Tuesday, May 29, 2012

HÀNH TRÌNH TƯỞNG NIỆM NỖI TANG THƯƠNG CỦA ĐỒNG BÀO VIỆT NAM TẠI TRẠI TỊ NẠN PANAT NIKHOM

Dù chết cũng không ở cùng với cộng sãn

                           

BANGKOK,một ngày tháng năm oi bức, tôi đón nhà hoạt động cách mạng, người chiến sỹ vì Tự Do, người chị cả, người mẹ của tôi-- LÊ CHÂN tức Chiến sỹ NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH tại nhà ga Hua Lam Phon trong trung tâm BANGKOK. Khi thấy chị từ xa, tôi bước đến và được đón nhận trong vòng tay ấm áp của chị.
 Tôi cảm thấy thật hạnh phúc, cảm giác hân hoan, hãnh diện và tràn đầy nhuệ khí đủ để mình bước tiếp trên con đường mà mình đang đi vì dân tộc VIỆT. Bước ra khỏi nhà ga,chúng tôi tiếp tục hành trình mà linh khí Đất Trời, Hồn Thiêng Sông Núi đã đưa chúng tôi đến với nhau để hợp tác hành động.
ngôi miếu hơi hoang tàn lạnh lẽo
 Sau một ngày nắng cháy da người, chị tả sơ lược cho tôi về chuyến dò đường trước của chị về trại tị nạn PANAT NIKHOM và kế hoạch dựng lên tấm bia mộ để tưởng nhớ những người bạn, đồng bào của chúng ta đã tuẫn tiết tại trại tị nạn để phản đối lệnh cưỡng bức hồi hương,quay về sống với lũ Cộng sản rừng rú, mặt người dạ thú tại Việt Nam.
Những đồng bào bất hạnh đã dũng cảm cắt tay ,mổ bụng,treo cổ....để chọn lấy cái chết để những người còn lại có cơ may  thoát khỏi lệnh cưỡng bức và những người trước đó đã tuyệt vọng mà quyên sinh.
các lán trại giờ thành khu rừng bạch đàn mới trồng
Tạm chia tay chị, để mỗi người một việc mà hành động theo dự định.Tôi cảm thấy lưu luyến và thương xót, đồng thời cảm phục chị,người phụ nữ can đảm quyết đoán mạnh bạo đã dấn thân mình cho Đất Nước mà không nghĩ đến sức khỏe bản thân của chính mình.Với thân hình mảnh khảnh,tiều tụy, bàn chân loang lỗ, trán bầm mặt xưng vì té ngã trên đường bôn ba trèo đèo lội suối trong tuyến đường xuyên rừng băng qua 3 quốc gia từ TÂY TẠNG đi đến THAILAND trong mưa gió.
Người phụ nữ nhỏ bé nhưng kiên cường, người đàn bà VIỆT NAM đã làm cho tập đoàn Mafia Cộng sản điên đầu,khốn đốn bấy lâu nay, ngươi chiến sỹ vì Lý tưởng Tự Do, nhà hoạt động cách mạng lẫy lừng mà tôi được nghe biết lại giản dị, bình dân đến bất ngờ.
Chị có thể nhịn ăn,sống nơi chổ tồi tàn để dành ít ỏi tài chính mà minh có để chia sẻ với đồng bào khốn khổ tại đây.Ôi! thật không thể tả,không thể nói bằng lời khi tôi chứng kiến con người thật việc thật.






Ngày thứ 3 , khi tôi gặp chị tại BANGKOK này thì cũng là lúc chúng tôi chuyển bước về tỉnh CHONBURY, nơi  có trại tị nạn của đồng bào VIỆT NAM  năm xưa. Mười hai giờ trưa nắng đổ lửa, chúng tôi đến được trại tị nạn PANAT NIKHOM, 1 trong 2  trại tị nạn lớn nhất THAILAND ngoài trại SIKHEW. Ngồi trên xe Honda ôm,cách ngôi miếu thờ đồng bào vài phút xe chạy, chị chỉ bao quát cho tôi toàn cảnh khu tị nạn.Trước mắt tôi là 1 cánh rừng mới trồng,còn phía bên kia đường là khu trại lính mà theo lời chị nói nó là khu Ô. Chưa bao giờ  tôi bước đến nơi này nhưng khi nghe chị nói và dừng chân trước ngôi miếu, bên cạnh cây da lâu năm, trong người tôi có 1 cảm giác gì đó thật khó tả, da gà tôi nổi khắp nơi, cảm giác lạnh sống lưng chạy khắp người tôi hình như  linh hồn oan khiên của đồng bào đang quanh quẩn đâu đây. Nhìn vào ngôi miếu hơi hoang tàn vì lá khô rơi rụng đầy và nhang khói lạnh tanh, cùng ít vật phẩm cũ kỹ mà người trước cúng tế, tôi cảm thấy chạnh lòng và nghẹn lời.Ngôi miếu xơ xài, ọp ẹp và dễ sập như số phận của những đồng bào của tôi trước đây.


 Trong miếu, tôi thấy có cúng gương lược và quần áo phụ nữ,thì ít nhiều tôi đã hiểu vì sao, nói ra thì e ngại tới các vong hồn các vị đã quyên sinh . Nhưng  tôi phải nói ra để mọi người biết được cái khổ sở, đau đớn của người tị nạn trong bối cảnh lúc bấy giờ.Theo tôi,nguyên nhân vì sao dân trong vùng cúng quần áo phụ nữ cùng gương lược ,là vì  oan hồn của các vị phụ nữ trong trại bị thổ phỉ,lính Thái... lúc bấy giờ hãm hiếp và lột trần trước khi chết nên hồn oan khuất hiện về và  người Thái đã thấy vậy nên cúng tế.Nhìn sang chị Hạnh, tôi thấy đôi mắt của chị đã ướt đẫm và khuôn mặt đầy đau khổ và bi phẫn, xót xa vì thân phận người tị nạn.



Chúng tôi bắt tay vào dọn dẹp, sửa sang ngôi miếu. Vì không đủ thời gian, và cũng vì chị Hạnh chỉ tạm quá cảnh sang đây rồi phải tiếp tục các công việc cấp bách khác nên chúng tôi không thể làm được Tấm bia Tưởng Niệm cho đúng cách, trang trọng hầu sưởi ấm lòng các đồng bào đã tuẫn tiết tại đây.Chúng tôi đành in ra và ép vào khung hình với những lời tưởng nhớ đồng bào mà thôi.Chúng tôi hẹn với lòng sẽ quay trở lại để dựng tấm bia khang trang hơn cùng việc tu sửa lại ngôi miếu.



Tôi nghĩ,những việc làm này không ai bắt buộc chúng tôi nhưng với trách nhiệm ,lương tri của con người , mỹ tục của người VIỆT NAM,nhất là của những người hết lòng Vì Dân Vì Nước, đã dám dấn thân vì đại cuộc chung thì đây là việc phải làm, là hành động của người còn sống dành cho người đã khuất,những người không may mắn.Sự việc dù đã trải qua hàng hai , ba chục năm nhưng tôi nghĩ việc làm khiêm nhường  này của chúng tôi sẽ làm ấm áp hương hồn của những người đã khuất.
Tôi  lặng lẽ dọn dẹp cỏ dại quanh ngôi mộ, còn chị Hạnh thì vừa khóc vừa làm.


 Không gian nơi này rơi vào  chìm lắng, thật liêu trai như quay trở lại thời điểm tang thương khổ nạn của mấy mười  năm về trước .  Hầu như  hai chị em chúng tôi  được Hồn Thiêng Sông Núi và Anh linh của người  đã khuất dìu dắt vào quá khứ để cảm nhận nỗi đau, nỗi tang thương mất mát của đồng bào mà quyết tâm vững chắc hơn trên con đường cứu nguy Dân Tộc ÔI !
 Thật diệu kỳ, như có phép lạ , bàn thờ giờ đây sáng sủa, thanh thoát và thuần khiết  như  hương hồn  những người đã khuất cảm nhận được sự quan tâm chia sẻ từ tấm lòng của những người còn sống nên cảm thấy mãn nguyện hơn chăng?.
sau khi đã quét dọn.....ngôi miếu  bừng sáng

  Hay là tâm hồn chúng tôi được thanh thản, nhẹ nhàng vì ít nhiều cũng làm tròn bổn phận của người may mắn dành cho những số phận bi thương, tan tác của đồng bào. Chúng tôi tự nghĩ là mình đã làm tròn trách nhiệm lương tri, nét đẹp văn hóa mà một người VIỆT thuần túy được đào tạo, người may mắn mang dòng máu VIỆT có dòng gien đạo đức tốt đẹp này.
Hương khói, hoa quả ,trà nước xong , chi HẠNH vừa kể vừa chỉ cho tôi thấy các dấu vết còn xót lại trên nền đất tại đây. Chị chỉ cho tôi dấu vết cái nền của  Phòng Tiếp Nhận người mới đến, khu transit ,khu O ,nhất là chị tả cho tôi nghe về cổng chính của trại tị nạn, nơi đặt một miếu nhỏ dưới gốc cây.Đây là nơi đã thấm đẫm nhiều nước mắt và máu huyết của đồng bào vì họ đã dùng tất cả các biện pháp hành động để tuẫn tiết để phản đối lệnh hồi hương, nơi mà trước đây khăn tang quấn đầy chi chít.... Chị kể trong nước mắt và âm giọng nghẹn ngào. Rồi tôi cùng chị đi quanh một vòng trại để chị hồi tưởng lại quá khứ đau thương.Qua bên kia đường, khu Ô bây giờ đã là trại lính quy mô và khang trang . Chị bước đến và chụp hình với người lính Thái đứng gác cổng.Họ chào chúng tôi với nghi thức bồng súng và chào tay nghiêm trang ( theo tôi được biết , đây là nghi thúc chào đón khách quý, người mà họ tôn trọng chứ không phải như cách chào thông thường hàng ngày).Chị chụp hình với tư thế đứng giữa 2 người lính Thái. Tấm hình này làm chị nghẹn ngào thốt lên rằng:"
Tôi đang đứng đây.....đứng giữa ÂN và OÁN



 Tôi đang đứng đây,đứng giữa oán và ân".Oán là đồng bào VIỆT NAM đã chết dưới tay người Thái rất nhiều như : cướp rồi giết. hiếp rồi giết.đánh chết trong các trại tị nạn.v.v, v.   ÂN là cũng nhờ mảnh đất tạm bợ này mà  hàng triệu người  VIỆT NAM thoát khỏi bàn tay hung tàn của bọn Cộng sản để được định cư, tái dựng cuộc đời mới nơi Đệ tam Quốc gia.

Sau khi đi thăm và hồi tưởng lại những ký ức, chúng tôi ra về để trở lại thủ đô Bangkok nhưng trên đường rời khỏi nơi này thì như là hương hồn của những người đã khuất thúc giục nhắc nhỡ chúng tôi, để chúng tôi phải nghĩ đến việc đi tìm lại mồ mả của những đồng bào được an táng tại đây.Chúng tôi đi vòng vòng hỏi dân địa phương nhưng họ không biết.
NÓI CHUYỆN VỚI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐANG SỐNG TRONG TRẠI CŨ

Chúng tôi đành ngậm ngùi trở về vì thời gian không cho phép chúng tôi lưu lại lâu và cũng vì chị Ngọc Hạnh còn nhiều công tác đặc biệt khác phải làm.
Tôi đã dặn lòng mình,khẽ bảo trong thâm tâm là sẽ quay trở lại đây để dựng lên tấm bia cho đàng hoàng, và xứng đáng với tấm lòng của những người đã khuất và tìm cho ra mồ mả để tu sửa cũng như nhang khói dù biết rằng hơn 20 năm trôi qua rồi nhưng thiết nghĩ  những hành động dù muộn màng này cũng ít nhiều làm ấm lòng các chiến sỹ đã tuẫn tiết bỏ mình vì Lý tưởng Tự Do cho chính mình và nhất là cho dân tộc VIỆT NAM.

BANGKOK.25/05/2012



NGƯỜI SỐNG VÌ LÝ TƯỞNG TỰ DO, DÂN CHỦ ,HẠNH PHÚC  CỦA TỘC VIỆT







                                                                                                                               HÀNG TẤN PHÁT

No comments:

Post a Comment