Wednesday, July 3, 2013

Kỷ niệm ngày trao trả về Trung Quốc, dân Hồng Kông biểu tình vào ngày 30/6/2013 và 1/7/2012 với hơn 200.000 người

Lính Trung Quốc diễu binh ngày 30/06/2013, nhân kỷ niệm 16 năm ngày Hồng Kông được trao trả lại cho Hoa lục.
Lính Trung Quốc diễu binh ngày 30/06/2013, nhân kỷ niệm 16 năm ngày Hồng Kông được trao trả lại cho Hoa lục.
Reuters

Minh Anh
Để đánh dấu kỷ niệm 16 năm ngày Hồng Kông được trao trả về với Trung Quốc, hàng trăm ngàn người dân đặc khu hành chính này hôm nay 30/06/2013 đã xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất mãn của họ về các chính sách cải cách do lãnh đạo đặc khu bị xem là thân Bắc Kinh đưa ra.

Đòi quyền phổ thông đầu phiếu, phản đối tình trạng cách biệt giàu nghèo gia tăng và giá bất động sản tăng vọt, người dân ồ ạt xuống đường trút nỗi tức giận lên ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông.
Giải thích với hãng tin AFP, ông Jackie Hung, thuộc tổ chức Mặt trận Nhân quyền Dân sự, đứng ra tổ chức biểu tình, cho biết : “Mục tiêu chính của đợt xuống đường lần này là nhằm thúc đẩy nền dân chủ thực thụ và yêu cầu ông Lương Chấn Anh từ chức”.

Cũng theo ông Jackie Hung, người dân Hồng Kông giờ đây quá chán ngán ông Lương Chấn Anh và bộ máy chính quyền của ông ta. Tổ chức này hy vọng sẽ quy tụ được hơn 400 ngàn người tham gia, tuần hành từ công viên Victoria đến khu tài hành chính của Hông Kông.
Hôm thứ sáu vừa qua, trường Đại học Hồng Kông công bố một điều tra cho thấy chỉ có 1/3 dân số Hồng Kông cảm thấy tự hào là công dân Trung Quốc. Đây là con số thấp nhất kể từ năm 1998.
Ông Lương Chấn Anh đã được Ủy ban bị xem là thân với Bắc Kinh bầu làm Đặc khu trưởng Hồng Kông hồi tháng 7 năm rồi. Ông từng cam kết cải thiện bộ máy hành chính và duy trì các luật lệ có từ thời thuộc địa Anh quốc. Ông cũng được giao trọng trách giám sát tiến trình chuyển tiếp sang hình thức phổ thông đầu phiếu.
Thế nhưng, thời gian gần đây xuất hiện nhiều lời chỉ trích cho rằng có quá ít tiến bộ, thậm chí là không có tiến bộ gì kể từ khi ông Lương Chấn Anh lên nắm quyền lãnh đạo đặc khu. Ngay từ đầu, uy tín của ông Lương cũng đã bị sứt mẻ do một số vụ tai tiếng. Nhất là sau khi ông chỉ trích gay gắt đối phương Henry Tang xây dựng nhà hầm trái phép, người dân khu vực đã phát hiện là ông Lương cũng làm điều tương tự.
Người dân Hồng Kông cũng như phe đối lập cho rằng ông Lương Chấn Anh đã không giải quyết được nhiều vấn đề xã hội cấp bách như giá nhà đất tăng vọt do tình trạng người giàu từ Hoa lục ồ ạt tràn sang để tậu nhà, đào sâu thêm cách biệt thu nhập của người dân. Nhất là vấn nạn các phụ nữ người Hoa lục mang thai sang Hồng Kông sinh con, gây nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện phụ sản, hay chuyện vơ vét sữa bột trẻ em gây thiếu hụt sữa nghiêm trọng trên thị trường. Người Hồng Kông cho rằng “ông Lương khiến họ có cảm giác Bắc Kinh mới là chủ nhân và ông ta chẳng quan tâm gì đến lợi ích của người dân”.
via RFI


Dân Hồng Kông rầm rộ xuống đường phản đối chính quyền Bắc Kinh ngày 01/07/2012. REUTERS/Bobby Yip
Tại Hồng Kông 200.000 người xuống đường cho dân chủ! vào ngày 01 tháng bảy! Hãy kết thúc chế độ cộng sản Độc tài giết người, đàn áp, cầm tù và tra tấn " Sáng tạo tự do ngôn luận "! Hôm nay Hồng Kông đã cho thế giới thấy là chúng tôi không đấu tranh một mình, chúng tôi là là lương tâm của 1,3 tỷ người TQ đã không được phép để kháng nghị và biểu tình. CHÚNG TÔI LÀ DÂN CHỦ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI, KHÔNG CHỈ LÀ TRUNG QUỐC BỞI VÌ CHÚNG TÔI DÁM NÓI RẰNG "QUÁ ĐỦ RỒI, ENOUGH IS ENOUGH, HÃY KẾT THÚC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CỘNG SẢN NÀY!"

hơn 200.000 người xuống đường biều tình ngày 1/7/2012 tại hongkong. Đến bao giờ VN mớì có được một ngày như thế này ?Hồng Kông tràn ngập rừng người dứt khoát bày tỏ lòng bất mãn đối với chế độ Trung Quốc nhân kỷ niệm 15 năm ngày Luân Đôn trao trả nhượng địa cho Bắc Kinh. Trước giờ tuần hành, AFP cho biết số người tập trung lên đến « nhiều chục ngàn » với khẩu hiệu « cùng chiến đấu chống đảng Cộng sản ».

Vào giữa ngày hôm nay, ngày kỷ niệm 15 năm nhượng địa trở lại chủ quyền Trung Quốc, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã rời Hồng Kông về lại Bắc Kinh sau hai ngày thăm viếng bị chống đối mãnh liệt.

Trong khi đó, người dân Hồng Kông tiếp tục hành động biểu lộ bất mãn đối với chính sách của Bắc Kinh bị xem là « đang cướp đoạt quyền tự do và dân chủ », là làm « đời sống » dân Hồng Kông trở thành đắt đỏ.

AFP mô tả vào lúc 17 giờ chiều, tức là hơn một giờ sau khi đoàn biểu tình tuần hành, nhiều chục ngàn người vẫn còn chờ đến phiên mình tại địa điểm tập trung. Họ mặc y phục màu tang đen trắng và có người mang cờ của Anh Quốc. Họ lên án chế độ Trung Quốc « phá hoại Hồng Kông và quyền dân chủ của người dân ».

Hàng năm, ngày 01/07 vẫn có biểu tình nhưng năm nay lòng bất mãn của dân chúng Hồng Kông lên rất cao. Sự kiện tân lãnh đạo đặc khu hành chánh Lương Chấn Anh tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào được xem là hành động « can thiệp thô bạo ». Diễn văn của chủ tịch Trung Quốc đã bị gián đọa nhiều lần vì lời hô to của một người trong cử tọa « chấm dứt chế độ độc đảng » và « phản đối đàn áp Thiên An Môn ». Ở bên ngoài hội trường, người biểu tình đốt chân dung của Lương Chấn Anh với khẩu hiệu «bài trừ đảng Cộng sản ».

Động thái đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc khi đến Hồng Kông là viếng thăm và dự lễ duyệt binh tại căn cứ của lực lượng quân đội Trung Quốc, được xem là đã nổ súng đàn áp phong trào sinh viên năm 1989, càng làm dân Hồng Kông bất bình thêm.

Theo AFP, dân chúng tại đặc khu hành chánh lên án dân có tiền tại Hoa Lục chạy qua Hồng Kông làm giá nhà đất leo thang, giành chổ của con em địa phương ở trường học và nhà giữ trẻ.

Cuối cùng, chính quyền Bắc Kinh bị tố cáo là đang tiến hành chính sách trấn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí bằng biện pháp kiểm duyệt gian trá « chỉ đạo qua điện thoại ».Theo AFP, hàng chục ngàn người dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình, hô vangkhẩu hiệu phản đối Bắc Kinh và tìm mọi cách gây cản trở chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Những người biểu tình cũng đồng thời bày tỏ sự bất bình nhân dịp 15 năm Hồng Kông được trao trả về Đại lục.

Cuộc biểu tình gay gắt đã khiến cảnh sát Hồng Kông phải dùng tới hơi cay để trấn áp đám đông phản đối Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào ngày thứ Bảy vừa qua nhân dịp kỷ niệm ngày Anh trao trả Hồng Kông về cho Trung Quốc. Lễ kỷ niệm được tổ chức trùng với buổi nhậm chức của người đứng đầu chính quyền thành phố vốn không được lòng dân.

Trong ngày thăm viếng thứ hai của ông Hồ Cẩm Đào, hàng trăm người biểu tình đã bao vây nơi ở của vị lãnh đạo này – một khách sạn năm sao và lên tiếng đòi tiến hành một cuộc điều tra về cái chết của một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Đại lục vừa qua. Đoàn biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu chống Bắc Kinh và sử dụng biểu ngữ lớn với dòng chữ Trung Quốc có ý nghĩa: “Bất bình đẳng”. Một số người còn tìm cách xuyên thủng lớp hàng rào bảo vệ kiên cố mới chỉ được dùng một lần để chống bạo động vào năm 2005 trong sự kiện của WTO ở Hồng Kông.




Cảnh sát đã tìm cách khống chế đoàn biểu tình bằng biện pháp vũ lực. Trong quá trình đụng độ, một số nhà báo, phóng viên ảnh quốc tế (trong đó có 3 nhà báo của AFP) bị đều bị thương ở mắt do hơi cay của cảnh sát.

Không chỉ phản đối trực tiếp, những thành viên mạng xã hội ở Hồng Kông cũng bày tỏ sự phản đối trên internet. Một số người đã liên tưởng hàng rào an ninh và các biện pháp trấn áp của cảnh sát Hồng Kông nhằm bảo vệ ông Hồ Cẩm Đào như một bức Vạn Lý Trường Thành, hoặc như bức tường Berlin. Một người phản đối đã viết: “Bức tường Berlin đã chia đôi nước Đức, hy vọng chướng ngại vật mà cảnh sát dựng lên sẽ ngăn đôi Hồng Kông với Trung Quốc vĩnh viễn”. Quyết liệt hơn, có người còn viết khẩu hiệu: “Hãy biến khỏi Hồng Kông” nhằm vào các nhân vật của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang mạng xã hội và nhận được vô vàn lời bình luận phản đối Bắc Kinh.

Chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào đã dấy lên làn sóng phản đối Bắc Kinh từ người dân Hồng Kông, những người vốn trọng tự do và luôn tìm cách đấu tranh để thành phố này không nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc. Cũng trong diễn biến này, một nhà báo Hồng Kông đã bị cảnh sát câu lưu ngay sau khi ông này lớn tiếng hỏi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào về cuộc biểu tình đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào có thể không nghe thấy, hoặc đã làm ngơ trước câu hỏi đó.

Trong ngày Chủ nhật (1/7), ông Hồ Cẩm Đào còn chủ trì lễ nhậm chức của ông Lương Chấn Anh – người đứng đầu chính quyền Hồng Kông, vốn không được lòng người Hồng Kông bởi theo họ, ông này được các quan chức đứng đầu chính quyền Bắc Kinh ưu ái đề bạt và hơn nữa, ông Chấn Anh cũng đang bị nghi ngờ về khối tài sản kếch xù mà biểu hiện là một dinh cơ cực kỳ xa xỉ.

Kỷ niệm ngày Hồng Kông trở lại chủ quyền của Trung Quốc cũng là dịp để kiếm chứng lòng dân Hồng Kông thế nào sau 15 năm sống trong mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Bảy triệu người Hồng Kông vẫn được Bắc Kinh tôn trọng quyền bán tự trị với hệ thống luật pháp riêng và tài chính riêng theo thỏa thuận đã ký kết với nước Anh. Nhưng sau 15 năm, Bắc Kinh đã không thu phục được nhân tâm Hồng Kông, ngược lại, ngày càng càng có nhiều người dân từ Đại lục di cư dưới mọi hình thức tới bán đảo này.

Theo giới phân tích, người dân Hồng Kông luôn tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc bởi họ lo ngại tình trạng mất dân chủ, thiếu bình đẳng của chế độ Trung Quốc có thể khiến họ mất các quyền tự do và những giá trị cốt tử được quy định trong Hiến pháp hiện hành của Hồng Kông.








1 comment:

  1. Có mầy người Việt Nam biết được chuyện này, họ đều không quan tâm, lo kiếm tiền, và làm sao không dây vào chính quyền, mặc dù ghét nhưng vẫn cam chịu, đó là đặc tính của người việt đôi khi đến ngu muội rồi

    ReplyDelete