Friday, December 14, 2012

Indonesia Cảnh Báo Phương Thức ‘trả đũa’ Trong Tranh Chấp Biển Đông



Indonesia Cảnh Báo Phương Thức ‘trả đũa’ Trong Tranh Chấp Biển Đông

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa kêu gọi các bên cẩn trọng trước tình huống ‘ăn miếng trả miếng’sắp diễn ra ở Biển ÐôngViệt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng cản trở tàu đánh cá ở Biển Đông
C
Phát biểu với báo giới đầu tuần này, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đoan chắc rằng các vấn đề tranh chấp sẽ tiếp diễn qua sang năm.
Ông Natalegawa kêu gọi các bên cẩn trọng trước tình huống ‘ăn miếng trả miếng’sắp diễn ra.
Indonesia là nước không có tranh chấp ở Biển Đông và Ngoại trưởng Natalegawa đang nỗ lực vận động các nước ASEAN bao gồm Việt Nam thống nhất lập trường chung ứng phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.  Cùng lúc đó, Anh quốc kêu gọi Philippines giúp xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông bằng cách thảo luận và cùng làm việc với các nước trong khu vực để tìm cách đạt thỏa thuận về giải pháp tốt nhất cho cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.Ngoại trưởng Hugo Swire, nói Anh quan ngại trước những căng thẳng ở Biển Đông nhưng quan điểm của chính phủ Anh là tranh chấp ở vùng biển này là một vấn đề khu vực và vì thế nên được giải quyết trong khu vực.Ông Swire nhấn mạnh điều này có nghĩa là các nước ASEAN cần phải bàn bạc với nhau và cùng nhau giải quyết. Nguồn: The Wall Street Journal, 

Đài Loan tìm cách ứng phó với hộ chiếu lưỡi bò của Trung Quốc

 Chính phủ Đài Loan sẽ thảo luận về việc có nên từ chối nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc mang hộ chiếu in bản đồ đường lưỡi bò khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông trong đó bao gồm 2 địa danh nổi tiếng là Nhật Nguyệt Đàm và Thanh Thủy Đoạn Nhai mà Đài Loan cũng nhận chủ quyền. Ông Vương Úc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng phụ trách các vấn đề về đại lục, nói với Quốc hội rằng các ban ngành liên quan của chính phủ sẽ cân nhắc việc này trong vòng 1 tuần lễ. Các nhà lập pháp thuộc phe đối lập ở Đài Loan đề nghị chính quyền cấm không cho du khách Trung Quốc mang hộ chiếu lưỡi bò nhập cảnh vào Đài Loan. Cùng với Việt Nam, Philippines, Đài Loan đã lên tiếng phản đối tấm hộ chiếu gây tranh cãi của Bắc Kinh. Việt Nam và Philippines từ chối không đóng dấu thị thực nhập cảnh vào hộ chiếu lưỡi bò của công dân Trung Quốc. Ấn Độ đáp trả bằng cách in bản đồ của mình vào visa cấp cho du khách Trung Quốc. Bắc Kinh đã lên tiếng xoa dịu những phản ứng mạnh mẽ của quốc tế nói rằng hộ chiếu có in bản đồ lưỡi bò không nhắm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào và đề nghị các nước chớ diễn giải quá mức ý nghĩa của tấm hộ chiếu này. Nguồn: Bangkok Post, South China Morning Post, AFP
Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ bị đình hoan:
Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên năm 2012 giữa Hà Nội và Washington vẫn chưa thể diễn ra do hai
 bên vẫn tiếp tục phải đàm phán các bước tiến hành nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Cuộc đối thoại song phương về vấn đề gây trở ngại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được tổ chức thường niên kể từ năm 2006, nhưng cuộc họp cuối cùng hồi tháng 11 năm 2011 đạt được ít kết quả.
Hoa Kỳ thời gian qua đã nhiều lần chỉ trích việc Việt Nam đàn áp các blogger, các nhà hoạt động và các nhóm tôn giáo, cũng như việc Hà Nội tống giam một công dân Mỹ. Hãng tin AP trích lời một giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không nêu danh tính nói rằng phía Mỹ chưa chứng kiến sự cải thiện như mong muốn, và rằng Washington muốn thấy các hành động cụ thể. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam được hãng tin AP trích lời nói rằng các cuộc đối thoại nhân quyền ‘đóng góp vào việc tăng cường lòng tin’ giữa hai quốc gia và rằng hai bên hiện đang thảo luận về thời gian của vòng thối thoại sắp tới.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ cũng xác nhận như vậy. Giới phân tích cho rằng cuộc đối thoại sẽ do Hà Nội tổ chức chỉ bị chậm trễ vài tuần, nhưng nó cho thấy việc Việt Nam đối xử tệ đối với các nhà bất đồng chính kiến trong hai năm qua đã làm phức tạp hóa nỗ lực tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ.
Cũng giống như Washington, Việt Nam muốn tăng cường quan hệ thương mại và quốc phòng với nước cựu thù, nhưng Mỹ nói Hà Nội trước hết cần phải cải thiện nhân quyền. Một số nhà lập pháp có ảnh hưởng trong quốc hội Mỹ cũng thúc ép chính quyền của Tổng thống Obama mạnh tay hơn trước việc Hà Nội trấn áp tiếng nói bất đồng và quyền tự do tôn giáo. Theo AP, mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington đã cải thiện đang kể trong những năm gần đây, mà lý do chủ yếu là vì quan ngại chung của hai nước về sự trỗi dậy và khẳng định vị thế của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Nguồn: AP, Washington Post 

Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc cho rằng
Báo chí nhà nước Trung Quốc tố cáo Việt Nam ‘ăn cắp các nguồn tài nguyên’ của Trung Quốc trên Biển Đông với sự trợ giúp của một ‘nước thứ ba’. Bài bình luận nhan đề ‘Việt Nam đánh giá thấp ý chí bảo vệ chủ quyền’ của Trung Quốc đăng trên Hoàn Cầu thời báo ngày 11/12 cho rằng so với các nước khác, Việt Nam là nước thăm dò-khai thác dầu khí táo bạo nhất ở Biển Đông.

Dù không nêu đích danh ‘nước thứ ba’, nhưng bài báo tố cáo rằng qua việc hợp tác với các công ty từ một nước thứ ba, Việt Nam thường xuyên tìm cách mở rộng hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực nằm trong bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông mà quên là họ đang đánh cắp các nguồn tài nguyên của Trung Quốc tại đây.
Bài báo dọa rằng đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền, Trung Quốc cương quyết hơn bao giờ hết và yêu cầu Việt Nam nên tự kiềm chế hành vi cho lợi ích lâu dài vì chắc chắn là Trung Quốc sẽ không ngồi yên trước các hành động của Việt Nam và Philippines.
Tờ Hoàn Cầu thời báo còn khẳng định rằng cho dù tàu cá Trung Quốc có cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam như tố cáo, thì nhân dân Trung Quốc vẫn ủng hộ việc làm đó.
Bài bình luận nói Hà Nội và Manila kỳ vọng Bắc Kinh phải lùi bước trước áp lực quốc tế, nhưng nên hiểu rằng ý kiến của quần chúng nhân dân Trung Quốc mới là yếu tố quyết định.
Bài báo nhấn mạnh bảo vệ chủ quyền Trung Quốc là ý chí của toàn thể 1,3 tỉ dân Trung Quốc và Bắc Kinh sẵn sàng đương đầu với các vấn đề trong khu vực, không để ảnh hưởng tới sự phát triển chung của quốc gia.   
Vẫn theo bài báo, Việt Nam và Philippines nên từ bỏ ảo vọng dùng sức mạnh để đối chọi lại với thế mạnh của Trung Quốc.
Báo Trung Quốc nói rằng dù bầu không khí chính trị ở Biển Đông trở nên phức tạp do sự can thiệp của Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc sẽ không thua cuộc chỉ vì một vài động thái ngoại giao trong khu vực. 

Nguồn: Global Times, PTI  

Việt Nam nằm trong top 10 các nước giam giữ ký giả nhiều nhất thế giới

Trong danh sách các nước bỏ tù nhiều ký giả nhất trên thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ sáu, với 14 nhà báo đang bị giam cầm. Đó là kết quả vừa công bố trong báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ có trụ sở tại Mỹ.


CPJ nói trong những năm gần đây, Việt Nam đang tăng cường chiến dịch đàn áp các ngòi bút chỉ trích nhà nước, đặc biệt là những nhà báo trên mạng. Theo CPJ, đa số các nhà báo tại Việt Nam bị bỏ tù vì tội danh chống nhà nước liên quan tới các bài viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm như quan hệ Việt-Trung và cách chính quyền hành xử với cộng đồng Công giáo. Ông Bob Dietz, phụ trách khu vực Á Châu trong CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:
 
“Chúng tôi theo dõi tình hình tại Việt Nam bấy lâu nay. Chúng tôi có bản phúc trình về tình hình đàn áp ký giả tại Việt Nam trong năm nay và đã gửi thư cho chính quyền Hà Nội đính kèm danh sách các nhà báo bị cầm tù để kêu gọi họ xem xét lại. Dĩ nhiên họ không hồi đáp. Nếu Việt Nam muốn trỗi lên thành một xã hội tiến bộ, một nền kinh tế năng động và phát triển, cần phải có luồng thông tin tự do trong đó bao gồm các thông tin chỉ trích nhà nước. Chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy Hà Nội để họ phải học hỏi và chấp nhận rằng người dân phải có quyền tự do ngôn luận.” CPJ cho biết trong năm 2012 này, số nhà báo trên toàn cầu bị cầm tù lên tới mức cao kỷ lục.
Tính đến đầu tháng 12, cả thế giới có 232 ký giả hay phóng viên ảnh bị giam cầm tại 27 quốc gia, tức là tăng 53 người so với số liệu của năm ngoái, và là con số cao nhất kể từ khi CPJ bắt đầu công tác thống kê từ năm 1990 tới nay.
Đứng đầu danh sách các nước bỏ tù nhiều ký giả nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Theo sau là Iran. Trung Quốc xếp hạng ba. Các nước còn lại trong top ten, ngoài Việt Nam, còn có Eritrea, Syria, Azerbaijan, Ethiopia, Uzbekistan, và Ả Rập Xê-Út.

13.12.2012
Tòa án tỉnh Lai Châu vừa tuyên phạt 4 người sắc tộc Hmong các bản án lên tới 7 năm tù về tội danh âm mưu lật độ chính quyền.  
Tin AP cho hay sau phiên xử sơ thẩm ngày 12/12, ông Tráng A Chớ bị lãnh 7 năm tù, 5 năm quản chế. Ba người còn lại gồm Giàng A Lồng, Lý A Dí, và Hầu A Giàng, mỗi người lãnh 3 năm tù giam, 3 năm quản chế. Những người này bị cáo buộc âm mưu thành lập nhà nước Hmong thay thế nhà nước Việt Nam tại huyện Mường Nhé, Điện Biên, nơi xảy ra vụ rối loạn hồi tháng 5 năm ngoái. Tháng ba năm nay, Việt Nam đã tuyên án 8 người Hmong lên tới 30 tháng tù giam vì vụ bất ổn ở vùng cao nguyên tây bắc này. Vụ việc đã khiến tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch lên tiếng bày tỏ quan ngại vì Việt Nam cấm không cho báo chí hay các nhà quan sát độc lập tới Mường Nhé để điều tra về các báo cáo có vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong vụ việc.
Chính quyền Việt Nam tố cáo những người Hmong ở nước ngoài chủ mưu cuộc tụ họp của hàng ngàn người Mông ở Mường Nhé hồi cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 2011 đòi thành lập “Vương quốc tự trị Hmong”.Nguồn: AP, Tienphongonline

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở tỉnh Quảng Ngãi.

Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng cản trở hoạt động đánh bắt bình thường và hợp pháp của ngư dân Việt tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam đăng phát biểu của người phát ngôn Lương Thanh Nghị tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/12 cho biết Việt Nam đã bày tỏ quan điểm này với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh công bố ‘Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam.’
Phát biểu của ông Nghị được đưa ra đáp câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ra quy định cho cảnh sát biển bắt đầu từ năm sau được quyền lục soát, trục suất tàu nước ngoài ở Biển Đông bị Bắc Kinh cho là vi phạm lãnh hải, chủ quyền Trung Quốc.
Trung Quốc hôm 27/11 thông qua Điều lệ sửa đổi về quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam với phạm vi áp dụng bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 9/12/2012. Chính quyền Việt Nam đã nhanh chóng dẹp tan hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn hôm 9/12 trong các cuộc xuống đường mới nhất của dân Việt bày tỏ phẫn nộ trước các động thái gần đây của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Các cuộc biểu tình yêu nước một lần nữa bị trấn dẹp khơi dậy sự bất bình đang sôi sục trong công luận đối với nhà nước Việt Nam vì cách phản ứng yếu ớt trước các động thái gây hấn của Bắc Kinh nhưng lại đối phó mạnh tay với người dân. Trong số những nhân sĩ-trí thức mạnh mẽ lên tiếng phản đối cách hành xử của chính quyền có luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi của Ban Việt Ngữ VOA liên quan lá thư ông tố cáo và chất vấn chính quyền về hành động trấn áp, bắt bớ các nhân sĩ trí thức đứng tên tổ chức cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn sáng chủ nhật vừa qua, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:
Người Việt xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 9/12/2012.
​​VOA: Nhưng chính quyền Việt Nam cũng có lý do của họ khi trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rằng họ bảo vệ đường lối giải quyết tranh chấp bằng chính sách ngoại giao ôn hòa. Theo ông, lợi-hại của việc trấn dẹp các cuộc biểu tình đó đối với việc bảo vệ-khẳng định chủ quyền Việt Nam như thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vấn đề bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam, chứ không phải chỉ đảng và nhà nước lo. Tất nhiên đường lối ngoại giao mềm dẻo là cần thiết. Nhưng mình mềm dẻo đến một mức nào đó thôi. Cái sức mạnh chính là ở lòng dân. Và bây giờ chúng ta có một thuận lợi rất lớn là quốc tế đang ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Mình phải sử dụng những cái đó. Chúng ta nếu không kiên quyết có những biện pháp, nó sẽ nuốt trọn Biển Đông.
VOA: Theo ông, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc biểu hiện lòng yêu nước bị trấn áp có tín hiệu thế nào, ý nghĩa thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việc làm này là công khai minh bạch. Đây là quyền của người dân để nói lên tiếng nói của mình, biểu thị ý chí của mình, không thể ai ngăn trở được. Tổ chức cuộc mít-tinh trong nhà, có trật tự, thì có vấn đề gì? Trước đây, Mỹ tấn công Iraq, chính thành phố cũng chỉ đạo là phải tổ chức cuộc mít-tinh để phản đối Mỹ. Vậy mà bây giờ, Trung Quốc tấn công trực diện Việt Nam, tại sao chúng ta lại không có phản ứng, không có tiếng nói của người dân?
VOA: Vậy việc trấn áp các cuộc biểu tình đó, theo ông, nên được hiểu như thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Đây tôi cho là một việc làm không đúng. Nó vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
VOA: Xin chân thành cảm ơn thời gian luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho đài VOA trong cuộc phỏng vấn này.

Thế giới'nóng mặt' vì hỏa tiển Bắc  Triều Tiên

 Vụ phóng hỏa tiển  hôm 12/12, Bình Nhưỡng một lần nữa gây bất ngờ cho cả thế giới, đồng thời khiến Thế giới phải đau đầu, trước hiểm họa hạt nhân đến từ bên kia bờ Thái Bình Dương.
Bức ảnh được hãng tin KCNA của Bắc Triều Tiên công bố hôm qua cho thấy hỏa tiển  Unha-3 (Ngân Hà-3) mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh-3) đang được điều khiển từ một màn hình lớn đặt tại trung tâm kiểm soát vệ tinh ở huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên. Ảnh: AFP
Mặc dù đang gặp không ít thách thức và khó khăn liên quan tới vấn đề kỹ thuật, từ  chế tạo, lắp ráp cho tới lập trình đường bay chính xác cho vệ tinh, nhưng vụ phóng hỏa tiển hôm 12/12/12 đã góp phần khiến Triều Tiên tiến một bước xa trên hành trình trở thành cường quốc quân sự.
“Sự kiện  này là một lời khẳng định chắc chắn cho tuyên bố Triều Tiên đang sở hữu những hỏa tiển  có khả năng tấn công nước Mỹ”, James Schoff, viện sĩ cấp cao của Carnegie Endowment, thuộc tổ chức Hòa bình Quốc tế, nhận định.
“Thật khó để (Triều Tiên) từ bỏ sau một thử nghiệm thành công như thế này”, Schoff, vốn là một viên chức của Ngũ giác đài, nói thêm.
Hồi tháng 10, Bình Nhưỡng từng khẳng định, nước này có đủ khả năng để  không kích nhằm vào Mỹ. Vào thời điểm đó, tuyên bố này bị cho là một lời đe dọa mang tính khoa trương. Tuy nhiên, theo Masao Okonogi, giáo sư chính trị học Triều Tiên tại đại học Keio của Nhật Bản, sau những gì đã xảy ra hôm qua, Triều Tiên đang ngày một tiến gần hơn tới vị trí cao nhất trong chương trình an ninh quốc gia của Mỹ.
“Việc đưa một vệ tinh vào không gian cùng  với khả năng sở hữu những kỷ thuật để chế tạo đầu đạn hạt nhân và nhằm vào những mục tiêu xa. Hiện tại, Bắc Triều Tiên không chỉ trở thành một mối đe dọa với các quốc gia láng giềng, mà còn là một hiểm họa thực sự với nước Mỹ”, ông Okonogi nói.
“Câu hỏi được đặt ra là liệu vệ tinh đó đã được đưa vào quỹ đạo theo một hành trình được định sẵn hay có khả năng đổi hướng”, ông nói thêm.
Các viên chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết sẽ mất một thời gian để phân tích đầy đủ về vụ phóng hỏa tiển  hôm qua, sư kiện đã được Bình Nhưỡng miêu tả như một việc  nghiên cứu không gian thuần túy, nhưng lại bị phương Tây cáo buộc là một cuộc thử nghiệm hỏa tiển  đạn đạo.
Thậm chí nếu Bình Nhưỡng đã đạt được mục tiêu đề ra về việc đặt một vệ tinh trong không gian, một số nhà phân tích vẫn cảnh cáo về khả năng quân sự mới của nước này.
"Việc gắn vũ khí hạt nhân vào một đầu đạn, rồi chế tạo để nó phù hợp với hỏa tiển  đạn đạo là một khó khăn  kỹ thuật rất lớn. Hơn nữa, vẫn còn rất nhiều câu hỏi về khả năng xác định mục tiêu của các hỏa tiển  Triều Tiên”, các chuyên gia phân tích cho hay.
Với những gì đã đạt được, thì “Triều Tiên có đủ điều kiện thuận lợi để tấn công Thái Bình Dương. Tuy nhiên, họ không đủ khả năng để nhắm tới một mục tiêu chính xác, hay thậm chí là một hòn đảo”, Ralph Cossa, giám đốc trụ sở Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nhận định, nói thêm rằng, “nếu muốn làm được điều đó, họ phải có “có một hỏa tiển  có đủ khả năng để vươn tới Hawaii, và một chiếc khác đủ chính xác để tấn công đúng mục tiêu”.
“Tuy nhiên, họ đang ngày càng tiến bộ và chúng tôi cần phải nhìn nhận điều đó một cách rõ ràng”, Cossa, cựu đại tá không quân Mỹ, nói.
Chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Bình Nhưỡng hiện vẫn trong vòng bí mật. Tuy nhiên, kho dự trữ plutonium của nước này ước tính đã đủ cho 6 tới 8 quả bom nguyên tử.
Ham Hyeong-Pil, thuộc Viện Phân tích Quốc phòng Nam Hàn , cho biết Bình Nhưỡng có thể sẽ nhanh chóng đạt tới độ chính xác trong việc chế tạo hỏa tiển  và hoàn thiện các kỹ thuật thu nhỏ đầu đạn hạt nhân một cách hoàn hảo.
“Cá nhân tôi tin rằng sẽ không mất quá nhiều thời gian để Bình Nhưỡng trở thành bậc khá  trong những công nghệ này, một khi họ vượt qua một số vấn đề về kỹ thuật và có thêm từ hai tới ba cuộc thử nghiệm nữa”, Ham nói.
“Đó là một tình thế đáng lo ngại.Tôi nghĩ rằng nước Mỹ không còn lựa chọn nào khác, phải thừa nhận rằng Bắc Tiều Tiên thực sự là một mối đe dọa hữu hình”, ông nói thêm.
Trước đó, Bình Nhưỡng đã tuyên bố sẽ sớm phóng thử hỏa tiển  nhằm kỷ niệm một năm ngày mất của cố chủ tịch Kim Jong-il, 17/12. Trước sự chỉ trich của nhiều nước, Triều Tiên đã có những cách đánh lạc hướng, nói rằng sẽ kéo dài khoảng thời gian dự kiến thêm 10 ngày. Tình báo Nam  Hàn ngày 11/12 còn cho biết rằng Triều Tiên đã tháo dỡ cả ba tầng của hỏa tiển  để sửa chữa, và toàn thế giới đọc được điều đó khi các hãng thông tấn dẫn lại.Thế nhưng ngay sáng hôm sau Triều Tiên đã phóng hỏa tiển và vệ tinh thành công, khiến giới tình báo Hàn, Nhật và Mỹ ngỡ ngàng.
“Kim Jong-un đã thu được nhiều điều để khẳng định vị thế và uy tín của ông ấy”, Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, nói.
Đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên thử nghiệm hỏa tiển trong năm nay. Hồi tháng 4, Bình Nhưỡng từng khiến cả thế giới bất ngờ khi lần đầu tiên cho phép các nhà báo nước ngoài tới lấy tin tức về vụ phóng vệ tinh lên không gian.Tuy nhiên, sự kiện này sau đó lại trở thành một thất bại của chính quyền Kim Jong-un khi hỏa tiển  bị phát nổ chỉ vài phút sau khi cất cánh.
Ngay khi nhận được các tin tức về vụ phóng hỏa tiển, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã mở một phiên họp khẩn, trong đó Mỹ và các đồng minh của nước này yêu cầu áp đặt những biện pháp trừng phạt nặng hơn so vỡi những gì từng được sử dụng với Bình Nhưỡng sau các vụ thử nghiệm hạt nhân hồi năm 2006 và 2009.
Tuy nhiên, phần lớn các quyết định của Hội đồng Bảo an đều phụ thuộc vào lập trường của Trung cộng, đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng, đồng thời là nhà tài trợ chính cho nước này. Trước đó, Bắc Kinh từng nhiều lần phản đối những đề nghị trừng phạt Bắc Triều Tiên của Mỹ và phương Tây.
Trung cộng bày tỏ mối quan tâm tới vụ phóng hỏa tiển mới nhất của Triều Tiên và kêu gọi các bên liên quan tránh “đổ thêm dầu vào lửa”.
Cossa cho rằng những  hành động  của Bình Nhưỡng sẽ trở thành các thách thức lớn cho Tập Cận Bình, người sẽ sớm nhậm chức chủ tịch Trung cộng trong vài tháng tới.
“Phần lớn người Trung cộng đều cho rằng ông Tập đã sẵn sàng với vị trí người đứng đầu đất nước. Do đó, sự kiện lần này sẽ là phép thử đầu tiên cho thấy cách ông ấy xử lý một cuộc khủng hoảng quốc tế”, Cossa nói.

Photo

No comments:

Post a Comment