(Chuyện vui viềt
để tặng cho một ngừơi vừa đổi lạ thành quen...)
Có ngừơi hỏi tôi tại sao
không tiếp tục sinh hoạt cộng đồng nữa mà lại chuyễn hướng qua viết thời sự ?
Xin thưa cùng quí vị, như phần đông những người đàn bà bình thường khác trong xã hội VN của chính thể VNCH họ đều có quan niệm sống hòa tan vào quan niệm sống của chồng. Họ không phức tạp trong những sinh hoạt xã hội và nhất là không tham gia vào những hoạt động chính trị. Tôi cũng vậy. Bên hạnh phúc của gia đình, chúng tôi sống bình lặng trong một đại gia đình của cha mẹ chồng cho đến khi bất thần phải tìm đường trốn thoát hiễm họa cộng sản và lêu lêu trên thân phận tỵ nạn.
Lòng tôi nhuộm đầy u uất, thê lương khi nhìn những buổi hoàng hôn rơi nhanh trên hàng hàng lớp lớp xe cộ hai chiều traffic chạy trên những đại lộ huy hoàng của đất nước người dưới những buổi chiều, trời xuống thấp.
Trước hình ảnh đó, tôi có những cảm xúc mũi lòng khi nghĩ về ba mẹ vẫn còn lại trên quê hương. Cho nên trên những bước đi chênh vênh buồn thãm tại đất khách, tôi vẫn hắt hiu trong nỗi nhớ quê nhà và gia đình cùng những hình ảnh mờ xa trong quá khứ.
Thập niên 80 khi gia đình tôi chuyễn theo công việc của chồng về Richmond Virginia. Tại đây lúc bấy giờ chỉ có một cơ quan sinh hoạt độc nhất là của những người tín đồ công giáo. Vì nhà thờ ở đây có rất nhiều tín đồ người Việt , nên họ tự "gánh vác" luôn tất cả sinh hoạt xã hội của "đất" này bao gồm luôn việc "cai quản " những người theo tôn giáo khác.
Tình cờ một hôm tôi đi chợ VN. Nói là chợ VN nhưng thật ra là một ngôi nhà của một ngừơi Việt chất chứa những thực phẫm của ngừơi VN. Tại đây tôi nghe được một câu chuyện về một người đàn ông VN tỵ nạn cs bị Cảnh sát Hoa Kỳ bắt đi tù vì cho rằng ông ta hiếp dâm trẻ em vị thành niên
Qua câu chuyện tôi cảm thấy ông này bị oan ức nhưng không biết kêu ai. Hình như cũng có một cộng đồng mà cộng đồng đó là Cộng Đoàn của người Công giáo. Lúc đó đã gần 5 năm tôi vẫn còn nói tiếng Anh bằng tay đôi lúc quá exciting tôi lại tiện thể múa cả chân cho ngừơi Mỹ hiểu được mình muốn nói gì. (Có lẽ vì vậy mà tôi đã chăm chú vào việc học hành nhất là học ăn học nói tiếng người để có thể sửa đổi từ ngọng đến cà lăm và chỉ mơ ước có thế thôi!) Thãm thê hơn nữa là vừa nói tiếng Anh lẫn tiếng Việt trong cái accent "ngọt- ngào- sâu- lắng -tiếng- Huế- vô-tôi -vạ cùa mình” .
Về nhà thấy đau trong niềm đau thân phận, xót xa trong tình cảnh đồng bào ruột thịt nhưng không biết nói cùng ai. Hội đoàn nào bây giờ mà tôi có đến gõ cửa thì cũng phải có "thân phận tư thế" Trong khi đó chùa chiền chưa có mà chỉ có độc nhất tổ chức của người Catholic
Ngại ngùng trên thân phận lưu lạc lại bị phân chia ngay trên con đường chủng tộc. Nhưng trong thâm tâm cô đơn yếu thế tôi đã can đãm nghĩ ra việc chận xe một ông Cảnh sát lưu thông và bập bẹ câu nói : " I want to go to jail"
Ông Cảnh sát nhìn tôi ngơ ngác, ra dấu cho tôi đưa ông coi bằng lái xe. Sau khi nhìn qua bằng lái xe của tôi ông ta nhẹ nhàng với tất cả lòng kiên nhẫn bảo tôi viết ra được cái gì để nói cho ông ta hiểu hơn chứ theo ông ta thì tôi không có một dấu hiệu nào của ngừơi mắc bệnh tâm thần !.
Xin thưa cùng quí vị, như phần đông những người đàn bà bình thường khác trong xã hội VN của chính thể VNCH họ đều có quan niệm sống hòa tan vào quan niệm sống của chồng. Họ không phức tạp trong những sinh hoạt xã hội và nhất là không tham gia vào những hoạt động chính trị. Tôi cũng vậy. Bên hạnh phúc của gia đình, chúng tôi sống bình lặng trong một đại gia đình của cha mẹ chồng cho đến khi bất thần phải tìm đường trốn thoát hiễm họa cộng sản và lêu lêu trên thân phận tỵ nạn.
Lòng tôi nhuộm đầy u uất, thê lương khi nhìn những buổi hoàng hôn rơi nhanh trên hàng hàng lớp lớp xe cộ hai chiều traffic chạy trên những đại lộ huy hoàng của đất nước người dưới những buổi chiều, trời xuống thấp.
Trước hình ảnh đó, tôi có những cảm xúc mũi lòng khi nghĩ về ba mẹ vẫn còn lại trên quê hương. Cho nên trên những bước đi chênh vênh buồn thãm tại đất khách, tôi vẫn hắt hiu trong nỗi nhớ quê nhà và gia đình cùng những hình ảnh mờ xa trong quá khứ.
Thập niên 80 khi gia đình tôi chuyễn theo công việc của chồng về Richmond Virginia. Tại đây lúc bấy giờ chỉ có một cơ quan sinh hoạt độc nhất là của những người tín đồ công giáo. Vì nhà thờ ở đây có rất nhiều tín đồ người Việt , nên họ tự "gánh vác" luôn tất cả sinh hoạt xã hội của "đất" này bao gồm luôn việc "cai quản " những người theo tôn giáo khác.
Tình cờ một hôm tôi đi chợ VN. Nói là chợ VN nhưng thật ra là một ngôi nhà của một ngừơi Việt chất chứa những thực phẫm của ngừơi VN. Tại đây tôi nghe được một câu chuyện về một người đàn ông VN tỵ nạn cs bị Cảnh sát Hoa Kỳ bắt đi tù vì cho rằng ông ta hiếp dâm trẻ em vị thành niên
Qua câu chuyện tôi cảm thấy ông này bị oan ức nhưng không biết kêu ai. Hình như cũng có một cộng đồng mà cộng đồng đó là Cộng Đoàn của người Công giáo. Lúc đó đã gần 5 năm tôi vẫn còn nói tiếng Anh bằng tay đôi lúc quá exciting tôi lại tiện thể múa cả chân cho ngừơi Mỹ hiểu được mình muốn nói gì. (Có lẽ vì vậy mà tôi đã chăm chú vào việc học hành nhất là học ăn học nói tiếng người để có thể sửa đổi từ ngọng đến cà lăm và chỉ mơ ước có thế thôi!) Thãm thê hơn nữa là vừa nói tiếng Anh lẫn tiếng Việt trong cái accent "ngọt- ngào- sâu- lắng -tiếng- Huế- vô-tôi -vạ cùa mình” .
Về nhà thấy đau trong niềm đau thân phận, xót xa trong tình cảnh đồng bào ruột thịt nhưng không biết nói cùng ai. Hội đoàn nào bây giờ mà tôi có đến gõ cửa thì cũng phải có "thân phận tư thế" Trong khi đó chùa chiền chưa có mà chỉ có độc nhất tổ chức của người Catholic
Ngại ngùng trên thân phận lưu lạc lại bị phân chia ngay trên con đường chủng tộc. Nhưng trong thâm tâm cô đơn yếu thế tôi đã can đãm nghĩ ra việc chận xe một ông Cảnh sát lưu thông và bập bẹ câu nói : " I want to go to jail"
Ông Cảnh sát nhìn tôi ngơ ngác, ra dấu cho tôi đưa ông coi bằng lái xe. Sau khi nhìn qua bằng lái xe của tôi ông ta nhẹ nhàng với tất cả lòng kiên nhẫn bảo tôi viết ra được cái gì để nói cho ông ta hiểu hơn chứ theo ông ta thì tôi không có một dấu hiệu nào của ngừơi mắc bệnh tâm thần !.
Sau khi chờ đợi hiểu được cái gì ông ta cần hiểu , lúc đó ông ta mới lấy cái Business card của ông ta ra viết tên một Mục sư người Tin Lành, nói tiếng Việt được và bảo tôi gọi ông Mục sư đó rồi bảo với ông Mục sư là do ông ta giới thiệu
Tôi về gọi ngay ông Mục sư. Đương nhiên khi điện đàm với ông này thì tay chân tôi không cần dùng tới . May thay khi ông Mục sư này nhận ra cái đặc thù của giọng Huế thì vui vẽ hứa giúp tôi "đi cứu " ông TH
Ông Mục sư cho biết khi ông làm việc ở Huế ông đã nhận rất nhiều nghĩa cử và lòng hiếu khách của ngừơi Huế. Vì thế, ông không ngại làm điều gì cho người Huế nhất là với một phụ nữ như tôi.
Phải nói là những người Việt qua Mỹ năm 75 rất khốn khổ, nhất là những người được Lutheran sponsor. Những người công giáo thì khỏi nói ngoài cơ quan Catholic giúp đở tiền bạc rủng rĩnh lại còn có Job ngon lại thêm có "địa phận Công giáo" bảo bọc chăm lo, do đó họ cũng "ấm cúng" hơn những người lưu lạc cô đơn.
Ông TH không phải là ngừơi công giáo đến Richmond qua sư bảo lãnh của một gia đình ngừơi Mỹ trung lưu. Sống trong ngôi nhà đó ông ta phải làm việc như một người ở , phải đi làm và đưa tiền hết cho bà sponsor.
Ông ta lại phải lòng cô con gái lớn của bà chủ . Khi ông có ý định ra đi thì bà chủ lấy một hình ảnh của cô em gái ngừơi bồ của ông TH nằm cạnh chị và ông TH. Bà ta dàn dựng gọi cô chị đi ra và chụp hình ông ta với cô bé vị thành niên đi tố cáo cảnh sát. Ở Mỹ mà nghe tố cáo việc tấn công tình dục trẻ em vị thành niên là bị câu lưu ngay, rồi hạ hồi phân giãi .
Ông Mục sư William đã có sự giúp đở free của luật sư Hooker, sau cùng ông TH được trả lại tư do…
Những người trong nhà thờ lúc bấy giờ đã nhìn tôi với con mắt đố kỵ . Họ muốn tôi phải nằm dưới sự cai quản của họ . Đôi lúc tình cờ gặp một vài cô có tên tuổi trong giáo phận, họ nhìn tôi như loài "rác rưởi" trong cái gọi là "cao sang" của giáo phận mình.
Đôi lúc, họ còn có những câu mỉa mai hợm hĩnh, như tiếng hót của Quạ. Tôi không buồn khi phải đối diện với những cô này mà lại cảm thấy tội nghiệp cho những cái "phách tấu, phách tá" xảy ra trên cùng một hoàn cảnh.
Tôi vẫn đi trên con đường độc hành và cũng không chán ngán trên tinh thần bè phái hoang tưởng đó. Như mang nghiệp dĩ vào thân , tôi lầm lũi tự mình đi xây lại một căn nhà trong tôi mà không bận tâm đến những tờ giấy giao kèo cũng như những nhà thầu khoán. Từ tôi, đã vẽ cho tôi một lối đi riêng mà không màng tới những đường mòn của thiên hạ.
Từ lẽ đó, tôi đơn độc ra tờ báo Con Kiến Tỵ Nạn nói lên tâm tình của những ngừơi tỵ nạn cô đơn vì lòng đố kỵ và khác tôn giáo đã bị kỳ thị ngay trên những con đường một chiều giao thông của xứ người.
Tôi tiếp tục trong sự sinh hoạt cô đơn. Ngay giữa thời gian 1980 tờ báo Con Kiến Tỵ Nạn đã là cái gai trươc những cái nhìn của một số người tư cho mình cái quyền lãnh đạo.(Nói là tờ báo cho oai chứ thật ra chỉ có vài chục trang đánh máy bỏ dấu quay rô- ni- ô đóng lại thành tập). Ấy vậy mà cũng làm cho một số người thích đòi làm chủ cả Real Estate tại Richmond cũng thường thắc mắc là Ai cho phép TNHH làm báo?
Thưa thắng xông lên , tôi volunteer đi làm thông dịch viên thiện nguyện. Cái này quí vị phải “phục cái can đãm” cùng mình của tôi. Tiếng Anh vỏn vẹn chưa ra khỏi 5 đầu ngón tay với trợ huấn cụ của hai bàn chân nhỏ bé , chưa tự đứng vững cho mình mà dám đi giúp đở người khác . Ấy vậy mà xâm mình đi thông dịch cho người đi thi bằng lái xe .
Mấy bà đi thi bằng lái xe cũng thần sầu khi nói tiếng Anh với người Việt . Chẳng hạn như khi Cảnh sát hỏi bà ta từ tiểu bang nào tới ?. Một bà trả lời từ tiểu bang Con Sò.
Ông Cảnh Sát nhìn tôi hỏi Tiểu bang Con Sò là ở đâu ? Cái này ông nội của tôi cũng chịu chứ cá nhân tôi thì xỉu. Tôi cố gắng xin bà ta giãi thích thì bà bảo là chị coi tiểu bang nào có chữ Sò là tôi ở đó.
Bây giờ tôi mới thực chán
cho cái tôi của tôi. Bụng bảo dạ Chết chưa thích làm tày hay thì ráng lãnh
đủ. Cuối cùng may nhờ ông cảnh sát Mỹ cũng rất thông minh hỏi tôi có
phải Con Sò là Arkansas không? Ban đầu bà ta bảo là không phải nhưng
sau đó ông cảnh sát nói thêm một vài tên tỉnh thì bà ta như trúng giãi hoa hậu
la lên rồi cảm ơn ríu rít. Lúc đó mới biết tiểu bang Con Sò là Arkansas.
Mô Phật !!
Chưa hết một trường hợp khác một bà bác vì tức giận chồng không chịu chở đi phố nên tự đi học lái xe và đi thi. Bác ấy nhờ tôi lo thủ tục giấy tờ và thi viết đến khi thi lái thì cái này đã từng làm hồn vía tôi leo lên cây mấy lần Khi ông cảnh sát chỉ vào một cái hình có 8 cạnh hỏi bà ta là hình gì ? bà ta trả lời là cái lưới nhền nhện. Tôi dịch ra cho bà là STOP sign Thật tội nghiệp cho tôi khi tôi nói với ông Cảnh sát là STOP sign thì bà ta tuôn ra một tràng tiếng Anh no...no.. not STOP là lưới nhền nhện
Tôi lại lắc đầu nhìn tôi mà ghét cay ghét đắng cái bản thân mình. Ông cảnh sát nhìn tôi nghi ngờ... Tôi mới giãi thích cho bà ta cái hình lưới nhền nhện đó (hình bát giác) là STOP sign .Ông Cảnh sát lại tra vặn yêu cầu speak. Enghlish Tôi mới giãi thích cho ông ta là bà ấy nói lưới nhền nhện là cái hình của Stop theo tiếng VN
Thôi từ đó là hết ! Tôi lạy cả tơi lẫn nón không dám làm thông dịch viên nữa..
Sau đó, song song với việc phát hành tờ báo Con Kiến Tỵ Nạn tôi có cơ hội được làm đài phát thanh cùng với vợ chồng ông Hùng sinh viên du học
Về sau vì bận rộn mở tiệm áo T Shirt, ông Hùng bỏ đi còn lại một mình tôi gánh vác đài phát thanh. Nói là đài phát thanh cho " có gió “ chứ thật ra mua một tuần một giờ của một đài AM lúc đó giá $50/một giờ .
Chồng tôi giúp tôi về kỹ thuật thâu âm và đến giờ đem lên đài phát thanh phát ra . Chúng tôi có hai anh chị Nguyễn Văn Tài và Thái Phượng giúp làm xướng ngôn viên. Mở đầu chương trình là bài hát Quốc ca VNCH. Vào thời gian đó khi mới lìa xa quê hương khoảng 5 , 6 năm mà nghe trên đài phát thanh của người Mỹ có bài Quốc ca VNCH tôi nghĩ mọi người rất xúc động. Bởi ngay cá nhân tôi mỗi lần thâu băng bài Quốc ca đó lòng tôi cũng buồn mắt cũng rưng rưng giọt lệ. Chính cảm xúc bùi ngùi lao xao của một trùng dương quá khứ đã là một thúc đẫy âm thầm cho tôi vững tin trên con đường sinh hoạt cô đơn của mình.
Tin tức và những bài bình luận bằng tiếng Việt được sắp xếp vào 1/2 giờ và phần tin tức và bình luận được dịch ra Anh ngữ đọc 1/2 giờ khác do con gái đầu lòng của chúng tôi phụ trách.
Chương trình phát thanh có tên là Tiếng Nói Quê Hương VN của Người Việt Tỵ Nạn CS tại Richmond. Phát thanh những bài bình luận chống VGCS và những cảnh cưỡng bức dân Việt Nam đi lao nông tại Nga sô cũng như nói lên những đau thương uất hận câm nín của Quân Dân Ccán Chính của chính thể VNCH đang bị VC độc ác hơn loài dã thú hành hạ họ trong những trại tù vô nhân đạo được mệnh danh là "Trại Cải Tạo"
Chương trình được người Mỹ rất khen ngợi và một ông Mỹ đen tên Thomas tặng $1000.00 đô lúc bấy giờ. Sau khi hết tiền chồng tôi lại có job offer tại NC nên chúng tôi phải chấm dứt.
Những tổ chức cộng đồng được phát triễn thành lập và những ông Chủ Tịch muôn đời vẫn được “một cánh tay giơ lên rồi vài chục cánh tay giơ lên quyết đấu tranh “ đưa ông chủ tịch lên hàng lãnh đạo "cộng đồng" vẫn tiếp tục.
Nhìn những "hình ảnh của mấy ông Chủ Tịch cộng đồng ra tài lãnh đạo" mà tôi hãi. Hãi không phải vì họ không có tài an bang tế thế mà hãi bởi những lời tuyên bố trên những kế hoạch , chiêu bài mà người dân nào mới nghe thì cũng tưởng ngày mai mình sẽ trở về VN qua tài lãnh đạo của quí vị chủ tịch cộng đồng này.
Thật sự tôi không phê bình những chiêu bài , kế hoạch trống rỗng đó cùng ngôn ngữ "đao to búa lớn" của họ. Mà, tôi chỉ thất vọng vì vẫn còn những tệ đoan , những hoang phí trênnhững bài diễn văn rất dài mà không ai hiểu họ muốn nói gì?
Vì cái kinh nghiệm và sự hiểu biết về chính trị của tôi lúc bấy giờ rất giới hạn cho nên nhìn thấy gì thì hiểu như vậy. Đôi lần thấy những người "Chột" dẫn người "Mù" đi trên con đường ý thức hệ . Tôi lại phân vân trên tình trạng thân phận tỵ nạn phải lưu vong ở xứ người của mình về một số ngừơi lãnh đạo trong quá khứ.
Tôi nghĩ đến hình ảnh những bà mẹ ngồi lặng hằng giờ như từ một cõi vô thức nào để chờ đợi sự trở về của người con đã xa cách trùng dương. Những nhớ thương câm nín, những chờ đợi vô vọng ấy theo trùng dương làm nên trang lich sử thê lương bi thống nhất trong lịch sử nhân loại của người Việt Nam.
Tôi nghẹn ngào khi những người con sau khi nghe mấy ông "chủ tịch cộng đồng" đọc diễn văn, ra tuyên cáo thì lòng họ lại rộn lên niềm tin sẽ về quang phục quê hương trong một ngày không xa, và được gặp lại mẹ già để đem niềm vui hội ngộ bù đắp lên đôi mắt già nua sâu hóm vì đợi chờ....
Nhưng rồi , nước vẫn trôi trên những dòng sông chia nhánh của lòng người cùng quá khứ và thời gian cũng qua nhanh nhưng những kế hoạch và tư tưởng của một số người tự gắn cho mình cái quyền uy lãnh đạo công đồng thì lại chảy ngược vào ao hồ nước đọng...
Niềm tin của đồng hương đã dâng hiến đã hợp tác. Chỉ tiếc rằng của cho không phí, chỉ có ngừơi nhận không biết xài, thành ra nó phí đi…
(Còn tiếp)
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Ngày 5/8/2012
Chưa hết một trường hợp khác một bà bác vì tức giận chồng không chịu chở đi phố nên tự đi học lái xe và đi thi. Bác ấy nhờ tôi lo thủ tục giấy tờ và thi viết đến khi thi lái thì cái này đã từng làm hồn vía tôi leo lên cây mấy lần Khi ông cảnh sát chỉ vào một cái hình có 8 cạnh hỏi bà ta là hình gì ? bà ta trả lời là cái lưới nhền nhện. Tôi dịch ra cho bà là STOP sign Thật tội nghiệp cho tôi khi tôi nói với ông Cảnh sát là STOP sign thì bà ta tuôn ra một tràng tiếng Anh no...no.. not STOP là lưới nhền nhện
Tôi lại lắc đầu nhìn tôi mà ghét cay ghét đắng cái bản thân mình. Ông cảnh sát nhìn tôi nghi ngờ... Tôi mới giãi thích cho bà ta cái hình lưới nhền nhện đó (hình bát giác) là STOP sign .Ông Cảnh sát lại tra vặn yêu cầu speak. Enghlish Tôi mới giãi thích cho ông ta là bà ấy nói lưới nhền nhện là cái hình của Stop theo tiếng VN
Thôi từ đó là hết ! Tôi lạy cả tơi lẫn nón không dám làm thông dịch viên nữa..
Sau đó, song song với việc phát hành tờ báo Con Kiến Tỵ Nạn tôi có cơ hội được làm đài phát thanh cùng với vợ chồng ông Hùng sinh viên du học
Về sau vì bận rộn mở tiệm áo T Shirt, ông Hùng bỏ đi còn lại một mình tôi gánh vác đài phát thanh. Nói là đài phát thanh cho " có gió “ chứ thật ra mua một tuần một giờ của một đài AM lúc đó giá $50/một giờ .
Chồng tôi giúp tôi về kỹ thuật thâu âm và đến giờ đem lên đài phát thanh phát ra . Chúng tôi có hai anh chị Nguyễn Văn Tài và Thái Phượng giúp làm xướng ngôn viên. Mở đầu chương trình là bài hát Quốc ca VNCH. Vào thời gian đó khi mới lìa xa quê hương khoảng 5 , 6 năm mà nghe trên đài phát thanh của người Mỹ có bài Quốc ca VNCH tôi nghĩ mọi người rất xúc động. Bởi ngay cá nhân tôi mỗi lần thâu băng bài Quốc ca đó lòng tôi cũng buồn mắt cũng rưng rưng giọt lệ. Chính cảm xúc bùi ngùi lao xao của một trùng dương quá khứ đã là một thúc đẫy âm thầm cho tôi vững tin trên con đường sinh hoạt cô đơn của mình.
Tin tức và những bài bình luận bằng tiếng Việt được sắp xếp vào 1/2 giờ và phần tin tức và bình luận được dịch ra Anh ngữ đọc 1/2 giờ khác do con gái đầu lòng của chúng tôi phụ trách.
Chương trình phát thanh có tên là Tiếng Nói Quê Hương VN của Người Việt Tỵ Nạn CS tại Richmond. Phát thanh những bài bình luận chống VGCS và những cảnh cưỡng bức dân Việt Nam đi lao nông tại Nga sô cũng như nói lên những đau thương uất hận câm nín của Quân Dân Ccán Chính của chính thể VNCH đang bị VC độc ác hơn loài dã thú hành hạ họ trong những trại tù vô nhân đạo được mệnh danh là "Trại Cải Tạo"
Chương trình được người Mỹ rất khen ngợi và một ông Mỹ đen tên Thomas tặng $1000.00 đô lúc bấy giờ. Sau khi hết tiền chồng tôi lại có job offer tại NC nên chúng tôi phải chấm dứt.
Những tổ chức cộng đồng được phát triễn thành lập và những ông Chủ Tịch muôn đời vẫn được “một cánh tay giơ lên rồi vài chục cánh tay giơ lên quyết đấu tranh “ đưa ông chủ tịch lên hàng lãnh đạo "cộng đồng" vẫn tiếp tục.
Nhìn những "hình ảnh của mấy ông Chủ Tịch cộng đồng ra tài lãnh đạo" mà tôi hãi. Hãi không phải vì họ không có tài an bang tế thế mà hãi bởi những lời tuyên bố trên những kế hoạch , chiêu bài mà người dân nào mới nghe thì cũng tưởng ngày mai mình sẽ trở về VN qua tài lãnh đạo của quí vị chủ tịch cộng đồng này.
Thật sự tôi không phê bình những chiêu bài , kế hoạch trống rỗng đó cùng ngôn ngữ "đao to búa lớn" của họ. Mà, tôi chỉ thất vọng vì vẫn còn những tệ đoan , những hoang phí trênnhững bài diễn văn rất dài mà không ai hiểu họ muốn nói gì?
Vì cái kinh nghiệm và sự hiểu biết về chính trị của tôi lúc bấy giờ rất giới hạn cho nên nhìn thấy gì thì hiểu như vậy. Đôi lần thấy những người "Chột" dẫn người "Mù" đi trên con đường ý thức hệ . Tôi lại phân vân trên tình trạng thân phận tỵ nạn phải lưu vong ở xứ người của mình về một số ngừơi lãnh đạo trong quá khứ.
Tôi nghĩ đến hình ảnh những bà mẹ ngồi lặng hằng giờ như từ một cõi vô thức nào để chờ đợi sự trở về của người con đã xa cách trùng dương. Những nhớ thương câm nín, những chờ đợi vô vọng ấy theo trùng dương làm nên trang lich sử thê lương bi thống nhất trong lịch sử nhân loại của người Việt Nam.
Tôi nghẹn ngào khi những người con sau khi nghe mấy ông "chủ tịch cộng đồng" đọc diễn văn, ra tuyên cáo thì lòng họ lại rộn lên niềm tin sẽ về quang phục quê hương trong một ngày không xa, và được gặp lại mẹ già để đem niềm vui hội ngộ bù đắp lên đôi mắt già nua sâu hóm vì đợi chờ....
Nhưng rồi , nước vẫn trôi trên những dòng sông chia nhánh của lòng người cùng quá khứ và thời gian cũng qua nhanh nhưng những kế hoạch và tư tưởng của một số người tự gắn cho mình cái quyền uy lãnh đạo công đồng thì lại chảy ngược vào ao hồ nước đọng...
Niềm tin của đồng hương đã dâng hiến đã hợp tác. Chỉ tiếc rằng của cho không phí, chỉ có ngừơi nhận không biết xài, thành ra nó phí đi…
(Còn tiếp)
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Ngày 5/8/2012
No comments:
Post a Comment