Carlyle A. Thayer
Giải thích về việc Việt Nam đàn áp những người biểu tình chống Trung Quốc (1)
5/6/2013
Tôi đã tường thuật cuộc biểu tình ở Hà Nội vào ngày Chủ nhật và tôi nhận ra sự hung hãn hơn rất nhiều từ phía các công an mặc thường phục. Đã xuất hiện những tấm hình trên Facebook về một người biểu tình bị đánh bên ngoài trại lưu trú Lộc Hà. Bạn có nghĩ rằng điều này đánh dấu một sự gia tăng những chiến thuật mạnh tay chống lại các biểu tình viên không? Nếu có, thì vì mục đích gì? TRẢ LỜI: Có vẻ rõ ràng với tôi rằng cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với các blogger và những biểu tình viên chống Trung Quốc có nhiều việc để làm trong việc đấu đá nội bộ của những thành phần ưu tú của đảng hơn là phản ứng tức khắc chuẩn mực của Việt Nam đối với bất kỳ dấu hiệu của biểu tình công cộng hoặc thách thức thẩm quyền của chế độ. Một số động thái dường như trình diễn. Thứ nhất, khi mà thời điểm Quốc Hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các Bộ trưởng và các thành viên cấp cao đang tới gần, một số Bộ trưởng đang tạo dáng để đảm bảo một kết quả tốt. Thứ hai, Đảng vẫn chưa đi đến kết luận chiến dịch phê và tự phê của mình. Điều này đã dẫn đến hành động mạnh mẽ chống lại các blogger và những biểu tình viên chống Trung Quốc. Không ai muốn biểu lộ không nghiêm về “mối đe dọa của âm mưu diễn biến hòa bình”.
Như bạn sẽ chú ý từ báo chí Việt Nam đưa tin về sự thể hiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Shangri-La [tôi đã hiện diện ở đó], Việt Nam đang đi trên vỏ trứng để không làm mất lòng Trung Quốc. Thủ tướng đã thẳng thừng từ chối trả lời theo bất kỳ cách thức có ý nghĩa nào đối với hai câu hỏi: Việt Nam có ủng hộ cho tuyên bố của Philippines trước Tòa án trọng tài? Và từ một nữ tướng Trung Quốc, ví dụ cụ thể nào mà ông ta (Thủ tướng Dũng) có thể đưa ra để nói rằng Trung Quốc đang can thiệp vào tự do hàng hải? Thủ tướng Dũng đang thế lên cao và có sự hỗ trợ của Bộ Công An. Dũng muốn kiểm soát cả hai mặt trận chính sách trong và ngoài nước. Ông đã đánh bật các đối thủ gièm pha mình và đang tìm cách để giành chiến thắng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc Hội. Nhớ lại năm ngoái ông đã hứa đối phó với các blogger. Có một tia hy vọng rằng Trung Quốc và ASEAN sẽ bắt đầu thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (nguyên văn:Nam Trung Hoa). Không ai muốn ảnh hưởng xấu đến ngoại giao vào giai đoạn này. Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin đã không đề cập đến Biển Tây Philippines trong bài trình bày của mình ở cuộc đối thoại Shangri-La. Ông chủ yếu được thôi thúc trong việc giữ vững tuyên bố của Philippines tới Tòa án trọng tài cấp thấp của Liên Hợp Quốc.
Giải thích về việc Việt Nam đàn áp những người biểu tình chống Trung Quốc (2)
Carlyle A. Thayer – 18/6/2013
Chúng tôi đang chuẩn bị một báo cáo về số lượng ngày càng tăng của các blogger bị bắt vì tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ” ở Việt Nam. Khi bàn về việc xử lý những biểu tình viên chống Trung Quốc hồi đầu tháng này, bạn đã viết: “Có vẻ rõ ràng với tôi rằng cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với các blogger và những biểu tình viên chống Trung Quốc có nhiều việc để làm trong việc đấu đá nội bộ của những thành phần ưu tú của đảng hơn là phản ứng tức khắc chuẩn mực của Việt Nam đối với bất kỳ dấu hiệu của biểu tình công cộng hoặc thách thức thẩm quyền của chế độ”. Như một kết quả của những sự kiện trong vài tuần gần đây bạn vẫn còn khẳng định đánh giá này chăng? TRẢ LỜI: Đánh giá này vẫn còn đứng vững nhưng một vài sự loại bỏ là cần thiết. Chính quyền Việt Nam sẽ ngăn chặn những thách thức trực tiếp đến quyền lực của mình. Nhà cầm quyền hạn chế cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bình luận như một sự kiện bình thường hàng ngày. Nhưng lấy gì giải thích cho sự gia tăng những vụ bắt giữ các blogger? Các trường hợp gần đây nhất là một phần liên quan đến chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Các vụ bắt giữ những người chỉ trích Trung Quốc làm nên bầu không khí thích hợp cho chuyến viếng thăm chính thức của ông ta.
Quan trọng hơn, đấu đá nội bộ đảng xoay quanh người nào là một lãnh đạo mạnh mẽ có thể bảo vệ lợi ích của Việt Nam. Tất cả các phe phái có một mối quan tâm đến những lời chỉ trích đàn áp các blogger thì đều có liên quan đến chính trị nội bộ và các nghi vấn lãnh đạo. Có một cuộc tranh luận đang diễn ra về việc làm thế nào để hiệu chỉnh các mối quan hệ với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việt Nam nên tìm cách hợp tác với Washington và Bắc Kinh tới mức nào, và Hà Nội nên đứng lên mạnh mẽ ra sao đối với Bắc Kinh và Washington khi lợi ích của Việt Nam bị ảnh hưởng? Rõ ràng là những nỗ lực đàm phán một đối tác chiến lược với Hoa Kỳ đã thất bại. Những người ưa chuộng hợp tác với Hoa Kỳ đang bị chỉ trích trên nền tảng cho rằng Việt Nam nhận được ít trong việc trao đổi, ngoại trừ sự chỉ trích thành tích nhân quyền của họ. Việt Nam đã cố gắng để lôi kéo một chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng John Kerry và Tổng thống Obama cùng một thời gian để nhằm tạo áp lực cho một chuyến thăm cấp cao tới Washington. Một chuyến viếng thăm cấp cao Hoa Kỳ sẽ tạo cân bằng với chuyến viếng thăm Trung Quốc của Chủ tịch Sang. Chuyến thăm của Sang đã được xem xét trong hơn một năm. Theo ý kiến của tôi, những người bên trong nội bộ đảng thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc để có được sự đảm bảo lực lượng đó sẽ không được sử dụng trong Biển Đông, mà lại hỗ trợ các chiến dịch đàn áp các blogger như một phương tiện làm hao mòn nếu như không phá hoại những nỗ lực để củng cố các mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Nguồn: Scribd
No comments:
Post a Comment