Saturday, July 20, 2013

Trung Quốc- kẻ vừa ăn cướp vừa la làng

(GDVN) - Hernandez cho biết, Bắc Kinh luôn lên giọng buộc đối phương phải thừa nhận toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc rồi sau đó muốn đàm phán gì thì đàm phán?!

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày hôm nay 15/7 đã lên tiếng bác bỏ những phát biểu của người đồng nhiệm phía Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh về cáo buộc của bà Oánh rằng Manila đang tuyên truyền "không chính xác" và "gây hiểu lầm" về tranh chấp Biển Đông.
Trước đó, Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng cáo buộc phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario rằng Manila đã kiệt sức sau khi nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông với  Trung Quốc thông qua kênh chính trị - ngoại giao là "hoàn toàn sai sự thật".

Hernandez cho biết, từ tháng 8/1995 Philippines và Trung Quốc đã khởi động các cuộc đàm phán về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. 

"Tuy nhiên suốt 17 năm ròng rã đã không có một tiến bộ nào trong các hoạt động tham vấn, đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cho biết. 


Riêng tranh chấp bãi cạn Scarborogh bùng nổ từ tháng 4 năm ngoái, hai bên đã có ít nhất gần 50 lần tham vấn mà không đạt được tiến triển nào, trong khi đó Trung Quốc lại tăng cường xâm nhập và hiện diện bất hợp pháp trên thực địa.

"Trong tất cả các cuộc đối thoại, Trung Quốc liên tục khăng khăng cái gọi là chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông dựa trên các sự kiện lịch sử", Hernandez cho biết, Bắc Kinh luôn lên giọng buộc đối phương phải thừa nhận toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc rồi sau đó muốn đàm phán gì thì đàm phán?!

Với kiểu áp đặt trịch thượng, vô lý và phi pháp của Trung Quốc thì Philippines không thể tiếp tục các cuộc thảo luận song phương về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, buộc Manila phải tìm đến trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Trong khi đó, hôm 12/7 Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay lên tiếng cáo buộc Philippines đã "đóng cửa" các cuộc đàm phán và tham vấn, đồng thời tấn công Trung Quốc trên trường quốc tế.


(GDVN) - Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh không gây căng thẳng Biển Đông và hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo ở vùng biển này?!
Ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc


Tân Hoa Xã ngày 19/7 đưa tin, trong buổi hội thảo quốc tế về Hợp tác và phát triển ở Biển Đông do cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tổ chức hôm nay tại Bắc Kinh, ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh không gây căng thẳng Biển Đông và hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo ở vùng biển này?!
"Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan (ở Biển Đông) cần thể hiện sự sẵn sàng về chính trị nhiều hơn, có những nỗ lực chung để bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông và tạo ra cơ chế các bên cùng thắng", ông Dân phát biểu.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc còn nhận xét, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo ở Biển Đông hiện nay, Trung Quốc và ASEAN sẽ làm việc với nhau để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nhà ngoại giao Bắc Kinh nói: "Mặc dù các tranh chấp liên quan đến Biển Đông không phải do Trung Quốc tạo ra, Trung Quốc vẫn giữ một thái độ trách nhiệm và tìm kiếm các giải pháp thông qua thương lượng"?!

Hội thảo quốc tế Hợp tác và phát triển ở Biển Đông do Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tổ chức ngày hôm nay 19/7 tại Bắc Kinh

Phát biểu của vị Thứ trưởng Trung Quốc hoàn toàn ngược lại với những diễn biến trên thực tế cũng như những gì Trung Quốc thể hiện trong các diễn đàn đối thoại về Biển Đông với các bên liên quan. 

Những hành động leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nửa đầu năm nay đã được dư luận liên tục phản ánh và phản đối là bằng chứng không thể chối cãi.

Mặt khác, mặc dù ASEAN đang rất nỗ lực thúc đẩy Trung Quốc tham gia tiến trình đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ, thì Bắc Kinh hết lần này đến lần khác lảng tránh.

Trước sức ép của cộng đồng quốc tế và khu vực, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 và diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Brunei vừa qua, Bắc Kinh giả vờ nhượng bộ bằng cách chấp nhận "tham vấn" COC với ASEAN mà không phải đàm phán hay ký kết. Bắc Kinh mới chỉ đồng ý "nói chuyện" về COC với ASEAN, còn việc có đàm phán, ký kết văn bản quan trọng này hay không lại là chuyện khác.

Tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải, một ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, bị tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin cùng nhiều đồ đạc khi tàu đang đánh bắt cá hợp pháp trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hôm 20/3.

Bộ Ngoại giao Philippines gần đây đã công khai khẳng định một cách chắc chắn, những căng thẳng trên Biển Đông suốt những năm qua đều do yêu sách, tham vọng vô lý và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông với cái gọi là "đường 9 đoạn" hay đường lưỡi bò, đường chữ U.

Mặt khác, mặc dù các bên đều nỗ lực giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn khăng khăng cái gọi là điều kiện tiên quyết: Đối phương phải chấp nhận gần như toàn bộ Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc rồi đàm phán gì thì đàm phán?! Mọi bế tắc đều xuất phát từ đây.

Trong khi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép năm 1974 bất chấp sự phản đối liên tục của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế và hiện nay Bắc Kinh không chịu ngồi vào bàn đàm phán, thì quần đảo Trường Sa có 5 nước 6 bên tuyên bố chủ quyền, tức tranh chấp đa phương nhưng Bắc Kinh vẫn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng nước?!

Chừng ấy lý do và là hiện thực, thực tế khách quan không thể phủ nhận cũng đủ cho thấy những phát ngôn của phía Trung Quốc tại hội thảo ngày hôm nay là ngụy biện, lấp liếm cho những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế tại Biển Đông khiến công luận phải đặt dấu hỏi về cái gọi là "thiện chí" của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.


Ấn Độ và ASEAN cần phải cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc, ít nhất là mặt nguyên tắc để khởi động lại các cuộc đàm phán hướng tới COC đa phương. Người ta vẫn thấy quân đội Trung Quốc và các lực lượng bán quân sự nước này đều có vai trò quan trọng trong tình trạng đối đầu ở Biển Đông gần đây.

Lính hải quân Trung Quốc (hình minh họa)

Tờ The News Indian Express ngày 14/7 nhận định, Ấn Độ cần tăng cường hỗ trợ ASEAN với sức mạnh lớn hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Trong một sự phát triển đáng kể, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 tại Brunei từ 30/6 đến 2/7 đã có cách tiếp cận hoàn toàn khác với khả năng bùng nổ xung đột giữa các thành viên ASEAN với Trung Quốc (ở Biển Đông), trái ngược với những gì diễn ra tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 45 năm ngoái tại Campuchia.

ASEAN đã không chỉ kiểm soát tạo sự đồng thuận nội bộ về Biển Đông mà còn vỗ về Trung Quốc hướng tới đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc. Bắc Kinh đã đồng ý tham vấn với ASEAN về COC vào tháng 9 tới.

Tầm quan trọng của việc giữ gìn sự đoàn kết ASEAN và thúc đẩy việc thiết lập COC đã được các nhà phân tích chiến lược thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ kết hợp với Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Thái Lan tổ chức.

Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN tại Brunei vừa qua chấp nhận "tham vấn" COC với ASEAN nhưng vẫn khăng khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp.

Hội nghị đã trảo đổi xung quanh các khả năng có thể của một cơ chế giải quyết tranh chấp trong khu vực và chuyển đến các chính phủ liên quan.

Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đã đóng một vai trò xây dựng trong khu vực ASEAN thông qua các sáng kiến an ninh, ASEAN hiện nay bắt đầu tìm kiếm một vai trò ngày càng lớn hơn của Ấn Độ đối với khu vực không chỉ về chính trị mà cả kinh tế.

Tuy nhiên Ấn Độ và ASEAN cần phải cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc, ít nhất là mặt nguyên tắc để khởi động lại các cuộc đàm phán hướng tới COC đa phương. Người ta vẫn thấy quân đội Trung Quốc và các lực lượng bán quân sự nước này đều có vai trò quan trọng trong tình trạng đối đầu ở Biển Đông gần đây mặc dù lãnh đạo Trung Quốc có ý chí, có khả năng kiểm soát các lực lượng này.

Ví dụ điển hình cho những động thái của quân đội và lực lượng bán quân sự Trung Quốc ở Biển Đông là việc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough năm ngoái và năm nay bắt đầu di chuyển nhằm kiểm soát (phi pháp) khu vực Bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) giàu khí đốt.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines đã kiệt sức trong những nỗ lực đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines đã tuyệt vọng trong những nỗ lực đàm phán với Trung Quốc và phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, chủ yếu là Mỹ và Nhật Bản để giữ quyền kiểm soát khu vực Bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam), cửa ngõ tiến vào Bãi Cỏ Rong giữa lúc Bắc Kinh công khai cảnh báo Manila rằng sẽ "phản công".

Những căng thẳng mới trên Biển Đông càng đòi hỏi việc sớm cho ra đời một bộ quy tắc COC có tính ràng buộc và giải quyết tranh chấp đa phương.

Cùng có điểm chung về lợi ích chiến lược với ASEAN và Nhật Bản đang phải đối mặt với Trung Quốc hiếu chiến, Ấn Độ phải nhấn mạnh cho một thỏa thuận toàn diện hơn, đặt câu hỏi chất vấn yêu sách (vô lý và phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông với đường lưỡi bò 9 đoạn, tạo ra một cơ chế đa phương giải quyết tranh chấp nhằm ngăn chặn Trung Quốc ép các nước láng giềng phải chấp nhận đàm phán tay đôi.

Hiện nay Ấn Độ đang tập trung vào việc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN. Đã đến lúc New Delhi phải làm sâu sắc thêm quan hệ chiến lược với các thành viên khối ASEAN và xây dựng liên minh chiến lược với các quốc gia bị đe dọa bởi sự hiếu chiến ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Ấn Độ phải chuẩn bị để quay trở lại hỗ trợ cho việc duy trì hòa bình, ổn định và đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông nơi Trung Quốc đang thể hiện quyền lực cứng rắn và ngày một hung hăng.


(GDVN) - Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS, và điều này sẽ có hiệu lực 1 năm sau đó. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phải trả một cái giá nặng về mặt chính trị, không chỉ là sự công kích quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí là bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ.
Học giả Mark J. Valencia

Ngày 9/7 tiến sỹ Mark J. Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc có bài phân tích về sự nguy hiểm một khi Trung Quốc giở bài cùn, rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Thời gian vừa qua Trung Quốc trở thành tâm điểm của những cáo buộc về chính trị và pháp lý xung quanh việc vi phạm UNCLOS.

Mặc dù tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN vừa diễn ra tại Brunei, Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng "tham vấn" với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), tuy nhiên không có bất kỳ sự thay đổi nào trong yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như những chỉ trích mà nó vấp phải.

Mark J.Valencia đặt câu hỏi, hậu quả sẽ là gì nếu Trung Quốc "chán ngấy" với những lời chỉ trích và (sẵn sàng giở bài cùn) rút khỏi công ước UNCLOS?

Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996. Tuy nhiên các bên 
tranh chấp ở Biển Đông cũng như các quan điểm ủng hộ họ (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Úc, các bên có lợi ích tự do hàng hải tại Biển Đông) đều cáo buộc yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông với đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò, phi pháp và phi lý) không phù hợp với các điều ước quốc tế quy định trong UNCLOS.

Philippines với sự ủng hộ của Mỹ đã kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông ra trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển được thành lập theo UNCLOS, tuy nhiên Bắc Kinh đã từ chối tham gia.

Trong khi đó các bên tranh chấp cũng như Mỹ và nhiều cường quốc phương Tây khác đều chỉ trích một số hành động của Trung Quốc vi phạm tự do hàng hải trong phạm vi vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của họ.
Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc, đặc biệt là nhóm học giả tướng tá trong quân đội nước này đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại phê chuẩn UNCLOS trước.

Ngoài ra, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác xem UNCLOS như một hợp đồng trọn gói với nhiều "món hời" giữa các cường quốc hàng hải và các nước đang phát triển, bao gồm cả quyền lợi hàng hải rộng lớn của các cường quốc biển cũng như hoạt động khai thác tài nguyên dưới đáy biển.

Mặc dù đến nay đã có 164 nước phê chuẩn UNCLOS, nhưng Mỹ vẫn không tham gia. Đó là lý do tại sao Mỹ bị (Trung Quốc) phê phán là đạo đức giả, và vô tình Mỹ đã gợi ý cho Trung Quốc một lựa chọn (nguy hiểm) để thoát khỏi tình trạng (sức ép) hiện nay.
Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS, và điều này sẽ có hiệu lực 1 năm sau đó. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phải trả một cái giá nặng về mặt chính trị, không chỉ là sự công kích quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí là bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ.

Mặt khác, nếu (đánh bài cùn) rút khỏi UNCLOS Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế tuyên truyền so với Mỹ mà nó đang áp dụng trong vấn đề tranh chấp biển đảo.

Tuy nhiên, Mark J.Valencia cho rằng cũng có những lợi thế đối với Bắc Kinh. Một khi rút khỏi UNCLOS, cũng giống như Mỹ hiện nay, Trung Quốc có thể tự do lựa chọn những quy định của UNCLOS để giải thích yêu sách theo hướng có lợi cho mình.
Hơn nữa Bắc Kinh có thể đơn giản từ chối các phán quyết của tòa án và phủ trách nhiệm về những hậu quả chính trị.

Trong lịch sử lâu dài của các cường quốc trên thế giới, họ đã sử dụng hoặc làm mới (thay đổi) luật pháp quốc tế để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình, điển hình là Mỹ, Mark J. Valencia nhận định.

Học giả này cảnh báo Mỹ "và các đồng minh châu Á" của mình phải cẩn thận kẻo sẽ "đẩy" Trung Quốc vào chỗ họ không mong muốn nhất - Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực thay vì lẽ phải trong quan hệ quốc tế.

Ông hy vọng Trung Quốc sẽ cân nhắc và thấy rằng cái giá mà họ phải trả sẽ lớn hơn nhiều những lợi ích nó có thể đạt được khi rút khỏi UNCLOS.

(GDVN) - Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông.

Cựu Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Nyun Maung Shein

Mặc dù không phải quốc gia có tuyên bố chủ quyền hay tranh chấp ở Biển Đông, trong năm 2014 Myanmar sẽ phải gánh vác trọng trách liên quan đến việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN.
Myanmar sẽ buộc phải cân bằng giữa một bên là đồng minh thân cận Trung Quốc với một bên phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang ngày càng trở nên phức tạp. 4 quốc gia thành viên ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Vấn đề Biển Đông đã được đặt ra trong buổi ASEAN Talk Show được tổ chức tại Yangon ngày 12/7 do ASEAN phối hợp với Bộ Ngoại giao Myanmar và Quỹ Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức.

Dư luận đang chờ đợi và quan tâm xem Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014 sẽ ứng xử như thế nào đối với vấn đề Biển Đông cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến tranh chấp.

ASIAN Talk Show tại Yangon, Myanmar hôm 12/7

Trong trạng thái tranh chấp giữa các thành viên khối ASEAN với nước láng giềng của Myanmar là Trung Quốc, Myanmar sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề, quốc gia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014 có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề Biển Đông, Maung Shein Nyunt, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã nghỉ hưu cho biết.
Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại trọng điểm của thế giới liên kết giữa các khu vực Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường Bắc Mỹ, đồng thời có nguồn tài nguyên phong phú với khoảng 17 tỉ thùng dầu.
Các nhà phân tích chiến lược cho rằng rất có thể xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia châu Á tại khu vực này, vị Đại sứ Myanmar về hưu cho biết.

Ông Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông.
Học giả Moe Thuzar từ Singapore cho rằng Myanmar nên ủng hộ 4 thành viên ASEAN trong xử lý tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

Nếu tranh chấp Biển Đông với 4 quốc gia ASEAN tiếp tục leo thang, Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc đã có quan hệ với ASEAN trong 10 năm qua và Bắc Kinh muốn có mối quan hệ tốt với ASEAN

Trong vấn đề Biển Đông, Myanmar không nên lựa chọn cách dùng áp lực đối với một bên tranh chấp nào mà thay vào đó cần xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, Nyunt Maung Shein khuyến cáo.

Nhà nghiên cứu Moe Thuzar thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thì cho rằng trong trường hợp tranh chấp Biển Đông Myanmar chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN.



No comments:

Post a Comment