Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
Nhắc tới tựa 'Chống ông Sang vì 'hận thù', 'thu nhập'?' của BBC hôm 28/7, ông Sơn nói trong một phỏng vấn cũng với Phố Bolsa TV:
"Đã là cơ quan truyền thông, mà truyền thông có tiếng như BBC, ở đây tôi không nói chung BBC vì các ban chuyên môn khác của BBC họ cũng không làm như thế.
"Có lẽ xưa nay chỉ có Ban Việt ngữ đôi khi hay có những cái giật tít ví dụ như bài mà nói rằng là...chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang, hận thù và thu nhập đấy, thì tôi cho rằng cách giật tít như thế nó không xứng tầm của BBC vì BBC là đài có tiếng trên thế giới và đã là có tiếng thì anh phải giữ cái uy tín.
"Tôi cho cái uy tín của cơ quan truyền thông là hàng đầu. Anh đưa thông tin phải trung thực, khách quan, lành mạch, không thiên lệch.
"Còn nếu anh giật tít như vậy tôi cho là nó không đúng với mục đích cái trả lời phỏng vấn của tôi.
"Tôi nói là số lượng rất nhỏ người Việt Nam còn lại trong cộng đồng gần bốn triệu rưỡi người Việt Nam ở nước ngoài trong đó ở Hoa Kỳ, số người còn có tư tưởng hận thù, tôi không muốn nói đến hai chữ hận thù, tôi muốn dùng những từ nhẹ hơn để bà con cô bác, những người trong số này người ta cảm thấy chúng tôi không đẩy họ ra xa, không muốn hắt hủi họ trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng đi lên...uy tín của Việt Nam chưa bao giờ cao như bây giờ trên trường quốc tế mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không quên họ..."
'Kiếm thêm vài ba chục đô la'
Về chuyện người biểu tình tham gia để có thêm 'thu nhập', ông Sơn giải thích thêm:
"Trong rất nhiều người đã về Việt Nam, chúng tôi đã gặp, và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia những cuộc biểu tình trước đây từ những cuộc biểu tình...phản đối chuyến đi thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết.
"Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi.
"Nhưng mà trong thâm tâm họ đâu có muốn phản đối cái việc này.
Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi."Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
"Thế và thực tế tôi cũng gặp một số doanh nghiệp người Việt Nam ở Mỹ vừa qua có cho tôi biết là có một số các tổ chức, cá nhân trong số những cá nhân, tổ chức cực đoan còn muốn đi ngược lại lợi ích dân tộc, họ quyên góp tiền để mà tổ chức các hoạt động biểu tình chống phá chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ thì nhiều doanh nhân nói với tôi rằng 'chúng tôi không đóng góp...bởi vì đấy là những hoạt động phi nghĩa...' tôi cho rằng đấy là việc làm rất đúng đắn.
"Tôi nghĩ rằng số lượng người lần này tham gia hoạt động chống phá chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ nó cũng lại thể hiện một sự chống đối yếu ớt.
"Tôi rất chân thành mong muốn kêu gọi các quý vị còn đang có những tư tưởng hận thù, đi ngược lại lợi ích dân tộc, các qúy vị cần phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào thực tế là đã gần 40 năm nay các quý vị thực hiện những chiêu bài này nó đạt được cái gì.
Ông Sơn nói 'quy mô biểu tình ...teo dần' trong khi vị thế của Việt Nam đi lên rõ rệt.
'Ngày càng tươi đẹp'
Bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng hồi cuối tháng Bảy, ông Sơn nói quan niệm rằng quan hệ Việt - Mỹ chỉ là 'hình thức' là không đúng.
Ông Sơn nói: "Nhìn lại quá khứ đau buồn trước đây thì hai nước đã từng là cựu thù của nhau.Nhưng đây tôi cho cũng là tấm gương rất trong sáng trong vấn đề hòa hợp, hòa giải và đoàn kết, hữu nghị và hội nhập bởi vì hai quốc gia như vậy mà chúng ta sẵn sàng bỏ qua quá khứ.
"Tôi cho rằng trong quá khứ đau buồn của đất nước Việt Nam nó còn mảng nhỏ nữa, tôi nói đây là mảng nhỏ bởi vì thực thế chân lý khách quan đã chứng minh điều đó, tức là còn lại một bộ phận không lớn cái số người Việt Nam ra đi sau năm 1975 bởi vì cái cuộc chiến tranh đã kết thúc, chân lý đã thắng lợi, hai miền Nam Bắc về một mối, những người cộng sản đã có công thống nhất đất nước, đã làm nên trang sử rất vẻ vang mà cái này chính cựu lãnh tụ của Việt Nam Cộng hòa trước đây, ông Nguyễn Cao Kỳ, đã thừa nhận cái việc đó.
"Những người cộng sản đã làm nên lịch sử và dẫn dắt đất nước Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam bây giờ phát triển phồn thịnh, có thể nói đất nước ngày càng thay đổi, ngày càng đi lên, đất nước ngày càng tươi đẹp.
"Còn khó khăn ở đâu cũng có, nước Mỹ cũng có khó khăn không riêng gì Việt Nam."
"...Một số người rất nhỏ trong cộng đồng không muốn nhìn sự thật không muốn nhìn chân lý rõ ràng là đất nước Việt Nam đã thay đổi cơ bản."
Dân chủ Việt - Mỹ
Ông Sơn không nói tới những vấn đề mà người biểu tình nêu ra mà chỉ nói về động cơ họ đi biểu tình của một bộ phận mà ông coi là 'rất nhỏ' |
Trong phỏng vấn được đưa lên BấmYouTube hôm 31/7, ông Sơn cũng bình luận về dân chủ ở Việt Nam và Mỹ trong đó ông nói "dân chủ không nhất thiết phải là đa đảng" và bình luận thêm:
"So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu."
"Ở Mỹ không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông khi cảnh sát dừng xe anh để hỏi, anh chỉ biết chấp hành và nộp phạt.
"Nhưng ở Việt Nam thì người dân có quyền chất vấn cảnh sát tôi phạm lỗi gì, luật gì, tại sao dừng xe tôi.
"Thì tôi hỏi quý vị, ở Mỹ ra khỏi xe ô tô là bị quặt tay ra đằng sau ngay nếu như là phạm tội, còn bình thường thì cũng phải xem giấy tờ và một là phải nộp phạt, hai là phải ra phòng thuế."
Vào cuối phỏng vấn ông Sơn cũng ca ngợi sự 'trung thực' của các cơ quan truyền thông hải ngoại như Bolsa TV và Việt Weekly trong khi có ý chỉ trích BBC Tiếng Việt khiến người đọc hiểu nhầm ý của ông.theo BBC
No comments:
Post a Comment