Monday, July 15, 2013

tổng hợp cái sự ăn cướp bẩn của cs trong thời gian gần đây-Đất đai thuộc về giai cấp mới - giai cấp cộng sản


Bốn kỹ sư 'rút ruột' công trình trọng điểm

Hơn 40 thanh cọc ván thép dùng chống sạt lở tại hố móng cầu Nhật Tân (Hà Nội) đã bị nhóm kỹ sư tại Công ty Sumitomo Mitsui thông đồng cùng tài xế xe cẩu mang bán trộm lấy hơn 300 triệu đồng.

Ngày 15/7, TAND Hà Nội xét xử Nguyễn Huy Bình (28 tuổi), Phạm Văn Huy (29 tuổi), Đỗ Thanh Phúc (28 tuổi), Đoàn Quang Hưng (26 tuổi) và Nguyễn Huy Định (33 tuổi) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan công tố, Bình, Huy, Phúc và Hưng đều là kỹ sư của công ty Sumitomo Mitsui Nhật Bản. Hưng làm tại gói thầu số 2 thuộc dự án đường vành đai 3, những người còn lại làm ở gói thầu số 1 thuộc dự án cầu Nhật Tân.
Quá trình thi công cầu Nhật Tân, Công ty Sumitomo Mitsui thuê Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Xây vận chuyển thanh cọc ván thép dùng để chống sạt lở nền đường xung quanh hố móng trụ cầu. Công ty Việt Xây giao cho Định lái xe ôtô cẩu chở cọc ván thép theo hợp đồng.
Tháng 8/2012, tại dự án cầu Nhật Tân, Phúc và Huy khi kiểm đếm số lượng cọc ván thép thấy thừa 5 cọc thép nên bàn nhau bán trộm số này. Biết Bình được giao nhiệm vụ chuyển 90 cọc ván thép từ gói thầu số 2 dự án đường vành đai 3 về gói thầu số 1 dự án cầu Nhật Tân, Phúc và Huy thương thảo với Bình rằng “trên đường vận chuyển bán 5 cọc thép, Phúc và Huy sẽ bù cho Bình 5 cọc ván thép thừa”. Bình đồng ý với kế hoạch này.
hung-1373874757_500x0.jpg
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Nam Anh
Khoảng 21h ngày 20/8/2012, Bình cùng Định lái ôtô đến bãi cọc ván thép để nhận 29 thanh cọc. Trên đường về, hai người vào cửa hàng thu mua phế liệu, nói dối là hàng công ty thanh lý để bán 5 cọc ván thép lấy gần 50 triệu đồng. Phi vụ thành công, Định được 10 triệu đồng, Huy và Phúc chia nhau 8 triệu đồng, số còn lại Bình chiếm hưởng. Thấy "làm ăn" dễ dàng, 5 người này thực hiện thêm 2 vụ nữa.
VKSND Hà Nội cáo buộc, Bình cùng đồng phạm đã bán tổng cộng 43 thanh cọc ván thép, thu lợi hơn 320 triệu đồng.
Tại phiên tòa, cả 5 bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, Phúc lí nhí: “Chỉ vì một chút nông nổi, bị cáo đã phạm tội khiến công lao nuôi dưỡng của cha mẹ đổ xuống sông xuống biển. Bị cáo mong HĐXX khoan hồng để sớm làm lại cuộc đời".
HĐXX nhận xét các bị cáo đã xâm hại tài sản của doanh nghiệp, Bình phạm tội nhiều lần cần cách ly khỏi xã hội một thời gian. Tòa tuyên phạt Bình 3 năm tù; Định 2 năm 6 tháng tù. Hưng, Phúc, Huy được nhận mức án 12 đến 15 tháng, cho hưởng án treo.

via vn.express

Bồi thường 1m2 đất bằng giá... nắm xôi

Dân Việt - Khởi công từ năm 2009, Dự án Khu du lịch (KDL) Bãi Xép (xã An Chấn, huyện Tuy An, Phú Yên) liên tục đối mặt với sự phản ứng của nhiều hộ dân về cách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng...

Dân không hợp tác
Vợ chồng ông Lê Văn Hai - bà Nguyễn Thị Tùng đưa phóng viên xem “giấy xác nhận quyền sử dụng đất vườn” do ông Hai đứng tên có diện tích 1.180m2, có chữ ký xác nhận của ông Dương Hồng Châu - Chủ tịch UBND xã An Chấn. 

Bà Tùng cho hay, khu đất này được gia đình bà khai hoang từ năm 1976 để trồng dưa, bắp và đậu phộng. Nay chính quyền thu hồi giao cho Công ty Sao Việt, nhưng do hỗ trợ đất với giá quá thấp nên gia đình không đồng ý. Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Lanh và một số hộ khác có đất tại đây cũng có giấy tờ chứng minh sở hữu đất như vợ chồng bà Tùng...
Người dân trên phần đất bị thu hồi phục vụ Dự án KDL Bãi Xép.
Người dân trên phần đất bị thu hồi phục vụ Dự án KDL Bãi Xép.

Theo ông Nguyễn Xuân Khiêm - Trưởng phòng TNMT huyện Tuy An, đất rừng phòng hộ và đất lấn chiếm thì không được bồi thường.

Còn đất tại gành Bà, trước đây người dân tự khai hoang, mà trong quá trình sản xuất, do đất cằn cỗi nên người dân đã bỏ hoang nên chỉ được hỗ trợ. Tại Thông báo số 694 ngày 26.10.2012, UBND tỉnh Phú Yên đã thống nhất với chủ đầu tư, hỗ trợ về đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án bằng 50% giá trị đất rừng sản xuất cùng vị trí, tức 6.500 đồng/m2. 

Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân được hỗ trợ đều không hợp tác trong việc xác định ranh giới, diện tích để chủ đầu tư hỗ trợ, vì họ cho rằng mức hỗ trợ 6.500 đồng/m2 là “chỉ bằng nắm xôi”. Mới đây, chính quyền tỉnh Phú Yên đã yêu cầu Công ty Sao Việt điều chỉnh mức hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án KDL Bãi Xép, từ 6.500 đồng/m2 lên 10.000 đồng/m2...

Bít lối ra biển của dân 


Không chỉ vậy, nhiều hộ dân trong vùng phản ánh, Dự án KDL Bãi Xép gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân, như làm cản trở đường dân sinh xuống biển, mất tự do đi lại, thu tiền ra vào bãi tắm… 
Dự án KDL Bãi Xép do Công ty TNHH Du lịch Sao Việt làm chủ đầu tư, được giao đất hoàn toàn từ năm 2009, với diện tích gần 25ha, có giá thuê đất chỉ 18.000 đồng/m2 trong vòng 50 năm. 

Theo quan sát của phóng viên, xung quanh khu vực dự án có khá đông người dân sinh sống, chủ yếu làm nghề biển. Điều khác lạ là cửa chính vào KDL Bãi Xép luôn đóng kín cửa. Người ngoài muốn ra vào đều phải đi qua con đường đất kề bên hông cửa chính; trong khi đó, nhiều đoạn tường rào bao quanh khu du lịch được xây dựng theo kiểu “xiên xẹo, lắt léo”... 

Về vấn đề này, bà Trần Thị Tâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty Sao Việt cho rằng: Trước đây, người dân không hề tắm ở Bãi Xép, chỉ từ khi công ty này làm sạch bãi biển và đường bê tông thì họ mới xuống tắm; và không có chuyện thu tiền của dân khi vào tắm, doanh nghiệp chỉ thu tiền du khách tắm nước ngọt với giá 20.000 đồng/lần. 

Cũng theo bà Tâm, trong quy hoạch được duyệt của chính quyền tỉnh, không có con đường dân sinh xuống biển mà người dân cho rằng bị “phong tỏa”. Thế nhưng UBND tỉnh Phú Yên vừa yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương xây dựng tuyến giao thông để người dân thôn Mỹ Quang Bắc (An Chấn) đi ra biển làm ăn, sinh hoạt…

Riêng việc bà Tâm nói “trước đây, người dân không hề tắm ở Bãi Xép” là điều khó chấp nhận, bởi đây là bãi biển đẹp, được bao bọc giữa hai bãi đá vươn ra biển, mà từ bao đời nay người dân quen gọi là gành Ông và gành Bà, được nhiều người biết đến từ lâu…
via danviet.vn

Đất đai thuộc về giai cấp mới - giai cấp cộng sản

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ.
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ.
AFP
Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.
Cờ đỏ búa và liềm
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân, xưa cũ gần 100 năm. Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng Nga năm 1917.  Những người dân cày vốn ít học, không thể hiểu những triết lý phức tạp về kinh tế chính trị của các ông Karl Marx, Engel,…khi thấy cái liềm gặt thiết thân của cuộc đời họ, bèn đứng lên đi theo đảng Bolsevik lúc ấy ở Nga, và những đảng cộng sản sau này trên khắp thế giới.
Về nguyên tắc, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nếu không xuất thân từ hai giai cấp công nhân và nông dân, thì cũng là đại diện cho họ, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đặc biệt trong tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam, với đại đa số dân chúng là nông dân thì hình ảnh cái liềm trên lá cờ đảng càng có giá trị lớn lao, ngay từ khi đảng cộng sản Đông Dương mới thành lập hồi năm 1930 cho đến nay.
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân...Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày
Bên cạnh biểu tượng lưỡi liềm, các đảng cộng sản cũng đề ra các khẩu hiệu dễ hiểu rất dân túy để cổ vũ tầng lớp nông dân. Năm 1930 được biết đến cuộc nổi dậy của nông dân tại Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu nổi tiếng, Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, tức là tiêu diệt hết những giai cấp khác ngòai nông dân; hay sau đó là Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản tiến hành cuộc chiến tranh giai cấp cho Đảng, với hy vọng có được ruộng đất để mà sử dụng cái liềm vàng đẹp đẽ trên lá cờ đỏ màu máu cách mạng.
Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất
Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất
Với một đảng chính trị có tổ chức chặt chẽ, cùng với sự hậu thuẫn của hàng triệu nông dân, những người cộng sản đã nắm chính quyền, nắm một cách độc tôn. Và ở Việt Nam, họ đã thực hiện lời hứa với những người dân cày bằng cuộc cải cách ruộng đất diễn ra sau năm 1954. Trong trận chiến giai cấp này, các khái niệm trừu tượng của kinh tế chính trị Marxism đã biến thành các con số phần trăm trong dân chúng là địa chủ ở mỗi làng để cách mạng tiêu diệt. Nhiều người đã chết dù không có một tấc đất nào trong tay. Người địa chủ nổi tiếng ở miền Bắc là bà Nguyễn Thị Năm, người ủng hộ tiền tài nhân lực cho đảng của ông Hồ Chí Minh, nằm trong những người bị xử bắn đầu tiên.
Những người chết rồi cũng bị quên đi trước những khó khăn vất vả của đời thường, của hợp tác xã nông nghiệp, và của các tập đòan sản xuất tại miền Nam sau ngày đất nước được thống nhất. Tất cả mọi người dường như đã trở thành chung một giai cấp công nông, dường như cuộc đấu tranh giai cấp đã thành tựu.
Giai cấp cộng sản và những đặc quyền
Nhưng giai cấp đã không mất đi. Milovan Djilas, nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư, đã viết vào năm 1957 rằng: Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền.
Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền
Nếu đặc quyền của giai cấp mới vào những năm chiến tranh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ là vài cân thịt ngon ở cửa hàng Tôn Đản, hay vài thước vải đẹp cung cấp theo tiêu chuẩn, thì từ năm 1986 trở đi, năm mà đảng cộng sản quyết định kết hôn ý thức hệ công nông của mình với kinh tế thị trường tự do, nó đã trở nên trù phú hơn. Bây giờ là nhà xưởng sản xuất công nghiệp để thu lợi trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân theo lý thuết của Karl Marx, và đất đai.
Milovan Djilas viết tiếp, Dù về mặt pháp lý tài sản là của xã hội, của quốc gia, nhưng trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ kiểm sóat và thu lợi từ đấy.
Khi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân...
Khi nKhi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân...Files photos
Tài sản quan trọng nhất đối với đại đa số dân chúng Việt Nam chính là đất đai, và nay nó thuộc sỡ hữu tòan dân, tức là do cái nhóm nhỏ cộng sản cầm quyền kiểm sóat.
Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng không được hô hào nữa. Hàng đòan nông dân mất đất đi khiếu nại, thưa kiện từ Nam ra Bắc, vì đất đai của họ bị tịch thu, dưới danh nghĩa dùng cho các dự án phát triển kinh tế xã hội của những công ty, mà trên thực tế nhiều đảng viên cộng sản, hoặc những người có quan hệ chặt chẽ với bộ máy quyền lực của đảng, nắm giữ. Các cuộc biểu tình này thường xuyên bị chính quyền cộng sản của giai cấp công nông Việt Nam dẹp đi. Chưa có thống kê nào về số lượng các cuộc biểu tình đòi đất hàng năm, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, có thể nêu nhiều vụ xảy ra liên tiếp, vụ nông dân lõa thể giữ đất ở Cần Thơ, vụ Văn Giang, vụ Dương Nội, rồi đỉnh cao là vụ Đòan Văn Vươn ở Hải Phòng nơi mà súng đã nổ thay cho luật pháp. Và trong khi những dòng chữ này đến với quý độc giả thì hàng trăm nông dân làng Trịnh Nguyễn, Từ Sơn Bắc Ninh đang dầm mưa giải nắng giữ đất.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, người từng trải qua kinh nghiệm với đảng cộng sản suốt mấy mươi năm đã phát biểu,
Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản
Milovan Djilas
“Trước kia nông dân nghe theo Đảng để mong có ruộng đất. Cái chuyện nông dân ly tán, khổ đâu vì mất đất là do đâu? Là do cái quy định đất đai là sở hữu tòan dân!”
Lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng như một bức tranh tổng kết những gì những người cộng sản đã hứa hẹn khi họ còn hàn vi ngày xưa đến khi họ trở thành giai cấp mới ngày nay.
Còn những người nông dân đã tự nguyện đứng dưới lá cờ của giai cấp công nông thì nghĩa gì?
Bà Ngô Thị Đức, một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, có 47 tuổi đảng và bị đảng của bà khai trừ vì bà đấu tranh cho quyền lợi của những người nông dân, nói với chúng tôi,
“Tôi nhiều năm phấn đấu để vào đảng, nay họ làm sai, tôi thấy cũng chả cần. Sợ mất dân hơn là mất Đảng. Phần mình mình phải lo, ai mà lo tới mình thì mình đã toi rồi.”
Có phần chắc là bà Ngô Thị Đức và những người nông dân làng Trịnh Nguyễn không biết Milovan Djilas là ai, chỉ biết rằng… “họ” tức những người cộng sản cầm quyền đã làm sai. Họ đã trở thành một giai cấp mới, cũng bóc lột như trong những cuốn sách lý thuyết cộng sản mà đảng cộng sản phát cho các đảng viên của mình.
Điều khá mỉa mai, là khi những người nông dân Trịnh Nguyễn giữ đất chống giai cấp mới, họ vẫn trương cờ đỏ búa liềm, và khi Đòan Văn Vươn nghe lời tuyên án vẫn nói lời cảm ơn đảng cộng sản, đảng của một giai cấp mới.
Có lẽ để kết thúc, chúng tôi mượn lời cựu phó chủ tịch đảng cộng sản Nam Tư, Milovan Djilas, “Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản.”
via RFA

Đồng Nai: Dân oan gửi bằng chứng tố cáo quan tham cướp đất dân nghèo để chia chác cho nhau


Ông Nguyễn Tấn Ích
- Sau 21 năm trời đằng đẳng theo đuổi việc khiếu kiện, một dân oan Đồng Nai đã quyết định công bố toàn bộ hồ sơ, bằng chứng tố cáo hành vi tham nhũng của quan chức địa phương trong việc lấy đất dân nghèo nhằm chia chác cho cán bộ.

Trong lá đơn khiếu tố đề nghị phổ biến trên Danlambao, dân oan Nguyễn Tấn Ích có gửi kèm theo một số hình ảnh về nhà cửa của các quan chức địa phương. Đây đều là những cơ ngơi của các quan tham thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành xây trên khu đất cướp được từ tay dân nghèo.

Lá đơn tố cáo của ông Nguyễn Tấn Ích được gửi đến nhiều cơ quan, trong đó có Văn phòng Công lý Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. 

Kể lại vụ cướp đất cách đây 21 năm, ông Ích cho biết:

"Vào ngày 17 và 18/8/1992, UBND xã Phước Thái và huyện Long Thành đã huy động lực lượng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hai ông Nguyễn Hồng Việt (chủ tịch huyện) và ông Dương Ngọc Út (bí thư xã Phước Thái) đã cho xe ủi, tù nhân, du kích, công an... ủi sạch 1,2 ha nhà, vườn của gia đình tôi. Trong đợt cướp đất này, 9 hộ dân đang sống trên khu đất 10 ha sát quốc lộ 51 đã bị lấy đất để bán và chia cho cán bộ, mỗi cán bộ được chia chác từ 2 đến 5 lô".

"Giấy bán đất do bí thư xã là ông Dương Ngọc Út ký, điều này chứng tỏ chủ trương của đảng là lấy đất dân nghèo cấp cho cán bộ"

Khi vụ cưỡng chế xảy ra, vợ ông Nguyễn Tấn Ích đã phản đối bằng cách nằm trước xe ủi. Hậu quả là bà bị đánh dã man, còn đứa con 12 tuổi của ông bà thì bị bắt và xiềng chân tại UBND xã Phước Thái.

"Ngoài ra cán bộ còn dỡ bàn thờ Chúa của gia đình để làm củi chụm, chứng tỏ họ vi phạm tôn giáo một cách trắng trợn, và xâm phạm vị thành niên khi bắt còng tay con tôi mới 12 tuổi"

Sau vụ cưỡng chế, gia đình ông lâm vào cảnh khốn khổ. Vợ ông sau khi bị lực lượng cưỡng chế hành hung đã lâm trọng bệnh, nay bị bệnh tim và mất sức. Con cái của ông bà không được đi học.

Nhiều lần phải đội đơn ra Hà Nội tố cáo, nhưng kết quả của 21 năm trời khiếu kiện chỉ là sự vô vọng. Ông Nguyễn Tấn Ích chua chát khẳng định:

"Luật pháp của XHCN không răng đe cán bộ mà chỉ áp bức dân lành gây oan khuất cho họ".

"Đơn từ đã ra trung ương ba lần, nhưng trung ương lại đưa về tỉnh, tỉnh không làm chẳng ai nói gì. Họ coi dân không khác gì cỏ rác. Đất 20 năm vẫn cò hơn một nửa bỏ hoang".

"10 ha đất đô thị đâu phải là ít tiền, bởi thế họ bao che cho nhau".
Hiện nay, ông Nguyễn Tấn Ích sống tại số nhà 360 tổ 8, ấp Long Phú, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai. Là giáo dân thuộc giáo xứ Hiền Hòa, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai.

Dưới đây là một số hình ảnh về cơ ngơi, nhà cửa của quan chức xã Phước Thái và huyện Long Thành (Đồng Nai) được xây trên khu đất cướp được từ tay dân nghèo:

Nhà phía bên trái là của chủ tịch xã Nguyễn Thanh Bình 
xây trên mảnh đất cướp được từ tay dân nghèo.

 Mặt tiền khu nhà của cán bộ xây trên mảnh đất cướp được của gia đình ông Nguyễn Tấn Ích.

Do bị ông Nguyễn Tấn Ích khiếu kiện, khu đất 10ha đến nay vẫn bị bỏ hoang. 

via danlambao

No comments:

Post a Comment