Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế được đề nghị cho giải thưởng Nobel Hòa Bình 2013 bởi một nhóm Dân Biểu và Thượng Nghĩ Mỹ và Canada. Ông là một y sĩ và là người đứng đầu Cao Trào Nhân Bản Việt Nam. Ông đã bị tù tổng cộng 20 năm trong các nhà tù ở Việt Nam vì tranh đấu cho những điều mà ông tin tưởng.
VIỆT NAM — Mỹ đã liên tục khuyến cáo Việt Nam rằng phát triển kinh tế và dân chủ phải đi đôi với nhau. Phớt lờ điều đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay lâm vào tình trạng thê thảm; cùng lúc quan hệ Trung Hoa– Việt Nam đang trở nên đắng cay vì hồ sơ tranh cãi ở Biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa) mặc dù Hà Nội đã nhún nhường hạ mình hết sức.
Mỹ đang cố gắng tái cân bằng chiến lược tại Châu Á -Thái Bình Dương như lợi ích cốt lõi của mình. Công cụ kinh tế chính để thực hiện là đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam là một trong số 12 nước sắp là đối tác chiến lược trong thương thuyết đa phương này.
Việt Nam bị kinh tế suy thoái và đe doạ nặng từ Trung Hoa đang cân nhắc đường nào thoát ra?
Trong bối cảnh như thế, Chủ tịch nhà nước Việt Nam đã khẩn cấp yêu cầu một chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ và Tổng thống Obama đã đáp ứng thuận lợi vào 25-7 tại toà Bạch Ốc. Nhân quyền và Hợp tác chiến lược là những chủ đề cao trong chương trình nghị sự.
Năm 1995 quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt nối lại kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Hiệp ước Thương mại Song phương (BTA, 2001) mở ra cơ hội đầy triển vọng cho Việt Nam. Và đến năm 2007 Mỹ mạnh mẽ ủng hộ Viêt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết quả là đầu tư bắt đầu vô và thương mại nở hoa.
Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 25 tỉ USD và hiện có 15,000 Việt Nam sinh viên du học tại Mỹ. Chúng tôi cũng thấy một giai tầng trẻ trung lưu, mới tinh khôi và năng động xuất hiện cùng Internet nở rộ trong xã hội Việt Nam.
Thay vì cải tổ hệ thống chính trị đã lỗi thời để đưa kinh tế - xã hội tiến tới nữa, Bộ Chinh trị đảng Cộng sản Việt NVIỆT NAM — Mỹ đã liên tục khuyến cáo Việt Nam rằng phát triển kinh tế và dân chủ phải đi đôi với nhau. Phớt lờ điều đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay lâm vào tình trạng thê thảm; cùng lúc quan hệ Trung Hoa– Việt Nam đang trở nên đắng cay vì hồ sơ tranh cãi ở Biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa) mặc dù Hà Nội đã nhún nhường hạ mình hết sức.
Mỹ đang cố gắng tái cân bằng chiến lược tại Châu Á -Thái Bình Dương như lợi ích cốt lõi của mình. Công cụ kinh tế chính để thực hiện là đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam là một trong số 12 nước sắp là đối tác chiến lược trong thương thuyết đa phương này.
Việt Nam bị kinh tế suy thoái và đe doạ nặng từ Trung Hoa đang cân nhắc đường nào thoát ra?
Trong bối cảnh như thế, Chủ tịch nhà nước Việt Nam đã khẩn cấp yêu cầu một chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ và Tổng thống Obama đã đáp ứng thuận lợi vào 25-7 tại toà Bạch Ốc. Nhân quyền và Hợp tác chiến lược là những chủ đề cao trong chương trình nghị sự.
Năm 1995 quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt nối lại kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Hiệp ước Thương mại Song phương (BTA, 2001) mở ra cơ hội đầy triển vọng cho Việt Nam. Và đến năm 2007 Mỹ mạnh mẽ ủng hộ Viêt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết quả là đầu tư bắt đầu vô và thương mại nở hoa.
Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 25 tỉ USD và hiện có 15,000 Việt Nam sinh viên du học tại Mỹ. Chúng tôi cũng thấy một giai tầng trẻ trung lưu, mới tinh khôi và năng động xuất hiện cùng Internet nở rộ trong xã hội Việt Nam.
Thay vì cải tổ hệ thống chính trị đã lỗi thời để đưa kinh tế - xã hội tiến tới nữa, Bộ Chinh trị đảng Cộng sản Việt Nam đã trộn nguyên tắc xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa trong cái mà họ gọi là ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. Họ ngây thơ tưởng rằng tiền của tư bản kết hợp với hậu thuẫn chính trị mạnh từ Trung Hoa sẽ giúp họ trở nên thịnh vượng để đạt giấc mơ xã hội chủ nghĩa.
Sự việc xảy ra trái ngược hẳn và thực sự quá thê thảm: thất bại hoàn toàn trong phát triển kinh tế, tăng trưởng năm 2013 khoảng 5% trong khi lạm phát trên 8% theo như dự đoán của Ngân hàng Thế giới; và nguy cơ to mất chủ quyền về kinh tế và lãnh hải (Hoàng Sa và Trường Sa) về tay phù thuỷ của Trung Hoa. Cả hai thảm hoạ gây nên phản ứng chống đối chính quyền trên khắp nước. Điều đó đang đe doạ nặng nề quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, chưa từng thấy trong quá khứ.
Ở cấp vùng, Việt Nam là một trong 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó 8 là những nước dân chủ, kể cả 1 (Miến Điện) đang trên đường tiến tới dân chủ. Làm thế nào Việt Nam có thể đi ngược lại nhận thức chung và ý chí chính trị chung của toàn khối? Một nước Việt Nam mới, tự do và dân chủ, vẫn là viễn ảnh mà ASEAN chờ đợi từ lâu và Mỹ đang mong muốn để hội nhập Việt Nam vào TPP khi Mỹ trở lại Châu Á – Thái Bình Dương.
Và có lẽ đón và chào mừng một Việt Nam mới tự do và dân chủ nhiều nhất chắc chắn sẽ là những người dân Việt Nam đang đấu tranh cho tự do, cho một nền dân chủ pháp trị và một đường lối chính trị mới, đáp ứng đúng quyền lợi của họ và đóng góp đáng trân trọng vào vai trò của ASEAN trong trật tự thế giới mới.
Dân chủ hoá Việt Nam có thể thuận buồm xuôi gió ở vào thời khắc lịch sử này. Thật thế, quan hệ Mỹ - Trung đang biến đổi nhanh đi vào hướng ‘Hợp tác trong cạnh tranh’ / ‘Cạnh tranh trong hợp tác’. Sau chuyến gặp mặt mới đây giữa Obama – Tập Cận Bình ở California, tôi không nghĩ rằng Trung Hoa muốn cản trở dân chủ hoá ở Việt Nam nếu xẩy ra, bởi lẽ một ASEAN đi vào hoà bình, ổn định, phi liên kết và hợp tác vùng sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi quốc gia, cả các nước đã phát triển lẫn đang phát triển trên thế giới.
Tôi đề nghị và yêu cầu Tổng thống Obama hãy khuyến cáo Chủ tịch Sang nên nghe theo ý nguyện dân chủ hoá của nhân dân Việt Nam. Đó chính là cách tốt nhất để trở thành thành viên của TPP và có được đối tác chiến lược toàn diện từ Mỹ.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. .am đã trộn nguyên tắc xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa trong cái mà họ gọi là ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. Họ ngây thơ tưởng rằng tiền của tư bản kết hợp với hậu thuẫn chính trị mạnh từ Trung Hoa sẽ giúp họ trở nên thịnh vượng để đạt giấc mơ xã hội chủ nghĩa.
Sự việc xảy ra trái ngược hẳn và thực sự quá thê thảm: thất bại hoàn toàn trong phát triển kinh tế, tăng trưởng năm 2013 khoảng 5% trong khi lạm phát trên 8% theo như dự đoán của Ngân hàng Thế giới; và nguy cơ to mất chủ quyền về kinh tế và lãnh hải (Hoàng Sa và Trường Sa) về tay phù thuỷ của Trung Hoa. Cả hai thảm hoạ gây nên phản ứng chống đối chính quyền trên khắp nước. Điều đó đang đe doạ nặng nề quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, chưa từng thấy trong quá khứ.
Ở cấp vùng, Việt Nam là một trong 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó 8 là những nước dân chủ, kể cả 1 (Miến Điện) đang trên đường tiến tới dân chủ. Làm thế nào Việt Nam có thể đi ngược lại nhận thức chung và ý chí chính trị chung của toàn khối? Một nước Việt Nam mới, tự do và dân chủ, vẫn là viễn ảnh mà ASEAN chờ đợi từ lâu và Mỹ đang mong muốn để hội nhập Việt Nam vào TPP khi Mỹ trở lại Châu Á – Thái Bình Dương.
Và có lẽ đón và chào mừng một Việt Nam mới tự do và dân chủ nhiều nhất chắc chắn sẽ là những người dân Việt Nam đang đấu tranh cho tự do, cho một nền dân chủ pháp trị và một đường lối chính trị mới, đáp ứng đúng quyền lợi của họ và đóng góp đáng trân trọng vào vai trò của ASEAN trong trật tự thế giới mới.
Dân chủ hoá Việt Nam có thể thuận buồm xuôi gió ở vào thời khắc lịch sử này. Thật thế, quan hệ Mỹ - Trung đang biến đổi nhanh đi vào hướng ‘Hợp tác trong cạnh tranh’ / ‘Cạnh tranh trong hợp tác’. Sau chuyến gặp mặt mới đây giữa Obama – Tập Cận Bình ở California, tôi không nghĩ rằng Trung Hoa muốn cản trở dân chủ hoá ở Việt Nam nếu xẩy ra, bởi lẽ một ASEAN đi vào hoà bình, ổn định, phi liên kết và hợp tác vùng sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi quốc gia, cả các nước đã phát triển lẫn đang phát triển trên thế giới.
Tôi đề nghị và yêu cầu Tổng thống Obama hãy khuyến cáo Chủ tịch Sang nên nghe theo ý nguyện dân chủ hoá của nhân dân Việt Nam. Đó chính là cách tốt nhất để trở thành thành viên của TPP và có được đối tác chiến lược toàn diện từ Mỹ.
No comments:
Post a Comment