiểu là không phải chỉ thuần túy Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái, mà là sắc dân Do Thái trải dài trên thế giới từ Tel Aviv đến Washington D.C., Paris, London, Berlin, Moscow… với tổng số 13,1 triệu người, trong đó 5,4 triệu tại quốc gia Do Thái, 5,3 triệu tại Hoa Kỳ và 2,4 triệu rải rác tại 30 quốc gia khác. Thế lực này được điều khiển hữu hiệu từ Tel Aviv với 2 bộ phận đắc lực gồm cơ quan tình báo Mossad và Nghị Viện Do Thái Thế Giới  (World Jewish Congress – từ năm 2007 đứng đầu là nhà tỷ phú nổi tiếng Ronald Stephen Lauder người Mỹ gốc Do Thái). Ngoài ra, Giáo sư Huy còn chỉ dẩn cho chúng tôi nhận biết được dân gốc Do Thái đặc biệt thường với mũi to loại diều hâu, điển hình như Ngoại trưởng Kissinger hoặc Nữ Ngoại trưởng Albright.
Những tiết lộ tế nhị của Giáo Sư Huy hoàn toàn phù hợp với nhận định của Linh Mục Cao văn Luận (1908 – 1986) nhân dịp tái bản tác phẩm Bên Giòng Lịch Sử cũng cho rằng thế lực dân Mỹ gốc Do Thái chủ trương Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Riêng dư luận báo chí quốc tế đã sớm nhìn thấy rõ Hoa Kỳ muốn rút lui bỏ rơi miền Nam từ khi bắt đầu chánh sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 (mà họ phân tích là nhằm thay đổi màu da tử sĩ!), nhứt là hòa đàm Paris (mà họ nhận định là nhằm bảo đảm Mỹ rút quân được an toàn!).
Như vậy thảm họa 30.04.1975 đã xảy ra, nguyên nhân chính là Hoa Kỳ có chính sách bỏ rơi miền Nam VNCH và thế lực Do Thái thúc đẩy chính sách đó được thực hiện qua Kissinger.
3) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam?

Hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam



THỨ BA, NGÀY 29 THÁNG MỘT NĂM 2013


* Nhạc sỹ Việt Khang bị chuyển về trại giam Xuân Lộc

Ký giả Trương Minh Đức (Danlambao) - Hôm nay, 28/1/2013, có tin nói rằng hai blogger Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) đã bị chuyển đến trại giam Bố Lá thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngay chiều cùng ngày, lúc 16 giờ, chị Dương Thị Tân và con là Nguyễn Trí Dũng đã đón xe thăm gặp anh Hải Điếu Cày. Cùng chuyến xe  có chị Tạ Minh Tú, là em ruột chị Tạ Phong Tần.
Theo lời chị Tân, hiện nay Blogger Điếu Cày có gầy đi nhưng tinh thần rất tốt. 
Trong cuộc thăm gặp, chị Tú có gởi cho chị Tần một xâu chuỗi tràng hạt để đọc kinh cầu nguyện, nhưng cán bộ trại giam không cho mang vào. 
Chị Tần giải thích: "Đây là xâu chuỗi, các anh có thể kiểm tra rất dễ chứ có gì đâu mà không cho vào", chị Tạ Minh Tú cũng nói thêm: "Đây là chuỗi của các Cha tặng cho chị Tần để cầu nguyện chứ không có gì gọi là nguy hiểm". 

Vừa nói đến đây thì một cán bộ quản giáo nữ đến nạt nộ và đòi tát vào chị Tần, bảo chị im không có quyền nói. Chị Tần nói với cán bộ nữ này rằng nếu chị tát được thì cứ tát, thế rồi cuộc gặp bị gián đoạn, chị Tạ Phong Tần bị công an trại giam khống chế vào trong. 
Chứng kiến sự việc, chị Dương Thị Tân cho biết tình hình của chi Tần rất căng, không biết sẽ ra sao khi vào trong trại...
Cũng trong cuộc thăm gặp hôm nay, chị Dương Thị Tân mới biết cơ quan CA đã chuyển Blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần lên trại giam Bố Lá vào ngày 23/01/2013. Mặc dù việc chuyển trại đã hoàn tất nhiều ngày, nhưng gia đình không hề nhận được thông báo của cơ quan công an.

Blogger Điếu Cày cũng cho biết thêm: Sáng sớm hôm nay (28/1). nhạc sỹ Việt Khang cũng đã bị chuyển trại từ Bố Lá sang trại Xuân Lộc, Đồng Nai.


Trung Quốc: Kiếm bộn tiền nhờ ... ô nhiễm và Châu Á sắp có giải thưởng nhiều tiền hơn Nobel


Châu Á sắp có giải thưởng nhiều tiền hơn Nobel

 Một trong những tỷ phú giàu nhất Đài Loan hôm nay đã khởi động một giải thưởng của châu Á tương đương với giải Nobel và thậm chí còn có tiền thưởng cao hơn giải thưởng danh tiếng của Thuỵ Điển.
Tỷ phú Samuel Yin
Tỷ phú Samuel Yin
Tỷ phú Samuel Yin, người đứng đầu tập đoàn Ruentex chuyên hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và xây dựng, ngày 28/1 đã công bố thành lập Giải thưởng Tang với quỹ tiền thưởng ban đầu là 103 triệu USD.
 
Ông Samuel cho hay bằng việc tài trợ số tiền trên cho Giải thưởng Tang, ông đã thực hiện được một trong những giấc mơ lớn nhất của mình.
“Tôi hi vọng giải thưởng sẽ khuyến khích nhiều nghiên cứu hơn nữa có ích cho thế giới và con người, thúc đẩy văn hoá Trung Hoa và giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn”, ông Samuel nói.
Bắt đầu vào năm 2014, các giải thưởng sẽ được trao 2 năm một lần trong 4 lĩnh vực - phát triển bền vững, khoa học sinh học, Hán học và pháp quyền - cho các cá nhân của mọi quốc tịch.
Người chiến thắng ở 4 hạng mục sẽ nhận được số tiền thưởng 1,7 triệu USD, so với 1,2 triệu tiền thưởng được trao cho mỗi chủ nhân giải Nobel.
Hãng thông tấn chính thức của Đài Loan CNA cho hay Giải thưởng Tang sẽ giúp nâng cao vị thế của Đài Loan trong cộng đồng khoa học quốc tế.
Giải thưởng Nobel được trao trong các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn học và Hoà bình.
Ông Samuel, người có các lợi ích kinh tế lớn tại Trung Quốc đại lục, được biết tới với nhiều khoản tài trợ hào phóng cho giáo dục và từ thiện tại Trung Quốc.
Tỷ phú 62 tuổi cũng từng tuyên bố sẽ tài trợ cho từ thiện 95% tài sản - ước tính trên 3 tỷ USD - sau khi ông qua đời.

Trung Quốc sắp tung 200 tàu cá ra biển Đông và Giữa thời bình, một số người TQ mở miệng là chiến tranh


Trung Quốc sắp tung 200 tàu cá ra biển Đông

29/01/2013 3:20

Bắc Kinh tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép cho cái gọi là “TP.Tam Sa” và lên kế hoạch lập đội tàu đánh bắt ở khu vực.

Ngày 28.1, báo China Daily đưa tin, giới chức của cái gọi là thành phố Tam Sa tuyên bố sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong năm nay. Họ đang lên kế hoạch đội tàu cá gồm 200 chiếc chuyên đánh bắt ở các vùng biển xung quanh “TP.Tam Sa”. Đây vốn là đơn vị hành chính phi pháp do Trung Quốc đơn phương lập ra hồi tháng 7.2012, tự cho mình quyền quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Lễ khởi công một công trình phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm
Lễ khởi công một công trình phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm  - Ảnh: Chinanews 
Ngoài ra, giới chức Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố đẩy nhanh tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng và vẽ bản đồ khu vực để có thể hoàn tất trong năm nay. “Thị trưởng Tam Sa” Tiêu Kiệt nói: “Trong năm nay, chúng tôi sẽ hoàn tất vận hành giai đoạn một của cảng mới ở đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa - NV), nhà máy lọc nước biển, nhà máy xử lý chất thải…”. Để hỗ trợ cho các kế hoạch phi pháp nói trên, Trung Quốc sẽ hoàn tất một tàu tiếp tế mang tên Tam Sa 1 có độ choán nước 8.100 tấn vào năm 2014 nhằm vận chuyển vật liệu đến đảo Phú Lâm. Các động thái này rõ ràng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự giữa lúc nước này đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và Hoa Đông. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm đánh chặn tên lửa, đồng thời tuyên bố thử nghiệm thành công máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20. Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể dùng Y-20 cho các cuộc viễn chinh, nhưng tỏ ra nghi ngờ về khả năng thật sự của loại máy bay này. Trong một diễn biến liên quan, ITAR-TASS dẫn lời đại diện Công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport bác bỏ thông tin rằng nước này đã chấp nhận đơn đặt hàng 36 máy bay ném bom Tu-22M3 trị giá 1,5 tỉ USD từ Trung Quốc.
Không lực Nhật giám sát Senkaku/Điếu Ngư
Ngày 28.1, báo Yomiuri Shimbun đưa tin Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) của Nhật vừa quyết định giám sát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 24/24 giờ nhằm ngăn chặn máy bay Trung Quốc tiếp cận. Theo đó, ASDF đã triển khai 4 máy bay được trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không và 13 máy bay do thám cảnh báo sớm E2C. Ngoài ra, ngày 27.1, Nhật đã phóng thành công 2 vệ tinh do thám vào quỹ đạo.
Cùng ngày, Trung Quốc công bố 4 sách trắng về nhiều lĩnh vực như tư pháp, môi trường, chủ quyền... Trong đó, có văn kiện “Đảo Điếu Ngư, vùng lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc” về quần đảo tranh chấp với Nhật. Tokyo chưa có phản ứng về sách trắng này

Đài loan hợp tác với Tàu công gây hấn, xâm lăng vùng đảo Điếu Ngư. và Báo Nhật: Trung Quốc đóng tàu hải giám siêu trọng 10.000 tấn


Báo Nhật: Trung Quốc đóng tàu hải giám siêu trọng 10.000 tấn

 Mạng tin “Sankei” của Nhật Bản dẫn trang điện tử của tờ “Thời báo Hoàn cầu” ngày 25/1 cho biết Trung Quốc sẽ đóng tàu hải giám cỡ 10.000 tấn để thường trú tại vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông.

 Tàu hải giám Trung Quốc và tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 Tàu hải giám Trung Quốc và tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thời báo Hoàn cầu”, tờ báo thuộc Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, dẫn nguồn tin nội bộ cho biết mục đích của việc đóng tàu siêu tải trọng này là nhằm tăng cường quản lý ở vùng biển tranh chấp với Nhật Bản nói trên.
Theo “Thời báo Hoàn cầu”, dự án đóng tàu này do một công ty ở miền Nam Trung Quốc thực hiện. Tổng chiều dài của con tàu khổng lồ này lên tới 156m và tốc độ thiết kế tối đa đạt khoảng 70km/giờ, đồng thời đây cũng là con tàu có “kích cỡ lớn nhất và tiên tiến nhất” trong số các tàu tàu hải giám mà Trung Quốc đang đóng hiện nay.
Việc Trung Quốc đóng tàu Hải giám siêu trọng được cho là bước đi gây quan ngại cho các nước láng giềng trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Hoa Đông tăng cao. Thời gian qua, các tàu hải giám Trung Quốc thường xuyên đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát.

Tới lượt Úc bị TQ cảnh báo giữa tranh chấp và Nhật đánh giá Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo"




Nhật đánh giá Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo"

 Phát biểu trước báo giới ngày 28/1, cựu đại sứ Nhật tại Trung Quốc Uichiro Niwa cho rằng Tokyo đã đánh giá sai phản ứng của Trung Quốc khi tiến hành quốc hữu hóa một phần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Người Trung Quốc biểu tình sau khi Nhật quốc hữu hóa đảo tranh chấp
Người Trung Quốc biểu tình sau khi Nhật quốc hữu hóa đảo tranh chấp

Nhận định trên được ông Uichiro Niwa đưa ra trong một cuộc họp báo liên quan đến quyết định của chính quyền cựu Thủ tướng Yoshihiko Noda trong việc quốc hữu hóa 3 hòn đảo trong quần đảo tranh chấp hồi tháng 9 năm ngoái.

“Tôi không biết vì sao một quyết định như vậy lại được đưa ra một cách vội vã vào một thời điểm như vậy”, hãng tin AFP trích lời ông Niwa. Vào thời điểm đó chính quyền của ông Noda khẳng định việc quốc hữu hóa này chỉ có tính chất hành chính là chuyển quyền sở hữu những hòn đảo không người ở trên biển Hoa Đông từ một cá nhân sang cho chính phủ.

Tokyo cũng không giấu giếm thực tế rằng họ muốn đi trước nỗ lực mua lại các hòn đảo này của chính trị gia theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Shintaro Ishihara, người khi đó giữ chức thị trưởng Tokyo, điều mà chính phủ của ông Noda tin rằng còn khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội hơn. 

“Chính phủ Nhật đã chuyển nhượng quyền sở hữu từ một cá nhân sang cho nhà nước trên cơ sở luật pháp trong nước. Nhưng một khi vấn đề có liên quan tới các vùng biển tranh chấp, nó sẽ trở thành một vấn đề ngoại giao”, ông Niwa khẳng định. “Tôi nghĩ Nhật Bản lẽ ra phải xem xét nghiêm túc hơn và có một sự giải thích về mặt ngoại giao với Trung Quốc”. 

Theo ông Niwa, hành động trên của ông Noda đã khiến Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào "mất mặt" bởi nó diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Hồ Cầm Đào cảnh báo Nhật.

TQ lo ngại Nhật Bản tăng cường quân sự và Nhật 160 lần chặn máy bay TQ


Nhật 160 lần chặn máy bay TQ

Các máy bay thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã được điều động với số lần kỷ lục - 160 lần - từ tháng 4 đến tháng 12/2012 để chặn máy bay Trung Quốc tiếp cận không phận Nhật.


Máy bay Nhật tuần tra ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Asahi

So với năm ngoái, con số này cao hơn 17 lần. “Con số thống kê phản ánh các hành động ngày càng gia tăng của tàu thuyền, máy bay Trung Quốc ở Hoa Đông”, tướng Shigeru Iwasaki, tham mưu trưởng SDF nói tại một cuộc họp báo cuối tuần. “Chúng ta phải theo dõi sát sao mọi động thái từ trung đến dài hạn”.
Chỉ riêng trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2012, số lần máy bay chiến đấu được điều động là 91 lần. Đây cũng là lúc quan hệ Trung - Nhật suy giảm mạnh sau khi chính phủ Nhật quyết định và hoàn tất việc mua ba trong số nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quần đảo này do Nhật kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đưa ra khẳng định chủ quyền. 
Các máy bay cảnh báo sớm của quân đội Trung Quốc với hệ thống rađa hiện đại chiếm phần lớn nhất trong số máy bay Trung Quốc bị Nhật chặn lại. Các máy bay này dễ dàng áp sát không phận Nhật để thu thập thông tin.
Ngày 13/12, máy bay Y-12 của Cục quản lý đại dương Trung Quốc đã xâm nhập không phận Nhật thuộc phía nam đảo Uotsurishima - hòn đảo lớn nhất của Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần đầu tiên, máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật. Kể từ sau đó, Y-12 đã nhiều lần xâm phạm khu vực phòng không được xác định, buộc SDF phải điều máy bay chiến đấu ngăn chặn.
Mới đây, Nhật tuyên bố, họ có thể bắn cảnh báo để ngăn chặn máy bay nước ngoài vi phạm không phận xung quanh quần đảo tranh chấp. Quan chức Nhật đưa ra khẳng định này sau khi các máy bay chiến đấu Trung Quốc gần đây xuất hiện ở khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. Giới phân tích tin rằng, đây là lần đầu tiên máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc dính líu ở vùng tranh chấp kể từ khi căng thẳng hai bên gia tăng hồi tháng 9 vừa qua.

Nhật Bản đổi mới quốc phòng đối phó Triều Tiên và Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phépTrung Quốc và


Nhật Bản đổi mới quốc phòng đối phó Triều Tiên và Trung Quốc

Chính phủ Nhật Bản ngày 25/1 đã quyết định sẽ soạn thảo chương trình quốc phòng mới vào cuối năm nay nhằm tăng cường lực lượng vũ trang trong bối cảnh Triều Tiên và Trung Quốc ngày càng tăng cường năng lực quân sự.

 Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản khiến
Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản khiến  Tokyo  phải điều chỉnh lại chính sách quốc phòng.
 
Quyết định mới nhất này của nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đồng nghĩa sẽ từ bỏ chương trình do chính phủ tiền nhiệm soạn thảo năm 2010 trong lĩnh vực này. Tài liệu cũ trù định việc cắt giảm lực lượng vũ trang và chi tiêu quân sự với mục đích giảm nợ công. Tuy nhiên, chương trình mới trong lĩnh vực này sẽ được thực hiện trước khi kết thúc năm, còn bây giờ chúng sẽ được thay thế bằng chính sách quốc phòng tạm thời của chính phủ, được thông qua trong cuộc họp nội các cùng ngày.
 
Chính sách này sẽ được phản ánh trong tiến trình soạn thảo ngân sách cho năm tài chính 2013 bắt đầu từ tháng 4.  Tokyo  có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua. Chính sách tạm thời qui định rằng Nhật Bản sẽ tăng khả năng phòng thủ để bảo vệ lãnh thổ và tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ do Triều Tiên vẫn là "nhân tố bất ổn" ở khu vực và do "các hoạt động gia tăng" của Trung Quốc ở vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản. Tại cuộc họp, các bộ trưởng đều nhấn mạnh sự cần thiết đảm bảo quyền bất khả xâm phạm biên giới, lãnh hải và không phận quốc gia trong tình hình mới.

Trung Quốc gây sốc bằng lá chắn tên lửa mới và Trung Quốc diễn tập tàu ngầm ở Biển Đông



Hãng tin Tân Hoa Xã loan tin Trung Quốc đã thử nghiệm thành công công nghệ quân sự nhằm phá hủy các tên lửa tầm trung.


Hình minh họa hệ thống đánh chặn tên lửa tầm trung mà Trung Quốc thử nghiệm
Vụ thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc là năm 2010. Hãng tin Reuters cho rằng, động thái này của Bắc Kinh có thể khiến các quốc gia láng giềng e ngại.
Bản tin ngắn của Tân Hoa Xã nói rằng quân đội nước này đã tiến hành 'thử nghiệm hệ thống đánh chặn trên mặt đất các loại tên lửa tầm trung trong lãnh thổ của họ'.
"Vụ thử nghiệm đã đạt được mục tiêu đề ra trước đó" - THX trích lời một quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
"Vụ thử nghiệm có bản chất tự vệ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác" - THX cho hay.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc không nói rõ loại tên lửa hoặc vật thể đã được thử nghiệm lần này.
"Mặc dù giới chức quân đội không đưa ra thông tin chi tiết về vụ thử, các chuyên gia trong hệ thống vũ khí nói rằng một vụ thử nghiệm như vậy có thể tạo nên lá chắn cho phòng không Trung Quốc bằng việc đánh chặn các đầu đạn đang bay tới không phận của họ, chẳng hạn như các tên lửa đạn đạo" - trích bài báo trên THX.
Các quan chức và tài liệu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần đây đều cho rằng việc phát triển công nghệ đánh chặn tên lửa là một trong những trọng tâm trong chi tiêu quân sự của Trung Quốc.
Sau nhiều năm, số tiền đầu tư cho hạng mục này đã được tăng lên thành hai con số.
Trong một động thái quân sự khác, Trung Quốc cũng tiến hành bay thử loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất từ trước tới nay là Y-20.

Trung Quốc thử nghiệm đánh chặn tên lửa và Báo chí Trung Quốc “mổ xẻ” siêu máy bay vận tải Y-20



Trung Quốc thử nghiệm đánh chặn tên lửa

Trung Quốc đã thử nghiệm công nghệ quân sự mới nhằm phá huỷ các tên lửa trên không sau cuộc thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010, trong một động thái có thể khiến các nước láng giềng lo ngại.
Quân đội Trung Quốc trong một cuộc diễu binh
Các xe quân sự trong một cuộc diễu binh của Trung Quốc.
Hãng tin Xinhua cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành một “vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa mặt đất bên trong lãnh thổ nước này”.
“Vụ thử nghiệm đã đạt mục tiêu đề ra. Vụ phóng chỉ mang tính phòng vệ và không nhằm vào quốc gia nào”, Xinhua dẫn lời một nguồn tin giấu tên từ Bộ quốc phòng Trung Quốc.
Tuy nhiên, Xinhua không nói rõi liệu có bất kỳ tên lửa hay vật thể nào bị phá huỷ trong cuộc thử nghiệm hay không.
“Mặc dù không có tin chi tiết nào nữa về vụ thử nghiệm được giới chức quân đội công bố, nhưng các chuyên gia vũ khí cho rằng một cuộc thử nghiệm như vậy có thể xây dựng lá chắn cho các hệ thống phòng không bằng việc đánh chặn các đầu đạn đang bay tới như các tên lửa đạn đạo trong vũ trụ”, Xinhua nói thêm.
Đây là lần thứ 2 Trung Quốc tiến hành một vụ đánh chặn tên lửa như vậy. Một vụ thử nghiệm tương tự đã được tiến hành vào ngày 1/11/2010.

Trung Quốc nhúng tay vào biển Bắc Cực



Đói tài nguyên thiên nhiên nên Trung Quốc đang tích cực khai thác Bắc Cực. Ngại thế giới lo ngại trước tham vọng của mình, Bắc Kinh chuyển sang cách tiếp cận mềm hơn: nhấn mạnh thăm dò và nghiên cứu hơn là khai thác.

Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc từng đi qua Bắc Băng Dương 5 lần. Ảnh: Getty Images.
Trung Quốc mon men vào biển Bắc Cực hồi mùa hè năm 1999, khi tàu phá băng khổng lồ Xue Long (Tuyết Long - Rồng Tuyết) của nước này bất ngờ cập cảng gần cửa sông Mackenzie của Canada đổ ra Bắc Bắc Dương, mà lực lượng tuần duyên nước này không hay biết.
Tuyết Long dài 170m, nặng 21.000 tấn thông báo với nhà chức trách Canada ý định bơi vào vùng biển Bắc Cực của nước này, nhưng không được thông qua.
Ngày nay, sự xuất hiện bất ngờ như vậy có lẽ không xảy ra, vì các quốc gia quanh Bắc Cực thường xuyên cảnh giác với những vị khách đến từ Trung Quốc.
“Mối quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực làm gia tăng sự quan ngại, thậm chí sự báo động trong cộng đồng quốc tế”, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm nhận định.
Các nhà phân tích nhận định: Trung Quốc đang đói tài nguyên thiên nhiên mà Bắc Cực thì giàu tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn khẳng định mối quan tâm của mình trong khu vực trước hết là vì mục đích nghiên cứu, rằng Bắc Cực có thể soi tỏ một số vấn đề về biến đổi khí hậu, gợi mở những tuyến hàng hải hữu ích…
Theo các nhà phân tích, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có chiến lược chính thức về Bắc Cực, không nói nhiều về nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, nhất là vì nước này hiện có thể kiếm được tài nguyên thiên nhiên ở nơi khác, như châu Phi.

Thursday, January 17, 2013

Giấc Mơ Nước Mỹ :Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!


Tác giả : Nguyên Giang 
Bài dự viết về nước Mỹ gửi từ Sài Gòn bằng email, được đăng nguyên văn, không thêm bớt.
Bài viết ngắn, tác giả 30 tuổi, cho biết đây là những câu hỏi mong được các chú bác anh em ở Mỹ trả lời.Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!

Đó là điều mơ ước cháy bỏng của tôi từ khi biết nhận thức sau khi rời Trung Học để bước vào đời. Vì sao ư? Để tôi tìm hiểu về nền văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế của nước này. Để tôi tự trả lời cho nhiều câu hỏi cứ thôi thúc trong đầu mình bao nhiêu năm qua từ khi tôi biết nhận thức về đời sống.

Tôi muốn đến Mỹ, để tôi hỏi vì sao đồng bào tôi có mặt ở đây, và sự ra đi này kéo dài hơn một thế hệ rồi, mà đến bây giờ hằng ngày đi ngang Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn vẫn còn lũ lượt người chờ đợi một tấm vé đặt chân vào Mỹ, dù đất nước Việt tôi đã im tiếng súng đã lâu, từ khi tôi chưa chào đời.

Tôi muốn đến Mỹ xem coi có phải đó là Thiên Đường không mà đồng bào tôi, bạn bè tôi sau khi định cư vài năm có trở về thăm quê họ như một con người khác, lịch sự nhã nhặn, có kiến thức giỏi giang hơn rất nhiều. Tôi tự hỏi điều gì đã làm nên đôi hia bảy dăm đó?

Tôi muốn đi để hỏi các cô gái lấy chồng “Việt Kiều Mỹ” niềm vui rạng ngời hơn các cô gái phải bán thân đi Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia?

Tuesday, January 15, 2013

Pháp lên án Việt Nam về bản án đối với 14 nhà hoạt động Công giáo



14 người Công giáo và Tin Lành bị cáo buộc 'thực hiện các hành động nhằm lật đổ chính quyền' (ảnh: thanhnienconggiao).
Cùng với Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, chính phủ Pháp ngày 11/1 mạnh mẽ chỉ trích các bản án lên tới tổng cộng 83 năm tù mà Tòa án Nhân dân Nghệ An tuyên phạt 14 nhà hoạt động trẻ hôm 9/1 về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’

Thông cáo trên trang web Bộ Ngoại giao Pháp nêu rằng trong những tháng gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa ra các bản án nặng tay tương tự đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền.

Chính phủ Pháp nói những quyết định như thế xâm phạm nghiêm trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do lập hội của công dân.

Pháp nhắc nhở Hà Nội các quyền tự do này được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên ký kết. Chính phủ Pháp cũng lưu ý rằng Hiệp hội các nước Đông Nam Á cũng vừa thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền nhằm đảm bảo tôn trọng nhân quyền tại các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

Hoa Đông sắp có nhiều ‘sóng dữ’ trong 2013?




Căng thẳng tiếp tục leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc với tâm điểm là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. 
Nhật Bản và Trung Quốc đều đã tung máy bay chiến đấu lên trời để thị uyTruyền thông Trung Quốc cho hay các bản đồ cũ với kiểu định dạng theo chiều ngang chỉ ghi tên các quần đảo lớn như Trung Sa, Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa, Trường Sa theo cách gọi Việt Nam).

Trong khi đó, bản đồ mới theo chiều dọc dánh dấu rõ ràng ‘các đảo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông’ và chứng tỏ ‘mối liên hệ về địa lý với các đảo quốc cũng như các đảo và đảo nhỏ xung quanh’.

Giới chức Trung Quốc nói bản đồ mới vai trò thiết yếu trong việc củng cố nhận thức của nhân dân Trung Quốc về vấn đề chủ quyền, bảo vệ quyền hàng hải và lợi ích quốc gia, đồng thời khẳng định quan điểm ngoại giao chính trị của Bắc Kinh.

Chưa thấy phản hồi chính thức của chính phủ Việt Nam về việc này.

 Nguồn: The ChosunIlbo, Xinhua, Manila Standard Today



TÀU CỘNG KÊU GỌI VIỆT NAM TRỞ VỂ VỚI TỔ QUỐC TRUNG HOA


Việt Nam 18.4.2010
Chim Hải Âu

" Trong tài liệu tối mật của Tổng cục Hoa Nam và Tổng cục II (TINH BAO QUAN DOI) Việt Nam đã tiết lộ âm mưu giữa hai cục Tình báo Trung Cộng và CSVN về mưu đồ thôn tính Việt Nam.

Theo lời phát biểu của Lương tư Lệnh trong cuộc liên hoan giữa hai Tổng cục, ta thấy được những vần đề mà chúng tôi tạm tóm lược như sau:

" 1.- Tổng Cục Hoa Nam Kêu gọi Việt Nam,- được cho là một quận huyện cũ của Trung quốc – trở về với Tổ quốc Trung Hoa để Trung Hoa xuất vốn cho mà khai thác tài nguyên, cho nước được giàu mạnh, khi có thêm Việt Nam thì Trung quốc sẽ thêm vĩ đại, hơn là đi với cọp giấy Mỹ, Lương Tư Lệnh đoan quyết trước sau gì cũng tới giai đoạn VN phải trở về !

2.- Những mưu mô thâm độc của Trung Nam Hải chỉ dạy cho CSVN tiêu diệt tinh thần độc lâp, tự trị, tinh thần Dân tộc để tiêu diệt những thành phần CS chống Trung Cộng, thành phần trí thức, những thành phần đang vận động cho phong trào dân chủ., nhân quyền…

3.- Hồ Cẩm Đào hứa với Nông Đức Mạnh sẽ giúp những phương tiện như xe tăng, công an với vũ trang hiện đại để tiêu diệt tinh thần Việt Nam… như vụ Thiên An môn, để bảo vệ ngôi vị và tương lai cho con cháu họ, cứ hỏi Nông đồng chí (Nông Đức Mạnh) và Hồ đồng chí (Hồ Cẩm Đào) đã hứa hẹn với nhau những gì để bảo vệ ngôi vị cho nhau và cả tương lai của con cháu nữa thì mới rõ âm mưu!.

4.- Vấn đề còn lại là mô hình quản trị Việt nam: Tự trị hay một Tỉnh của Trung quốc.”

Có điều nên để ý là: Không kể Hiên Viên Hoàng đế là nòi Du mục từ Tây Bắc qua, tràn xuống Sông Hoàng Hà đánh bại Si Vưu,còn Tần Thuỷ Hoàng là nòi Tây Nhung của Tứ Di, cũng như Hán Vũ Đế khi lên ngôi tự xưng là Hán Man tức là Man Di cũng thuộc đại chủng Việt, đến thời nay Hồ Chí Minh thuộc nòi Kinh ?, cũng như Nông Đức Mạnh thuộc nòi Choang ( Tức Thái ) đều thuộc đại chủng Việt.

Saturday, January 12, 2013

Trung Quốc phát hành bản đồ đầu tiên với toàn bộ các đảo trên Biển Đông






Quyết tâm đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc bị nhiều quốc gia phản đối.Thanh Phương / RFI
Vào lúc căng thẳng gia tăng do tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước láng giềng, Trung Quốc lần đầu tiên đã phát hành các bản đồ thể hiện toàn bộ các đảo ở Biển Đông, cũng như các đảo đang tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông. Hôm qua, 11/01/2013, Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) thông báo vừa phát hành bản đồ mới của Trung Quốc, với định dạng chiều dọc, lần đầu tiên có đánh dấu rõ toàn bộ 130 đảo lớn nhỏ ở Biển Đông.

Friday, January 11, 2013

Blogger Việt Nam tố cáo các viên chức chính quyền tấn công tình dục


cpj2January 7, 2013 – Shawn W. Crispin / Đại diện CPJ ở khu vực Đông Nam Á – Việt Nam đàn áp các blogger độc lập đã đạt mức thậm tệ hơn trong những ngày gần đây với các báo cáo về bạo lực tình dục gây ra bởi các viên chức nhà nước đối với một nhà báo online có tiếng.
Trong một bài tự thuật gây xôn xao đăng trên trang blog tập thể Danlambao hôm thứ sáu, Nguyễn Hoàng Vi đã mô tả chi tiết việc bị các công an đánh đập và lột đồ cô ra và ra lệnh cho y tá thực hiện khám xét chỗ kín của cô trong khi cô  bị câu lưu vào ngày 28 tháng 12 tại Phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.
Theo những điều nhớ lại của cô về phản kháng sự xúc phạm, công an cho biết họ nghi ngờ cô giấu “tang vật phạm pháp” trong người và các nhân viên khác đã quay phim lại khi họ dùng bạo lực lột đồ cô. Y tá, sau khi từ chối ban đầu, đã buộc phải tiến hành việc khám xét. Vi viết trong một bài rằng:
    “Họ yêu cầu tôi ngoan ngoãn hợp tác nhưng bị tôi từ chối. Họ cưỡng chế, khiêng tôi đặt nằm trên bàn rồi bắt đầu khống chế tay chân để lột hết đồ trên người tôi. Tôi cố gắng dùng hết sức chống cự lại họ khiến có mấy lần họ bị tôi đá văng vào tường. Họ cũng có bị tôi cào cấu vào tay và bị tôi nắm tóc kéo nữa. Nhưng sức 1 người không thể nào làm lại 4 người họ, cuối cùng họ cũng lột sạch đồ trên người. Họ còn dùng tay chọc vào chỗ kín khiến tôi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần”. 

Phóng viên Không Biên giới có thể chứng minh blogger bị kết án Paulus Lê Sơn vô tội


Hình Paulus Lê Sơn đang tham dự chương trình đào tạo của Phóng viên Không Biên giới ở Bangkok vào tháng 7/2011.
Hình Paulus Lê Sơn đang tham dự chương trình đào tạo của Phóng viên Không Biên giới ở Bangkok vào tháng 7/2011.
Ngày 11/1/2013 – Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng bởi sự buộc tội vô căn cứ của tòa án thành phố Vinh, phía bắc VN, dành cho tám blogger và những người bất đồng chính kiến ​​online. Họ nằm trong số tổng cộng 14 nhà hoạt động Công giáo bị kết án phạt tù từ 3 đến 13 năm.
Tổ chức chủ trương tự do báo chí chúng tôi sẵn sàng chứng minh sự vô tội của blogger Paulus Lê Sơn, bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động của đảng đối lập Việt Tân ở Bangkok vào năm 2011.
“Chúng tôi có bằng chứng cho thấy các nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng sự giả trá để buộc tội các blogger chỉ trích họ”, thông cáo cho biết.
Paulus Lê Văn Sơn đã không hề tham gia vào khóa học của Việt Tân từ 25 đến 30/7/2011 với lý do đơn giản rằng anh đã tham dự một chương trình đào tạo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới tại Bangkok. Đây là chương trình đào tạo cho các blogger của nhiều nước Đông Nam Á về quản lý mạng xã hội và danh tiếng online [e-reputation: độ tín nhiệm, sự tiếng tăm, quan điểm tư tưởng, tầm ảnh hưởng của cá nhân, công ty, tổ chức  được tìm hiểu bằng công cụ tìm kiếm trên mạng - ND ].
Sự buộc tội này chỉ thể hiện bệnh hoang tưởng của các cơ quan có thẩm quyền, không chỉ theo dõi từng chuyển động của các công dân mà còn nuôi dưỡng thông tin sai lạc bởi mạng lưới tình báo”.
“Bảy blogger kia đã bị kết án vì những lý do sai lạc như nhau: không ai trong số họ làm việc nhằm lật đổ chính quyền. Thực tế, họ đang trả cái giá bị chính quyền săn đuổi bách hại, buộc họ im tiếng chỉ trích​​, nó luôn đè lên các blogger, đặc biệt là tín đồ Thiên Chúa giáo”.
Tổ chức này nói tiếp: “Chúng tôi cực lực phản đối bản án của Paulus Lê Sơn và 7 blogger khác và kêu gọi thả họ ngay tức khắc”.

Sunday, January 6, 2013

Mất Nước Ở Biển Đông: Niềm Đau Từ Một Sự Sai Lầm Trong Lãnh Đạo Đất Nước



Biển Khơi Đó Là Của Việt Nam Chúng Ta

Có thể nói trong lịch sử của Việt Nam chúng ta không có một sự sai lầm hay sơ suất nào lớn lao như sự sai lầm đưa đến “sự mất nước ở Biển Đông” như hiện nay. Bởi vì, nguyên nhân của sự “mất nước ở Biển Đông” này không phải chỉ là do sự chủ động bành trướng xâm chiếm của phía Trung Quốc mà còn là do sự “hổ trợ phụ giúp từ căn bản” cho sự xâm chiếm này từ phía đảng Cộng Sản Việt Nam.

Mà đau đớn thay cho “hậu quả của sự hõ trợ này” là cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, do ông cha chúng ta đã khổ công gầy dựng xây đắp đến ngày nay, cũng đã bị Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm như đang được thấy rành rành trước mắt hiện nay.

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử cúa Việt Nam, dù có phải trải qua nhiều thời kỳ cay nghiệt bị ngoại bang đô hộ hay chìm đắm trong khói lữa binh đao của việc huynh đệ tương tàn, nhưng một khi người dân nhìn ra biển khơì thì vẫn biết đó là biển khơi của Việt Nam, là của đất nước.

Nhưng, ngày nay, khi nhìn ra biển khơi, thì vẫn là màu nước biển như xưa kia nhưng không ai cón có thể nghĩ được điều tất nhiên đó là như trước đây. Đúng vậy, chúng ta đang bị mất nước ở Biển Đông. Đây là một niềm đau vô cùng cho đất nước và cho cả dân tộc.

Đối Thoại Hay Không Đối Thoại với Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam_TS.Nguyễn Ngọc Sẵng.



                                                       TS.Nguyễn Ngọc Sẵng
 
                                                  
                                              
 Gần đây, ở hải ngoại xuất hiện mộ số thảo luận liên quan đến vấn đề đối thoại với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam do Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn gợi lên với sự trợ giúp, hỗ trợ của một số người Việt nhân danh người Mỹ gốc Việt, hay cá nhân từ các hội đoàn, đảng phái chánh trị.  Đây là một vấn đề cần được nhìn trên nhiều khía cạnh, cần phân tích kỹ lưỡng trước khi quyết định.
 
Trên khía cạnh lịch sử, kể từ khi đảng cộng sản Việt Nam thành lập, tranh đấu để cướp chánh quyền, đến lúc họ chiếm được trọn đất nước.  Trong suốt quá trình 45 năm đó, họ đã tổ chức, tham dự biết bao nhiêu cuộc đối thoại với những người Việt từ các phía, những người ngoại quốc liên quan đến chiến tranh Việt Nam, chúng ta thấy họ đã làm gì trong đối thoại, và kết qủa các cuộc đối thoại đó đi về đâu, và phục vụ cho ai.  Chúng ta nên nhìn lịch sử như một bài học quí gía của quá khứ để làm bài học cho hiện tại, và sự chỉ đường cho tương lai.
 
Trên khía cạnh đoàn kết quốc gia để chống ngoại xăm, nếu người cộng sản thực tâm vì quyền lợi quốc gia, dân tộc, họ phải chứng minh bằng hành động thực sự, thực tâm muốn đối thoại.  Từ đó cuộc đối thoại sẽ tiến hành và cơ may đưa đến sự đoàn kết các thành phần dân tộc để bảo vệ đất nước, chống ngoại xăm có cơ may thành hình.

Wednesday, January 2, 2013

Sinh viên phản ứng về bài giảng lịch sử: “Đế quốc Mỹ xâm lược”



longtutrong
Thư gửi cô giáo của một SinhVien năm thứ 2 Khoa học Xã hội Nhân Văn Sài Gòn.
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô, mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…
Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà ! Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh…”
Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.
Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô !  Em nghĩ như vậy.”
Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi… Em nhớ, nghe xong lời em, Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc !” rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay…”