Tuesday, July 30, 2013

Vấn đề Biển Đông trong nghị trình cuộc họp Việt Nam-Philippines : Trung Quốc 'đẩy các nước về phía Mỹ'

VOA - Cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác Song phương Việt Nam và Philippines sẽ diễn ra vào tuần tới. Thỏa thuận thăm dò chung gần đây của Hà Nội với Bắc Kinh trên Biển Đông dự kiến sẽ nằm trong nghị trình thảo luận.

Báo chí Philippines trích loan báo của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Raul Hernandez ngày 29/7 cho hay Ngoại trưởng Albert del Rosario của nước này và người tương nhiệm phía Việt Nam, Phạm Bình Minh, sẽ gặp nhau vào ngày 1/8 để thảo luận các sáng kiến hợp tác song phương.

Trong số các vấn đề được đưa ra bàn họp sắp tới giữa hai nước ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm hợp tác an ninh quốc phòng, hợp tác hàng hải, đầu tư thương mại và nông nghiệp.

Ông Hernandez cho biết dịp này đôi bên cũng sẽ đánh giá lại việc thực thi Kế hoạch Hành động Việt Nam-Philippines với các sáng kiến sẽ được tiến hành bởi hai nước trong giai đoạn 2011-2016.

Philippines đang kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra trước tòa án trọng tài Liên hiệp quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh.

Trong khi đó, Việt Nam vừa quyết định thỏa thuận với Trung Quốc thăm dò và chia sẻ các nguồn tài nguyên trong các vùng biển có tranh chấp. Việt-Trung cũng nhất trí thành lập một đường dây nóng tránh các cuộc va chạm ở Biển Đông giữa lúc tranh chấp đang leo thang.

Tuy nhiên, không lâu sau khi hai nước tán thành việc này trong chuyến đi Trung Quốc hồi tháng 6 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tàu võ trang của Trung Quốc tiếp tục tấn công, cướp bóc thêm 2 tàu cá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Cũng như những lần trước, Hà Nội lên tiếng phản đối và đòi bồi thường, nhưng không được Bắc Kinh hồi đáp.

Trung Quốc 'đẩy các nước về phía Mỹ'


Hải quân Mỹ
Mỹ duy trì một số hàng không mẫu hạm trong khu vực

Một vị tướng của Hoa Kỳ ở châu Á nói các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc đang khiến các nước trong khu vực củng cố quan hệ với Mỹ.
Tướng không quân Herbert Carlisle được dẫn lời nói với các phóng viên mảng quốc phòng tại Washington: "Thái độ hung hăng mang lại nguy cơ tính toán sai lầm. Đó là điều chúng tôi cân nhắc mỗi ngày".
Ông Carlisle là người chỉ huy cao nhất của lực lượng không quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương.
Vài năm nay, Mỹ đã công bố chính sách chuyển dịch trọng tâm về châu Á, mà một phần được cho là do chính sách hiếu chiến của Bắc Kinh ở trong khu vực.
Trung Quốc hiện đang tranh chấp chủ quyền với một loạt quốc gia, trong có các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ.
Tướng Carlisle nói ông lo ngại rằng một số hành động của Mỹ có thể gây hiệu ứng muộn lan rộng.
"" Môi trường hiện tại rất phức tạp và luôn thay đổi. Mỗi hành động đều có thể dẫn tới hậu quả không mong đợi. ""
Tướng không quân Herbert Carlisle
"Môi trường hiện tại rất phức tạp và luôn thay đổi. Mỗi hành động đều có thể dẫn tới hậu quả không mong đợi."
Cùng lúc, theo Carlisle, các chính sách của Trung Quốc đang khiến Washington tăng cường các mối liên hệ trong khu vực, thí dụ tuyên bố mới rồi về việc Washington và Manila mở rộng đàm phán về hợp tác quốc phòng.
Ông nói: "Một số hành xử hung hăng, ngỗ ngược của họ thực tế đã mang bạn bè chúng tôi lại gần hơn, những người mong muốn chúng tôi hiện diện ở đó".
Theo Tướng Carlisle, một số đồng minh có thể sẽ mua vũ khí của các nước khác, không phải Mỹ, nhưng họ vẫn muốn sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ để đối trọng lại với Trung Quốc.
Ông cũng cho biết một nửa số chiến đấu cơ F-22 của Không lực Hoa Kỳ hiện đã có mặt tại khu vực Thái Bình Dương, căn cứ đầu tiên cho loại chiến đấu cơ mới F-35 mà tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cũng sẽ đặt ở châu Á và không quân Mỹ sẽ điều tới khu vực này một cơ số máy bay do thám không người lái Global Hawks do hãng Northrop
Grumman chế tạo.
Một chi tiết đáng chú ý mà vị tướng này tiết lộ, là Washington đang tăng cường bán vũ khí cho các nước ngoài không truyền thống, khi thị trường vũ khí nội địa và châu Âu đang thu hẹp

Tái sử dụng căn cứ Subic

Trong một diễn biến liên quan, Philippines cho hay có thể chuyển tàu chiến tới đóng tại căn cứ Vịnh Subic ở Biển Đông.
Đây từng là căn cứ quân sự của hải quân Hoa Kỳ trước khi Mỹ rút đi năm 1992, và được chính phủ Philippines chuyển thành cảng dân sự.
Phát ngôn viên của hải quân Philippines Gregory Fabic nói hiện quá trình thảo luận đang diễn ra, nhưng "việc sử dụng căn cứ Subic cho hải quân mang ý nghĩa chiến lược".
"Đây là cảng nước sâu tự nhiên thuận tiện cho tàu chiến."
Philippines cũng mua hai tàu chiến từ Mỹ, dự tính chuyển tới Subic trong tương lai.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines, Peter Paul Galvez, cho hay một sân bay gần Vịnh Subic cũng sẽ được nâng cấp.
Quân đội Philippines, bị cho là thuộc loại yếu kém nhất nhì châu Á, lâu nay vẫn phải dựa vào Hoa Kỳ.
Năm 2011, Manila mua một tàu tuần duyên của Mỹ và biến cải thành tàu mà họ đặt tên là Gregorio del Pilar. Một chiếc khác cũng mua lại từ Mỹ, Ramon Alcaraz, sẽ được chuyển về Philippines vào cuối tuần này.
Cả hai sẽ được sử dụng để tuần tra Biển Đông, mà lâu nay đang gặp căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ.
Bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc nay đã nắm kiểm soát sau khi hải quân Philippines phải rút đi vì sợ đụng độ, nằm khá gần Vịnh Subic

No comments:

Post a Comment