Tuesday, August 14, 2012

CSVN BẤT LỰC CẢI TỔ KINH TẾ BỆNH HOẠN




CSVN BẤT LỰC
CẢI TỔ KINH TẾ BỆNH HOẠN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.08.2012

Chúng tôi mới viết một Bài dài cho Báo KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG số tháng 8 này của PHONG TRÀO HIẾN CHƯƠNG 2000 với đầu đề như sau: “ĐÃ ĐẾN LÚC DÂN TỘC VN NỔI DẬY ĐẨY CSVN BỆNH HOẠN XUỐNG HỐ”. Báo KTTT đã tóm tắt bài dài ấy rất trung thực với những phân tích của chúng tôi. Chúng tôi muốn trích ra nguyên văn bản tóm bằng Anh ngữ này để quý độc giả Trẻ, quen với Anh ngữ, ý thức tầm quan trọng tương lai Kinh tế VN:

It is time to push the CPV to an end
Prof. Dr. Nguyen Phuc Lien

In this article, Prof. Dr. Nguyen Phuc Lien emphasized the downturn of the economy of VN in 2011 and 2012, which will create a hardship for all components of the people and lead them to standing up for their life. This is a lengthy study, therefore, we will outline the major points of the writer’s original in Vietnamese only:
1. The downturn of the economy of VN (and the economy of China recently too) has originated from the mechanism and structure of that economy. It is not temporary issues or problems, but is a matter of substance, which originated from an irrational market economy under the socialist directions, to the degree that the World Bank as well as IMF had to call for Vietnam’s substantial reforms. This is not a matter of change of some details, but a fundamental change, or a change of mechanism. The reason: the state firm sector doesn’t work, and even pushes the economy to a situation of near collapse by their corruption and costly operation. They swallowed most of the financial resources of the budget, but failed to create the equivalent products/services. Consequently, the people and workers have been allocated little resources for production as well as improving their standards of living. The widening gap of financial and economic resources between the people and cadres, members of the communist party is larger and larger. The people can’t accept it in the long run.
2. If no change will ever take place, the masses will be pushed to a dead end and have to stand up to liberate themselves from the communist mechanism. In China, a 10-meter Mao Zedong statue was recently demolished by the people in Hainan. The masses in China and VN are determined to push the communist party into the abyss.
Considering the cause of the risings in the Jasmine Revolution in Northern Africa and the Middle East, a major cause was the poverty of a large component of the people. The STOMACH RIGHT is what the people claimed in most revolutions: The 1789 French Revolution, the 1917 Revolution in Russia (by Lenin), the 1989-91 Revolutions in Eastern Europe and Russia, all had the roots from the failure of the economies concerned to respond to the needs of the people.
The Vietnamese communist party is also not exempted from the people’s move to terminate the communist mechanism and make their life affordable and viable.”

Nguyên cớ sụp đổ Kinh tế
là ở Lãnh vực Kinh tế thực,
chứ không phải chỉ do
hệ thống Ngân Hàng/Tàichánh

Đầu tháng 6 vừa rồi, trước những lời kêu gọi của World Bank và IMF về cải tổ tận căn nguyên của mô hình Kinh tế để tránh sụp đổ toàn diện, CSVN bắt đầu cải tổ về hệ thống Ngân Hàng và Tài chánh được CSVN coi như nguyên cớ chính sụp đổ Kinh tế.

Việc cải cách bắt đầu bằng mua nợ của một số Ngân Hàng mà Hãng Thông Tấn AFP phê bình như sau:
HO CHI MINH CITY (AFP/10 June 2012 1233 hrs): Vietnam's drive to restructure its troubled banking sector is being derailed by powerful interest groups as the political will needed to force through painful reforms falters, experts say.
Những nhóm lợi ích dựa trên thế lực Chính trị đã biến việc mua nợ trở thành thưởng công cho những Ngân Hàng đã phạm lỗi. Thực vậy Chuyên gia Kinh tế VŨ THÀNH TỰ ANH đã nói rõ ra như sau:
“Ba ngân hàng đầu tiên sáp nhập không những không bị mất vốn, chủ sở hữu vẫn tại vị, mà còn được Ngân hàng Nhà nước bơm thêm vốn, được BIDV hỗ trợ thanh khoản. Các ngân hàng này đã được thưởng vì làm sai”.
Khi mà Chính trị can thiệp vào, hay mạnh hơn nữa là nắm “chủ đạo “ Kinh tế, thì Kinh tế phục vụ cho Chính trị chứ không phải do Dân và cho Dân. Chính vì vậy mà chúng tôi luôn luôn kêu gọi phải DỨT BỎ CÁI CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế.
Điều chúng tôi ngạc nhiên là khi bàn về cải tổ Ngân Hàng/Tài chánh trong dịp đầu tháng 6 vừa rồi, Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh lại không nhắc đến bệnh hoạn của hệ thống Ngân Hàng/Tài chánh, mà nói đế những lý do BỆNH HOẠN của nền KINH TẾ THỰC gồm hiệu lực sản xuất hàng hóa/dịch vụ của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh trong một bối cảnh CUNG/CẦU hàng hóa và dịch vụ tại quốc nội cũng như từ nước ngoài. Oâng nói:
“Có ba vấn đề. Thứ nhất, hiệu quả nền kinh tế kém. Tiền được bơm ra, thuế được cắt giảm, nhưng “sức khỏe” nền kinh tế sẽ khó gượng dậy ngay bởi ốm yếu từ trước. Thứ hai, đầu ra của sản phẩm. Hiện một số doanh nghiệp (DN) vẫn còn năng lực sản xuất, nhưng không có đầu ra, nên cũng không có nhu cầu về đầu vào. Điều này ảnh hưởng đến các nhà cung ứng, tạo hiệu ứng đình trệ dây chuyền trong cả nền kinh tế. Thứ ba, bất ổn về chính sách, bất ổn kinh tế vĩ mô đang tạo ra chi phí rất lớn.”
Bất lực mà CSVN không thể cãi tổ được, đo là những người có quyền Chính trị nắm đầu các Tập đoàn Kinh tế nhà nước. Đó không phải là những điều hành Kinh tế cho Lợi nhuận tối đa cho Tập đoàn, mà chỉ dùng quyền hành Chính trị để THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ cho Lợi nhuận riêng của mình mà người ta đang gọi là những nhóm lợi ích. Cũng vậy, trong tình hình khủng hoảng Kinh tế Thế giới hiện giờ, nhất là hai Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Au, CSVN không thể xuất cảng được và Dân chúng trong nước thì yếu kém về mãi lực. Đây là Luật Kinh tế về CUNG/CẦU.
CSVN dường như đang hãnh diện về việc Lạm phát giảm xuống. Chúng tôi thì nhìn việc giảm Lạm phát này như một triệu chứng của CƠN XOÁY THỤT GIÁ (Spirale Déflationniste) mà Thế giới đã phải kinh hoảng cho những năm 1929-30. Bất lực không làm TĂNG HIỆU NĂNG sản xuất của những Tập đoàn Kinh tế nhà nước và hoàn toàn bất lực trước việc GIẢM CẦU hàng hóa/dịch vụ trong quốc nội và nhất là từ nước ngoài, việc sụp đổ của Cơ chế Chính trị/Kinh tế CSVN như một định mệnh vậy.

Giống như Đại Khủng hoảng 1929-30:
Sản xuất quá đáng làm cơn xoáy thụt giá

Trong khi theo rõi sự sôi bỏng Khủng hoảng Tài chánh, Kinh tế và Chính trị tại Hoa kỳ, nhất là Au châu, chúng tôi đọc được những yếu tố cho thấy triệu chứng Thế giới đang đi đến một cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh tế thực (Récession de l’Economie réelle) tương tự như cuộc Đại Khủng hoảng năm 1929-30 mà nguồn gốc đến từ Trung quốc.
Thời tiền 1929-30, Tây phương quá hồ hởi với Kỹ nghệ hóa bằng Máy Nổ, đã sản xuất quá nhiều (Surproduction) mà không kể đến Mãi lực Tiêu thụ để đến nỗi Cơn xoáy Thụt giá (Spirale Déflationniste) xẩy ra  làm cho phía Sản xuất phá sản và buộc lòng phải hủy bỏ Hàng hóa để nâng Giá lên. Thực vậy, nếu không phá huỷ hàng hóa đã sản xuất, thì phía CUNG vẫn cao hơn phía CẦU làm cho Giá bán vẫn tiếp tục thụt xuống. Gía tiếp tục thụt xuống thì không có Lợi nhuận nên phải thải thợ, thậm chí đóng cửa xí nghiệp. Thất nghiệp tràn lan càng làm cho Mãi lực xuống giốc và và Giá bán càng thụt xuống.
Tại hai Thị trường Hoa kỳ và các nước Liên Au ngày nay, Mãi lực từ Tư nhân đến Nhà nước kiệt quệ vì hai cuộc Khủng hoảng NỢ TƯ năm 2008 và NỢ CÔNG năm 2011. Mãi lực kiệt quệ có nghĩa là phía CẦU giảm và buộc lòng Giá bán trên Thị trường phải đi theo chiều thụt xuống. Thông tin báo chí trong giai đoạn này đã cho thấy phía CẦU hàng hóa và dịch vụ đang hạ xuống. Lấy một số tỉ dụ:
*        Thống kê công khai Trung quốc đã cho thấy lượng xuất cảng TQ quốc trong tháng 10/2011 hạ xuống 60%. Thị trường Nhà cửa Trung quốc xuống giá trầm trọng. Trung quốc cũng cho biết đà Lạm phát đang hạ dần. Điều này có nghĩa là dân chúng không hồ hởi chi tiêu làm tăng Lạm phát như trước nữa. Đó là phản ứng của dân chúng vì thiếu Mãi lực tiêu thụ.
*        Cũng trong tháng 10/2011, Đức cũng tuyên bố việc ngưng trệ sản xuất vì lượng CẦU nước ngoài giảm. Chính Thụy sĩ cũng cho Thống kê cho thấy việc thải thợ tăng lên do giảm sản xuất.
*        Thống kê nghiên cứu về du lịch sang Luân đôn nhân Thế vận Hội năm 2012 ước lượng rằng số du lịch sẽ giảm tới 60%.
Đó là những tỉ dụ cho thấy ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế làm Mãi lực Tiêu thụ giảm hẳn xuống. Chúng ta có thể đang bắt đầu Cơn xoáy thụt giá (Spirale Déflationniste)

Trung quốc và Việt Nam ngày nay:
Sản xuất quá đáng và
ích kỷ tích lũy vốn tồn đọng

Chúng tôi muốn trình bầy trong phần này những điểm chính cho dự phóng một cuộc Đại khủng hoảng mà những gian giảo Kinh tế Trung quốc là nguồn gốc.
Trong những thập niên, nhất là sau khi vào được WTO / OMC, Trung quốc như “say máu “ sản xuất và xuất cảng tràn lan hàng Made in China ra Thế giới, nhất là hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Au. Tối thiểu trong 10 năm trướng vào WTO / OMC, Trung quốc đã sử dụng những biện pháp đại hạ giá gian giảo để moi móc Mãi lực của Hoa kỳ và Liên Au:
(i)      Thu Mãi lực của Hoa kỳ và Liên Au
*        Hạ giá thành hàng hóa bằng một quyền lực Chính trị độc tài bắt ép nhân lực Trung quốc phải nhận lương “ăn cháo với muối “. Khối dân nghèo nội địa chết đói buộc phải nhận đồng lương ăn cháo để sống. Việc này có sự cấu kết của Tư bản Đen từ Mỹ, Aâu châu, Nhật, Nam Hàn, thậm chí cả Chệt Đài Loan. Tư bản Đen cấu kết với độc tài Chính trị để bóc lột nhân lực Trung quốc và làm cho độc tài TQ trở thành Tư bản Đỏ.
*        Cũng Độc tài Chính trị Trung quốc sử dụng Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Dollar và Euro để giảm giá hàng xuất cảng thêm một lần nữa. Thái độ cố chấp gian giảo này vẫn tiếp tục và còn tiếp nữa dù với những lời hứa suông khi mỗi lần Trung quốc bị công kích. Trong cuộc Họp G20 năm ngoái 11.11.2010 tại Seoul, Mỹ làm mạnh đòi Trung quốc cho Tỷ giá đồng Yuan uyển chuyển (Flexible), thì Trung quốc lại gian giảo bằng cách cho đồng Yuan uyển chuyển trong một cái ống mà cái ống này lại cứng nhắc hạ thấp bên dưới đồng Đo-la. Ký giả Harold THIBAULT viết : «La Chine est le vilain petit canard accusé de maintenir artificiellement sa monnaie à un niveau trop faible…” (Le Monde 10.11.2010, p.15). (Trung quốc là con vịt nhỏ láu cá bị tố cáo là cố thủ giữ tiền của mình ở mức độ rất thấp…)
*        Ngoài việc giảm giá thành bằng lương ăn cháo của công nhân và thủ thuật giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp, họ còn dùng những chất liệu rởm để sản xuất hàng bán ra. Đây là những hàng giả và độc hại. Đây cũng là chủ đích hạ giá hàng của Trung quốc.
(ii)     Ngăn cản Hoa kỳ và Liên Au thu lại Mãi lực từ Trung quốc
Trung quốc sản xuất tràn lan hàng hóa hạ giá và thu vào tối đa Mãi lực từ Hoa kỳ và Liên Aâu. Số thu vào ấy lại không được tiêu ra theo luật lưu hành Tài chánh của Kinh tế, mà Trung quốc tích lũy kỹ làm Dự trữ vốn ngoại tệ. Hoa kỳ và Liên Au sở dĩ để dễ dàng cho Trung quốc bán hàng thu lấy Mãi lực vì Hoa kỳ và Liên Au “mơ mộng “ sẽ xuất cảng hàng hóa kỹ nghệ sang khối người khổng lồ Trung quốc để thu lại Mãi lực. Nhưng Hoa kỳ và Liên Au chỉ “mơ mộng“ vì đồng tiền mà Tư bản đỏ Trung quốc đã cất giữ, thì họ cất kỹ lắm không nhả ra:
*        Một đàng đối những hàng Kỹ nghệ cao cấp, Trung quốc chỉ muốn cho “Gián điệp “ Kinh tế đi ăn cắp mẫu và Kỹ thuật để họ tự sản xuất lấy.
*        Một đàng Tư bản Đỏ Trung quốc không nâng cấp Mãi lực cho dân chúng Trung quốc để Hoa kỳ và Liên Au có thể bán hàng hóa cho dân Trung quốc mà thu mãi lực lại được. Chũng theo Ký giả Harold THIBAULT, viết trong Le Monde ngày 10.11.2010, p.15, về cuộc Họp G20 ngày 11.11.2010 tại, rằng những Lãnh đạo Trung quốc đều biết cái giải quyết đơn giản mà Hoa kỳ và Liên Au đòi hỏi : «La solution est bien connue : réorienter l’économie vers la consommation intérieure. Pour cela, laisser le yuan grimper, améliorer les salaires pour permettre aux Chinois de dépenser. ».(Cái giải quyết đã được biết rõ : hướng Kinh tế về tiêu thụ nội địa. Để thực hiện, hãy để cho đồng yuan tăng lên, hãy trả lương cao hơn để cho phép dân Trung quốc tiêu thụ).
Quan điểm làm Kinh tế của Tư bản Đỏ Trung quốc không giống Tây phương. Henry FORD đã nói : “Tôi trả lương cao cho Công nhân để họ có Tiền mua xe hơi mà tôi sản xuất “. Đó là quy luật làm ăn lâu dài. Thực vậy để Henry FORD có thể sản xuất xe hơi lâu dài, thì phải nâng đỡ Mãi lực của người Tiêu thụ xe hơi để hai bên cùng sống chung lâu dài với nhau. Nhưng Kinh tế của Tư bản Đỏ là đoản hạn, chộp giựt trong thời gian họ còn tại chức có quyền thu vét tiền bạc, chứ không tuân thủ quy luật Kinh tế làm ăn lâu dài với nhau.
Tư bản Đỏ Trung quốc đã sản xuất xả láng và tích lũy Tiền bạc tạo thành  một số vốn mà Giáo sư Don PATINKIN, cựu Khoa trưởng Khoa Kinh tế Đại học Tel-Aviv gọi là “Encaise Oisive“ (Quỹ tích lũy ứ đọng). Năm 1969, tôi viết một Tập nghiên cứu để trình nộp cho Đại học ở Thụy sĩ, gọi là Mémoire de Licence với đầu đề ENCAISSE OISIVE de DON PATINKIN. Việc tích lũy Vốn ứ đọng này làm ngưng trệ lưu hành vốn của Kinh tế. Vốn lưu hành trên Thế giới như dòng nước sông luôn luôn chảy vòng trong một Chu kỳ. Ơû một giai đoạn nào nó, mình dùng Vốn để làm Kinh tế, thì phải thả ra cho dòng nước sông để người khác có thể dùng được. Khi mình đào một cái ao cho dòng nước sông chảy vào, rồi đắp đập xây cống giữ chặt lấy nước trong ao cho mình, thì dòng nước sông sẽ cạn dần và người khác khan hiếm nước sông.
Con số USD.3200 tỉ mà Trung quốc giữ kỹ hiện nay như nước trong ao tù, chính là Encaisse Oisive làm cho dân Hoa kỳ và Liên Au cũng như những quốc gia của Tây phương phải thiếu Vốn. Vì vậy:
=>     Việc Trung quốc Sản xuất tràn lan và xuất cảng xả láng đang tạo ra tình trạng SURPRODUCTION giống như thời kỳ trước Đại Khủng hoảng Kinh tế những năm 1929-30.
=>     Việc tồn trữ Encaisse Oisive của Trung quốc khiến Mãi lực dân Hoa kỳ và Liên Au kiệt quệ với NỢ CÔNG, NỢ TƯ chồng chất, nên phía CẦU hàng hoá và dịch vụ thụt xuống sẽ tạo SPIRALE DEFLATIONNISTE (Xoáy thụt giá) giống như thời kỳ Đại Khủng hoảng 1929-30.
Giữa THẶNG DƯ và NỢ NẦN, có những liên hệ nhân quả hỗ tương. Kinh tế gia Martin WOLF, trước đây là Giám đốc World Bank tại Aán Độ và hiện nay là Bình luận gia trưởng của Báo Financial Times đã viết về tình hình dư vốn của Trung quốc và thiếu vốn của Hoa kỳ và Liên Au như sau: “Les excédents des uns dépendent de la capacité des autres à s’endetter. Créanciers et Débiteurs sont líes les uns aux autres comme des siamois..”(Những thặng dư của những người này tùy thuộc vào khả năng của những người kia vay mượn. Các Chủ nợ và các Con nợ gắn liền với nhau như những đứa trẻ sinh ra bị nối liên thân xác.) (Le Monde 8.11.2011, page 2)
Trung quốc là nguồn gốc làm phát sinh Khủng hoảng Nợ nần và Thất nghiệp hiện nay. Cái Khủng hoảng của Con nợ sẽ trở ngược lại phá hoại Kinh tế của Chủ nợ Trung quốc vậy.

Những biện pháp chặn đứng
gian giảo Kinh tế Trung quốc
càng làm GIẢM CẦU
hàng hóa Trung quốc và Việt Nam

Trong tình trạng Khủng hoảng Kinh tế và Thất nghiệp hiện nay tại Hoa kỳ và Liên Au, trước hết cần phải có biện pháp khởi công phục hồi Kinh tế để giảm Thất nghiệp, đồng thời phải cứng rắn ngăn chặn Trung quốc “xuất cảng những gian giảo Kinh tế“ không những sang Hoa kỳ, Liên Au mà còn khắp nơi.
Trước cảnh Khủng hoảng Nợ nần, Suy thoái Kinh tế và Thất nghiệp hiện nay của Hoa kỳ và Liên Au, người ta không dám nghĩ tới Độ Phát triển Kinh tế cao để hồ hởi nữa, nhưng nghĩ đến những biện pháp khiêm tốn để có thể khởi công Kinh tế. Người ta nghĩ đến những biện pháp sau đây:
1)      Biện pháp thứ nhất : Ngăn cản không cho hàng hóa Trung quốc xâm nhập Hoa kỳ và Liên Au để tiếp tục làm giảm Mãi lực của hai Thị trường này nữa. Đây là những biện pháp Che chở Mậu địch (Protectionnisme commercial) được coi như tự bảo vệ Mãi lực của dân mình.
2)      Biện pháp thứ hai :  Chính Hoa kỳ và Liên Au đi bước đầu khiêm tốn phát triển là đưa những hàng hóa thường dùng của đại chúng từ Trung quốc về sản xuất tại Hoa kỳ và Liên Aâu. Việc làm này một mặt tạo công ăn việc làm, tạo bước phát triển và cũng là làm tăng Mãi lực cho dân mình, và một mặt đừng để thất thoát Mãi lực vì hàng Trung quốc.
3)      Biện pháp thứ ba: Chế tài những đại Công ty Liên quốc gia đã sản xuất hàng từ Trung quốc bằng cách lấy thuế cao lên đối với những đại Công ty này đã lợi dụng Mãi lực Hoa kỳ và Liên Au để thu vào Lợi nhuận cao do chênh lệch Giá thành sản xuất hạ tại Trung quốc và Giá bán cao tại hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Au.
4)      Biện pháp thứ tư: Cứng rắn yêu cầu Trung quốc phải để cho Tỷ giá đồng Yuan uyển chuyển theo với đồng Đo-la và đồng Euro. Nếu Trung quốc vẫn cố chấp, thì đây là việc dùng Tiền tệ để cạnh tranh Thương mại bất hợp pháp. Phải đưa vấn đề ra WTO/OMC để có những quyết định chế tài.

Tóm lại và KẾT LUẬN:

*        CSVN bất lực trong việc CẢI TỔ làm tăng HIỆU NĂNG sản xuất của những Tập đoàn Kinh tế nhà nước vì hai lý do:
=>     Chính những người phải lo việc CẢI TỔ lại là những Lãnh đạo Chính tự bản thân yếu kém về quản trị Kinh tế;
=>     Họ chỉ lo THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ cho đầy túi cá nhân trong một thời gian ngắm nắm quyền Chính trị, chứ không quan tâm đến tiền đồ Kinh tế cho Dân chúng và Đất Nước. 
*        Trong tình trạng bất lực tăng HIỆU NĂNG như vậy, CSVN còn bất lực trong việc làm tăng phía CẦU hàng hóa/dịch vụ:
=>     Tại Quốc nội, dân chúng bị bóc lột và không có đủ mãi lực. Thêm vào đó, hàng hóa Trung quốc lại tràn lan tại sân nhà;
=>     Từ nước ngoài, Khủng hỏang, Thất nghiệp làm giảm CẦU đối với hàng hóa/dịch vụ Trung quốc và Việt Nam. Đồng thời khuynh hướng Bảo Hộ Mậu Dịch tăng lên để giải quyết Thất nghiệp mỗi nước. Tất cả đều làm giảm CẦU hàng hóa/dịch vụ Trung quốc & Việt Nam.
KẾT LUẬN của chúng tôi là phải gấp rút DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN BỆNH HOẠN HIỆN NAY để dân mới có thể thăng tiến và đất nước bắt đầu phát triển thực sự trong lâu bền.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.08.2012


No comments:

Post a Comment