(Quốc phòng) - Báo chí Trung Quốc ngày 23/07/2013 tiết lộ, một lực lượng tuần duyên mới gồm 11 đội tàu và trên 16.000 quân được trang bị rất hùng hậu vừa được đưa vào hoạt động.
Trung Quốc sắp đưa 16.000 quân và 11 đội tàu chiến đến các vùng biển tranh chấp thực thi nhiệm vụ
|
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh thường xuyên gây áp lực để yêu sách chủ quyền với các nước láng giềng.
Lực lượng tuần duyên mới của Trung Quốc tập hợp lực lượng hải giám – đơn vị tuần duyên hiện nay trực thuộc Bộ Công an, cùng với ngư chính và hải tuần chuyên chống buôn lậu trên biển. Tờ Global Times trích lời Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại trường đại học Truyền thông Trung Quốc nói rằng “các đơn vị không được phép trang bị vũ khí thì nay đã có quyền. Lực lượng mới cũng sẽ giúp Trung Quốc áp dụng luật pháp một cách mạnh mẽ hơn “.
Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự trên PLA Daily cho biết, lực lượng tuần duyên mới sẽ “nhận dạng và đáp trả nhanh chóng, nhân danh luật pháp, đối với các hành động gây tổn hại cho các quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc”.
Căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng về chủ quyền trên biển. Tokyo lên án Bắc Kinh ngày càng gởi nhiều tàu hải giám đến quấy nhiễu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, quần đảo đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Bắc Kinh vô cùng tức tối sau khi Tokyo mua lại ba trong số năm hòn đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012, liên tục cho các tàu xâm nhập vùng này và cho phi cơ bay ngang không phận.
Tờ Global Times trích lời Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại trường đại học Truyền thông Trung Quốc nói rằng “các đơn vị không được phép trang bị vũ khí thì nay đã có quyền. Lực lượng mới cũng sẽ giúp Trung Quốc áp dụng luật pháp một cách mạnh mẽ hơn “.
|
Philippines và Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc sử dụng vũ lực để âm mưu thôn tính Biển Đông. Philippines đã đưa việc Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough ra Tòa án quốc tế về Luật Biển. Ngư dân Việt Nam thì liên tục bị xua đuổi, đánh đập và mới đây tàu cá Việt Nam còn bị tàu Trung Quốc cướp phá và hành hung.
Trước tình hình đó, Hoa Kỳ với chiến lược xoay trục sang châu Á, đã siết chặt quan hệ hợp tác quân sự với các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh. Không chỉ với Nhật Bản và Philippines, là những nước có hiệp ước hỗ tương với Washington.
Lo sợ trước thái độ hung hăng của Trung Quốc, nhưng các nước láng giềng châu Á cũng không muốn đối đầu với Bắc Kinh, lo ngại rằng chính sách mới của Washington chỉ nhằm kìm bớt sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Để khẳng định chủ quyền trên những vùng biển được cho là thuộc lãnh hải Trung Quốc, Bắc Kinh thường xuyên gửi đến những vùng biển này các tàu tuần tra trực thuộc nhiều bộ khác nhau, như lực lượng hải giám thuộc Bộ Công an, hay các tàu ngư chính do Bộ Nông nghiệp quản lý. Thực chất các tàu này đều là lực lượng vũ trang trá hình.
Trung Quốc sẽ làm căng và sử dụng vũ lực với tranh chấp biển Đông
|
Theo nhà nghiên cứu Arthur Ding ở Đài Loan, thì việc tuần tra trên biển của Trung Quốc sắp tới sẽ “thường xuyên hơn và dữ dội hơn". Ông nhận định: “Được đặt tên là tuần duyên, các tàu của lực lượng này dường như được cho phép trang bị vũ khí hạng nhẹ. Những va chạm với các nước láng giềng sẽ tăng cao".
Nhà nghiên cứu trên ghi nhận, năng lực trên biển của Bắc Kinh đã tăng nhanh trong những năm gần đây, với những chiến hạm lớn và có tầm bắn ngày càng xa hơn, có thể trụ lại hay tuần tiễu trên các vùng biển tranh chấp trong thời gian dài hơn.
Với lực lượng tuần duyên mới hùng hậu hơn, hỏa lực mạnh hơn để tăng cường trấn áp trên biển, phải chăng là chó sói nay đã không còn cần phải đội lốt cừu trên Biển Đông và biển Hoa Đông?
Thụy Mỵ (REUTERS,China Daily,PLA Daily, Global Times, RFI)
Mỹ bí mật bao vây tung đòn hiểm với Trung Quốc
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden
|
Chặng ghé Singapore của Phó Tổng thống Mỹ không phải là ngẫu nhiên vì quốc gia Đông Nam Á này, cùng với Philippines, đang càng lúc càng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống bố trí lực lượng của Mỹ quanh Biển Đông, nhằm dự phòng mọi bất trắc đến từ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam.
Từ nhiều năm nay, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng với việc Trung Quốc công khai đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích, và càng lúc càng tung thêm lực lượng quân sự và bán quân sự đi tuần tra trong khu vực để áp đặt yêu sách chủ quyền, sắn sàng dùng vũ lực xua đuổi, sách nhiễu tàu thuyền các nước khác tại những nơi mà Bắc Kinh cho là của Trung Quốc.
Về bề nổi, các cuộc thảo luận của Phó Tổng thống Mỹ với ba lãnh đạo Singapore cao cấp nhất - Tổng thống Tony Tan Keng Yam, Thủ tướng Lý Hiển Long và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu – sẽ đề cập đến tình hình Biển Đông và nỗ lực của khối ASEAN- mà Singapore là một thành viên quan trọng - muốn tiến tới một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc nhằm ngăn ngừa xung đột.
Trọng tâm này đã được chính ông Biden gợi lên hôm 18/07 vừa qua,khi Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc và ASEAN đẩy mạnh đàm phán trên trên các quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Tuy nhiên, ngoài hoạt động ngoại giao trên đây, chuyến thăm Singapore của nhân vật lãnh đạo số hai Hoa Kỳ còn có một mục tiêu khác không được quảng bá rộng rãi. Đó là thị sát việc tái bố trí lực lượng quân sự Mỹ trong khuôn khổ chiến lược xoay trục qua châu Á đã được chính quyền Obama quyết định và đang từng bước thực hiện, với Biển Đông được xem là một trọng tâm.
Chiến hạm USS Freedom tàu chiến thế hệ mới nhất của Mỹ
|
Theo một quan chức Mỹ cao cấp xin giấu tên, tại Singapore, Phó Tổng thống Biden sẽ ghé thăm một căn cứ hải quân Mỹ và chiến hạm USS Freedom tàu chiến thế hệ mới nhất vừa được Mỹ triển khai tại Biển Đông, đặt bản doanh tại Singapore. Đây là chiếc tầu cận chiến duyên hải LCS (Littoral Combat Ship) đầu tiên trong số 4 chiến hạm mà Hoa Kỳ đã quyết định cử đến hoạt động trong khu vực.
Vừa đến Đông Nam Á vào tháng Tư vừa qua, chiếc USS Freedom đã bắt đầu tham gia tập trận với các đối tác của Mỹ trong vùng – mà cụ thể là với Malaysia - để thích nghi với địa bàn hoạt động, tăng cường hiệu năng chiến đấu khi cần thiết.
Trên trang mạng của tờ báo Philippines Daily Inquirer ngày 18/07/2013, nhà báo Bernie Lopez đã nêu bật hỏa lực hùng hậu và tính chất cực kỳ hiện đại và linh hoạt của loại chiến hạm đời mới này của Mỹ, hầu như có thể thay thế các loại khu trục hạm và tuần dương hạm lớn hơn nhưng di chuyển chậm hơn.
Đây là loại vũ khí được cho là có khả năng đối phó hữu hiệu với chiến lược chống tiếp cận được Trung Quốc áp dụng, và không phải là ngẫu nhiên mà ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã thuyết phục được Singapore cho sử dụng cảng tại chỗ để làm bản doanh cho loại chiến hạm này, sẽ chủ yếu hoạt động tại vùng Biển Đông.
Át chủ bài của Hải quân Mỹ ở biển Đông
|
Ngoài Singapore, Mỹ cũng đang đàm phán với Manila để cho tàu chiến và phi cơ của hạm đội Thái Bình Dương được dễ dàng ra vào và lưu lại các căn cứ quân sự, hải cảng và sân bay trên lãnh thổ
Philippines. Mục tiêu của Hoa Kỳ được cho là không phải sử dụng bất kỳ cơ sở nào, mà chủ yếu là các căn cứ nhìn ra Biển Đông, chẳng hạn như căn cứ hải và không quân của Mỹ trước đây ở vịnh Subic gần Manila.
Các nguồn thạo tin mới đây đã tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Washington đã xác định được khoảng một chục cơ sở quân sự và dân sự tại Philippines mà quân đội Mỹ muốn sử dụng, và đa số các cơ sở này đều nhìn ra Biển Đông.
Các nguồn thạo tin mới đây đã tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Washington đã xác định được khoảng một chục cơ sở quân sự và dân sự tại Philippines mà quân đội Mỹ muốn sử dụng, và đa số các cơ sở này đều nhìn ra Biển Đông.
Đàm phán Mỹ - Philippines vẫn đang tiếp diễn, nhưng các ví dụ từ Singapore cho đến Philippines, đều chứng tỏ rằng, dù không rầm rộ tuyên bố công khai, những rõ ràng là Hoa Kỳ đang từng bước thực hiện chiến lược xoay trục qua vùng châu Á – Thái Bình Dương, với khu vực quanh Biển Đông là một trong những ưu tiên.
- Hường nguyễn (Tổng hợp theo Reuters, Philippine Daily Inquirer, RFI
Báo Hongkong vạch trần chính sách ngoại giao vùng biển của TQ
(Quốc phòng) - Để đối phó với tình hình tranh chấp trên biển ngày càng căng thẳng với các nước láng giềng, hiện nay Trung Quốc đã không ngừng thay đổi chính sách ngoại giao của mình để thực hiện giấc mơ bá chủ khu vực biển từ bán đảo Triều Tiên xuống tới Indonesia.
TQ không ngừng thay đổi chính sách ngoại giao ở các vùng biển tranh chấp |
Tờ Asia Times Online của Hongkong đăng bài viết với tiêu đề “Trung Quốc dần dần có sự thay đổi lập trường về biển”. Nội dung bài viết cho rằng, với tiêu chí luôn giữ lập trường cứng rắn của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp biển, do đó Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong chính sách ngoại giao của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước láng giềng của Trung Quốc, mà còn làm cho những cường quốc trên thế giới như Mỹ cũng phải lo ngại.
Trung Quốc luôn lên tiếng tuyên bố rằng, Bắc Kinh luôn nhất quán với chính sách ngoại giao của mình, tuy nhiên qua thực tiễn đã chứng minh, chính sách của Trung Quốc không ngừng thay đổi. Nói tóm lại, nguyên tắc và thực tiễn của chính sách an ninh và ngoại giao của Trung Quốc luôn có sự biến hóa. Những chính sách này của Trung Quốc được đưa ra đã phản ánh những nhiệm vụ ưu tiên, thách thức, những cân nhắc nội tại của Trung Quốc và làm thế nào để các nước khác chấp nhận các chính sách của Trung Quốc trong thực tại các vấn đề.
Khi Trung Quốc lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình đối với các nước láng giềng và các nước lớn khác có liên quan thì Bắc Kinh luôn hứa hẹn sẽ xây dựng quan hệ hòa bình “cả hai cùng thắng”. Nếu các nước không chấp nhận thì sẽ bị đe dọa và ép buộc. Trung Quốc đã thành công trong việc sử dụng biện pháp uy hiếp và đe dọa trong việc kiểm soát tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông.
Nhân tố khiến Trung Quốc lựa chọn lập trường cứng rắn loại mới này không chỉ bao gồm quần chúng nhân dân Trung Quốc, sự dâng cao của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc trong Trung Quốc, ngoài ra còn có các lực lượng như quân đội, phòng thủ biển, ngư chính, thăm dò và khai thác dầu khí. Trong những năm tới, chắc chắn Trung Quốc sẽ sử dụng các phương thức để uy hiếp và đe dọa ở các khu vực biển.
Nhật Bản là nước lớn, hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản vững chắc và sẽ ngày càng vững chắc hơn. Tokyo đã làm mọi công tác chuẩn bị trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh trường kỳ với Trung Quốc. Để ngăn chặn hành vi uy hiếp của Trung Quốc, các nước có tuyên bố chủ quyền và không tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông phải kiên trì cùng với nhau để chống lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở vùng biển này. Thực tế, hiện nay Trung Quốc đã sử dụng chính sách ngoại giao ở các khu vực quan trọng nhất trong để thực hiện giấc mơ làm bá chủ ở khu vực biển từ bán đảo Triều Tiên xuống tới Indonesia.
Khi đối mặt với hàng loạt các vấn đề, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều ưu tiên trình tự để giải quyết. Họ kiên quyết tập trung vào vấn đề “chủ yếu” và coi nhẹ tình hình căng thẳng ở các khu vực khác để tập trung vào việc giải quyết các mục tiêu chủ yếu. Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện theo chính sách này nhưng khi căng thẳng liên tục liên tục tiếp diễn ở xung quanh những khu vực nhạy cảm thì Chính phủ Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.
Trung Quốc ’cuống làm liều’ trên Biển Đông
(Quốc phòng) - Công ty hàng không Meiya Air của Trung Quốc vừa tiết lộ kế hoạch dùng thủy phi cơ để đưa du khách đến cái gọi là "TP Tam Sa".
Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển phi pháp ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam Báo Thanh Niên dẫn nguồn từ China Daily hôm nay 22/7 cho biết, Tổng quản lý Mo Qun của Meiya Air mới đây đã ngang nhiên công bố: “Meiya Air đang lên kế hoạch mở đường bay tốc hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam - PV) tới Tam Sa. Sau đó, các chuyến bay giữa các đảo thuộc Tam Sa sẽ là mục tiêu kế tiếp của chúng tôi”.
Ông Mo nói rằng thủy phi cơ sẽ thu hút du khách tới cái gọi là "TP Tam Sa" vì nó chỉ mất khoảng 70 phút, trong khi đi tàu lại mất 10 tiếng đồng hồ.
Ông Mo còn tự cho rằng thủy phi cơ có ưu thế khi hoạt động vì loại máy bay này không cần đường băng để cất/hạ cánh và có thể bay khoảng 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Khoảng cách từ Tam Á đến cái gọi là "TP.Tam Sa" khoảng 340 km, theo China Daily.
Ngoài ra, Mi Jianxin - nhân viên quản lý dự án của Meiya Air cũng ngang nhiên tuyên bố hãng hàng không này sẽ mở chi nhánh ở cái gọi là "TP Tam Sa" để đón bắt cơ hội kinh doanh tại đây trong tương lai.
Động thái trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc hoàn tất giai đoạn một của dự án phát triển cảng ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, với chín cầu tàu đã được xây xong, theo China Daily. Hành động này của Trung Quốc rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
China Daily còn ngang nhiên đưa tin một tàu tiếp tế mới mang tên Tam Sa số 1 sẽ được hoàn tất vào đầu năm 2014 để hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu cần thiết giữa các đảo.
Nhiều nhà quan sát cho rằng động thái mới nhất này từ phía Trung Quốc cho thấy nước này làm liều để khẳng định sự ảnh hưởng của mình trên Biển Đông khi ngày càng đuối lý.Trung Quốc đơn phương thành lập "thành phố Tam Sa" bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 6/2012, gây nên sự phản đối kịch liệt của Việt Nam và các nước láng giềng trong khối ASEAN.
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế, thậm chí cả dư luận bên trong Trung Quốc, Bắc Kinh đã lần lượt thực hiện các hành động leo thang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên cái gọi là thành phố Tam Sa.
Trên thực tế, Việt Nam đã rất nhiều lần trưng bày các bằng chứng lịch sử chứng minh khẳng định chủ quyền rõ ràng, không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời phản ánh tuyên bố chủ quyền và việc thành lập Tam Sa của Trung Quốc là vô giá trị.
Mới đây nhất, sáng ngày 9/7, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, thủ đô Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”. Triển lãm tập hợp gần 200 bản đồ, bức ảnh, nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.
Những tư liệu cho thấy, các nhà nước Việt Nam từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược, đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, được diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, sản xuất từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Trong khi đó, trên thế giới, đường lưỡi bò của Trung Quốc cũng đang bị phản bác. Mới đây, hội đồng trọng tài Liên hợp quốc đã chính thức xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trên biển Đông.
Bộ Ngoại giao Philippines và Văn phòng Tổng biện lý nước này đã đưa ra một thông báo chung vào ngày 16/7 cho biết Ban trọng tài do Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) thành lập đã có buổi họp đầu tiên vào ngày 11/7 tại thành phố The Hague ở Hà Lan, theo trang tin Rappler.
Theo báo Thanh niên, chương trình nghị sự chính của buổi họp đầu tiên là thông qua bộ quy định về trình tự xét xử. Trung Quốc và Philippines có thời hạn từ nay đến trước ngày 5/8 để đưa ra phản ứng với bộ quy định về trình tự.
Philippines vốn khởi kiện yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc tại biển Đông ra ITLOS vào tháng 1/2013, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Trong đơn kiện, Manila đề nghị tòa án tuyên bố yêu sách chủ quyền bao trùm gần trọn biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) vốn vạch ra giới hạn lãnh hải cho các quốc gia ven biển. Theo thông báo của phía Philippines, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague đã được chọn là nơi diễn ra phiên tòa.
Tại Manila, trả lời câu hỏi của phóng viên rằng: “Liệu Philippines có giành chiến thắng trong vụ kiện này hay không?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói: “Chúng tôi có lợi thế lớn bởi đường lưỡi bò của Trung Quốc đã đi quá xa so với luật pháp quốc tế".- An Khanh (Tổng hợp từ TNO)
No comments:
Post a Comment