Thursday, July 25, 2013

Khó tránh nông dân Việt Nam "làm giàu" cho Trung Quốc

TS. Dương Ngọc Thí cho rằng, do thể chế nên hiện nay một quy định có nhiều bộ ngành cung tham gia, mỗi bên một phần, nên phân giải thế nào, đúng sai của ai thì thể chế của chúng ta cũng khó quy trách nhiệm cụ thể.

Tiếp tục những phân tích về nền nông nghiệp VN và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Dương Ngọc Thí, Phó viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) về vấn đề này.

PV – Thưa ông, hiện tại, ngành nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại quá nhiều nghịch lý như: người nông dân phải bỏ chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với giá rất đắt trong khi giá người nông dân bán lại rất rẻ; Việt Nam luôn đứng đầu về số lượng nông sản xuất khẩu nhưng giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức thấp nhất trên thế giới. Phải lý giải những nghịch lý nói trên như thế nào, thưa ông? Và những nghịch lý đó đang thể hiện vấn đề gì của sản xuất nông nghiệp Việt Nam?

TS. Dương Ngọc Thí: Chuyện này mọi người cũng đều đã nói, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị ở ĐBSCL rồi, giải pháp khó khăn, mà có vẻ chưa có hướng gì hiệu quả.

Nguyên nhân, thứ nhất là từ thế giới, thế giới sau khi khủng hoảng lương thực các nước đã chú ý nhiều hơn tới việc đảm bảo an ninh lương thực cho mình bằng việc quan tâm, mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, chúng ta áp dụng các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, tăng sản lượng, phần cung tăng lên trong khi nhu cầu trong và ngoài nước về không có gì đột biến.
nong-dan-ao-ao-ban-dat-phunutoday.vn
Khó khăn trong sản xuất, chi phí tăng, giá thành sản phẩm giảm đang khiến nhiều người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long lâm cảnh nợ nần, phải bán đất nhưng không ai mua. Ảnh: TN.
Thứ ba, phía đầu vào sản xuất thì giá thị trường luông biến đổi, mà chúng ta không giám sát, khống chế được, nên đầu vào vẫn tiếp tục tăng, và do một số lĩnh vực chúng ta phụ thuộc thế giới nên giá đầu vào cao, sản xuất có phần dư thừa, cung lớn hơn cầu thì giá bán có xu hướng giảm đi.

Thứ tư, chúng ta nói là chuyển đổi giống cây trồng đa dạng, chuyển đổi, tái cơ cấu nhưng thực tế bà con nông dân cũng thấy rủi ro. Nhiều thứ chưa chuẩn bị nên chuyển đổi chưa kỹ, như giống, cơ sở hạ tầng để chuyển đổi chưa chuẩn bị kịp, nên người nông dân vẫn theo thói quen để làm, vẫn trồng cây, nuôi con mà họ đã làm bấy lâu.

PV - Lâu nay có nhiều chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, chăm lo cho người nông dân nhưng trên thực tế, càng ưu tiên thì giá trị nông sản càng giảm, điệp khúc được mùa mất giá lặp đi lặp lại hàng năm… Độ vênh từ chính sách tới thực tế đó tồn tại là vì lý do gì thưa ông?

TS. Dương Ngọc Thí: Mình có hỗ trợ nông nghiệp nhưng mức hỗ trợ là chưa đủ để tác động tới mặt bằng giá. Như chính sách mua tạm trữ lúa gạo, nói là mua tạm trứ 1 triệu tấn, nhưng thực tế có mua đủ số lượng đó hay không, rồi 1 triệu tấn đã đủ để kích giá tăng lên không, chưa đủ liều lượng để thay đổi được thực tế.

PV - Dường như nước ta lâu nay chạy theo sản lượng mà chưa tập trung nhiều cho khâu chế biến sau thu hoạch, ông nghĩ sao?

TS. Dương Ngọc Thí: Thực ra là có ưu tiên, nhưng chưa được chứ không phải chạy theo sản lượng. Tôi có nghe Bộ trưởng Bộ KH-CN nói rằng, tài chính như vậy, quản lý như vậy, chưa động viên, chưa thuyết phục được nhà khoa học, kết quả thì một bộ phần nào đấy, còn đa phần chưa thu lại kết quả như mong muốn.

Vì năng lực, cơ chế chính sách… đâu có chuyện mong muốn mà được ngay. Nên việc đầu tiên là cần tập trung cho bài bản.

PV - Có người đánh giá nông dân mình đang làm giàu cho nước khác, đó là tình trạng xuất thô sản phẩm nông nghiệp, các nước nhập chế biến, sau đó lại nhập về Việt Nam với giá gấp đôi, ba lần.

TS. Dương Ngọc Thí: Điều này nói cụ thể thì khó, vì chưa có bằng chứng nên nói ra lại thành không hay. Nhưng nếu nhìn tổng thể đúng là có.

Nhưng thực tế rất khó, vì phụ thuộc vào năng lực tài chính của doanh nghiệp, hiện nay đa phần không làm được, chỉ có một số ít doanh nghiệp làm được.

Chủ trương, chính sách đã mong muốn, người dân mong muốn, nhưng thực tế lại bất cập với năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, thương mại của các doanh nghiệp, chiến đấu trên sân nhà còn vất vả, chiến đấu trên thế giới còn khó khăn hơn.

PV - Có một thực tế, đặc biệt trong xuất khẩu lúa gạo, các doanh nghiệp của chính chúng ta cạnh tranh nhau bằng giá, làm giá gạo của mình ngày càng giảm, những doanh nghiệp này lại đa phần là doanh nghiệp nhà nước, ông nghĩ sao về thực tế này?

TS. Dương Ngọc Thí: Doanh nghiệp ai cũng muốn bán được sản phẩm của mình, và trong tình hình sức mua giảm, thì các doanh nghiệp cũng có một số có nhân nhượng trong thương thảo hợp đồng của mình, từ đó tác động làm giảm giá nông sản chung.
giam-dien-tich-lua-de-cuu-nong-dan-Phunutoday.vn
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh, vì lợi nhuận của mình để bán được sản phẩm đã hạ giá bán, đẩy khó khăn cho người nông dân. Ảnh: TTO.
PV – Chúng ta khuyến khích doanh nghiệp phối hợp nông dân, cung ứng vật tư, giống, nhưng sau đó ép giá sản phẩm của người dân. Theo ông, có hay không tình trạng đó và xử lý thế nào, đặc biệt trách nhiệm cơ quan chủ quản các doanh nghiệp này?
TS. Dương Ngọc Thí: Chưa nhiều doanh nghiệp đầu tư cho nông dân, để cho người dân có lãi, đa phần doanh nghiệp chỉ nghĩ tới kinh doanh và lợi nhuận, điều đấy là có. Nhưng nếu nói cụ thể  phải có chứng cứ, còn cũng có hiện tượng doanh nghiệp này, doanh nghiệp khác.

PV - Vừa rồi khi bất động sản khó khăn thì nhà nước hỗ trợ ngay, cả bằng tiền và chính sách, nhưng nông nghiệp thì khó khăn từ nhiều năm nay nhưng không được cứu một cách toàn diện như vậy, ông nghĩ sao về điều này?

TS. Dương Ngọc Thí: Các đại biểu Quốc hội cũng nói rồi đấy, ngay cả cứu bất động sản cũng nhiều ý kiến phản đối, nhưng rồi vẫn quyết cứu. Còn với nông nghiệp thì đại biểu nói sao Bộ NN&PTNT không kêu cho nông dân, thực ra là có kêu chứ, đầu tư cho nông nghiệp cũng có tăng lên, nhưng các Bộ tổng hợp như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính không phải lúc nào cũng cân đối được, ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng mất cân đối, ngân sách năm sau đã có kế hoạch hết cả, có kêu cứu trong ngắn hạn như hiện nay thì cũng khó có ngân sách để hỗ trợ.

Đầu tư cho nông nghiệp lâu nay chủ yếu tập trung cho thủy lợi. Còn tới kêu gọi có hỗ trợ của Chính phủ thì sẽ tái cấu trúc lại đầu tư cho nông nghiệp, ưu tiên khoa học kỹ thuật.

PV - Để ngành nông nghiệp gặp khó khăn, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan bị Thủ tướng cách chức. Theo ông, nước ta có nên học hỏi kinh nghiệm của nước bạn, quy trách nhiệm cụ thể cho những người đứng đầu, để nông dân không mãi duy trì tình trạng người gánh hậu quả như hiện nay không?

TS. Dương Ngọc Thí: Cái này thuộc thế chế chính trị của từng nước, với các một số nước nếu làm không đúng sẽ quy ra ngay được thiết hại bao nhiêu tiền, bản thân những lãnh đạo này có thể từ chức hoặc cách chức.

Nhưng thể chế của mình khác, nhân dân rồi dư luận xã hội cũng đều mong muống gắn trách nhiệm cụ thể, nhưng vì ở ta một quyết định nào đó đâu phải của một người mà từ nhiều biên tham gia đưa lên, mỗi bên tham gia một phần khác nhau hình thành văn bản, nên phân giải thế nào, đúng sai của ai thì thể chế của chúng ta cũng khó.

PV – Ông có để xuất gì để giải quyết khó khăn của nông nghiệp hiện nay?

TS. Dương Ngọc Thí: Tới nay đã bàn nhiều nhưng chưa có giải pháp nào bền vững, các Bộ ngành có nói là tái cơ cấu, nhưng tái cơ cấu chuyển sang làm cái gì, hiệu quả ra làm sao, cơ sở vật chất thế nào… cái đó cũng cần có quá trình, còn nhiều việc phải bàn.

Tất cả cần cân đối lại dựa trên nhu cầu thị trường, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nên đầu tư vào ngành nghề trọng điểm…

Việt Nam bán nông sản gì cũng thấp nhất thế giới?

(Trái hay Phải) – Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nông sản thời gian qua giá giảm vì dư thừa trong sản xuất, không quan tâm tới chất lượng, thiếu giám sát trong thực thi các chính sách ưu tiên nông nghiệp.
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nông dân càng làm càng lỗ:Hậu quả của sai lầm chiến lược
Tiếp nối câu chuyện nông nghiệp sản lượng cao nhưng giá trị thấp, liên tục giảm, chúng tôi có trao đổi với chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long về vấn đề này.

PV - Nông sản được mùa mất giá, đặc biệt thời gian qua giá nông sản giảm mạnh, theo ông nguyên nhân là gì? Có hay không sai lầm trong định hướng phát triển chiến lược ngành nông nghiệp?
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.
Ông Ngô Trí Long: Vừa rồi là giá nông sản thế giới giảm, làm giá xuất khẩu của mình giảm, kéo theo giá trong nước cũng giảm.

Với ngành chăn nuôi, chi phí đầu vào như thức ăn, con giống tăng mạnh, người chăn nuôi không có lãi, thậm chí lỗ, cho nên hiện nay không phát triển được, và gặp nhiều khó khăn.

Trong hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm, ngành công ngiệp tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ tăng 2,07%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Giờ cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân vì đây là lực lượng nòng cốt trong bối cảnh khó khăn này, đặc biệt với doanh nghiệp, nếu không từ giờ tới cuối năm sẽ xảy ra tình trạng lượng thực, thực phẩm khan hiếm, nhiều doanh nghiệp phá sán.

PV - Phải chăng lâu nay chúng ta tập trung chạy theo số lượng, tăng trưởng sản lượng và xuất thô, chứ ít quan tâm tới việc chế biến, tạo giá trị thặng dư cho sản phẩm, nên giá trị sản phẩm nông nghiệp không cao?

Ông Ngô Trí Long: Giá có xu hướng giảm vì không đảm bảo chất lượng và không chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá gạo VN thuộc loại thấp so với các loại của nước khác cùng xuất khẩu. Chăn nuôi cũng vậy.

PV – Ông đánh giá thế nào về chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo? Đặc biệt có thông tin cho rằng chính doanh nghiệp thu mua đang ép giá nông dân?

Ông Ngô Trí Long: Chính vì dư thừa, giá giảm nên nhà nước quyết định thu mua để tạm trữ, với giá đảm bảo người nông dân có lãi. Nhưng việc thực thi làm sao, các tổ chức thực hiện phải nghiêm chỉnh.

Cho doanh nghiệp làm nhưng phải có biện pháp giám sát, theo dõi, còn đưa ra mà cứ để chung chung, thì chắc chắn anh vì lợi nhuận sẽ ép giá người nông dân, mà không chỉ ép giá còn ép cả chất lượng sản phẩm.

Nông sản của mình hoạt động chưa thông qua sàn giao dịch nông sản, trong khi nếu có sàn giao dịch sẽ rất lợi cho người nông dân và tính cạnh tranh sẽ cao. Thực tế giới gian qua một số sàn giao dịch nông sản đã hoàn thành nhưng lại chết yểu vì người dân mình quen với cung cách mua truyền thống thông qua đại lý, thương lái. Tạo điều kiện cho người nông dân đảm bảo khi được mùa vẫn giữ giá mà khi mất mùa thì giá cũng tăng, đấy là cách mua hàng theo kỳ hạn.

PV - Vừa rồi có phong trào doanh nghiệp hỗ trợ giống, phân bón cho người nông dân sau đó bao tiêu sản phẩm, nhưng thực tế xảy ra tình trạng doanh nghiệp gọi là hỗ trợ giống, phân bón nhưng lại bán giá quá cao, còn khi mua sản phẩm thì ép giá, khiến người nông dân hầu như không có lãi và trở thành người làm thuê trên chính miếng đất của mình, ông nghĩ sao về điều này?

Ông Ngô Trí Long: Vì người nông dân chưa có phương thực mua bán hiện đại thông qua sàn giao dịch, cho nên doanh nghiệp ép nông dân rất mạnh, khi người nông dân thiếu vốn, thiếu vật tư thì doanh nghiệp ứng trước cho và biết anh cần nên ép giá, sau đó tới khi thu hoạch lại thông qua thương lái, đại lý để ép giá và dẫn tới thua thiệt cho người nông dân.
Người nông dân vất vả cả năm, nhưng khi thu hoạch giá lại chẳng được bao nhiêu, thậm chí còn lỗ.
Người nông dân vất vả cả năm, nhưng khi thu hoạch giá lại chẳng được bao nhiêu, thậm chí còn lỗ.
PV - Theo tính toán thì 3kg lúa chưa bằng 1kg ốc bươu vàng – loại ốc từng gây ra nạn dịch phá hoại mùa màng, ông nghĩ sao về so sánh này?

Ông Ngô Trí Long: Là vấn đề anh sản xuất cái nào thị trường cần thì anh được giá, ở đây thị trường không cần, mà đã bão hòa sản xuất thì sản phẩm làm ra trở nên dư thừa, xuống giá. Quy luật kinh tế thị trường là phải biết được sản xuất cái gì thị trường cần, cái gì có hiệu quả, có lợi thì sản xuất.

PV - Nhiều sản phẩm nông ngiệp của mình có sản lượng thuộc hàng lớn nhất thế giới như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu… nhưng giá cũng thuộc loại rẻ nhất thế giới, tại sao lại có tình trạng này?

Ông Ngô Trí Long: Đấy là việc không quan tâm tới chất lượng sản phẩm, không chú ý đến hình thức bao bì, tiếp thị, không mua bán trực tiếp mà thông qua nhiều nấc trung gian như thương lái, đại lý… chứ không phải thông qua sàn giao dịch một cách chuyên nghiệp, cạnh tranh.

PV - Như vậy phải chăng là sai lầm định hướng khi chạy theo sản lượng mà quên đi chất lượng và tạo giá trị thặng dư?

Ông Ngô Trí Long: Cái này có nhiều vấn đề, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có chiến lược phát triển từng lính vực, cây, con nào, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có trách nhiệm xây dựng chiến lược cụ thể chứ không phải chung chung được.

Thứ hai là từ khâu sản xuất phải đầu tư thế nào, quy hoạch làm sao, rất nhiều vấn đề, không đơn giản chỉ nói vài câu mà được.

Chính sách thì đều có cả, nhưng vấn đề là quá trình thực thi anh giám sát thế nào, chứ không thể chỉ đưa ra quy định rồi bỏ đấy, ai thích làm sao thì làm.

PV – Xin cảm ơn ông!

Nông sản Việt Nam rớt giá vì năng suất quá cao?

(Đời sống) Thời gian vừa qua, hàng nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trên biểu đồ nông sản Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới nhưng tại các vườn nông sản người dân đang quay quắt với đầu ra và thua lỗ.
[links()]
Nói về lúa gạo, ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng Thư ký VFA cho biết trên báo Dân Việt, hợp đồng xuất khẩu gạo ký mới trong tháng 4 khá tốt, đạt gần 732.000 tấn, cao hơn gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn, tăng gần 10% so với 2012. Trong khi đó, giá lúa gạo trong nước đang giảm hàng ngày. Các thương lái ở vựa lúa đồng bằng Sông Cửu Long than trời vì lúa gạo giảm giá, thương lái không tìm được đầu ra.

Ông Dương Văn Mến - thương lái thu mua lúa tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết, giá lúa IR 50404 tươi, thu mua tại ruộng với giá 4.000 - 4.100 đồng/kg, giá lúa hạt dài, tươi có giá 4.300 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với hồi tuần trước. Tại Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng..., giá lúa IR 50404 tươi cũng chỉ dao động quanh mức 4.000 - 4.150 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm thêm 10 – 15USD/tấn.

Không chỉ có lúa gạo, các mặt hàng nông sản khác cũng gặp khó khăn ở khâu đầu ra. Tại Bình Định, nơi được coi là vựa dưa hấu của cả nước thì giá dưa trên địa bàn tỉnh đang ở mức khá thấp làm cho người trồng dưa bị thua lỗ.
Trái cây rớt giá, nông dân kêu trời
Trái cây rớt giá, nông dân kêu trời

Theo các thương lái thu mua dưa hấu ở chợ Bình Định (thị xã An Nhơn), giá dưa thu mua tại ruộng hiện đang ở mức từ 3.000 - 5.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với thời điểm cách đây 1 tháng, Trong khi đó, dưa xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn đang bị dồn ứ. Theo người trồng dưa tại thị xã An Nhơn (Bình Định), với giá dưa như hiện nay, mỗi ha dưa, người dân bị thua lỗ từ 15-20 triệu đồng. Nếu theo như lời Bộ trưởng Nguyễn Quân đã nói thì đúng là chúng ta chỉ chăm khoản năng suất mà không tính đầu ra để dẫn đến tình trạng cung ứ như hiện nay.

Đối với sản phẩm mía đường cũng chẳng khá khẩm là bao. Theo khảo sát của báo Dân Việt, giá mía nguyên liệu tại các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long sụt giảm liên tục những năm qua lại tỷ lệ nghịch với giá vật tư nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón) và nhân công; bình quân sau mỗi vụ mía giá nhân công tăng từ 30 – 35% và vật tư nông nghiệp tăng 10 – 15%.

Ông Huỳnh Văn Thảo - Trưởng phòng NNPTNT huyện Trà Cú (Trà Vinh) cho biết: “Với giá mía như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí (giống, phân bón, nhân công, vận chuyển…) từ 75 – 80 triệu đồng/ha, nông dân thu về chỉ được 15 - 20 triệu đồng/ha. Nếu đem chia cho thời gian 10 tháng/vụ mía, người trồng mía chỉ thu vào chưa tới 2 triệu đồng/ha/tháng; so với các loại cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế của cây mía thấp nhất”

Chưa hết "cơn bão giá" của lúa gạo, mía đường, trái cây miền Tây cũng đang rớt giá thê thảm. Theo khảo sát của báo SGGP, tại 2 vùng bưởi năm roi nổi tiếng ở Mỹ Hòa (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) và Phú Hữu (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cũng đang lâm vào cảnh ế ẩm. Hồi đầu tháng 5/2013, bưởi năm roi loại 1 được thương lái săn lùng với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg nay chỉ còn 5.000-7.000 đồng/kg nhưng nhà vườn vẫn chưa bán được.

Xoài Cát Chu đặc sản ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện bán tại vườn chỉ còn 2.000-4.000 đồng/kg. Cùng loại này, tại nhiều chợ ở Cần Thơ giá bán chỉ có 2.000-3.000 đồng/kg. Trong khi đó, hồi đầu tháng 3, xoài cát chu giá từ 23.000-30.000 đồng/kg.

Rớt giá, bí đầu ra, người nông dân thua lỗ đã không còn mặn mà với những mô hình sản xuất tiên tiến bởi năng suất càng cao họ càng không tìm nổi đầu ra cho sản phẩm.

Trả lời trong chương trình "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời" ngày 9/6, Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân giải thích về hiện tượng ngược dòng của lúa gạo Việt Nam, ông Quân cho biết chúng ta chạy theo sản lượng thì việc đảm bảo độ đồng đều về giống, chất lượng của hạt gạo cũng như bảo quản chế biến sau thu hoạch chưa theo kịp.

Theo Bộ trưởng, thời gian tới chúng ta không nên chạy theo sản lượng mà nên nâng cao chất lượng của hạt gạo thì có thể doanh thu từ xuất khẩu gạo của chúng ta tiếp tục tăng, trong khi lại không phải mở rộng diện tích. Điều này buộc các nhà khoa học phải tạo ra được loại giống phù hợp, đồng thời toàn bộ diện tích trồng lúa phải tương đối thuần nhất về giống để đảm bảo chất lượng hạt gạo xuất khẩu đồng nhất thì mới có được giá xuất khẩu tốt.
 Thủy Nguyễn

Càng làm càng lỗ, nông dân ùn ùn bán đất nông nghiệp

(Đời sống) - Đối với hầu hết hộ nông dân, đất đai được xem là tài sản, đồng thời là phương tiện sản xuất để sinh sống. Vậy mà thời gian qua, nhiều nông dân ở đồng bằng song Cửu Long đã phải bán đất để trả nợ, do sản xuất ngày càng kém hiệu quả.
Đất mất giá

Len lỏi vào vùng nông thôn ở TP.Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… thi thoảng lại bắt gặp những miếng ruộng, mảnh vườn, ao cá cắm bảng rao bán.

Bà Trương Thị Lệ (ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) cho biết, gia đình bà có 5 công đất ruộng, nằm ngay mặt tiền quốc lộ 61B, nhưng đạt năng suất rất thấp, cộng với giá lúa giảm mạnh, tính ra chẳng thu lời được bao nhiêu.
nong-dan-ao-ao-ban-dat-phunutoday.vn
Nông dân xã Nhơn Nghĩa A (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) cắm bảng bán đất nông nghiệp.
“Hàng chục năm làm lúa nhưng cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo. Vì vậy, cả nhà tôi thống nhất bán hết đất để giải quyết một số việc gia đình, số tiền còn lại chuyển sang làm nghề khác”, bà Lệ tâm sự.

Đồng cảnh ngộ trên, ông Huỳnh Văn Điệp (ở xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) bộc bạch: “Nhà tôi chỉ có vỏn vẹn 2 công ruộng, túng thiếu quanh năm. Mấy năm nay tôi bị bệnh phải lên TP.HCM điều trị, nên nợ càng lúc càng đè nặng, buộc lòng phải bán đất để xoay xở”.

Theo UBND xã Trường Long A, nếu như trước đây, giá đất ruộng dao dộng từ 90 - 100 triệu đồng/công, nay sụt chỉ còn 60 - 70 triệu đồng/công, nhưng rất khó bán. Đất ruộng mất giá là do làm lúa không lời, nên chẳng ai tha thiết muốn mua thêm ruộng.

Nhiều nông dân nuôi thủy sản cũng đăng bảng bán đất tràn lan. Một số hộ dân ở Sóc Trăng và Trà Vinh cho biết những năm tôm trúng giá, kéo giá đất tăng cao, ai cũng giành mua.

Tuy nhiên, từ vụ 2012 đến nay, tôm bị dịch bệnh chết liên tục đã đẩy người nuôi tôm vào cảnh nợ nần phải kêu bán đất. Giá đất nuôi tôm rớt còn 40 - 50 triệu đồng/công vẫn không bán được. Các  hộ nuôi cá tra cũng lâm vào tình cảnh bi đát tương tự.

Ông Võ Văn Đệ (ở phường Thuận An, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) chua chát nói: “Cá tra rớt giá hơn 2 năm nay khiến người nuôi nợ ngập đầu. Hiện có gần 80% hộ nuôi ở Thốt Nốt bỏ nghề và kêu bán đất trả nợ với giá chỉ 100 triệu đồng/công, giảm phân nửa so với 6 năm trước”.

Vấn đề cấp bách

Các ngành chức năng ở đồng bằng sông Cửu Long tỏ ra lo lắng trước việc nông dân bán đất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng.

Ông Võ Hoàng Vũ (ở xã Bình Thới, huyện Bình Đại, Bến Tre) nhìn nhận, nghề nuôi tôm bây giờ rủi ro quá cao. Ngoài chuyện dịch bệnh không thể khống chế, giá tôm lên xuống thất thường đã đẩy người nuôi vào cảnh thua lỗ bất cứ lúc nào. Cái khó hiện nay là ngân hàng hạn chế cho người nuôi tôm vay vốn, còn đại lý thức ăn cũng không chịu bán thiếu, bán gối đầu như trước. Vì vậy, chỉ cần tôm chết một vụ là nông dân phải đối mặt với chuyện bán đất để giải quyết nợ.
nong-nghiep-that-bat-nong-dan-ban-dat-khong-ai-mua-Phunutoday.vn
Đất nuôi cá tra ở P.Thuận An (quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) rớt giá thê thảm nhưng không ai mua
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, tính đến nay, nông dân trong tỉnh mới thả nuôi được gần 18.000 ha tôm, chỉ đạt khoảng 40% so với kế hoạch đề ra. Hiện hàng loạt hộ vẫn “treo ao” hơn 20.000 ha do dịch bệnh hoành hành và thiếu vốn sản xuất.

Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, trăn trở: “Nông dân không thể tiếp tục nuôi cá tra vì hết vốn, đất bán cũng không xong, do giá cá quá thấp, chẳng ai dám đầu tư. Trong khi đó, ao nuôi cá đào lại rất sâu, nên khó san lấp để trồng lúa hoặc các loại cây khác. Thế là hàng loạt đất ao nuôi cá tra bỏ phế kéo dài, gây lãng phí rất lớn”.

Theo các nhà chuyên môn, để đất đai có giá trị trở lại và giảm tình trạng mua bán tràn lan, việc khôi phục hiệu quả sản xuất là vấn đề cấp bách cần thực hiện. Tuy nhiên, vướng mắc hiện giờ là thiếu vốn và giá cả các mặt hàng nông sản đang hết sức bấp bênh.

Do đó, nông dân rất cần ngành chức năng vào cuộc trợ lực tới nơi tới chốn, nhằm sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Có thể nói, bài toán “tam nông” đặt ra những thách thức nghiêm trọng trong điều kiện sản xuất thua lỗ, giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định…

Nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang chới với trước cảnh “trồng - chặt” theo thị trường và phải gánh lấy hậu quả là bán đất để trả nợ.
(Theo TNO)
  • Nông dân càng làm càng lỗ:Hậu quả của sai lầm chiến lược

  • (Trái hay Phải) - "Tôi nghĩ đấy là một trong những sai lầm của mình, cũng là một cái sai mang tính chất chiến lược, ham thành tích mà nói cho cùng thì thành tích xuất khẩu gạo nhiều thì ai là được hưởng nhiều nhất, đó là mấy doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, những đơn vị trong Hiệp hội xuất khẩu lượng thực", chuyên gia Phạm Chi Lan nhìn nhận.
  • Nông nghiệp càng làm càng lỗ, người nông dân phải làm gì?


    Sản lượng các mặt hàng nông sản liên tục tăng qua các năm, nhưng giá lại giảm dần đều, mọi thiệt hại người dân phải gánh chịu toàn bộ. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đấy là hậu quả của định hướng chiến lược sai, người nông dân chịu thiệt hại, trong khi dù giá lên hay xuống thương lái, doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu đều hưởng lãi.

    PV – Với những vấn đề của sản xuất nông sản hiện nay như được mùa mất giá, sản xuất càng nhiều giá càng giảm, thậm chí sản phẩm làm ra không bán được cho ai, người nông dân đối mặt với phá sản, nợ nần… Bà có đánh giá gì về tình hình sản xuất và bán sản phẩm của người nông dân thời gian qua?
    chuyen-gia-kinh-te-pham-chi-lan-Phunutoday.vn.jpg
    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: VNN.
    Bà Phạm Chi Lan: Thị trường nông sản nói chung đã được nói tới rất nhiều thời gian qua, và cũng đã được bản thảo rất nhiều ở các tầng khác nhau, kể cả kỳ họp Chính phủ tổng kết 6 tháng đầu năm 2013, chủ đề nông sản và người nông dân đã được bàn tới rất nhiều. Tôi cho như vậy là những mối lo về nông sản và đời sống người nông dân được đưa lên là rất cần thiết.

    6 tháng đầu năm cho thấy rất rõ tăng trưởng của nông nghiệp đã giảm xuống nhiều so với trước, giờ mức tăng trưởng chỉ còn 2%, cùng với mức tăng công nghiệp cũng thấp làm cho kinh tế 6 tháng đầu năm nay không được như cùng kỳ năm ngoái.

    Nhưng vấn đề chính là người nông dân đang ngày càng ở thế bất lợi về rất nhiều mặt, sản phẩm của họ tiêu thụ rất khó hăn, mức độ tăng trưởng thị trường tiêu thụ cũng rất khó, có nhiều mặt hàng thực sự là bế tắc khi muốn đưa ra thị trường.

    Điều đó dẫn tới kết cục khó khăn của một số doanh nghiệp nông sản, nhưng nói cho cùng người nông dân làm ra sản phẩm đó còn khốn đốn hơn. Vì doanh nghiệp ít nhiều còn có lực hơn, đã qua một số thời gian kinh doanh đã có vốn liếng tích lũy nhất định, còn người nông dân được mùa nào thì trông mùa đấy, có tích lũy được gì đâu để phòng cho những lúc khó khăn. Cho nên, càng khó khăn thì người nông dân càng phải chịu đựng nhiều hơn.

    Nghiên cứu vừa qua của Viện Chiến lược và chính sách nông nghiệp đưa ra điều tra cho thấy, từ năm 2006 tới nay mức sống của người nông dân trên thực tế đã giảm xuống rất nhiều. Về mặt danh nghĩa có thể chi phí cho ăn uống, lượng thực, thực phẩm tăng lên, nhưng cái đó chủ yếu do tăng giá, chứ không phải chất lượng bữa ăn được cải thiện. Chính những người làm nông nghiệp còn không được thừa hưởng thành quả của mình, làm sao động viên họ để có thể tiếp tục làm được.
      
    PV - Phải chăng đấy là hậu quả của việc định hướng chiến lược sai, khi lâu nay ngành nông nghiệp, các địa phương chỉ chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng và các giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp?

    Bà Phạm Chi Lan: Đúng vậy, tôi nghĩ đấy là một trong những sai lầm của mình, cũng là một cái sai mang tính chất chiến lược, ham thành tích mà nói cho cùng thì thành tích xuất khẩu gạo nhiều thì ai là được hưởng nhiều nhất, đó là mấy doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, những đơn vị trong Hiệp hội xuất khẩu lượng thực.

    Mà Hiệp hội đó lại được nhà nước trao cho quá nhiều quyền, kể cả phân bổ quota xuất khẩu, đàm phán thị trường, họ (doanh nghiệp – PV) hưởng đủ, trong khi đẩy tất cả thiệt hại về cho người nông dân.

    Lẽ ra họ phải là đơn vị xem lượng gạo xuất khẩu của VN như thế nào là vừa phải, mang lại lợi ích tốt nhất, nhưng dường như đối với họ càng bán được nhiều thì càng được lợi, dù giá lên hay xuống thì họ vẫn là người được, còn người thua là nông dân, nên họ không quan tâm.

    PV – Chính phủ cũng đã áp dụng thu mua lúa gạo tạm trữ, với mục tiêu người nông dân lãi 30%, nhưng thực tế không đạt được như vậy, thậm chí người nông dân còn bị thương lái, doanh nghiệp ép giá, quan điểm của bà thế nào về chương trình này?

    Bà Phạm Chi Lan: Tất cả chính sách đó thì người được lợi là những doanh nghiệp được giao mua, bản thân người nông dân có được lợi bao nhiêu đâu. Chính sách đó đã nói mấy năm nay rồi là phải thay đổi cách làm nhưng có thay đổi được đâu. Vì mấy ông Hiệp hội lương thực vẫn mạnh tiếng hơn nhiều, nên vẫn thuyết phục được nhà nước làm để cho các ông ấy làm.

    PV - Có doanh nghiệp hỗ trợ nông dân giống, phân bón, như một hình thức cho người nống dân vay vốn sản xuất. Nhưng doanh nghiệp lại tính giá thật cao, khi mua vào sản phẩm lại ép giá thấp, và thực tế người nông dân bị biến thành người làm thuê trên đất của mình, hầu như không có lãi, thậm chí lỗ, bà nghĩ sao về điều này?

    Bà Phạm Chi Lan: Tình trạng đó rõ ràng là có và đã xuất hiện nhiều, nhưng ở đây lại đặt vấn đề quản lý của nhà nước như thế nào, vì tất cả hiện tượng xấu như vậy đã nêu nhiều mà chả ai làm gì để khắc phục nó cả. Đấy là điều đáng tiếc. Báo chí, các chuyên gia lên tiếng có phải ít đâu.
    b-nong-dan-cang-lam-cang-lo-Phunutoday.vn.jpg
    Nông dân càng làm càng lỗ. Ảnh: DV.
    PV – Vậy theo bà, chúng ta cần làm gì để gỡ khó khăn cho nông dân và nông sản?

    Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ, về mặt chính sách cần xem xét lại một cách toàn diện, lâu nay chúng ta nhấn quá nhiều vào vấn đề an ninh lương thực, cứ nghĩ rằng thị trường lương thực tế giới rộng lớn, mình có rất nhiều cơ hội để phát triển xuất khẩu. Nhưng trên thực tế không phải thế, vì và năm gần đây một số nước cũng tăng cường xuất khẩu nông sản nhiều, gạo thì có Ấn Độ, Myanmar, Campuchia, và một số nước khác vươn lên xuất khủa gạo cũng khá tốt và cạnh tranh ngang ngửa với chúng ta.

    Mặt khác, những nước phải nhập khẩu gạo lâu nay cũng cố gắng cải thiện sản xuất gạo để có thể tự cung, tự cấp được nhiều hơn, giảm bớt nhu cầu nhập khẩu.

    Nên mình cũng đừng ham cứ chạy theo thành tích mỗi năm xuất khẩu gạo ngày càng nhiều lên mà lấy đấy làm vui. Trong khi xuất khẩu nhiều thêm nhưng giá trị lại giảm đi, còn đầu vào cho sản xuất lại thăng lên, có nghĩa là người trồng lúa chịu thua thiệt đi chứ không phải được lợi hơn. Mình không nên ham chạy theo thành tích kiểu như vậy.

    Tôi cho là rất cần phải xem lại chủ trương về phát triển lương thực, như vừa rồi nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Công Tạn có nói, đừng để cho vấn đề an ninh lương thực trở thành như một cái gông với chúng ta mà cứ phải theo đuổi. Tôi cho VN nên hoạch định lại để có một lượng nông sản dư thừa vừa phải về mặt gạo, không nhất thiết phải làm nhiều đến thế. Mà nhất là có những nơi làm lúa không có hiệu quả cao bằng các cây trông khác thì nên để cho người nông dân được chuyển đổi làm các cây trồng khác có thể mang lại thu nhập lớn hơn cho họ.

    Đấy là nguyên tắc hết sức cần thiết. Cần tính toán lại diện tích cần bao nhiêu, thực hiện chỗ nào phải tính rất cụ thể để đảm bảo có dư thừa nhất định so với yêu cầu trong nước, dư thừa vài ba triệu tấn để xuất khẩu cũng được. Như hiện nay xuất khẩu tới 7-8 triệu tấn tôi nghĩ là không cần thiết và không nên. Vì gạo càng nhiều thì mình càng bị thiệt so về giá cả.

    Cà phê cũng vậy, cần tính lại số lượng cà phê, mình cần xuất khẩu số lượng thế nào, thị trường cũng không phải tiêu thụ vô hạn độ về mặt hàng này, rồi cũng còn nhiều nước khác họ xuất khẩu, cũng cần phải tính toán lại. Chạy theo cà phê cũng quá đáng, diện tích trồng cà phê tăng lên quá nhiều, cần phải hoạch định lại.

    Thứ nữa, là tính toán lại toàn bộ các loại cây trồng, vật nuôi, cần thiết thì phải điều chỉnh để thúc đẩy các ngành phát triển tốt hơn. Như chăn nuôi hiện nay đang trong tình trạng bị thua thiệt rất nặng nề, thành ra cẩ giá và sản lượng đều giảm mạnh, người chăn nuôi có xu dướng dẹp bỏ đi không làm nữa. Cái đó là rất không nên, vì chăn nuôi vốn dĩ là ngành mang lại lợi nhuận tốt hơn với trồng trọt.

    Nhưng vấn đề với chăn nuôi là chi phí đầu vào cho thức ăn chăn nuôi đắt quá, tăng liên tục, rồi bị rơi khống chế của một số người cung cấp. Thành ra người chăn nuôi bị thiệt thòi rất nhiều.

    Mặt khác, việc mở cửa thị trường cho các sảm phẩm từ thịt gia súc mở quá nhanh, trong khi không có công cụ cần thiết để bảo vệ chăn nuôi tốt trong nước. Tất cả cần tính toán lại.

    Còn nói chung với tổng thể nông nghiệp thì cần thêm đầu tư vào nông nhiệp để bù đắp lại một thời gian dài chúng ta đã lãng quên và giảm sút rất nặng thì giờ cần bù đắp lại, làm sao nâng cao chất lượng của sản xuất nông nghiệp. Trên thị trường thế giới để cạnh tranh được bây giờ cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có các tiêu chuẩn an toàn, thì có rẻ cũng không bán được, chứ đừng nghĩ cứ cạnh tranh bằng giá rẻ mãi mà được.

    PV: - Xin cảm ơn bà!
    • Lê Việt (thực hiện)
    • Ôm mãi thành tích mấy triệu tấn gạo xuất khẩu làm gì?

    • (Trái hay Phải) - Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, nếu giảm 2 triệu ha đất trồng lúa thì giá gạo sẽ tăng lên gấp 1,5-2 lần hiện nay. Như thế, nông dân mới có lãi thật và được hưởng đúng giá trị do mình làm ra.
    Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã trả lời phỏng vấn một số tờ báo về nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân, đầu ra và giá cả cho nông sản, chúng tôi xin lược đăng một số ý kiến của ông Tạn về vấn đề này.

    - Tiền phong: Sau thành tựu lớn như vươn lên vị trí nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, những năm gần đây nông nghiệp VN đã chững lại thậm chí, đối mặt với khó khăn và điệp khúc “được mùa rớt giá”. Điều này bắt nguồn từ đâu, thưa ông?

    Ông Nguyễn Công Tạn: Thế những từ năm 2000 trở lại đây sự phát triển của nền nông nghiệp chậm dần lại, đặc biệt là giai đoạn 5 năm gần đây, nền nông nghiệp chững lại. Trong khi đó, chúng ta bị động đối phó và lúng túng khi chưa tìm ra giải pháp để thay đổi.

    Nguyên nhân của những khó khăn hiện tại không phải từ mấy năm gần đây, mà là hệ quả của một quá trình phát triển. Nhìn tổng thể thì các tiềm năng của cơ chế chính sách (khoán 10), tiềm năng từ đặc tính của nông dân VN (cần cù, chịu khó) chúng ta đã cơ bản khai thác hết. Đối với tiềm năng của khoa học kỹ thuật hiện mới chỉ phát huy được khoảng 30%.
    Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn.
    Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn. Ảnh: TPO.
    VN vươn lên là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới là một thành tựu lớn. Nhưng chúng ta lại dừng ở đó và thỏa mãn quá lâu. Trong khi đó, cơ chế chính sách với đất lúa chưa được giải quyết để phát huy hết tiềm năng.

    Thị trường tiêu thụ bấp bênh, điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” là một ám ảnh đối với nông dân. Về khoa học kỹ thuật, chúng ta không có những thành tựu nổi bật. Theo tôi, đó chính là nguyên nhân khởi nguồn làm cho nền nông nghiệp gặp khó khăn như hiện tại.

    - Tiền phong: Hiện nay, tại nhiều vùng nông dân bỏ ruộng, bên cạnh những chính sách đất đai còn những nguyên nhân về thị trường?

    Ông Nguyễn Công Tạn: Trước hết, phải nói rõ nông dân chán đất gì. Ở đây chính là đất lúa. Nông dân bỏ ruộng chính ở hai vựa lúa lớn là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Còn các đất canh tác cà phê, cao su, hồ tiêu… người dân vẫn mê, vì giá trị các nông sản này cao.

    Vậy vì sao nông dân chán đất lúa? Với 1 ha đất lúa, nông dân chỉ thu lời được vài triệu đồng, trong khi đó có những nông sản khác mang lại lợi nhuận gần 100 triệu đồng/ha. Trong nền nông nghiệp VN, đại bộ phận nông dân trồng lúa. Khi người nông dân chán đất lúa, tất nhiên nông nghiệp sẽ tiêu điều.

    - Tuổi trẻ: Vậy VN phải làm gì? Theo ông, đâu là chỗ cần phải tháo gỡ nút thắt của ngành nông nghiệp?

    Ông Nguyễn Công Tạn: Câu hỏi đặt ra là VN cứ ôm mãi thành tích mấy triệu tấn gạo xuất khẩu để làm gì? Nhà nước phải mua tạm trữ hàng triệu tấn lúa cũng mất tiền ngân sách (cũng là tiền của dân). Xuất khẩu giá thấp nông dân cũng thua thiệt. Tôi cho rằng 7 triệu ha trồng lúa hằng năm đang là không gian tập trung mâu thuẫn về kinh tế - xã hội phải xử lý. Đột phá là phải gỡ tung chỗ này ra - không gian đang chứa mâu thuẫn và chứa mấy chục triệu nông dân trồng lúa này.

    Ý tôi là bây giờ tính toán lại: một người ăn mỗi năm chỉ 100kg gạo thôi, tính dư ra là 200kg lúa, tức toàn dân số VN mỗi năm ăn chưa hết 20 triệu tấn, cộng thêm với khoảng 5 triệu tấn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực nữa. Như vậy, chúng ta chỉ cần 5 triệu ha trồng lúa mỗi năm là có sản lượng 30 triệu tấn. Còn 2 triệu ha chuyển sang nuôi trồng thứ khác. Giảm bớt 2 triệu ha trồng lúa thì dứt khoát xã hội VN nhìn vào lúa không như bây giờ nữa, giá gạo sẽ lên gấp rưỡi, gấp đôi bây giờ. Lúc ấy nông dân mới có lãi thật, mới được hưởng đúng giá trị do mình làm ra.

    Tất nhiên, có người sẽ nói làm vậy thì người dân ở khu vực khác phải mua gạo sẽ kêu, tức công nhân kêu, người hưởng lương kêu. Nhưng tôi thử hỏi lại vừa qua giá thành sản xuất điện lên, giá các loại dịch vụ lên, giá xăng thế giới lên là anh ký cho tăng giá ngay, tại sao nông dân cứ phải chịu đựng mãi giá lúa thế này?

    2 triệu ha kia chuyển sang làm cái khác: trồng hoa, cỏ, cây cảnh, chỗ nào nuôi cá tốt thì đắp bờ nuôi cá... Như vậy, 2 triệu ha đó có thể tạo thêm giá trị gia tăng rất lớn, sẽ làm thay đổi diện mạo nông thôn.

    - Tuổi trẻ: Nhưng nếu chuyển dịch như vậy thì có mâu thuẫn gì với nghị quyết của Quốc hội yêu cầu giữ 3,8 triệu ha đất lúa?

    Ông Nguyễn Công Tạn: Nói giữ 3,8 triệu ha đất lúa không có nghĩa là phải trồng lúa trên 3,8 triệu ha đất ấy, mà là không được xây dựng công trình, chuyển sang làm khu công nghiệp. Còn nếu thấy trồng ngô, trồng đậu, trồng cỏ chăn nuôi, đắp bờ nuôi cá... có hiệu quả thì phải gợi ý cho nông dân làm chứ.
    Giá lúa hiện đang ở mức thấp khiến nhiều nông dân thua lỗ. Trong ảnh: thu hoạch lúa tại huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ).
    Giá lúa hiện đang ở mức thấp khiến nhiều nông dân thua lỗ. Trong ảnh: thu hoạch lúa tại huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ).  Ảnh: TTO.
    - Tiền phong: Đó là về thị trường, còn đột phá về khoa học công nghệ thì sao, thưa ông?

    Ông Nguyễn Công Tạn: Trong khoa học kỹ thuật, cơ bản có hai mặt: Thứ nhất là tiếp nhận có chọn lọc những thành tựu của thế giới. Thứ hai là tự nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, cả hai mặt này chúng ta đều yếu. Do đó, phải có đột phá về cơ cấu sản phẩm và đột phát về công nghệ.

    Đối với cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phải trả lời câu hỏi mũi nhọn của chúng ta là gì? Trong tầm nhìn ngắn và trung hạn, theo tôi sản xuất lúa gạo chỉ có bớt chứ không tăng vì đã phát triển đến ngưỡng. Cao su và cà phê cũng không tăng. Trong chăn nuôi, cần đưa bò sữa lên làm mũi nhọn. Trong tầm nhìn dài hạn, tôi nhận định cần phát triển cây trồng cung cấp nguồn năng lượng sinh học.

    Tôi dự báo nền nông nghiệp VN cần hai giai đoạn để đi lên. Trong tầm ngắn và trung hạn (từ 10 tới 15 năm tới), chưa thể khôi phục phát triển nhanh mà trước mắt là khắc phục sự chững lại. Đó là làm cho đời sống nông dân khấm khá lên, nông thôn thay đổi.

    Giai đoạn tiếp theo, nếu chính sách đất đai có giải pháp đột phá, phát huy 100% hiệu quả của khoa học kỹ thuật thì nông nghiệp sẽ tiếp tục có bước nhảy vọt, khi đó nền nông nghiệp Việt Nam có thể đạt giá trị 100 tỷ đô la.

    - Tuổi trẻ: Bộ trưởng Cao Đức Phát có nói rằng chính tính tự phát và việc khó thay đổi thói quen của nông dân cũng gây khó khăn cho tái cơ cấu, ví dụ như việc trồng giống lúa chất lượng thấp IR50404 đã được bộ khuyến cáo nên thôi hàng chục năm nay nhưng bà con cứ trồng...

    Ông Nguyễn Công Tạn: Tôi không bình luận phát biểu của bộ trưởng. Tôi là nông dân làm ruộng nên tôi hiểu nông dân có chuyện của tâm lý và có chuyện sức ì của thói quen. Nhưng với nông dân, khi chỉ cho họ thấy rõ cái lợi thì không cần hướng dẫn họ cũng tự mày mò để làm và làm rất dứt khoát.

    Ngay trong chuyện trồng lúa, tôi xin đặt ra câu hỏi là nếu mọi nông dân VN đều trồng lúa chất lượng cao thì giá lúa có cao hay không? Trồng lúa chất lượng cao phải đầu tư nhiều hơn mà không dám chắc bán giá cao thì nông dân thấy rủi ro nên họ không làm. Trong nông nghiệp là vậy, khi anh trồng 1ha thì giá cao ngất, nhưng đem trồng hàng ngàn hecta lại phải đem đổ đi.

    Cho nên vai trò của người làm chính sách ở đây là phải nghiên cứu, dự báo thị trường thật tốt để cung cấp thông tin cho nông dân. Quan trọng hơn nữa là phải gắn kết nông dân với doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp là người lo nhất về thị trường. Tôi chỉ đơn cử ngành chăn nuôi bây giờ doanh nghiệp nước ngoài vào đây nắm hết rồi, lợi thế của mình nhưng để họ nắm hết. Điều này thì không thể đổ lỗi cho nông dân.

    - Tuổi trẻ: Ai sẽ phải là nhạc trưởng cho một cuộc tái cơ cấu mạnh mẽ như ông đề xuất?

    Ông Nguyễn Công Tạn: Tất nhiên phải là Chính phủ, là Thủ tướng. Trong thời điểm này, đưa ra quan điểm cải cách, đụng chạm đến toàn bộ vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, tư duy như vậy thì tập thể Chính phủ phải đứng ra gánh vác và người đứng mũi chịu sào phải là Thủ tướng. Nếu cho rằng thực hiện bước đi như tôi đề xuất là mạo hiểm thì có thể chọn vài tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long làm thí điểm, sau một năm sẽ cho ra kết quả ngay.
    TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho rằng: Đã đến lúc VN phải tái cơ cấu nông nghiệp một cách triệt để. Kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD đối với ngành nông - lâm - thủy sản hiện nay chưa phải là giới hạn của VN, chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội để đưa xuất khẩu VN lên 100 tỉ USD.

    Người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng những sản phẩm ngon hơn, tốt hơn, sạch hơn, mở ra cơ hội cho nền nông nghiệp mới. Các chuyên gia dự đoán trong 10-50 năm tới giá nông sản thế giới sẽ dừng lại ở mức cao, nhất là nông sản sạch và chất lượng. Trong nước thì kết cấu bữa ăn sẽ thay đổi rất nhiều, lương thực sẽ giảm từ 30% hiện tại còn 15%, tiêu thụ thịt tăng 20-24%, cùng với dân số tăng thì nhu cầu về mặt giá trị tăng trong 10 năm tới có thể hơn gấp đôi.

    (Theo TTO)
    • P.V (tổng hợp theo TPO, TTO)


No comments:

Post a Comment