BBC..Tàu cá Trung Quốc ngày càng vươn xa do nguồn hải sản gần bờ biển của họ gần cạn kiệt
Một tàu của lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ đóng tại Hawaii đã truy bắt một tàu cá bị tình nghi đánh vét hải sản giữa đại dương, hãng tin Mỹ AP dẫn lời tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ nói hôm thứ Hai ngày 6/8 trong một phiên điều trần ở Thượng viện.
Vị trí truy bắt là vùng biển tây Thái Bình Dương gần Nhật Bản, AP cho biết.
Phát biểu trước một tiểu ban của Ủy ban An ninh nội địa của Thượng viện, Đô đốc Robert J. Papp cho biết tàu tuần tra Rush từ xuất phát Honolulu vốn được điều tới vùng biển Alaska nhưng cuối cùng lại truy bắt chiếc tàu vét trộm.
Lực lượng tuần tra của Mỹ đã lên chiếc tàu cá này và tìm thấy 40 tấn cá trên tàu. Đô đốc Papp cho biết thủy thủ đoàn trên tàu là công dân Trung Quốc và có thể bị giao lại cho phía Trung Quốc để khởi tố.
“Chúng ta cũng có thể đưa chiếc tàu cá này đến Mỹ đến khởi tố,” Papp nói trong phiên điều trần.
“Tôi có thể gọi đây là hành vi cướp cá vốn vẫn đang tiếp diễn,” ông nói.
“Họ giăng lưới dài đến 8 dặm (13 cây số) và thu gom tất cả những gì có trong đó,” ông nói thêm và cho biết nhiều đàn cá trên đường di cư đến Alaska cũng có thể bị hốt trọn.
Papp nói lực lượng tuần duyên đang làm việc với các cơ quan chức năng khác về vụ việc.
Đánh bắt không chọn lọc
Ông Paul Niemeier đến từ Phân ban đánh bắt cá quốc tế của Cục hải dương và khí quyền quốc gia của Mỹ cho biết việc đánh bắt bằng lưới vét giữa đại dương đã bị cấm trên phạm vi quốc tế kể từ năm 1992.
Trong những năm đầu của thập niên 1990, hàng trăm tàu cá đã dùng phương thức đánh bắt này với mỗi chiếc lưới họ dùng có chiều dài trung bình từ 50 đến gần 100 cây số, ông nói.
“Lưới vét không hề phân biệt hay chọn lọc thứ gì cả,” ông nói với AP qua điện thoại.
“Tất cả mọi thứ trong dòng chảy đều có khả năng mắc lưới. Do đó mà các loài động vật hữu nhũ, các loài chim biển và cá mập – tất cả những giống loài gì đang bơi, trong đó có các loại cá mà ngư dân muốn đánh bắt vào thời đó như cá ngừ hay cá hồi – đều bị bắt cả,” ông nói.
Nếu con cá nào có thể đưa đầu qua được lỗ lưới thì vây của chúng cũng bị kẹt lại. Ôg giải thích, những giống loài lớn hơn thì sẽ bị quấn vào lưới do vùng vẫy.
“Đó là lý do mà rất nhiều cá mập, động vật hữu nhũ và các loài chim biển bị bắt do bị quấn lại vào lưới,” ônng nói.
Tuy nhiên tình trạng này sau đó đã giảm rất nhanh chóng. Chỉ mới 5 hay 6 năm trước có đến hơn trăm vụ việc như thế bị phát hiện. Hồi năm ngoái, lực lượng tuần duyên phát hiện hai tàu cá bị tình nghi đánh bắt kiểu này. Một chiếc bị bắt giữ còn chiếc kia trốn thoát được, ông nói thêm.
No comments:
Post a Comment