Thursday, August 16, 2012

5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý VÀ NÊN TRÁNH KHI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG


5 ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ( XUẤT KHẢU LAO ĐỘNG)

1/Để tránh bị lường gạt, bạn không nên tin vào lời giới thiệu, hứa hẹn của các cò " môi giới'', dù đó là người quen hay là người được người quen giới thiệu - và không giao tiền cho họ.Bạn tuyệt đối không nên ký kết hợp đồng với những công ty không có chức năng XKLĐ.Nhiều công ty không có chức năng XKLĐ nhưng vẫn tuyển người trái phép.Bạn nên tránh những công ty đã có thành tích  lường gạt công nhân về hợp đồng,vi phạm hợp đồng đã ký kết hay phạm luật XKLĐ.

2/Bạn không nên đi XKLĐ khi chủ sử dụng lao động ở nước ngoài là công ty môi giới lao động ( outsourcing),Loại công ty này thường ăn chặn tiền lương , bóc lột sức lao động nên bạn dễ lâm vào tình trạng bị buôn người.

3/Bạn không nên ký kết nếu bản hợp đồng ''nội'' và bản hợp đồng ''ngoại'' có nội dung khác biệt với nhau.Nếu có sự khác biệt thì đó là dấu hiệu của sự lường gạt.Bạn không nên ký kết nếu không được cung cấp bản hợp đồng ít nhất 5 ngày trước khi lên đường đi lao động.

4/ Bạn không nên để công ty môi giới XKLĐ tịch thu các giấy tờ ,bản hợp đồng. biên lai ,biên nhận của bạn .Điều này thường xảy ra khi công nhân ra phi trường lên đường đi lao động.

5/ Khi về nước, bạn không nên thanh lý hợp đồng đã ký với công ty môi giới XKLĐ trước khi  mọi quyền lợi của bạn chưa được thỏa mãn.Một số quyền lợi chính yếu khi bạn  phải về nước trước hạn hợp đồng do lỗi của công ty môi giới XKLĐ hoặc do 1 sự kiện bất khả kháng là bạn có quyền đòi lại tiền dịch vụ ,tiền môi giới và bồi thường thiệt hại.

5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI XKLĐ.

1/Bạn chỉ ký mượn tiền của  ngân hàng và trả các khoản chi  phí sau khi đã kí bản hợp đồng với công ty môi giới XKLĐ. Công ty môi giới XKLĐ phải đưa bản hợp đồng cho bạn ký trước, ít nhất 5 ngày trước khi bạn lên đường đi lao động.

2/Trước khi ký kết bản hợp đồng, bạn cần dành ít thời gian để đọc kỹ các nội dung liên quan tới tên và địa chỉ của chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, công việc , thời gian lao động ,lương căn bản , lương phụ trội,điều kiện sinh hoạt ,chi phí.....và so sánh chúng với các thông báo tuyển dụng, hợp đồng cung ứng lao động mà công ty môi giới XKLĐ đã ký với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài.Bạn càn giữ kỹ các bản sao hợp đồng đã kí kết với công ty môi giới XKLĐ để dùng khi có tranh chấp.

3/Khi trả bất cứ khoản chi phí nào cho công ty môi giới XKLĐ, bạn cần đòi hỏi biên lai , biên nhận.Biên lai ,biên nhận phải phản ánh đúng và đủ các khoản phí bạn đóng cho công ty môi giới XKLĐ.Bạn cần giữ kỹ các biên lai biên nhận này để dùng khi có tranh chấp với công ty môi giới

4/Khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động ,bạn cần gọi điện ,thư mail , fax cho công ty môi giới XKLĐ  để yêu cầu can thiệp và ghi chép lại nội dung cùng ngày tháng năm của  trao đổi đó.

5/Bạn cần mang theo trong người các thông tin liên lạc ( số điện thoại,fax ,email..) của đại diện công ty môi giới XKLĐ, Đại sứ quán việt nam. các tổ chức phi chính phủ đễ dùng khi cần sự giúp đơ nơi sứ lạ quê người.
         LIÊN MINH BÀI TRỪ NÔ LỆ MỚI Ở CHÂU Á-- CAMSA



Vụ 102 lao động VN kêu cứu: Thoát khỏi “địa ngục trần gian”

Ngày 13.8, 3 trong số 102 lao động kêu cứu, làm việc tại “xưởng may đen” công ty TNHH Vinastar (địa chỉ 140332, Mátxcơva Oblát, quận Egorepski-P-H-làng Savvino, nhà 9) do bà Trần Kim Dung làm tổng giám đốc, đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM).
Vụ 102 lao động VN kêu cứu: Thoát khỏi “địa ngục trần gian”
Khóc nức nở trong ngày đoàn tụ với người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau những ngày làm việc liên tục từ 15 đến 20 tiếng/ngày, ăn ở trong điều kiện tồi tàn… với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, họ đã về được Việt Nam trong niềm vui của người như vừa được giải cứu khỏi địa ngục.

Bỏ tiền mua án khổ sai

Gặp được anh trai ở cửa sân bay, Đàm Tấn Hoan - sinh năm 1993, quê Phú Yên - òa khóc và ôm chầm lấy anh trai như một đứa trẻ. Cùng về với Hoan đợt này là chị Tăng Thị Kim Loan - 41 tuổi, quê Phú Yên và Nguyễn Thị Kim Tài - 20 tuổi, quê Khánh Hòa. Cả ba đều đã sang làm việc tại Cty TNHH Vinastar (Nga) từ tháng 11.2011 đến ngày về không một xu dính túi.

Được một người quen tên Phương môi giới, với lời hứa qua Nga sẽ được đi làm lương cao, chỉ trong vòng 1, 2 tháng là có thể trả hết nợ. Hàng chục người, là bà con, anh em đã rủ nhau đi xuất khẩu lao động để đổi đời.

Theo lời anh Đàm Minh Chứng - người đã liên tục đi khắp các cơ quan chức năng kêu cứu cho em trai mình - thì đi cùng đợt với em trai Đàm Tấn Hoan của anh còn có cô ruột, một người thím và gần 10 người là hàng xóm quen biết.

Với chi phí 750USD, cộng với tiền lo thủ tục giấy tờ, khi bước lên máy bay để sang Nga, mỗi lao động ít nhất đã nợ gần 30 triệu đồng, nhưng theo lời người môi giới thì chỉ cần 2 tháng lương, NLĐ sẽ trả hết số tiền 30 triệu đồng. Theo hợp đồng lao động mà Cty TNHH Vinastar đã ký với NLĐ thì đúng là cả một thiên đường mở ra trước mắt với những người đang gặp khó khăn.
Nào là lương khoán theo sản phẩm, thu nhập bình quân 700USD/tháng, nào là giờ làm thêm theo Luật Lao động Liên bang Nga (làm thêm 2-4 giờ). Người sử dụng lao động sắp xếp nơi ăn ở cho NLĐ và các trang thiết bị khác.

Hàng năm, NLĐ sẽ được khám bệnh định kỳ và toàn bộ chi phí do chủ sử dụng lao động chi trả. NLĐ được nghỉ theo Luật Lao động Liên bang Nga và nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1.5, ba ngày tết cổ truyền của Việt Nam. Hằng năm, NLĐ được nghỉ không lương 15 ngày để giải quyết việc riêng…

Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa hão, hợp đồng lao động hoàn toàn không có bất kỳ tác dụng nào đối với hàng trăm trường hợp lao động đang làm việc tại đây. Chị Loan ứa nước mắt: “Hơn 40 tuổi đầu, từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chưa bao giờ có thể tưởng tượng một ngày mình phải sống trong cảnh khốn khổ như vậy. Khổ chưa từng thấy”.

Theo lời kể của chị Loan thì đến nơi, NLĐ bị thu hết giấy tờ tùy thân, buộc ký thêm hợp đồng với chủ và được Cty thông báo là NLĐ đang nợ Cty 2.500USD, gọi là chi phí mà Cty bỏ ra để đưa NLĐ sang Nga. Trong suốt 8 tháng qua chị Loan cũng như hàng trăm lao động khác chỉ biết có nhà xưởng với công việc, mức lương thỏa thuận trên giấy tờ với Cty là 500USD/tháng.

“Nói là 500USD/tháng chứ từ đó đến giờ chúng tôi chưa biết được một đồng lương nào. Hằng tháng phải trả hơn 4,5 triệu đồng tiền ăn cho một bữa sáng và một bữa tối với thức ăn chỉ có thịt gà, bắp cải đã vàng úa. Đói quá, mọi người phải ứng tiền mua thùng mì tôm để ăn trưa với giá 500 ngàn đồng/thùng, tiền thẻ điện thoại… Cuối tháng, Cty phát bảng lương mà không thấy dư đồng nào. Nếu có dư ra được vài chục thì lại trừ vào tiền 2.500USD. Có người làm hết hợp đồng 3 năm, mang về quê được 700 ngàn đồng”.

Trao đổi với PV về việc NLĐ có liên hệ làm việc với công ty môi giới đưa lao động sang Nga làm việc để đòi quyền lợi hay không, chị Nguyễn Duy Thanh Nhân - NLĐ đầu tiên được về nước - cho biết: “Tháng đầu qua đây, với điều kiện làm việc và sinh hoạt không giống như trong hợp đồng, chúng tôi có liên hệ với công ty môi giới, nhưng họ chối bỏ trách nhiệm”.

Khóc nức nở trong vòng tay người anh trai, Đàm Tấn Hoan cho biết: “Nhiều lúc muốn bỏ trốn lắm nhưng trốn không được, bước ra khỏi xưởng là có bảo vệ đi kè bên. Có nhiều người bỏ trốn, họ bắt lại, họ đánh. Khi xưởng bị cúp điện, cúp nước công nhân phải ra ngoài vệ sinh thì phải đi từng tốp 2, 3 người có bảo vệ theo sát. Đi xong là phải về ngay lập tức, đến cả lúc phơi áo quần cũng vậy. Sáng sớm trước khi đi làm, bảo vệ mở cửa cho phơi đồ rồi lại vào ngay, không thì bị đánh”.
Bữa ăn đứng vội vàng trong nhà xưởng (ảnh do người lao động cung cấp).
Chị Nguyễn Duy Thanh Nhân cho biết thêm: “Từ giữa tháng 5, chịu hết nổi với chế độ sống quá thiếu thốn, có khi phải làm việc cật lực, liên tục từ 8 giờ sáng hôm nay đến 12 giờ hôm sau, chúng tôi đã đứng lên đòi quyền lợi, gọi điện về nhà cầu cứu. Trong 10 ngày đầu, công ty không cấp nước, không cho thức ăn gì hết, sau đó thì mỗi ngày cho được 1 ổ bánh mì và chiều thì được 1 chén cháo. Khổ cực như vậy cho nên ban đầu có 102 người ký vào đơn kêu cứu gửi đến cơ quan chức năng, đề nghị Vinastar chấm dứt hợp đồng để được đưa về nước sớm. Nhưng sau khi bị các quản lý ở Cty đe dọa và đánh đập, một số người đã rút tên, hoặc ở lại làm việc, hoặc đồng ý để Cty “chuyển nhượng” qua các “xưởng đen” khác, còn lại 90 người. Tính đến nay đã có 46 người về tới Việt Nam”.

Em Kim Tài cho biết: “Tất cả mọi người đều bị bệnh da liễu, có người ghẻ lở đầy mình, chị em phụ nữ đều bị bệnh phụ khoa hết vì điều kiện sinh hoạt quá tồi tàn, không có nước để tắm rửa, giặt giũ. Mỗi tuần NLĐ chỉ được nhận 1 bình nước khoảng 9 lít màu vàng đục dùng để sinh hoạt, chỉ dám để dành đánh răng, bộ áo quần mặc 3, 5 ngày mới giặt. Mỗi ngày họ phát  cho một cốc nước uống.

Không có nước giặt áo quần nên có mấy bộ đồ mang ở Việt Nam qua dần dần rách hết, em liều mạng lấy vải hư để may 3 cái áo, bị quản lý phát hiện, phạt cảnh cáo 3.000 ruble”.

Đối mặt nợ nần
NLĐ làm việc tại xưởng may của Cty Vinastar thật khó mà thoát khỏi “nợ nần” vì NLĐ sau 1 năm làm việc tại Cty phải mất ...1.000USD gia hạn visa, 1 tháng chỉ được nghỉ 3 ngày, nếu nghỉ thêm ngày nào, bất kể lý do gì đều bị trừ 500 ruble (20 ruble = 13.000 đồng). 

Theo đơn thư kêu cứu mà chị Linh, Q.Bình Tân gửi đến các cơ quan chức năng để cầu cứu cho em gái mình là chị Thanh Nhân thì phía Cty tuyên bố: “Muốn về Việt Nam thì phải đóng 4.500USD”.

Theo lời chị Kim Loan, trước đó cũng có người chịu không nổi đã nhờ người nhà gửi tiền qua chuộc về. Chị Loan cho biết, gia đình đã chạy vạy vay mượn để mình sang đây làm việc, nợ nần chưa trả hết thì bây giờ lại bán nhà đi để chuộc mình về.

“Phần tôi cũng vậy, ông bà ngoại ngoài 60 tuổi phải chạy tiền nuôi 2 đứa con tôi đi học, hằng tháng trả lãi số tiền hơn 30 triệu đồng vay để đi nước ngoài. Hơn 8 tháng đi nước ngoài mà ngày về không có nổi tiền mua được cục kẹo cho con”.

Hơn 100 lao động làm việc tại “xưởng may đen” này đến từ khắp các tỉnh, được “chân rết” là cáccông ty môi giới lao động hứa hẹn, làm thẻ visa đưa đi lao động. Khi sang đó mới té ngửa là visa của họ là visa du lịch, visa lao động thời vụ, một số ít người có visa là lao động nhưng chỉ có thời hạn 1 năm, họ đành chấp nhận làm lao động chui. Khi bị cảnh sát sở tại kiểm tra, không may bị bắt giữ, chủ xưởng đến chuộc về, số tiền chuộc lại được cộng vào tiền nợ. Cứ như vậy, nợ chồng nợ, NLĐ làm năm này qua năm khác mà không hề biết đến đồng lương. 

Trao đổi với PV, em Nguyễn Thị Kim Tài cho biết: “Ngày mọi người được đưa ra khỏi xưởng, cứ như là được giải thoát khỏi địa ngục, lúc đó mặt mày xác xơ, tóc tai thì dài. Các cơ quan chức năng, Đại sứ quán Việt Nam ở Nga thuê khách sạn và cho ăn uống 15 ngày nên mới được như hôm nay. Trước mắt em về thăm nhà vài hôm rồi vào lại TPHCM để đi làm CN may, kiếm tiền trả mấy chục triệu đồng năm ngoái gia đình vay để em đi xuất khẩu lao động. Đi làm để xóa nghèo mà giờ lại nghèo hơn”.

Từ tháng 5.2012, NLĐ đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi, với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, đến nay 90 lao động đã được đưa ra khỏi Cty TNHH Vinastar, 46 lao động đã được về nước.
                                                                                                                 Nguồn : laodong.com.vn

No comments:

Post a Comment