http://www.youtube.com/watch?v =zEDRt61r1og&fb_source=message
Sự khác biệt về nạn trộm cướp giữa Hà Nội và TP. Sài Gòn
Có người so sánh nạn cướp liều lĩnh, dã man thường xảy ra tại Hà Nội như vụ Lê Văn Luyện và những vụ cướp tiệm vàng giữa ban ngày, những vụ giết người cướp của có tổ chức… Còn ở TP Saigon, ít có những vụ lớn, nhưng lại nhiều hơn về nạn trộm vặt, cướp cạn xảy ra trên đường phố. Phân tích này có phần đúng nếu nhìn vào hiện tượng “bề ngoài”. Càng về những năm gần đây, nạn trộm cắp vặt, nạn lừa đảo ở Saigon càng gia tăng. Điều đó không khó hiểu. Bởi những người dân từ các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung kéo nhau vào miền Nam “nhập cư” hợp pháp và không hợp pháp rất đông, mong “đổi đời” hoặc ít nhất cũng kiếm được một công việc làm ở công ty, xí nghiệp nào đó, cùng lắm là chịụ khó đi bưng bê ở mấy quán ăn, quán cà phê. Cả những chàng trai cô gái hiền lành ở các tỉnh lẻ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng kéo về Sài Gòn kiếm việc làm.
Có lẽ bói mãi cũng không ra người dân miền Nam nào ra miền Bắc kiếm ăn, ngoại trừ mấy ông lớn kéo nhau ra ngoài đó cho gần “trung ương” bắt mối làm ăn lớn.
Thành phần công nhân thất nghiệp hoặc thiếu việc, hầu hết là những người dân lương thiện, nhưng gặp lúc túng bấn quá đành trộm cắp nhỏ, được đồng nào hay đồng ấy. Có anh chị mới hôm qua hiền khô, hôm sau đã phải theo bồ đi trộm cắp hoặc mưu toan với bồ lừa mấy anh ham của lạ, nhưng loại lừa lọc này cũng chỉ là loại “nhát gan”.
Một kiểu dùng “mỹ nhân kế” ăn khách
Một thí dụ cụ thể: Vào giữa tháng 9/2012, Loan giả vờ gọi nhầm vào số điện thoại của anh Vũ Đình M. (30 tuổi, ở tại quận Gò Vấp) và “mỹ nhân” chủ động làm quen với M.
Đêm 23/9, Loan gọi điện thoại và chạy xe máy sang Gò Vấp đón anh M. về khu vực hầm Thủ Thiêm (quận 2) để tâm sự. Khi đến khu vực cầu Cá Trê 2 (phường An Lợi Đông, quận 2) khá vắng vẻ, có 3 tên là Nam, Tài và Vỹ từ phía sau chạy lên cố tình va chạm rồi gây sự, đồng thời “ả” Loan cũng nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Lúc này những tên còn lại xông vào đánh hội đồng và cướp tài sản của anh M. gồm 1 ví đựng tiền, có hơn 1 triệu đồng, giấy tờ tùy thân và ba lô đựng máy tính xách tay, máy ảnh KTS, 2 chiếc nhẫn vàng…Sau đó nhóm cướp nhí này lên xe tẩu thoát. Nạn nhân M. chỉ còn biết đến CA địa phương trình báo. Bạn nào có dịp về VN nên cẩn thận với những cú điện thoại gọi lầm số trời ơi này.
Một kiểu vu khống giũa đường để cướp tài sản
Độc giả ở địa chỉ email thuyngo2001@… cho biết, từng chứng kiến một vụ cướp hy hữu ngay gần chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh.
“Đang đi đường, tôi thấy một nhóm người cả nam cả nữ bu kín xung quanh một cô gái trẻ, người quát nạt, kẻ định giơ tay đánh và miệng liên tục buông ra đủ câu chửi bới, cho rằng cô gái kia cướp chồng người khác.
Khi thấy cô gái khóc lóc giải thích, nhóm người này liền xông vào lục túi như thể tìm bằng chứng. Tuy nhiên ngay khi lấy được đồ, bọn chúng nhanh chóng lên xe bỏ chạy. Cô gái và người đi đường, sau một hồi trấn tĩnh mới biết đó là bọn cướp”.
Gần đây nhất một vụ cướp cạn giữa con đường Nguyễn Hữu Cảnh cũng được một độc giả quay được clip này. Hai tên cướp đuổi theo hai chiếc xe gắn máy của mộ cô gái và anh bạn trai thong dong đi trên đường giữa ban ngày. Đến một đoạn tương đối ít người qua lại, hai tên cướp vọt xe lên, cướp chiêc ba lô của cô gái đeo sau lưng. Cộ gái bị té lăn xuống đường, hai thên cướp lên xe dông mất dạng. Những hình ảnh ấy thật sự đã làm người dân TP khiếp sợ.
Ra đường là phải ngó trước ngó sau kẻo mất đồ, mất mạng
Những vụ cướp giật, cướp cạn mới thật sự là mối kinh hoàng của hầu hết người dân Saigon lúc này. Một đô thị hiện đại nhất Việt Nam nhưng xung quanh luôn nhiều điều bất trắc. Người dân luôn nơm nớp sống trong lo sợ, đề phòng, hễ cứ ra đường là phải ngó trước, ngó sau.
Chia sẻ câu chuyện của chính bản thân mình, độc giả Tô An cho biết từng bị 2 kẻ cướp giật mất sợi dây chuyền khi đưa con vào Sài Gòn thi đại học. Ông này cho biết:
“Chúng lướt qua quá nhanh khiến vài giây sau tôi mới ớ lên được một tiếng… cướp, nhưng đã quá muộn”.
Anh Thành Dũng nhận định, nạn cướp giật ở Sài Gòn ngày càng nở rộ với mức độ liều lĩnh vô cùng. Bạn thân anh từng 2 lần bị giật cặp laptop, trong đó có lần bị giật ngay khi đang đi trên vỉa hè.
“Bạn tôi khoác laptop đi bộ trên vỉa hè thì bị 2 tên cướp chồm xe lên rồi rồ ga vọt qua giật mạnh mất chiếc túi”…
Độc giả này nhấn mạnh:
“Một quốc gia được biết đến là một trong những nơi bình yên mà xảy ra cướp ngày, cướp đêm như vậy thì quả là xấu hổ. Tệ nạn ấy do đói kém, bần hàn, do con người hay xã hội tạo nên cần phải được ngăn chặn”.
Thôi thì đành sống chung với trộm cắp vậy
Đừng coi cướp giật là tội nhỏ vì nó tạo ra tâm lý bất an khủng khiếp trong xã hội, bào mòn niềm tin của người dân vào pháp luật, vô tình dung túng cho tội ác hoành hành. Pháp luật không nghiêm khiến xã hội rối loạn về nạn móc túi vặt, cướp cạn… rồi đủ thứ chuyện khác nữa mà hậu quả là nạn nhân mất của, ăn đòn và nhiều khi mất mạng.
Nếu thật sự phải theo dõi, điều tra, bắt hết những tội phạm này thì dùng toàn bộ lực lượng công an trong toàn quốc cũng chưa chắc đã đủ phục vụ cho công tác này. Chẳng qua “thời thế này nó như vậy”, khó mà diệt hết được nạn trộm cướp để dân yên tâm làm ăn. Nếu pháp luật VN nặng tay quá với loại trộm vặt, cướp giật này thì… không đủ nhà tù để chứa. Thôi thì đành “sống chung với lũ” như đã từng phài sống chung với độc quyền, sống chung với tham nhũng, với đủ thứ “văn hóa nham nhở” vậy. Người dân phải tự cứu lấy mình thôi.
Văn Quang– 05-10-2012
Những vụ cướp giật, cướp cạn mới thật sự là mối kinh hoàng của hầu hết người dân Saigon lúc này. Một đô thị hiện đại nhất Việt Nam nhưng xung quanh luôn nhiều điều bất trắc. Người dân luôn nơm nớp sống trong lo sợ, đề phòng, hễ cứ ra đường là phải ngó trước, ngó sau.
Chia sẻ câu chuyện của chính bản thân mình, độc giả Tô An cho biết từng bị 2 kẻ cướp giật mất sợi dây chuyền khi đưa con vào Sài Gòn thi đại học. Ông này cho biết:
“Chúng lướt qua quá nhanh khiến vài giây sau tôi mới ớ lên được một tiếng… cướp, nhưng đã quá muộn”.
Anh Thành Dũng nhận định, nạn cướp giật ở Sài Gòn ngày càng nở rộ với mức độ liều lĩnh vô cùng. Bạn thân anh từng 2 lần bị giật cặp laptop, trong đó có lần bị giật ngay khi đang đi trên vỉa hè.
“Bạn tôi khoác laptop đi bộ trên vỉa hè thì bị 2 tên cướp chồm xe lên rồi rồ ga vọt qua giật mạnh mất chiếc túi”…
Độc giả này nhấn mạnh:
“Một quốc gia được biết đến là một trong những nơi bình yên mà xảy ra cướp ngày, cướp đêm như vậy thì quả là xấu hổ. Tệ nạn ấy do đói kém, bần hàn, do con người hay xã hội tạo nên cần phải được ngăn chặn”.
Thôi thì đành sống chung với trộm cắp vậy
Đừng coi cướp giật là tội nhỏ vì nó tạo ra tâm lý bất an khủng khiếp trong xã hội, bào mòn niềm tin của người dân vào pháp luật, vô tình dung túng cho tội ác hoành hành. Pháp luật không nghiêm khiến xã hội rối loạn về nạn móc túi vặt, cướp cạn… rồi đủ thứ chuyện khác nữa mà hậu quả là nạn nhân mất của, ăn đòn và nhiều khi mất mạng.
Nếu thật sự phải theo dõi, điều tra, bắt hết những tội phạm này thì dùng toàn bộ lực lượng công an trong toàn quốc cũng chưa chắc đã đủ phục vụ cho công tác này. Chẳng qua “thời thế này nó như vậy”, khó mà diệt hết được nạn trộm cướp để dân yên tâm làm ăn. Nếu pháp luật VN nặng tay quá với loại trộm vặt, cướp giật này thì… không đủ nhà tù để chứa. Thôi thì đành “sống chung với lũ” như đã từng phài sống chung với độc quyền, sống chung với tham nhũng, với đủ thứ “văn hóa nham nhở” vậy. Người dân phải tự cứu lấy mình thôi.
Văn Quang– 05-10-2012
No comments:
Post a Comment