Trung Quốc lấy “vài quần đảo và đảo nhỏ" đổi danh dự?
Một lần nữa Bắc Kinh lại lên tiếng thanh minh về việc thế giới nghĩ mình đang độc chiếm Biển Đông.
Phát biểu ngày 26/8 với báo giới Singapore nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ông Lý Hiển Long khẳng định Singapore duy trì một lập trường nhất quán và bày tỏ hy vọng rằng tất cả các nước sẽ ôn hòa và kiềm chế, đồng thời duy trì một môi trường hòa bình, không căng thẳng tại Đông Nam Á.
Nhà lãnh đạo Singapore nêu rõ tất cả các nước trong khu vực sẽ bị tác động xấu nếu có căng thẳng hoặc va chạm xảy ra.
Thủ tướng Singapore cho biết, tại buổi gặp người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường vào sáng 26/8, hai bên đã trao đổi “rất thẳng thắn” về nhiều vấn đề liên quan tới quan hệ song phương.
Trong hội thảo quốc tế Tương lai châu Á do tờ Sankei tổ chức tại Nhật Bản hôm 23/5, Ông Lý Hiển Long cũng bày tỏ: "Trung Quốc có thể kiếm được cái gì đó ở Senkaku hoặc Biển Đông, nhưng Trung Quốc sẽ mất đi danh dự cũng như địa vị của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, những điều này Bắc Kinh cần cân nhắc kỹ càng."
Phát biểu này của Thủ tướng Singapore ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của Bắc Kinh cũng như giới truyền thông Trung Quốc.
Trang China.org.cn thuộc Văn phòng Thông tin chính phủ Trung Quốc lãnh đạo, Cục Sự nghiệp phát hành xuất bản ngoại văn Trung Quốc trực tiếp quản lý, đã có một bài viết phân trần về sự hiểu lầm mà thế giới đang dành cho quốc gia này.
Bài viết cho rằng ộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và "một số nước Đông Nam Á" đã hiểu sai khái niệm "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, đặc biệt gắn với các vùng biển tranh chấp, cụ thể là Biển Đông.
Trung Quốc thành lập trái phép thành phố Tam Sa nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam |
Trong bài viết, China.org.cn khẳng định: "Không có tài liệu chính thức hay tuyên bố chính thức nào của Trung Quốc yêu sách chủ quyền toàn bộ Biển Đông, họ chỉ yêu sách chủ quyền đối với một số quần đảo và đảo nhỏ ở Biển Đông và Trung Quốc chủ trương giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại.
Trung Quốc cam kết tôn trọng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sẽ duy trì tự do hàng hải trên vùng biển này"
Bài viết cũng tráo trở rằng do một số quốc gia lo lắng về sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc nên đã thúc đẩy tranh chấp lãnh thổ, vốn là chủ quyền không thể chối cãi được của nước này. Chính các quốc gia này mới là người tạo nên sóng gió cho Biển Đông và Trung Quốc chỉ là người gánh chịu hậu quả của một hình thức ngoại giao tinh vi.
Có thể thấy, bài viết đã ngụy biện cho chính sách của Bắc Kinh một cách thiếu logic theo cách quen thuộc, biến thủ phạm thành nạn nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói gì với 4 nước ASEAN
Cùng thời điểm Trung Quốc đang phân bua câu nói của Thủ tướng Lý Hiển Long, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có chuyến công du 4 nước Đông Nam Á, tái khẳng định quyết tâm chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hussein |
Trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia vào sáng nay, ông Hagel tuyên bố Mỹ cam kết tăng cường quan hệ quân sự với Malaysia, giúp quân đội Malaysia nâng cao năng lực trên các lĩnh vực: hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thiên tai, gìn giữ hòa bình, an ninh hàng hải, chống khủng bố.
Sau chuyến thăm Malaysia, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đến thăm Indonesia, Philippines và dự Hội nghị cấp Bộ trưởng quốc phòng ASEAN diễn ra tại Brunây.
Tại Philippines, Bộ trưởng Hagel sẽ thảo luận với các quan chức Philippines về những nguyên tắc triển khai thêm binh sĩ và cơ sở quân sự tạm thời của Mỹ tại Philippines.
Trong chuyến thăm Indonesia lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng sẽ bàn thảo với người đồng cấp về vấn đề chuyển giao trực thăng chiến đấu Apache và những hợp đồng vũ khí khác với Indonesia.
Với chiến lược “xoay trục” về châu Á –Thái Binh Dương, Mỹ có ý định bổ sung thêm tàu chiến cho Lực lượng Hải quân cũng như tăng cường các tàu chiến cho lực lượng đồn trú luân phiên trong khu vực.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã tuyên bố nước Mỹ sẽ kiên quyết ủng hộ đồng minh Nhật Bản và lợi ích của đồng minh trên những vùng biển này cũng chính là lợi ích của nước Mỹ.
“Hậu bối” của La Viện bố láo đòi “chấp” cả ASEAN trên Biển Đông .
Tư duy tự mãn và ngông cuồng này về vấn đề Biển Đông được đại tá, chuyên gia chiến lược biển của Trung Quốc Lý Kiệt bộc lộ trong bài phỏng vấn đăng trên trang mạng Sina.
Trong bài viết, Lý Kiệt nhận định rằng thời gian gần đây, tình hình Biển Hoa Đông không yên ổn vì sự quấy rối từ phía Nhật Bản dưới sự chỉ đạo của phe cánh hữu, cùng sự hậu thuẫn lớn từ phía sau của Mỹ. Theo Lý Kiệt, báo chí và dư luận Trung Quốc nhiều người cho rằng tình hình ở Hoa Đông là vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết. Nhưng theo quan điểm cá nhân của viên đại tá này thì Biển Đông mới là khu vực phức tạp và quan trọng bậc nhất.
Lý Kiệt cáo buộc rằng có "một nước rất lớn" (ám chỉ Mỹ) "dung túng cho các nước đồng minh (đặc biệt là Phillipines) cùng các nước Đông Nam Á liên tục gây hấn với Trung Quốc ở Biển Đông". Nhưng theo Lý Kiệt thì "mục đích và tham vọng của các nước này khác nhau, không đoàn kết nên dễ bề cho Trung Quốc ứng phó".
Lý Kiệt còn liệt kê hàng loạt nước lớn muốn tham gia "chọc ngoáy" ở Biển Đông như Nga, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản. Nhưng theo nhận định của người luôn hãnh diện với cái mác “chuyên gia chiến lược biển Trung Quốc” thì “các nước này rất khó cùng nhau chịu nghe lời Mỹ để đoàn kết, bởi mục đích tham gia của của các nước là khác nhau."
Không thể đưa ra bằng chứng cụ thể nào, nhưng Lý Kiệt vẫn mạnh miệng lý luận rằng “Số đông các nước có quyền lợi trực tiếp ở khu vực Đông Nam Á trước nay vẫn chưa đoàn kết thật sự, thậm chí giữa các nước còn có sự tranh chấp. Điều này rất có lợi cho kế sách ‘chia để trị’ và phân hoá nhỏ đối thủ của Trung Quốc”.
Và để chốt lại bài trả lời phỏng vấn, Lý Kiệt ngạo mạn nhận định tuy các nước Đông Nam Á gần đây có sự đầu tư về quân sự, nhưng xét về tổng thể sức mạnh thì dù các nước có liên kết lại cũng vẫn nằm ở "cửa dưới" so với Trung Quốc.
Lý Kiệt cũng khẳng định Trung Quốc giờ đã phần nào có được kinh nghiệm xử lý các vụ tranh chấp ở khu vực Biển Đông, thể hiện rõ qua những vụ quấy phá và đối đầu với Phillipines khi Trung Quốc nhờ có sức mạnh vượt trội, đi kèm những màn khoe cơ bắp bằng tập trận hùng hậu đã mang về thành công lớn.
“Chuyên gia” này còn cho rằng, chỉ cần Trung Quốc tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự và ảnh hưởng kinh tế, đồng thời thể hiện rõ tham vọng thì sớm muộn sẽ khống chế được vùng biển phức tạp này.
Từ nhận định đầy chủ quan và kẻ cả cho rằng tàu sân bay của Nhật không đủ tư cách so sánh với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của nước mình đến bài trả lời phỏng vấn ngạo mạn và hiếu chiến lần này, Lý Kiệt đã tự bước vào hàng ngũ “diều hâu” của quân đội Trung Quốc, chuyên dùng “hỏa lực mồm” gây rối.
Chỉ có điều, con diều hâu ít tiếng tăm hơn La Viện này đã tự bóc trần bộ mặt “xấu xí” của Trung Quốc trên Biển Đông khi đưa ra những kế sách như “tăng cường sức mạnh quân sự”, “thể hiện tham vọng”…, trong khi truyền thông và giới ngoại giao nước này liên tục ra rả luận điệu rằng “Trung Quốc chủ trương giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại”, và rằng “Trung Quốc cam kết tôn trọng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông” để che đậy sự “xấu xí” đó.Lý Kiệt cáo buộc rằng có "một nước rất lớn" (ám chỉ Mỹ) "dung túng cho các nước đồng minh (đặc biệt là Phillipines) cùng các nước Đông Nam Á liên tục gây hấn với Trung Quốc ở Biển Đông". Nhưng theo Lý Kiệt thì "mục đích và tham vọng của các nước này khác nhau, không đoàn kết nên dễ bề cho Trung Quốc ứng phó".
Lý Kiệt còn liệt kê hàng loạt nước lớn muốn tham gia "chọc ngoáy" ở Biển Đông như Nga, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản. Nhưng theo nhận định của người luôn hãnh diện với cái mác “chuyên gia chiến lược biển Trung Quốc” thì “các nước này rất khó cùng nhau chịu nghe lời Mỹ để đoàn kết, bởi mục đích tham gia của của các nước là khác nhau."
Không thể đưa ra bằng chứng cụ thể nào, nhưng Lý Kiệt vẫn mạnh miệng lý luận rằng “Số đông các nước có quyền lợi trực tiếp ở khu vực Đông Nam Á trước nay vẫn chưa đoàn kết thật sự, thậm chí giữa các nước còn có sự tranh chấp. Điều này rất có lợi cho kế sách ‘chia để trị’ và phân hoá nhỏ đối thủ của Trung Quốc”.
Và để chốt lại bài trả lời phỏng vấn, Lý Kiệt ngạo mạn nhận định tuy các nước Đông Nam Á gần đây có sự đầu tư về quân sự, nhưng xét về tổng thể sức mạnh thì dù các nước có liên kết lại cũng vẫn nằm ở "cửa dưới" so với Trung Quốc.
Lý Kiệt cũng khẳng định Trung Quốc giờ đã phần nào có được kinh nghiệm xử lý các vụ tranh chấp ở khu vực Biển Đông, thể hiện rõ qua những vụ quấy phá và đối đầu với Phillipines khi Trung Quốc nhờ có sức mạnh vượt trội, đi kèm những màn khoe cơ bắp bằng tập trận hùng hậu đã mang về thành công lớn.
“Chuyên gia” này còn cho rằng, chỉ cần Trung Quốc tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự và ảnh hưởng kinh tế, đồng thời thể hiện rõ tham vọng thì sớm muộn sẽ khống chế được vùng biển phức tạp này.
Từ nhận định đầy chủ quan và kẻ cả cho rằng tàu sân bay của Nhật không đủ tư cách so sánh với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của nước mình đến bài trả lời phỏng vấn ngạo mạn và hiếu chiến lần này, Lý Kiệt đã tự bước vào hàng ngũ “diều hâu” của quân đội Trung Quốc, chuyên dùng “hỏa lực mồm” gây rối.
Anh Tuấn - theo Trí Thức Trẻ | 27/08/2013
No comments:
Post a Comment