Saturday, October 25, 2014

Bốn TNS Hoa Kỳ: Không vũ khí cho VN nếu không cải thiện nhân quyền


Hôm nay, 4 Thượng Nghị Sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa gửi văn thư yêu cầu Tổng Thống Obama rút hoặc hoãn việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.

"Chúng tôi kêu gọi Ông [Tổng Thống] xét lại quyết định của mình và bảo đảm rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí được gắn liền với những tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị ở Việt Nam," các vị Thượng Nghị Sĩ này viết.

Các vị Thượng Nghị Sĩ đồng ký tên gồm có Marco Rubio (Cộng Hòa, FL), John Cornyn (Cộng Hòa, TX), John Boozman (Cộng Hòa, AR) và David Vitter (Cộng Hòa, LA). 



Văn thư nhấn mạnh rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những quyền tự do căn bản của người dân và nhắc lại những hứa hẹn cải thiện nhân quyền của chính quyền Việt Nam năm 2006 để được hưởng những đặc quyền từ Hoa Kỳ. Theo các thượng nghị sĩ thì những hứa hẹn này đã không được thực hiện:
"Việt Nam đang là một quốc gia độc tài, độc đảng, và các giới chức thẩm quyền hạn chế một cách trầm trọng các quyền tự do lập hội, quan điểm, và báo chí, kể cả hạn chế sử dụng Internet và viễn thông."

Cẩm Nang Bất Tuân Dân Sự (Hong Kong)


                                          Phần I


                                                        Bất Tuân Dân Sự
(1) Triết Lý

1. Bất tuân dân sự liên quan đến hành vi chống đối sự bất công thông qua việc từ chối tuân theo pháp luật, nghị định, thuợng lịnh. Những người tham gia không sử dụng bạo lực. Thay vào đó, họ sẽ chủ động chấp nhận các hậu quả pháp lý mang đến cho họ. Các hành vi này để thể hiện không chỉ cung cách văn minh mà còn là một thái độ bất tuân để từ chối hợp tác với các nhà chức trách phi công lý, và phấn đấu cho những thay đổi xã hội thông qua các cuộc biểu tình liên tục. Sự nguyên thủy ôn hòa không có nghĩa là không chống cự lại cái xấu, nhưng là để đối đầu thẳng thừng với cái xấu bằng những phương tiện bất bạo động.
2. Sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực chỉ làm tăng gia thêm sự sai lầm và sợ hãi, cung cấp cho chính quyền các lý do để đàn áp, và tiếp tục làm cho những kẽ đàn áp có thêm quyền lực. Bất tuân dân sự là dùng tình thương để chiến thắng thù hận. Những người tham gia phải đối mặt với những đau thuơng trong cung cách tự trọng, để thức tỉnh lương tâm của kẻ đàn áp và giảm thiểu sự hận thù làm nền tảng cho các hành vi đàn áp. Quan trọng hơn nữa, không bạo lực sẽ chinh phục được cảm tình của những người bàng quang, và phơi bày rõ ràng sự thiếu tính chính đáng của chế độ bạo lực áp dụng lên chúng ta bởi kẽ đàn áp. Sự tự hy sinh mình làm khơi dậy sự thức tỉnh của công chúng.

                                         
3. Mục đích cuối cùng của chiến dịch là để thiết lập một xã hội bình đẳng, khoan dung, yêu thương và đùm bọc. Chúng ta chiến đấu là để chống lại một hệ thống bất công, chứ không phải để chống lại một cá nhân nào. Chúng ta không nhằm tiêu diệt hay làm mất mặt những người thi hành pháp luật, thay vào đó chúng ta muốn có được từ họ sự hiểu biết và tôn trọng. Chúng ta không những cần phải tránh đối đầu bằng thân thể, mà còn tránh để phát triển sự thù hận ở trong lòng.

ĐẢNG CSVN : MỘT CON CÁ BỊ CHẾT ĐUỐI ?

 
Một con cá bị chết đuối !!!
Nghe hơi lạ  ?
Vâng, xin thưa, chết đuối là chết ở trong nước khi người hay vật bị rơi xuống vùng nước sâu mà không biết bơi, chả ai lại đi  nói “ CÁ BỊ CHẾT ĐUỐI” bao giờ !!
Vì “ NƯỚC ” là môi trường sống của “ CÁ” …
Chả thế mà ngạn ngũ của Dân Tộc ta, khi ám chỉ kẻ gặp vận may thường nói :
“ NHƯ CÁ GẶP NƯỚC, NHƯ RỒNG GẶP MÂY”
Xin Quý Vị vui lòng đọc tiếp đề người viết được trình bầy rõ ràng hơn.
 
VÀO TRUYỆN :
 
Không biết tự bao giờ, tôi cảm thấy thích thú với câu truyện sau đây, cũng không biết tác gỉa là ai, tôi đọc được ở đâu hay do ai kể cho nghe, cũng không còn nhớ nữa , nhưng thiết nghĩ nội dung câu truyện mới đáng để ta chú ý.
Xin được lên tiếng cảm ơn tác gỉa đã dựng được câu truyện này.
 
Truyện kể :
“ Có một người chuyên thuần hóa rồi nuôi dậy thú hoang, thú dữ…biết hành động, làm trò vui  khi nghe tiếng người sai khiến, để bán cho các gánh xiệc. Ông ta rất nổi tiếng trong giới làm xiệc, phải nói, ộng ta là một bậc thầy trong việc nuôi, dậy thú làm xiệc.
Đã nổi tiếng và giầu có nhờ tay nghề, nhưng ông ta có vẻ như chưa hài lòng với những thành công nuôi dậy thú vật của ông ta.
Ông ta nghĩ đến cách :
 
“ phải làm thế nào để đưa một con cá lên sống trên cạn và phải  đi được như động vật hai chân  

Cải cách Ruộng đất: Đôi điều tôi được biế


ảnh sưu tầm Internet
Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày. Vì sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm trọng mà lãnh đạo đảng CS đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại của những sai lầm trong quan hệ của đảng CS với giai cấp nông dân cho đến nay, và phương hướng khắc phục.

Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam?


Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" thì chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. 

 Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lí do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này.

Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima. 
 

Sửa chữa sai lầm của Hoa Kỳ về nhân quyền với Việt Nam


Bán vũ khí cho Việt Nam là bán đứng các nhà hoạt động



Tháng này chính quyền Hoa Kỳ đã mắc sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam – một quốc gia phi dân chủ, độc đảng với bảng thành tích nhân quyền tệ hại. Bước đi này của Hoa Kỳ, được công bố vào ngày mồng 2 tháng Mười trong chuyến thăm Washington của Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, đã gây tổn hại cho các nhà hoạt động can đảm ở Việt Nam và phí phạm một đòn bẩy quan trọng đáng lẽ có thể sử dụng để thúc đẩy thêm nhiều cải cách hơn nữa.

Giới chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng Việt Nam đang đạt được những tiến bộ tuy nhỏ nhưng rất đáng kể về nhân quyền, nhấn mạnh vào các vụ thả tù nhân chính trị trong thời gian gần đây. Nhưng các tiến bộ được nêu làm dẫn chứng đều nhỏ lẻ, và một trong những tù nhân nổi tiếng nhất được phóng thích trong năm nay, tiến sỹ, luật gia Cù Huy Hà Vũ không hề được thả mà thật ra là bị ép đi lưu vong ở Hoa Kỳ.

Trên thực tế, con số các tù nhân chính trị bị giam giữ đã gia tăng trong những năm gần đây, tính đến thời điểm này đã có tớihơn 150 nhà bất đồng chính kiến đang bị giam, giữ. Với những vụ phóng thích mới đây nhất, người ta chỉ có thể nói một cách tích cực nhất là chính phủ Việt Nam đang vận hành một cánh cửa quay, những tù nhân cũ đi ra bên này thì những tù nhân mới lại vào bên kia. Và cho dù tổng số tù nhân trong các trại giam có thể tăng hay giảm, nhưng một xu hướng đáng báo động đang gia tăng: việc sử dụng côn đồ để tấn công và đe dọa những người phê phán chính quyền.