Friday, December 14, 2012

Một giáo phái Trung Quốc tuyên chiến với đảng Cộng sản


Một giáo phái Trung Quốc tuyên chiến với đảng Cộng sản

Giáo phái « Thượng đế toàn năng » muốn tiêu diệt đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi là con « rồng đỏ ». Ảnh Đại biểu dự Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
Giáo phái « Thượng đế toàn năng » muốn tiêu diệt đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi là con « rồng đỏ ». Ảnh Đại biểu dự Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
REUTERS

Tú Anh
Chính quyền Trung Quốc mở một chiến dịch truy diệt giáo phái «Thượng đế toàn năng ». Theo truyền thông Nhà nước, giáo phái này kêu gọi « đánh trận quyết định » tiêu diệt đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi là con « rồng đỏ ».

Theo bản tin hôm nay 14/12/2012 của hãng Reuters, từ nhiều tuần qua, hàng trăm tín đồ của giáo phái « Thượng đế toàn năng » liên tục xung đột với công an, cảnh sát tại ba tỉnh từ Hà Nam ở miền trung lên Thiểm Tây ở miền bắc và kéo dài sang Cam Túc ở tây bắc.
Hình ảnh các cuộc xung đột này được loan truyền trên các tiểu blog tại Hoa lục.
Theo nhật báo Thiểm Tây , nhóm tôn giáo này « kích động tín đồ đánh trận quyết định » chống « đại xích long », tức đảng Cộng sản Trung Quốc, làm sụp đổ chế độ với mục tiêu « thiết lập vương quốc Thượng đế toàn năng ».
Tờ báo địa phương cho biết là « Ban Tôn giáo Nhà nước đã điều tra giáo phái này, đã ngăn cấm và đang trấn áp nghiêm khắc ».

Trong hai thập niên qua, phong trào khí công và giáo phái đã nở rộ tại Trung Quốc và đã bị đàn áp thẳng tay. Trường hợp điển hình là Pháp Luân Công, với hàng triệu môn đồ, trong đó không ít là đảng viên đảng Cộng sản đã bị Giang Trạch Dân trấn áp trong một chiến dịch phát khởi từ năm 1999.
Cũng trong lãnh vực xã hội, một người đàn ông 36 tuổi đã dùng dao đâm chém gây thương tích cho 22 học sinh và một người lớn. Vụ việc xảy ra trước cổng một ngôi trường tiểu học ở tỉnh Hà Nam. Tân Hoa Xã chỉ đưa tin vắn tắt, không cho biết tình trạng thương tích của các nạn nhân ra sao. Nhiều vụ tương tự đã xảy ra tại Trung Quốc trong những năm gần đây.


Chưa cấm sở hữu ngoại tệ vì sợ ảnh hưởng đến… kiều hối

Việc sửa đổi pháp lệnh ngoại hối đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 13/12, trong đó có nhiều điểm chưa được thống nhất.


“Thu hẹp phạm vi sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam và từng bước giảm dần tình trạng sử dụng ngoại tệ trong nền kinh tế, mục tiêu là trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam”, ông Bình phát biểu.
 
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đồng tình với quy định các hoạt động báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, các thoả thuận không được thực hiện bằng ngoại tệ.
 
Đây là quy định cần thiết, và thực tế là hiện nay việc niêm yết giá bán các hàng hoá đều đã được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, khách hàng khi cần vẫn có thể thanh toán bằng ngoại tệ và được chấp nhận một cách dễ dàng. Để cho toàn bộ các giao dịch thực sự chỉ sử dụng tiền VND là một việc cần làm đồng bộ, thống nhất. Nếu không sẽ giống tình trạng mua bán đồng USD không thông qua ngân hàng vẫn diễn ra công khai dù bị cấm.
 
Một trong những điểm băn khoăn nhất của Uỷ ban thường vụ Quốc hội là đề xuất hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân có thể tác động đến lợi ích của từng người dân và tổ chức kinh tế.
 
“Theo tôi chỉ cần cấm tiêu ngoại tệ chứ không có căn cứ gì hạn chế quyền dự trữ”, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm.
 
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cần phải tôn trọng quyền sở hữu tài sản của cá nhân. “Không nên cấm dự trữ mà chỉ cần yêu cầu khi đưa ra lưu thông thì phải qua ngân hàng”, ông nói. “Ngoài ra, việc hạn chế quá mức còn có thể ảnh hưởng đến việc thu hút kiều hối về Việt Nam”.
 
Cấm người dân sở hữu ngoại tệ, ép gửi vào ngân hàng chắc chắn sẽ chặn đứng một nguồn viện trợ cho người thân rất lớn chuyển về từ nước ngoài. Theo báo cáo đưa ra đầu tháng 12 của Ngân hàng Thế giới công bố, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2012 có thể đạt 9 tỷ USD, đứng thứ 7 trong nhóm các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới năm 2012. Còn theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vài ngày trước, nguồn kiều hối năm 2012 có thể đạt khoảng 10-11 tỷ USD.
 
Tuy nhiên, quan trọng hơn là quyền công dân về sở hữu tài sản hợp pháp bị hạn chế thì đáng tiếc, lại không có vị đại biểu nào nhắc tới. Có lẽ trong lúc nước sôi lửa bỏng, những chuyện vốn từ lâu không được coi là quan trọng đành phải nhường bước cơm áo gạo tiền.


No comments:

Post a Comment