Saturday, November 10, 2012

TÂY TẠNG “VẾT DAO TRÍ MẠNG" GÓP PHẦN LÀM SỤP ĐỔ ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG!



 
The people of Vietnam stand ready and eager to fight off China's aggression
despite their government's coward stance towards the enemy's wanton raids
 Le peuple du Viet nam est prêt à lutter et combattre l'aggression chinoise
bien que leur gouvernement soit si servile à l'égard des incursions ennemies

Mường Giang

Trước khi bị Tàu đỏ cưỡng đoạt bằng vũ lực, Tây Tạng (Tibet) là một quốc gia độc lập lâu đời tại Trung Á. Ðây là một vùng đất quanh năm suốt tháng tuyết phủ vạn niên, được coi như nóc nhà của thế giới vì có độ cao hơn mặt biển 5000m. Sát biên giới phía nam lại có đỉnh núi Everest cao ngát từng xanh (29028 ft hay 8848m) . Ðây là miền đất bao đời được coi như vô ưu vì người Tạng luôn khép kín không tranh giành với thế giới, một vùng đất mang nhiều huyền bí tới nay vẫn không mấy người biết được.
Tây Tạng có diện tích 1.892. 393 sq.ml, dân số trên 6 triệu người theo Phật Giáo Mật Tông (Kim Cương Thừa), bắc giáp Tân Cương, Phía đông tiếp cận với các tỉnh Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam. Phiá tây nam có chung biên giới với Ấn Ðộ, Nepal, Bhutan, Miến Ðiện. Thủ phủ đóng tại Lhasa cũng là thành phố lớn nhất nước. Ðược bao bọc bốn bề là núi non hùng vỹ, phía nam có dãy Hymalaya, dãy Karakoram ở phía tây, ngọn núi Côn Luân (Kunlun) ở phía bắc. Bởi vậy Tây Tạng được coi như là vùng đất hẻo lánh nhất hoàn cầu.
Theo khảo cứu của các nhà địa chất học, thì vùng này trước đây vốn nằm sâu trong lòng biển cả, qua các dấu vết trầm tích còn lưu lại nên người ta có thể phỏng đoán đã xảy ra chừng 40 triệu năm về trước. Sau đó nhờ có trận động đất do các lục địa va chạm vào nhau, tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và cao nguyên Tây Tạng. Hiện tại nhiều hồ nước ở đây còn để lại vô số xác động vật biển đã hóa thạch. Ðây là vùng có mật độ dân số thưa thớt nhất trong đế quốc Tàu đỏ, nơi phát xuất của nhiều con sông lớn của Châu Á như Hằng Hà, Ấn Hà (Ấn Ðộ), Mekong, Hoàng Hà, Dương Tử..
1- LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC TÂY TẠNG:
Khu vực A Lý nằm trong lãnh thổ Tây Tạng ngày nay được coi là một vùng đất hẻo lánh nhưng hơn ngàn năm về trước lại là cương vực của một vương quốc hùng mạnh, có một nền Phật Giáo cực thịnh, tồn tại tới đầu thế kỷ XVII thì bị diệt vong.
Hiện tất cả các di chỉ của vương quốc Cổ Cách vẫn còn được lưu giữ tại Huyện Thành Thát Ðạt, nằm trên độ cao 3700m, có diện tích 22.500 km2. Thành quách cổ được tìm thấy ở bờ nam sông Tương Tuyền, trên núi Hoàng thổ cao chừng 300m, cách huyện lỵ khoảng 18 cây số, nay đã hoang tàn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Vùng này từ thế kỷ thứ VII (Sau Tây Lịch) trở về trước là một phần lãnh thổ ở phía đông nước Tượng Hùng rộng lớn đã trải qua 18 đời vua. Vào thế kỷ thứ VII (sau TL), Tượng Hùng bị Thổ Phồn thôn tính nhưng đến thế kỷ thứ IX thì trở nên suy yếu vì sự xung đột tranh giành quyền lực giữa Tập Ðoàn Tăng Lữ Phật Giáo và Quý Tộc. Cuối cùng Lang Ðạt Ma gây cuộc chính biến, đoạt quyền vua, thẳng tay “Hủy Phật, diệt Pháp” đốt kinh sách, phá hũy chùa chiền, giết hại tăng lữ.. khiến cho ai cũng căm thù oán hận, vì vậy các tín đồ Phật giáo đã nhất tề đứng dậy chống lại nên Lang Dạt Ma bị tiêu diệt.

Nhưng tình hình trong nước vừa yên thì vương thất Thổ Phồn lại bắt đầu xâu xé giành giựt quyền lực, cộng thêm tệ nạn nô lệ, đã khiến cho vương triều này tan rã. Thời gian này, con cháu của Lang Ðạt Ma lại đứng lên lãnh đạo dân chúng, men theo dòng sông Nhã Lỗ Tạng Bố về hướng Thát Dạt. Ở đây người con của Lang Ðạt Ma là Ðức Tổ thành lập vương quốc Cổ Cách, từ đó cho tới khi bị diệt vong, đã chiếm một địa vị rất quan trọng trong lịch sử của Tây Tạng, suốt thời kỳ nội chiến phân liệt kéo dài gần 400 năm, sau khi Thổ Phồn bị tiêu diệt.

Ðây là vương quốc lấy Phật Giáo làm Quốc Giáo. Hoàng tử thứ hai của nhà vua đã xuất gia tu hành, hoằng dương Phật Pháp, sau này trở thành một vị cao tăng nổi tiếng của Tây Tạng. Nhà vua còn mời các vị cao tăng Phật giáo từ Ấn Ðộ sang thuyết pháp, giúp Phật Giáo Cổ Cách và Tây Tạng càng lúc càng cực thịnh. Năm 1624 một tu sĩ Bồ Ðào Nha tên Anderla vào tận vương quốc, được quốc vương lẫn hoàng hậu trọng dụng, cho phép truyền đạo Thiên Chúa và thiết lập giáo đường đầu tiên ở Tây Tạng. Hành động này đã làm dân chúng phẫn nộ cùng với các vị Lạt Ma đứng dậy vào năm 1635, lật đổ quốc vương, triệt hạ giáo đường và trục xuất các nhà truyền đạo Thiên Chúa ra khỏi Tây Tạng. Vương quốc Cổ Cánh cũng bị tiêu diệt sau 700 tồn tại.

Nói chung Tây Tạng từ thế kỷ thứ VII ( sau TL), mới bắt đầu giao tiếp với người Hán ở phía đông và các nước láng giềng khác để giao thương và trao đổi văn hóa. Từ năm 710 về sau, thời vua Tride Zhotsan, Phật giáo chính thức trở thành quốc giáo của Tây Tạng. Thời vua Trison Detsen (755-779) Tây Tạng xua quân chiếm nhiều đất đai phía tây của Trung Hoa. Năm 763 thời mạt Ðường, kinh đô Tràng An trong tỉnh Thiểm Tây bị Tây Tạng chiếm, khiến người Tàu phải triều cống Tây Tạng, đồng thời hai bên ký hiệp ước phân định biên giới từ đó. Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm chiếm và đô hộ Tây Tạng, chia nước này thành nhiều khu vực để cai trị. Thời nhà Minh (1368-1644) vẫn duy trì chính sách chia để trị tại Tây Tạng, làm cho quốc gia này càng lúc càng suy yếu. Nhà Thanh (1644-1911) thay đổi chính sách cai trị Tây Tạng, ban phát nhiều quyền hành cho các vị Ðại Lạt Lạt Ma coi như là vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng.

Ngoài cái nạn bị Hán tộc và Mông Cổ xâm lăng đô hộ,Tây Tạng còn bị Ấn Ðộ và Nepal xâm lăng nhiều lần. Tới thế kỷ XIX thực dân Anh sau khi chiếm được Ấn Ðộ, Miến Ðiện và A Phú Hãn, bắt đầu xâm nhập Xứ Tuyết vào năm 1903 nhưng vì không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt và sự đối kháng của nghĩa quân, nên đã bỏ Tây Tạng, sau khi đã ký một hiệp ước với nhà Thanh không can thiệp vào nội bộ của nước này nữa.

Năm 1914 bắt đầu đệ nhất thế chiến, thực dân Anh lại dòm ngó Tây Tạng, mở hội nghị tại Ấn Ðộ, đòi chia nước này thành hai phần, một nửa giao cho Tàu, phần kia thuộc Anh nhưng bị thất bại. Năm 1949 Trung Cộng chiếm được lục dịa Trung Hoa. Tháng 10 cùng năm, Mao Trạch Ðông xua 80.000 Hồng quân tấn công và cưỡng chiếm nước này, sáp nhập vào đế quốc đỏ tới ngày nay.

Phật Giáo Tây Tạng: 

Kể từ năm 747, Phật giáo được coi là quốc giáo của Tây Tạng, thời gian này có Ðại sư Padmasambhava là người đầu tiên từ Ấn Ðộ tới thuyết giảng kinh sách. Tuy nhiên Phật giáo Tây Tạng vẫn có nhiều khác biệt với Phật giáo Ấn Ðộ, nên được gọi là Mật Tông Giáo. Cả nước có hơn 16.000 thiền viện. Danh xưng Ðạt Lai Lạt Ma (Vị sư với biển kiến thức) được chính Thành Cát Tư Hãn vì ngưỡng mộ vị đại sư Tây Tạng lúc đó nên đã ban cho danh xưng trên và được sử dụng cho tới ngày nay.

Ðối với nguời Tây Tạng, Ðạt Lai Lạt Ma chính là những vị lãnh tụ tinh thần của họ với niềm tin. Các vị đó chính là những hậu kiếp của Phật sau khi đã đầu thai qua một vòng luân hồi (Samsara). Những cao tăng dựa vào những lời trăn trối cuối cùng mà vị Lạt Ma tiền nhiệm để lại hay các dấu hiệu đặc biệt, để tìm ra đứa trẻ mới sinh lập lên vị Ðạt Lai Lạt Ma kế tiếp.

Theo Phật sử Tây Tạng, Ðại Sư Sonam Gyatso, viện trưởng tu viện Drepung là người đầu tiên được ban danh xưng Ðạt Lai Lạt Ma, đồng thời ngài cũng là chưởng môn của giáo phái Gelugpa (Mũ vàng). Trong khi đó Ðạt Lai Lạt Ma thứ 6 lại là một Ðại sư người Mông Cổ tên Gushri được thụ phong năm 1642. Chính ông đã lập ra thể chế thần quyền để lãnh đạo Tây Tạng, bấy giờ coi như một chư hầu của Trung Hoa kể từ năm 1720.
Hiện tại Tây Tạng được lãnh đạo bởi Ðại Sư Tenzin Gyatso, là vị Ðại Lai Lạt Ma thứ 14 của nước này, mặc dù ngài đã lưu vong từ năm 1959 tại Ấn Ðộ. Là người đạo đức, thông minh, tài hoa với tấm lòng vị tha nhân ái của một Phật Tử, cộng với một tầm tư tưởng gần như quán tuyệt, nên ngài đã được nhận lãnh giải Nobel Hoà Bình vào năm 1989. Ngoài ra ngài còn viết tác phẩm nổi tiếng “Violence and Compassion (Bạo lực và tình thương)”.
Tuy nhiên chính Nữ ký giả người Pháp Alexandra David Neel mới là người đã vực Tây Tạng huyền bí đến với ánh sáng nhân loại. Năm 1924, cô một mình trèo non lội suối tìm tới thủ phủ Lhasa, nhờ vậy đã ghi lại cuộc sống thần bí của các vị sư kể cả dân thường, giúp thế giới phần nào, biết về một đất nước coi như cô lập hằng ngàn năm giữa băng tuyết. Ngoài ra còn có Ðại Sư Tây Tạng Lobsang Rampa, ông đã ghi lại sự huyền bí của đất nước mình, qua hồi ký “The Rampa Story” đã gây được sự cuốn hút của thế giới bên ngoài. Tác phẩm trên đã được nhà văn nổi tiếng hải ngoại là Nguyên Phong, phóng tác thành “Tây Tạng Huyền Bí” .
Nhưng vị Ðạt Lai Lạt Ma VI Tsangyang Gyatso dù bị kết tội là “nổi loạn” nhưng ngài lại là một huyền thoại của xứ tuyết. Mất tích vào năm 33 tuổi trên đường lưu đày nhưng tới nay những tình ca của ông để lại đã trở thành những bản dân ca nổi tiếng, được lưu truyền khắp hang cùng ngõ hẹp của Tây Tạng. Là người yêu nước, nên ngài đã từ khước quyền lực tối cao của một vị lãnh tụ tinh thần, để chống lại sự kềm kẹp của Mông Cỗ lẫn nhà Thanh đang đàn áp cai trị đất nước Tây Tạng. Ðây là một bài thơ tiêu biểu của vị Lạt Ma thứ VI, bày tỏ nổi tuyệt vọng của đất nước mình, đưọc viết vào năm 1706 khi bị quân Mông Cổ bắt ra khỏi điện Potala:
“Hạt trắng ơi hạt trắng
Cho ta mượn cánh nào
Ta chẳng bay xa đâu
Ðến Lithang ta sẽ quay về.. “
Các Tu Viện Nổi Tiếng Tại Tây Tạng: 
Cung Ðiện Potala: Nói đến Tây Tạng là phải nói tới Cung Ðiện bằng vàng Potala, theo tiếng Phạn có nghĩa là “Thánh địa của Quan Thế Âm Bồ Tát” . Riêng người Tây Tạng thì quan niệm: Đây là nơi tụ tập của các vị thần thánh trên trời. Cung điện có hơn 10.000 phòng, được khởi đầu xây cất vào thế kỷ thứ VII đời quốc vương Tùng Chất Can Bố. Ban đầu cung điện chỉ có 999 phòng. Đến thế kỷ XVII Ðạt Lai Lạt Ma thứ V trùng tu và mở rộng lên tới 10.000 phòng như hiện nay. Ðây là một công trình kỳ vĩ nhất thế giới, có chiều cao 120m, trải rộng trên một diện tích 360 km2, gồm 13 tầng lầu, mái được mạ vàng. Riêng lễ đăng quang của các vị Lạt Ma, thường được tổ chức tại ngôi đền thiêng liêng Jokhang nằm trong trung tâm thủ phù Lhasa.
Ðiện Potala cũng là nơi phát sinh ra nhiều huyền thoại kỳ bí của người Tây Tạng, từ con số phòng 999 được trang hoàng bằng 1 triệu lượng vàng ròng, cho tới những bí mật bên trong của mỗi căn phòng, được thiết lập sâu trong lòng đất núi. Ngôi đền cũng đánh dấu mối tình lịch sử giữa quốc vương Tùng Chất của Tây Tạng và công chúa Văn Thánh, con vua Ðường Thái Tôn vì nước ngàn dặm ra đi, làm ta chạnh nhớ tới Huyền Trân Công Chúa của Ðại Việt, cũng vì nước mà hy sinh, ngàn năm sử xanh bia miệng còn lưu dấu.
Tu Viện Tashilunpo Huyền Bí: Ðây là nơi trú ngụ của vi Ban Thềm Lạt Ma (Panchen Latma), vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đứng vào hàng thứ hai sau Ðạt Lai Lạt Ma. Ðó cũng là một bảo tàng viện nghệ thuật của Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng với tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới. Tu viện tọa lạc tại thành phố Xigaze nguyên là cố đô nay đứng thứ nhì sau thủ phủ Lhasa. Ðược xây dựng từ năm 1447, trải qua nhiều thế kỷ phát triển, hiện tu viện chiếm một diện tích 18,5 ha với 3600 phòng và 50 giảng đường được chạm khắc tinh vi tuyệt đẹp. Trước khi Trung Cộng chiếm Tây Tạng, đây là nơi hoằng dương Phật Pháp của hơn 3600 vị Lạt Ma nhưng nay chỉ còn không hơn 700 người, phần lớn được đảng chọn và đưa từ lục địa Trung Hoa lên đây tu học để thay dần các vị Lạt Ma Tây Tạng. Phật sống Chiazha Quamba Chili được Tàu đỏ dựng lên trú ngụ tại đây từ lúc 7 tuổi.
Tu viện là một mê cung đầy bóng tối từ phòng ốc, hành lang cho tới các sân lộ thiên. Ánh sáng mặt trời chỉ rọi chiếu tu viện vào lúc bình minh và buổi xế chiều sau khi vượt thoát khỏi ngọn núi đồ sộ Thượng Tích nằm phía sau lưng. Có nhiều tượng Phật được trang trí khắp các nguyện đường. Hằng năm vào tháng 6, trên một bức tường gạch hình chữ nhật 32 x 42 m, nằm về phía đông bắc tu viện. Ðể đón chào khách hành hương từ muôn phương về, các vị Lạt Ma đã căng trên bức tường đó, mỗi ngày một bức tranh lụa khổng lồ, vẽ hình Ðức Phật qua ba trạng thái: quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong lúc đó căn phòng sơn màu đỏ thẳm ở phía tây bắc lại là nơi trưng bày Tượng Ðồng Ðức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát lớn nhất thế giới. Tượng được trang hoàng bằng vàng ngọc, mã não, san hô quý báu, do công sức của 110 người thợ làm việc ròng rã suốt 4 năm liên tục mới hoàn thành. Khắp phòng còn treo la liệt những bức tranh vẽ hình Ðức Thế Tôn và Ðạt Lai Lạt Ma I là Zongkaba (1358-1419), người đã sáng lập ra Hoàng Phái Tây Tạng.
Nữ Thiền Viện Phật Giáo Tây Tạng Trên Ðỉnh Hy Mã Lạp Sơn: Ðó là tu viện Chubchizhal nằm chót vót trên một đỉnh núi cao, hiện có hơn 500 nữ tu sống một cuộc đời kham khổ về vật chât nhưng tâm hồn thì vô ưu thanh thản. Có điều kỳ lạ là xưa nay chẳng ai nhắc tới họ, kể cả sách vở hướng dẫn du lịch, luôn cả khách vãng lai tới thăm viếng tu viện.Có thể vì mọi người nhầm lẫn họ với các nam tu sĩ vì cả hai giới đều ăn mặc giống nhau với sắc phục áo cà sa màu đỏ tía, đầu cạo trọc đội mũ ni bằng len màu da cam, lưng đeo chiếc túi vải màu hoàng yến. Tu viện ở kế cận ngôi làng nhỏ tên Karaha, được xây dựng bằng đất khô trên núi Hy Mã, nằm trên cao độ 3800m trong khu rừng về phía tây Ấn Ðộ, được mệnh danh là Tiểu Tây Tạng (Ladakh Zanskar). Ðường từ thủ phủ Lhasa tới đây gian nan khốn khó, vì lên đèo xuống dốc và bị tắc nghẽn trong 8 tháng mùa đông và những khối băng tuyết ở đâu đó lăn ra giữa đường. Cuối cùng là chiếc cầu ván bắc ngang con sông Zankars đầy ghềnh thác và dòng nước xám sịt sâu thẳm rợn người. Phía bên kia là ngôi làng Karsha cách tu viện nửa giờ đi bộ.
Vào tu viện khách có cảm tưởng như đang lạc vào chốn mê cung được khoét sâu trong lòng núi với những cái cửa thấp và hẹp của hơn 20 cái lều bằng đất, mỗi cái có hai tầng: phía trên là phòng ngủ, còn tầng duới là nhà bếp, nhà vệ sinh tối om. Chính giữa tu viện là một cái sân lộ thiên dùng phơi củi, cỏ khô và các loại phân bò, dê… dùng làm chất đốt duy nhất trong mùa đông. Ðại Lạt Ma Lobzang Khedun, trụ trì tại một tu viện nổi tiếng của Tây Tạng ở phía tây Ấn Ðộ, có tới dây thuyết giảng kinh kệ. Tu viện độc lập về tài chánh cũng như không trực thuộc một hệ thống nào của giáo hội. Nghèo khổ, thất học nhưng tâm hồn của các vị nữ tu Tây Tạng thì hĩ xả vô bờ bến. Chính họ đã đem lại sự sống còn cho rừng núi Hy Mã Lạp Sơn, ngày ngày tận tình giúp đỡ cho nhân thế … thực thi đúng lòng nhân ái vô bờ của Ðức Phật.
Tây Tạng Huyền Bí Và Vô Ưu: 
Hằng ngàn năm nay, Tây Tạng vẫn là một địa danh mênh mông đầy huyền bí với không biết bao nhiêu chuyện lạ lùng, nhìn vào cứ tưởng là thần thoại, từ những bức tranh vẽ cảnh Tượng Phật Hoan Lạc tới các Tạng Kinh kỳ lạ. Từ Lễ Hội Sữa Chua truyền thống tới Thiên Táng là một trong những câu chuyện thần bí rùng rợn nhất trần gian nhưng đối với người Tây Tạng, thì đó lại là một phương cách thần kỳ nhờ chim ưng đưa linh hồn người chết về nơi cực lạc.
Phật giáo là quốc giáo của Tây Tạng, trong đó Tạng kinh được coi như là một tổng hợp nghệ thuật chứa đựng văn học, vũ đạo, biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật. Riêng Tạng Kịch, còn được gọi là “A Giả Lạp Mẫu”, một nghệ thuật độc đáo của người Tây Tạng mà diễn viên toàn là phụ nữ và đeo mặt nạ khi biểu diễn, vừa ca vừa ra điệu bộ với nhiều động tác biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Ở đây còn được trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc rất kỳ lạ, diễn tả cảnh giao hoan của đôi nam nữ, được gọi chung là “Song Thần Hoan Hĩ Phật”. Ai cũng biết tôn chỉ của nhà Phật cấm sát sinh, trộm cắp, vọng ngữ, dâm dật.. thế tại sao lại thờ bức tượng trên? Thật sự, đây chỉ là một trong những phương thức tu trì của Mật Tông, một thừa của Phật giáo Ấn Ðộ được truyền vào đất Tạng vào thế kỷ thứ VIII. Hình thức “Song thần hoan hĩ Phật” là nấc cao nhất của Mật Tông, được các vị cao tăng sử dụng, khi dùng tình dục để khắc chế tình dục, lấy luân hồi sinh tử để thuần hóa sự sống chết. Bởi vậy khi luyện tập, chúng tăng dùng khí công Yoga và nhờ “Song Tu Thần Pháp” (ôm người bạn nữ) trong vòng tay, tạo sự hoan lạc trong chớp mắt, để đạt tới cảnh giới “bất sinh bất tử, trường sinh bất lảo”. Ðó là giai đoạn chứng giác thành Phật.
Là một dân tộc sùng kính Phật giáo tuyệt đối, nên tất cả những lễ hội truyền thống của người Tạng đều có liên quan tới cửa Phật. Lễ hội “Sữa Chua” (Sorton) hằng năm diễn ra vào mùa hè tại Tu viện Drepung gần thủ đô Lhasa, nhắc nhớ lại “những bát sữa chua” năm nào của những người thợ săn mang tới kính biếu cho các vị sư sãi trong chùa, một ngôi cổ tự được xây dựng từ thế kỷ XV, hiện có hơn 300 vi sư đang tu học và trụ trì.
Nhưng kinh khiếp nhất tại Tây Tạng cũng vẫn là Thiên Táng, một nghi thức tôn giáo, nhờ Chim Ưng đưa hồn người về miền cực lạc. Theo nghi lễ này, thì người chết sau khi được tắm rửa bằng nước thơm pha bằng các hương liệu thiên nhiên, thi thể được bó gặp lại, đầu kẹp giữa hai gối rồi nhét vào một bao bố trắng, đưa tới đài thiên táng vào lúc tờ mờ sáng. Ðó là Ðạt Mộc Tự, một ngôi chùa duy nhất tại Tây Tạng cũng như trên thế giới, được xây bằng những viên gạch Sọ Người.
Khi Mật Tông du nhập vào đất Tạng và trở thành quốc giáo từ thế kỷ IX, dựa vào quan niệm “luân hồi sinh tử”, theo đó thì chết chẳng qua là bước chuyển hóa của một giai đoạn tiếp theo mà thôi. Cũng từ đó phương thức mai táng người chết cũng thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh xã hội của người chết như: Ðịa Táng (Chôn), Tháp Táng dành cho quan quyền và các Ðại Lạt Ma, Hỏa Táng cho Lạt Ma và Thiên Táng cho tất cả mọi người.
Theo phương thức này, thì thi thể của người chết được phanh thây từng mảnh nhỏ, đem trộn với bột mì đã rang chín rồi đem ném cho chim ưng ăn. Chùa cổ Ðạt Mộc nơi thực hiện Thiên Táng nằm khoảng giữa Na Khúc và Tì Như, trên đường từ miền bắc cao nguyên Khương Dương đi xuống phía nam, dọc theo con sông Nộ Giang, nay thuộc làng Trà Khúc. Vị sư trụ trì hiện tại là Lạt Ma Ngõa Ðảng Ứng cho biết chùa đã có hơn 1000 năm qua, do chính Ðại Lạt Ma Bạch Mã Bạch Thác xây dựng, theo yêu cầu của người Tạng vùng Nhiệt tây.
Nhưng người “thầy chon” đầu tiên lại là một người Hán. Thiên Táng Ðài nằm cách Ðạt Một Tự về phía đông hơn 300m, tại đây còn để lại nhiều xương cốt người do chim ưng ăn không hết, bốn bề cỏ mọc tới gối. Bên trong chính điện bỏ đầy bố trắng. Gian giữa có hai tầng, phía trên có một tảng đá màu xám nhưng mặt bằng phẳng, là nơi phanh thi thể. Ðầu tiên là mổ ruột lấy hết nội tạng ra trước, sau đó mới tùng xẻo, chặt nhỏ xương cốt ra từng mảnh vụn, rồi đem trộn với bột mì rang, vứt cho đàn chim ứng đói hàng ngàn con đang chờ sẵn. Tại Tây Tạng hiện có tới 108 thiên táng đài nhưng chỉ có đài ở Ðạt Mộc Tự là dùng đầu lâu người để xây vách, tạo thêm sự huyền bí muôn trùng cho xứ tuyết.
2- TRUNG CỘNG XÂM LĂNG VÀ HỦY DIỆT TÂY TẠNG:
Hiểu rõ về sự dã man bạo tàn của giặc Tàu, chắc chắn trên thế giới không ai có thể hơn được dân tộc Việt đã ba lần bị Bắc thuộc kéo dài hằng ngàn năm. Ðầu xuân năm Quý Mão (43 sau TL), Hai Bà Trưng bị Mã Viện đánh bại, phải trầm mình tại Hát Giang. Từ đó, Giao Châu lại trở thành một quận huyện của nhà Hán, người Lạc Việt bị đày đoạ dầy xéo bạo tàn. Ðể diệt chủng nước ta, thái thú Mã Viện thi hành chính sách “Hán Hóa Người Việt”, ra lệnh tịch thu tất cả những đồ kim khí và đúc thành “Cột Ðồng Mã Viện” với lời răn đe khả ố “Ðồng Trụ Chiết, Giao Chỉ Diệt”.
Ðầu thế kỷ thứ XV, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần khiến lòng người bất phục nổi lên chống đối khắp nơi. Giặc Minh lợi dụng Trần Thiểm Bình sang cầu cứu nên đem quân chiếm nước ta. Ðể răn đe người Việt đang nổi lên theo Bình Ðịnh Vương Lê Lợi kháng chiến chống Tàu, vua nhà Minh đã hăm doạ “Ðồng Trụ Chi kim Ðài Dĩ Lục” (Cột Ðồng Ðến Nay Rêu Còn Xanh). Nhưng đã bị người Việt chơi xõ “Ðằng Giang Tự Cổ Huyết Do Hồng” (Sông Ðằng Từ Xưa Máu vẫn Ðỏ).
Từ xưa tới nay cột đồng hay bia đá đều bị mòn, bị mất . Chỉ có Bia Miệng thì vĩnh viễn không ai có thể bịt được, nên dân gian mới có câu “trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” là vậy đó.
Với bản chất thực dân từ ngàn đời, người Hán dù đã bị rất nhiều luân hồi nghiệp chướng gần như suốt dòng lịch sử. Thế nhưng khi đắc ý vẫn không chừa thói cũ. Bởi vậy năm 1949 ngay khi chiếm xong lục địa, Trung Cộng đã lộ ngay nanh vuốt thực dân qua hành động xâm lăng thôn tính các dân tộc nhược tiểu, để bành trướng lãnh thổ và thế lực. Tân Cương, Nội Mông và Tây Tạng bị cưỡng bức thành các vùng “tự trị” của Tàu. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần và thế tục của Dân Tộc Tây Tạng vào năm 1959 được CIA giải thoát. Từ đó Ngài sống lưu vong tại Ấn Ðộ nhưng mòn gót khắp các nẻo đường thế giới, để tìm phương tiện và hậu thuẫn giải thoát cho dân tộc, đất nước mình khỏi gông cùm nô lệ Tàu đỏ.
CIA và Cuộc Lưu Vong Của Đức Đạt Lai Lạt Ma:
Trong bài viết “The Very Best Men” của Evan Thomas, phụ tá chủ bút tờ Newsweek đã từng kể rõ việc CIA giải thoát Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 thoát khỏi Tây Tạng, đang bị Trung Cộng xâm chiếm từ tháng 10-1949. Bài viết đã nêu đích danh người phụ trách kế hoạch là Tony Poshepny qua bí danh Tony Poe. Câu chuyện trên, lần nữa lại được nhắc tới trên tạp chí George của con trai cố tổng thống J. Kennedy nhân kỷ niệm 50 ngày thành lập tổ chức CIA. Nhờ tài liệu trên, ta mới biết được hơn 50 năm qua Hoa Kỳ đã cho thực hiện nhiều điệp vụ tại Tây Tạng, từ sự kiện giải thoát Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, tới việc cung cấp vũ khí cho quân du kích Tạng chống tại Tàu đỏ. Sau này dù tình trạng bang giao giữa Mỹ-Hoa đã cải thiện, khi chiến tranh lạnh tạm kết thúc nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì hoạt động tình báo của mình.
Ngày 17-3-1959 lợi dụng đêm tối trời không trăng, Ðạt Lai Lạt Ma đã cùng với đoàn tuỳ tùng 20 người trốn khỏi cung điện tại Lhasa. Ðoàn người lại tăng dần lên tới cả trăm, được chỉ huy bởi một diệp viên CIA, với nhiệm vụ liên lạc bằng vô tuyến để báo cáo với cấp trên. Ðiều này cũng dễ hiểu vì ngay khi Trung Cộng chiếm cứ Tây Tạng, vào đầu năm 1950 thì CIA đã bí mật can thiệp. Họ cung cấp vũ khí cho bộ tộc Khang Ba tại Tây Tạng đang tiếp tục chiến đấu chống Tàu đỏ. Trong thời gian này Hoa Kỳ thuê mướn nhiều phi cơ dân sự của Miến Ðiện, Thái Lan và Ðài Loan.. bay tới vùng Hy Mã Lạp Sơn để cung cấp thêm hay thay đổi vũ khí đạn dược, thực phẩm, thuốc men cho Nghĩa Quân Tạng.
Qua Gia Lạc là thủ lãnh của kháng chiến quân, Ông vốn là anh ruột của vị Ðạt Lai Lạt Ma đương thời đang bị Tàu giam lỏng tại Lhasa, nên mới móc nối được với Ngài để tổ chức cuộc giải thoát đầy nguy hiểm như huyền thoại. Lúc 3 giờ sáng ngày 28-3-1959, đoàn người vượt thoát mới tới được Thiết Lạp Khâu ở biên giới. Tại đây Poe liên lạc về trụ sở của CIA ở Miến Ðiện và cơ quan này lập tức trình về Tổng Thống Eisenhower. Cũng từ đó Hoa Kỳ giúp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, can thiệp với Ấn Ðộ và Nepal, nhường một mảnh đất dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn để lập Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong, thủ đô đặt tại thành phố Dharamsala
Trung Cộng Diệt Chủng Tây Tạng:
Giống như tại Nội Mông và Tân Cương, ngay khi chiếm được lãnh thổ Tây Tạng vào năm 1950, Tàu đỏ lập tức cho thi hành chính sách thực dân, đem người Tàu từ bốn phương tới khai hoang lập nghiệp. Thái thú Chen Kuiyuan (Giang Trạch Dân) nhân vật sau này trở thành tổng bí thư đảng cộng sản Tàu, được đưa tới Lhasa chỉ huy chiến dịch “Diệt chủng Tây Tạng” vì Y đã thành công tại Nội Mông, qua nhiệm vụ hủy diệt gần hết thổ dân Mông Cổ tại vùng đất nhà, biến họ thành dân thiểu số (3 triệu người) trước Hoa Kiều (20 triệu người) tới lập nghiệp.
Trong kế hoạch diệt chủng người Tạng ngay trên quê hương họ, ngoài chính sách di dân ồ ạt, còn dùng vũ lực bắt buộc mọi người phải hạn chế sinh đẽ, trong khi chính vùng đất này có mật độ dân số thưa thớt nhất trên thế giới từ trước tới nay. Nhưng thâm độc hơn hết là chính sách của Tàu đỏ, biến người Tạng mất gốc để đồng hóa họ, sau màn “bắt phá thai” để càng ngày càng ít người. Ai cũng biết cả nước Tây Tạng sùng kính Phật giáo, nên Bắc Kinh đã tiến hành chủ trương hủy diệt nên văn hóa của họ, bằng cách đàn áp dã man Giáo Hội và Tăng Lữ Tây Tạng. Ðể có lý do biện minh với thế giới, Trung Cộng chụp mũ Phật Giáo và Văn Hóa người Tạng nhằm mục đích chia rẽ và tách rời Tây Tạng ra khỏi Trung Hoa, nên cần phải dẹp bỏ.
Qua cuộc đàn áp man rợ này, chỉ trong thập niên 60 của thế kỷ XX, Tàu đỏ đã hủy diệt hơn 60.000 ngôi chùa trên đất Tạng, có hơn 1 triệu người bị tàn hại với đủ mọi lý do (chiếm 1/6 dân số). Ðể dọn cỏ sạch gốc, Bắc Kinh tổ chức cán toán công an tôn giáo gồm 5 người Tàu, tới tận các tu viện khắp Tây Tạng để dạy về ý thức hệ Maosit và tinh thần ái quốc Hán tộc. Chúng bắt mọi người phải học tập mỗi ngày 4-5 giờ, để gột rửa hết giáo lý nhà Phật có từ trước, đồng thời nhét vào đó tư tưởng vô thần và chũ nghĩa xã hội. Khóa học kéo dài 2 tháng và chứng chỉ tốt nghiệp, chính là tờ tự xác nhận rằng “Tây Tạng trước sau bao giờ cũng thuộc lãnh thổ Trung Hoa”. Ngoài ra còn phải ký tên phủ nhận Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đang lưu vong , để thừa nhận Vị Bang Thiền Lạt Ma của Bắc Kinh mới là lãnh đạo tinh thần của họ. Ai không ký tên sẽ bị trục xuất ra khỏi tu viện và nhận chịu nhiều hình phạt thảm khốc sau đó.
Tóm lại tại Tây Tạng ngày nay, người nào nói: Tây Tạng không phải là đất của Tàu, sẽ lãnh án khổ sai trên 10 năm. Với các tu sĩ còn tin Phật giáo nên bị đuổi khỏi tư viện, sẽ vĩnh viễn trở thành kẻ vô cư, không được du hành thuyết pháp và vãng lai tới chốn thị thành. Họ trở thành cô hồn phiêu bạt, sống một đời bất hạnh và thương đau mà không có bút mực nào ghi cho hết. Với những người không ký tên mà có vai vế thì bị bắt vào các nhà tù, các trại tập trung. Riêng số đồng ý ký nhận, cũng chẳng yên lành, ngoài việc lo sợ bị nằm vùng chỉ điểm, họ còn bị bắt buộc phải tập quân sự, bắn súng ... nhằm mục đích làm cho người tu sĩ tự mình hủy diệt giới cấm nhà Phật: bất bạo động, không sát sinh, chẳng vọng ngữ..
Với những vị đại sư tu trì khổ hạnh từ trước tới nay không màng dính líu tới sự đời, cũng không được để yên. Tàu đỏ bắt họ phải trả tiền thuê các hang động bằng không sẽ trục xuất, vì các hang động nơi thâm sơn cùng cốc vẫn được kê số nhà như ở thành thị. Ngoài ra những vị này bị coi như là thanh phần ký sinh trùng, chỉ biết ăn bám vào xã hội.. Tiêu diệt người Tạng không những ở lãnh vực tôn giáo mà còn nhắm vào giáo dục học đường. Tiếng Tàu dần thay thế ngôn ngữ Tây Tạng trong việc giảng dạy các cấp kể cả viện đại học tại Lhasa. Áp bức, bốc lột, đầy đọa man rợ, đã khiến cho người Tạng mấy chục năm qua không ngớt nổi dậy chống lại giặc cướp Tàu đỏ, qua mọi hình thức kể cả đặt bom, ám sát, biểu tình và du kích chiến. Một số khác nhất là giới tăng lữ, không quản gì tới sự sống chết, bảo tuyết, đường xa thăm thẳm, rủ nhau bỏ nước tìm về Tiểu Tây Tạng tại biên giới Ấn Ðộ. Cuộc chiến giành độc lập của người Tạng không lúc nào ngớt và nay đã bộc phát dữ dội từ tháng 3-2008 như là một điểm nóng nhất trong tình hình sôi đọng của thế giới hiện nay.
3-TÂY TẠNG: VẾT DAO TRÍ MẠNG GÓP PHẦN LÀM SỤP ĐỔ ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG
Ngày 15-9-2005 tại trụ sở LHQ nhân kỷ niệm 60 năm thành lập, chủ tịch Trung Cộng là Hồ Cẩm Ðào, đã đưa ra chính sách sống chung hòa bình với thế giới qua ba chủ trương bao dung, hòa hợp và liên kết để xoa dịu sự căng thẳng và hồ nghi của các nước đang nhắm vào người Tàu. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, thực tế Trung Cộng càng ngày càng bành trướng thế lực, gia tăng bộ máy chiến tranh nhất là lực lượng hải quân, công khai xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa cưỡng đoạt của VN. Tất cả hành động ngông cuồng trên đã làm cho tình hình an ninh của thế giới thêm căng thẳng, tạo cơ hội cho Ấn Ðộ, Nhật Bản, khối Asean.. bắt buộc phải liên minh với Mỹ để tự vệ. Ngay cả Nga là quốc gia duy nhất có chung biên giới và ý thức hệ một thời với Trung Cộng, cũng luôn tỏ thái độ hồ nghi và phải tiến hành một số biện pháp phòng ngự.
Ngày 8-8-2008 vừa qua, Trung Công khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh. Ðây cũng là thời gian mà Tàu đã phải đối mặt với các tổ chức nhân quyền ủng hộ phong trào đòi độc lập tự do của Tây Tạng và người Hồi Giáo ở Thanh Hải, Tân Cương. Trước đó vào tháng 5-1996 người Ðột Quyết (Uighur) tại Tân Cương, sát nách với Tây Tạng đã nổi loạn chống Trung Cộng đòi tự trị và quyền sống nhưng phong trào trên đã bị Tàu đỏ đàn áp một cách dã man.
Riêng Tây Tạng ngay từ năm 1949 tới nay, cũng đã nhiều lần nổi lên chống lại chính sách diệt chủng của thực dân đỏ, để giành lại độc lập cho xứ sở nhưng vì cô thế nên đành chịu tù đày chết chóc trước bạo lực và sự toa rập của cái gọi là “Hội đồng Bảo An LHQ” nhưng thực chất chỉ là bọn bù nhìn làm tay sai cho Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tàu đỏ. Ðây cũng không phải là vấn đề mới mẽ gì nhưng nhờ Trung Cộng cố tình bưng bít thông tin, nên thế giới tự do đã mù tịt, cứ tưởng đất nước Trung Hoa vĩ đại, dưới trên đoàn kết thống nhất. Trong khi đó, tình trạng phân hóa giữa các dân tộc bị trị ở lục địa và ngay cả Ðài Loan, chừng nào mới chịu hợp nhất để chỉ có một nước Tàu như Hán tộc suốt mấy ngàn năm qua hằng mong đợi?
Tức nước thì vỡ bờ, nhân sự kiện Trung Cộng khai mạc Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh, lợi dụng thời cơ cả thế giới đang hướng về lục địa đỏ, ngày 10-3-2008 người dân Tây Tạng trong và ngoài nước đã đồng loạt đứng dậy đòi dộc lập và quyền sống. Trong nước, Trung Cộng khẩn cấp đưa quân đội, công an ào ạt lên thủ đô Lhasa và các vùng có biểu tình, để đàn áp dập tắt ngọn lửa đấu tranh của phong trào phản kháng. Ðồng lúc bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh lên tiếng giải độc dư luận khắp nơi về sự đàn áp dã man của Tàu đỏ đối với người Tạng.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng lưu vong, dù luôn chủ trương “sống chung hòa bình” nhưng trước thảm cảnh đồng bào mình bị giết hại trước họng súng và lưỡi lê của giặc cướp, đã lên tiếng nhờ quốc tế mở cuộc điều tra. Nhiều vị sư sãi Tây Tạng đã tới biểu tình trước trụ sở LHQ tại Nữu Ước, một số khác len lõi vào được vận động trường Nhã Ðiển tại Hy Lạp, đã làm náo loạn buổi lễ khai mạc đốt đuốc Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 và diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 8. Tất cả các sự kiện lịch sử trên đã gần như lột trần bộ mặt thật của một đế quốc thực dân mới, đó là Tàu Cộng đang lăm le thống trị hoàn cầu.
Sự quật khởi của người Tây Tạng đã làm cho nhân loại tỉnh cơn mê. Từ đây Trung Công chắc chắn sẽ không còn cơ hội mê hoặc thế giới cho dù có Mỹ đồng lõa hay ủng hộ vì giấy làm sao gói được ngọn lửa căm hờn của những người bị trị, trong đó có hơn 80 triệu người VN đang quằn quại sống trong ngục tù Cộng Sản do Trung Cộng đứng đằng sau VC chỉ đạo từ 70 năm qua. Cái gương Nhật Bản là một cường quốc kinh tế quân sự hàng đầu tại Á Châu, vậy mà Tàu đỏ còn dám ngông cuồng xua tàu chiến vào hải phận để gây hấn, đòi đảo. Nên các dân tộc nhược tiểu như Tây Tạng, Tân Cương và nhất là quốc gia không còn chủ quyền, VN làm sao ngăn cản và đương đầu nổi với Trung Cộng, hiện còn tàn bạo gấp trăm lần Ðức Quôc Xã và Quân Phiệt Nhật trong hai kỳ Ðại Chiến Thế Giới.
Tại Tây Tạng, từ khi cuộc khởi nghĩa giành độc lập bị thất bại vào năm 1959, đã có hàng triệu người Tạng bị chết thảm bởi sự khủng bố của Tàu đỏ. Cũng trong năm này, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 may mắn thoát khỏi Tây Tạng và tới được Ấn Ðộ lập Chính phủ lưu vong tiếp tục đấu tranh đòi độc lập.
Nhưng dù bị cô thế, người Tây Tạng trong và ngoài nước vẫn son sắt một lòng, quyết tâm chống đối với kẻ thù để giành lại cho được đất nước mình. Cùng lúc người Tạng lưu vong khắp nơi trên thế giới cũng đồng loạt đứng dậy tranh đấu đòi Tàu đỏ phải trả lại độc lập cho đất nước mình. Tất cả những diễn biến trên cộng với lòng thù hận của giới tăng lữ Tây Tạng, đã làm cho Trung Cộng vừa mất mặt lẫn lo sợ nên càng gia tăng sự đàn áp và khủng bố người Tạng trong nước. 
Chỉ riêng trong năm 2012, số tăng lữ và người Tạng dùng thân mình làm đuốc sống để chống lại súng đạn, công an và bạo quyền của Hán tộc. Và Bắc Kinh đã không ngờ là tin tức các cuộc bạo động lại nhanh chóng lan rộng khắp thế giới cũng như tại Tây Tạng và các tỉnh lân cận kể cả Tân Cương, biến cả phần đất phía tây nước Tàu thành trận địa không cách gì dập tắt nổi, khi hận thù dân tộc đã bay vút lện tận trời cao và thấm sâu trong máu thịt của con người.
Tháng 11-2012 Tập Cận Bình sẽ lên ngôi hoàng đế đỏ của đế quốc Trung Cộng. Rồi hắn cũng sẽ như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào “nói láo” khi tiếp quản quyền lực rằng sẽ “hòa hợp hòa giải dân tộc” và “thay đổi cách đối xử với người Tạng” ..!

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Đầu tháng 11-2012
MƯỜNG GIANG

Dear My Tibetan Friend,

The way to freedom is hard, bitter and full of pitfalls, but together we will speak up all our sufferings to the whole world.
Our heart is broken, plagued by a thousand of indelible  wounds and humiliations.
But we will never surrender, we will continue to fight on behalf of our children and future generations.
We won't never give up hope, until our last breathe we will bring our message to the hearts of mankind!
You are not alone, Tibet and Vietnam are still fiery alive, we won't die, we will rise again from the shadows of darkness. History is ours, and together we will make history,
we need to change the destiny and save our people.
Together we can change the world, we can bring the light that will shine on this abyss of  terror, brutality and corruption.  We need to heal these innocent souls, ripped and lacerated by cruelty and violence, it's our duty, our mission...
The human beings are going towards the path of evil and insensibility. Whatever happened to these frozen hearts?
A generation lost in pace... wasn't life supposed to be more than this?
We must be aware that only Free Vietnamese Heroes will be able to lead Tibet to its salvation from China's yoke and prevent the extinction of Tibetan People.
But Vietnamese people and the whole World really need Tibetan people and their culture, their precious philosophy and teachings of life... you can really save the World, save all of us from our self-destruction.
Keep your faith. We really trust in you and we have an immense respect and a deep and fervid love for all your people. 
I promise, we will be the voice of all those forgotten souls, forced to sacrifice themselves burning their bodies and self-immolating for the love of Tibet Land and for the destiny of their people.

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh



tibet-post-header

New String of Tibet Self-immolations, Four More on Eve of CCP Meeting
 
l

E-mailPrint
tadrin-tso-tibet-2012Dharamshala - Four young Tibetans including 23-year old mother and three teenage monks set themselves on fire separately in Amdho region, north-eastern Tibet, on the eve of the Communist China's 18th National Congress, bringing the number of self-immolations to about 70 since 2009, the largest immolation protest in human history.
Three Tibetan Buddhist monks from Ngoshul Monastery, Ngaba county in their teens set themselves on fire in Ngaba County. One of them has reportedly passed-away from severe burning, but, local Tibetans fear two other also might not survive due to their severe burn injures.
Moreover, reports from Tibet of a fourth Tibetan self-immolation happened in Rebkong, Amdho region of north-eastern Tibet, on the eve of the 18th National Congress of the Communist Party of China, protesting against China's 60 year error-ridden polices in Tibet, according to sources from inside Tibet.
Dorjee, a 15-year-old monk of Ngoshul Monastery, from Tsodruk village of Ngatoe Gomang area in Ngaba county, North-eastern Tibet, died after he along with two other colleagues from same county setting themselves alight around 3.0 p.m. infront of a Chinese local police station in the Ngatoe township, Ven Kanyak Tsering and Lobsang Yeshe, media coordinators for India based Kirti Monastery told The Tibet Post International (TPI News), citing latest sources inside Tibet.
Two other young monk; Samdup aged 16, Dorjee Kyab aged 16, with their colleague Dorjeetook to the main gathering area of Ngatoe Gomang area in Ngaba county, north-eastern Tibet.They shouted slogans calling for the return of His Holiness the Dalai Lama from exile and freedom in Tibet, shortly after, the Chinese police took two of them to a hospital in Ngaba county. It is still Not Clear that whether the 15-year old Dorjee's body was taken by local Tibetans or the Chinese authorities in the area.
However, the other two are reported to have suffered severe burn injuries and they might not survive after taken by Chinese authorities to a hospital in Ngaba county of Tibet, according to Tibet sources received by TPI.
One of the self-immolators today was reportedly a 23 year old nomad mother, named Tadrin Tso, originally from Dhowa Dro Rongpo village in Rebkong county, died after setting himself alight around 6.30 p.m. at Dro Rongpo Gemarthang, 50kms from Rebkong township, Dorjee Wangchuk, an official from India based Norbulingka Institute told TPI News, citing sources inside Tibet.
Tadrin Tso who was mother of a 6-year-old son, also shouted slogans demanding the return of His Holiness the Dalai Lama to Tibet. Her body was reportedly controlled by local Tibetans in the nomad area. Over three thousand Tibetans gathered to offer their prayers and final respects to Tadrin Tso who sacrificed her precious life for Tibet, he further said.
"In the evening, large crowds gathering of local monks Tibetans shouted slogans, demanding the return of His Holiness the Dalai Lama, freedom in Tibet, and Long live His Holiness the Dalai Lama," Dorjee Wangchuk was quoted local sources as saying, So many people from surrounding places are still arriving in the area to pay their homage to Tadrin Tso.
Following the self-immolations, a large number of Chinese armed forces, security personals and police were deployed in Ngatoe township and surrounding areas. The situation becoming tense and under strict surveillance, according to the sources. 

Photo
                                                                                                        
 Photo: A young mother of one called Tamdrin Tso   set fire to herself and died today(November,7) in Rebkong. བོད་མདོ་སྨད་རེབ་ཀོང་སྒྲོ་རོང་བོ་སྡེ་བའི་བུ་མོ་རྟ་མགྲིན་མཚོ་ཡིས་དེ་རིང་ཚེས་༧ཉིན་རང་ལུས་མེར་བསྲེགས་ཀྱིས་རྒྱ་ནག་གཞུང་ལ་ངོ་རྒོལ་བྱེད་ཞོར་སྐུ་འདས་གྲོངས་སུ་ཕྱིན་ཡོད།
TEXT SIZE 
07.11.2012
Three monks from Ngaba, a mother from Rebkong and a Tibetan man from Driru are reported to have self-immolated on Wednesday in an apparent China protest, a day before the Chinese Communist Party’s 18th National Congress.

Ngaba
Three Tibetan monks from Ngoshul monastery burned themselves in Ngaba, Sichuan around 3pm (local time) today. 15-year-old Dorji, 16-year-old Samdrup and Dorji Kyab set themselves on fire outside Ngoshul monastery calling for the Dalai Lama's return to Tibet and freedom for Tibet. Security personnels are reported to have arrived at the scene shortly after their self-immolations. Dorji, 15, is known to have died at the scene of the protest and the other two have been admitted to a hospital in Ngaba. Sources with contacts in the area report heavy presence of security and severe restrictions around Gomang and Ngoshul monastery. Ngoshul monastery, located about 12 kilometers from Ngaba county, has about 130 monks.

Self-Immolation by Ngoshul Monks
A young mother of one called Tamdrin Tso set fire to herself and died today(November,7) in Rebkong. བོད་མདོ་སྨད་རེབ་ཀོང་སྒྲོ་རོང་བོ་སྡེ་བའི་བུ་མོ་རྟ་མགྲིན་མཚོ་ཡིས་དེ་རིང་ཚེས་༧ཉིན་རང་ལུས་མེར་བསྲེགས་ཀྱིས་རྒྱ་ནག་གཞུང་ལ་ངོ་རྒོལ་བྱེད་ཞོར་སྐུ་འདས་གྲོངས་སུ་ཕྱིན་ཡོད། — at the hell is doing that UNITED NATION,some act should b done to china...may peace prevail!!om mani padme hung....;(

  • Rinzin Choedon wake up UNO n have faith on our peoples in Tibet n all around the world.we request you all to take a serious action to the chinese authorities. please,please. UNO. we really want a peace in our country TIBET and really want to go back. MAY GOD BLESS HER SOUL. OM MANI PADME HU....

  • Pema Dolma om mani padme hu

  • Karin Karlsson-Muguet each human life is so precious....please stop !

  • Tenzin Chemi ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།ༀ་མ་ཎི་པད་མེ་ཧཱུྃ།

 
 Photo: Breaking: Tibet continues to burn, Another Tibetan sets self on fire
Phayul[Sunday, November 04, 2012 11:13] DHARAMSHALA, November 4: In photos and confirmed reports coming out of Tibet, another Tibetan set himself on fire this morning in an apparent protest against China's continued occupation of Tibet.
This latest incident of self-immolation protest, the 63rd in Tibet since 2009, is being reported from the Rebkong region of Amdo, eastern Tibet.
In one of the photos received by Phayul, the charred body of the self-immolator can be seen draped in Tibetan scarves lying below a portrait of His Holiness the Dalai Lama.
Exile sources say the unidentified Tibetan has succumbed to his injuries.
Other photos show a large gathering of Tibetan monks and lay people surround the body in front of a monastery.
Earlier this year on March 17, Sonam Dhargey, a 44-year-old farmer passed away in his self-immolation protest in Rebkong. Marching in the street, engulfed in flames, eyewitnesses said Sonam Dhargey called for the return of the Dalai Lama from exile.
Sonam Dhargey had wound his torso with barbed wires, a tactic that has been earlier used by self-immolating Tibetans to restrict Chinese security personnel from getting hold of their bodies.
Local Tibetans had carried Sonam Dhargey’s body to Dolma Square, the main ground in front of the Rongwo monastery, where according to reports, more than 8000 Tibetans gathered to pay their last respects and mark their protest against the Chinese government.
Dolma Square was the site of Rongwo Monastery monk Lobsang Palden's self-immolation protest three days earlier on March 14. After a grueling ordeal of over six months, Lobsang Palden failed to recover from his burn injuries and passed away on September 29....
 
1

A Tibetan man reportedly set himself on fire in Bankar village of Driru county in Nagchu Prefecture. Details of the self-immolation are unknown.

More than 68 Tibetans have set themselves on fire since February 2009 from Tibetan Autonomous Region and across Tibetan inhabited regions in China. The self-immolators have called for return of the Tibetan spiritual leader the Dalai Lama and freedom for Tibet.

Last week, the U.S. Ambassador to China spoke about his trip last month to Tibetan monasteries and urged China to meet with Tibetan representatives to address self-immolations.

“We implore the Chinese to really meet with the representatives of the Tibetan people to address and re-examine some of the policies that have led to some of the restrictions and the violence and the self-immolations, and we are very concerned with the human rights condition here in China,” said Ambassador Locke.

Senior Chinese officials have rejected calls to meet with the Tibetan spiritual leader the Dalai Lama or with authorities from the Tibetan exile government based in northern India.

China has also lashed out at U.N. criticism of Beijing's handling of unrest in Tibetan areas. Foreign Ministry spokesman Hong Lei said Monday that self-immolations have been instigated by exiled Tibetan spiritual leader, the Dalai Lama, and are used to encourage people to engage in "separatist" activities.  The Dalai Lama has said he is opposed to all violence and that self-immolations are caused by Chinese government’s hardline policies in the region.

TibetandChina Politics

TibetandChina PoliticsThe primary reason the world doesn't know enough about the self-immolation crisis is Tibet is absurdly due to the blockage of media access to those highly sensitive regions by China. The unfortunate tragic incidents, their backgrounds and the graphic imageries of the martyrs are mostly being circulated within our own small communities, ngo's and certain social networks mainly Facebook, and sometimes we tend to believe that the entire world understands the dire situation in Tibet. i think we are totally wrong. I have randomly surveyed many common people to see if they heard anything about the self immolations and knows what is going on in Tibet these days and lot of them don't seem to know anything. And these are not illiterate people and in fact one of them told me that although he read an article about the incidents recently but he didn't quite understand the magnitude of China's repression that forced people into taking such drastic actions. 
The fact that the self-immolation incidents are not being able to cover by any major news network or publications is a serious blow to our movement and the precious lives of those people. It definitely provides ample room to the international communities and its leaderships to keep mum and pretend oblivious about such historically unheard of crisis taking place in the remote Tibet today. Most leaders of the big nations are consciously not drawing any harsh criticism against China as long as the whole thing stays low key and under control. The administrations are content and happy as long as they don't need to send any wrong signals or gestures against China over human rights violation. Economic interest have forced them to conduct double standard policies and actions. It's very sad and totally unethical.

CTA Holds Special Prayer Service to Mourn Self-immolations


DHARAMSHALA: The Central Tibetan Administration organised a special prayer service to condole and express solidarity with all those Tibetans who have self-immolated for the cause of Tibet.

Thousands of Tibetans including the entire officials of the Central Tibetan Administration, attended the prayer service at Tsuglagkhang, the main temple. They offered to four Tibetans – Tsepo, 20, Tenzin, 25, Lhamo Tseten, 24, and Thubwang Kyab, 23 – who set themselves on fire in separate incidents last week.
Addressing the prayer service, Sikyong Dr. Lobsang Sangay said the international community and the media have expressed strong concern over and recognised the grave situation in Tibet.
“This was corroborated by the US ambassador’s recent visit to Tibet and his subsequent urgent appeal to the Chinese leadership to end its repressive policies that have led to increasing self-immolations by Tibetans,” the Sikyong said.
He said the United Nations High Commissioner for Human Rights Navi Pillay has expressed deep concern over the critical situation in Tibet and urged the Chinese leadership to promptly address the longstanding grievances of the Tibetan people.
“This is one of the evidences of the recognition of the international community, including the UN and US, of the serious problem in Tibet despite attempts made by the Chinese government to undermine the reality,” he said.
He said the Kashag made renewed efforts to highlight the tragic situation to the international community through global media organisations such as Time, Newsweek, Le Monde, and Washington Post.
He said the Central Tibetan Administration and the Tibetan community in exile expressed their prayers and deep condolences to all those Tibetans who have sacrificed their lives for Tibet and their family members.

Inline image 5
Đứng giữa núi rừng Hy Mã Lạp Sơn
Trong ta hận nước quặn từng cơn.
Bên kia sông núi sầu tê tái,
Dân tộc trầm luân lắm đọa đày.
Trên bước đường dài trải chông gai,
Âm vang Tổ Quốc gọi hồn ai ?
Tim ta phừng phựt cơn bão lửa,
Ngọn lửa Tự Do luôn miệt mài.

Tận chốn phù hoa ai có hay ?
Non sông trùm phủ vạn áng mây.
Dân ta quằn quại trong bể khổ,
Địa ngục trần gian thế kỷ này.
Ta quyết bền gan trước chông gai,


Nhìn trăng đối diện với đêm dài.
Trăng ơi ! Sông núi sầu tê tái,
Vẫn dệt trong ta một lâu đài.
Nơi hang đá ai bao lần nhỏ lệ,
Giang đôi tay trước trùng điệp chông gai.
Nơi hang đá ôi ngút ngàn băng giá,
Trái tim son vẫn ôm trọn Sơn Hà.
Trong băng giá ngọn lửa thiêng bùng cháy,
Lửa cháy bùng thiêu đốt cả tâm can.
Lửa bùng cháy lửa Tự Do bùng cháy,
Lửa ngút ngàn nhựa khí hiên ngang.
Ngọn lửa đó vô cùng quyết liệt,
Bằng hiến dâng chính xác thân mình.
Ngọn lửa đó phơi bày khí tiết,
Inline image 6
Vì non sông ta quyết hy sinh .
Đừng để lửa Tự Do trong tuyệt vọng,
Nằm xuống trong sự yên lặng lãng quên.
Ngọn lửa đó sẽ vô cùng quyết liệt,
Sẽ khơi nguồn cơn phẫn nộ căm hờn.
Ngọn lửa thiêng quật ngã bạo quyền,
Đốt thành trì Đại Hán tro than.
Trong ngọn lửa bao oan hồn báo oán,
Tần Thủy Hoàng bạo chúa trần gian.
Ta thà chết không cam lòng quốc nhục,
Nhục nào hơn là nhục mất non sông ?
Ta liều thác quyết giành lại Biển Đông,
Tỏa rạng danh con cháu giống Lạc Hồng.

Lê Chân

Himalaya ngày 24 tháng 10 năm 2012
Inline image 4
 Ta người đàn bà nước Việt
Quyết phơi gan trải bày khí tiết
Chốn núi rừng muôn trùng khắc nghiệt
Trong buồng tim nhiệt huyết sụt sôi
Lê Chân



No comments:

Post a Comment