Friday, October 18, 2013

Số phận của Đài Loan sẽ được Trung Quốc định đoạt vào năm 2020?

Cơ quan quân sự Đài Loan vào ngày 8/10 vừa qua đã công bố “Báo cáo quốc phòng năm 102” (năm Đài Loan dân quốc). Trong bản báo cáo này Cơ quan này cảnh báo rằng Trung Quốc tiếp tục xây dựng quân đội và dự tính đến năm 2020 Đại Lục sẽ chuẩn bị đầy đủ khả năng tấn công...

Bản báo cáo dạng này lần đầu tiên được công bố năm 1992. Từ đó, cứ hai năm một lần Cơ quan quân sự Đài Loan lại công bố một lần “Báo cáo quốc phòng”. Bản báo cáo này gồm bốn phần, 8 chương. Các phần bao gồm: “Tình hình chiến lược”, “Chiến lược quốc phòng”, “Khả năng phòng thủ quốc gia” và “Quốc phòng toàn dân”.
 
Năm nay, nội dung bản báo cáo cho rằng, mấy năm trở lại đây sức mạnh quân sự Trung Quốc được tăng cường với tốc độ chóng mặt, ý đồ chiến lược của Đại Lục rõ ràng là thiếu minh bạch, thể hiện ở mỗi hành vi, ý đồ can thiệp thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp quyền lợi hải dương, tạo nên sự uy hiếp tiềm tàng đến hòa bình ổn định của khu vực.
 

Tàu chiến Trung Quốc thường xuyên diễn tập trên biển Đông

 
Báo cáo còn cho biết, hiện quân đội Trung Quốc tập trung phát triển trang bị và chiến thuật tấn công và phòng thủ, tập trung di chuyển lực lượng máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không áp sát Đài Loan, tổ chức diễn tập hải quân viễn dương xuyên khu vực và diễn tập đổ bộ liên hợp ba quân chủng Hải, Lục và Không quân.
Báo cáo đưa ra dự báo, Đại lục đang nỗ lực tăng cường sức mạnh tổng hợp của quân đội và xây dựng kế hoạch đến năm 2020 sẽ hình thành khả năng tác chiến tổng hợp bằng vũ lực đối với Đài Loan.
Theo tin cho biết, Bản báo cáo này do Ủy ban quốc phòng, tướng lĩnh nghỉ hưu, các chuyên gia, học giả quân sự và nhà báo của Đài Loan cùng biên soạn.

Đài Loan dựng kịch bản bị TQ xâm lược năm 2017


Dàn dựng kịch bản bị Trung Quốc xâm lược vào năm 2017, quân đội Đài Loan  diễn tập tác chiến trên máy tính.
 Binh sĩ Đài Loan diễn tập tác chiến.


Cuộc diễn tập 5 ngày bắt đầu từ ngày 15/7 là một phần trong kế hoạch tập trận quân sự thường niên lớn nhất của vùng lãnh thổ Đài Loan mang tên “Hán Quang 29”.
 
Cuộc tập trận mô phỏng một cuộc đột kích bất ngờ của quân đội Trung Quốc vào năm 2017, mở màn cho cuộc xâm lược hòn đảo với quy mô lớn hơn, “Bộ Quốc phòng” Đài Loan nhấn mạnh. Tuy nhiên, Đài Loan không giải thích lý do tại sao họ chọn 2017 là năm Trung Quốc xâm lược hòn đảo theo kịch bản.
 
Tuy nhiên, giới quan sát lý giải, khung thời gian trên là hợp lý nếu đối chiếu với sự phát triển quân sự liên tục của Trung Quốc và các tranh chấp lãnh thổ của nước này với các quốc gia láng giềng.
 
"Sắp tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhóm tác chiến tàu sân máy bay đầu tiên, máy bay tàng hình và tàu đổ bộ tấn công 081. Khả năng đổ bộ của Trung Quốc nhờ vậy sẽ gia tăng đáng kể. Đặc biệt là khi các lực lượng quân sự của nước này được trang bị các tàu tấn công đổ bộ, được thiết kế không chỉ để vận tải, chống tàu ngầm mà còn tấn công bằng trực thăng", Tổng biên tập Cheng  của Tạp chí Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở ở Đài Bắc nhấn mạnh.
 
Các tàu tấn công đổ bộ có khả năng được sử dụng trong các tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các láng giềng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, ông Cheng cảnh báo.
 
Ngoài ra, ông Cheng cũng báo động về mối đe dọa xuất phát từ việc Trung Quốc triển khai tới 1.500 tên lửa hành trình và đạn đạo nhắm vào mục tiêu Đài Loan. Hơn nữa, các tên lửa Trung Quốc còn
 ngày càng được nâng cấp về độ chính xác.                                                                                                                                                                                                                                     
Trong khi đó, căng thẳng Trung-Đài tại eo biển Đài Loan bắt đầu hạ nhiệt kể từ khi chính quyền Trung Quốc tỏ ra thân thiện với nhà lãnh đạo Đài Loan, Mã Anh Cửu. Ông Mã bắt đầu nắm quyền lãnh đạo hòn đảo kể từ năm 2008 và chủ trương tăng cường các liên kết thương mại và du lịch. Nhà lãnh đạo Mã vừa tái đắc cử năm ngoái. Dù vậy, mối đe dọa bị Trung Quốc xâm lược đối với hòn đảo vẫn còn.
 
“Trong vài năm qua, quan hệ xuyên eo biển đã được cải thiện và các quan hệ giao lưu dân sự đã được củng cố. Nhưng mối đe dọa quân sự từ Đại lục đối với Đài Loan không hề giảm đi”, Thiếu tướng quân đội Đài Loan Tseng Fu-hsin nhấn mạnh.

Đài Loan sắp sản xuất “vũ khí diệt sân bay” Trung Quốc
Đài Loan sẽ bắt đầu sản xuất đại trà bom liệng thông minh Wan Chien chuyên dùng để phá hủy sân bay Trung Quốc vào năm 2015.
Bom liệng thông minh AGM-154 - “nguyên mẫu“ của Wanchien của khi nổ bung ra những quả bom con.
Bom liệng thông minh AGM-154 - “nguyên mẫu“ của Wanchien của khi nổ bung ra những quả bom con.
 
Theo những tài liệu mới nhận được từ các quan chức quốc phòng Đài Loan, ông Lin Yu-fang, thành viên Ủy ban Quốc phòng Đài Loan cho biết, việc sản xuất bom Wan Chien sẽ bắt đầu vào năm 2015. Hiện nay, việc tích hợp Wan Chien vào loại máy bay chiến đấu nội địa F-CK-1 Kinh Quốc đã được hoàn thành vào tháng 3/2013.
 
“Việc đi trước kế hoạch từ 1-2 năm đã giúp Đài Loan tiết kiệm được khoảng 67,8 triệu USD”, ông Lin Yu-fang cho hay.
 
Là loại vũ khí được thiết kế nhằm tấn công phá hủy các sân bay, Wan Chien được viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn thuộc bộ Quốc phòng Đài Loan phát triển.
 
Đài Loan gọi Wan Chien là bom chùm, tuy nhiên nói đúng hơn nó là một dạng bom liệng (một loại bom có cánh, không cần động cơ nhưng có thể bay hàng trăm km từ điểm phóng tới mục tiêu), được chế tạo dựa trên bom liệng AGM-154 JSOW của Mỹ. Wan Chien nặng 800-900kg, dài 4,5-4,8m, đường kính thân 0,75-0,8m, lắp đầu nổ 300-350kg với hệ thống dẫn đường GPS.
 
Với tầm bắn lên đến 200km, Wan Chien có thể được phóng đi từ vịnh Đài Loan nhằm vào các mục tiêu ở Trung Quốc.
 
Cũng theo ông Lin, 40 máy bay chiến đấu nội địa F-CK-1 đóng quân tại tỉnh Đài Nam ở miền Nam Đài Loan đã được nâng cấp để có thể sử dụng loại bom Wang Chien kể trên. Một số loại máy bay khác của Đài Loan ở Đài Trung cũng đang trong quá trình nâng cấp để có khả năng mang theo bom Wang Chien vào đầu năm 2017.
 
Đài Loan sắp sản xuất “vũ khí diệt sân bay” Trung Quốc
Tiêm kích đa năng F-CK-1 Kinh Quốc.
 
Bộ Quốc phòng Đài Loan vẫn chưa bình luận gì về phát biểu của ông Lin.
 
Việc sử dụng bom chùm đã bị lên án bởi các tổ chức Phi chính phủ trên thế giới cũng như nhiều thành viên trong cộng đồng quốc tế do tính sát thương trên diện rộng của loại vũ khí này. Hàng nghìn thường dân sống trong các vùng xung đột hiện tại đã bị giết hoặc bị thương do bom chùm. Đặc biệt, nhiều quả bom chùm đã phát nổ sau hàng thập kỷ bị thả xuống.
 
Công ước về bom chùm có hiệu lực trong tháng 8/2010 cấm việc sử dụng, phát triển, dự trữ và chuyển giao bom chùm đã được ký kết bởi 108 quốc gia. Tuy nhiên, các cường quốc quân sự lớn trong đó có Mỹ, Nga và Trung Quốc đã không ký.

Trung QUốc hậm hực nhìn Đài Loan phóng tên lửa đất-đối-không của Mỹ

Lần đầu tiên trong sáu năm qua, ngày 26/9 Hải quân Đài Loan đã phóng tên lửa đất-đối-không từ boong khu trục hạm Magoon.

Đài Tiếng nói nước Nga dẫn tin của AFP cho biết, vụ phóng tên lửa nằm trong khuôn khổ cuộc tập Sea Standard theo kịch bản đối phó với đòn tấn công giả định từ đại lục. Các tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu máy bay không người lái.
 
làm thế nào
Tên lửa Standard II do Mỹ chế tạo
 
Tên lửa Standard II do Mỹ chế tạo đã bắn trúng mục tiêu di động bay cách hòn đảo mấy chục km về phía đông. Trong quá trình tập trận có sự hiệp đồng của những loại pháo khác nhau. Do điều kiện thời tiết bất lợi, đã hủy bỏ một phần hoạt động diễn tập theo kế hoạch.
 
Tên lửa Standard II trị giá khoảng 3 triệu dollar có phạm vi hiệu lực khoảng 130 km. Hiện tại chỉ có bốn tàu khu trục Đài Loan lớp "Kidd", kể cả "Magoon", được trang bị những tên lửa này.
 
Trước đó, ngày 25/9, Đài Loan đã tiếp nhận chiếc máy bay đầu tiên trong số 12 chiếc máy bay chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ.
 
Theo thông tin từ phía Đài Loan, 11 chiếc máy bay săn ngầm P-3C Orion còn lại sẽ được Mỹ chuyển giao lần lượt cho tới năm 2015.
 
Theo đánh giá của giới chuyên gia phi đội P-3C này sẽ thay thế những chiếc S-2T (26 chiếc mua từ năm 1986) đã lạc hậu của Đài Loan và giúp hòn đảo này tăng cường đáng kể khả năng đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
 
làm thế nào
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion

P-3C Orion có tầm hoạt động trên 5.000 km, tức là gấp hơn 6 lần so với S-2T. P-3C Orion dài 35,6 m, có sải cánh 30,4 m. Máy bay có trọng lượng rỗng 35.000 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 64.400 kg.
 
Loại máy bay săn ngầm này có thể đạt tốc độ tối đa 750 km/h với thời gian bay liên tục khoảng 16 tiếng. Máy bay có khả năng phát hiện tàu ngầm đang lặn và được trang bị các loại tên lửa diệt ngầm, không đối hải hiện đại.
 
Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã được cải thiện đáng kể sau khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền tại Đại Loan từ năm 2008. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn có những bất đồng khi và liên tục tăng cường sức mạnh quân sự. Đài Loan tiến hành hiện đại hóa quân đội với phần lớn vũ khí, khí tài mua của Mỹ và vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.
 
Sau khi Mỹ chuyển giao máy bay săn ngầm P-3C cho Đài Loan, Trung Quốc đã trao công hàm chính thức phản đối Mỹ về việc bán máy bay chống ngầm cho Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi kêu gọi Mỹ tuân thủ chính sách một Trung Quốc và ba tuyên bố chung Trung-Mỹ.
 
"Mỹ cần phải chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào, tránh bất kỳ hành động nào có thể gây tổn hại đến mối quan hệ Trung-Mỹ và quan hệ dọc eo biển Đài Loan", ông cho biết.
 
Ông Hồng Lỗi cũng đã tái khẳng định rằng, Trung Quốc phản đối việc bán vũ khí cho Đài Loan từ bất kỳ nước nào.


Đài Loan phát triển vũ khí tấn công phủ đầu Trung Quốc


Ngày 21-9, báo chí Đài Loan đưa tin, cuối năm nay không quân của họ sẽ được trang bị các vũ khí "thông minh" có thể được sử dụng để chống lại bất kỳ cuộc xâm lược nào của Trung Quốc, bằng việc tấn công các sân bay và bến cảng của đại lục.

Loại vũ khí mới này, được phát triển theo một dự án mang tên là "Wan Chien" (Vạn Kiếm), dự kiến ​​sẽ được trang bị cho hàng chục máy bay chiến đấu của Đài Loan.
Hòn đảo này đã bắt đầu phát triển vũ khí thông minh riêng của mình, sau khi Mỹ, nhà cung cấp vũ khí chính, từ chối bán bom dẫn đường cho họ. Tuy vậy, Cơ quan chủ quản quân sự của hòn đảo này chưa có bình luận chính thức nào về thông tin trên.
Theo tờ China Times có trụ sở tại Đài Bắc, không quân Đài Loan có kế hoạch hoàn thành nâng cấp 60 chiếc máy bay chiến đấu, trước khi kết thúc năm nay, với 6 chiếc cuối cùng đang được nâng cấp và dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 12 tới.
Các chuyên gia cho rằng, loại vũ khí mới sẽ cho phép máy bay chiến đấu của Đài Loan có thể tấn công các mục tiêu của Trung Quốc từ xa và giảm nguy cơ phải bay trên lãnh thổ của Trung Quốc. Trong chiến đấu, đây được gọi là đòn “Tiên hạ thủ vi cường”, tấn công phủ đầu, tiêu diệt trước một bộ phận sinh lực địch.
 
Đài Loan phát triển vũ khí tấn công phủ đầu Trung Quốc
Phi đội máy bay chiến đấu F-16 của không quân Đài Loan


 
Vũ khí thông minh của Đài Loan, tương đương với bom tấn công trực tiếp (JDAM) của Mỹ, được thiết kế để tấn công các bến cảng, các căn cứ tên lửa và radar, cũng như những nơi tập trung lực lượng trước khi xâm lược hòn đảo này.
Mỗi một vũ khí này mang theo hơn 100 đầu đạn có khả năng phá hủy và tạo nên hàng chục hố nhỏ trên các đường băng ở sân bay, làm cho chúng không thể sử dụng được nữa, các chuyên gia cho biết.
Các chuyên gia Đài Loan ước tính, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện đang triển khai hơn 1.600 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhằm vào hòn đảo này.

Đài Loan đóng chiến hạm áp chế toàn bộ hạm đội Trung Quốc?

Trang mạng Strategypage của Mỹ ngày 02/09 đã có bài viết cho biết, gần đây, vùng lãnh thổ Đài Loan đã công khai nguyên mẫu tàu tên lửa cao tốc 2 thân mà họ đang nghiên cứu, phát triển. Đây là tàu chiến đấu rất hiện đại với hỏa lực cực mạnh.

Theo Strategypage, tàu tên lửa cao tốc 2 thân này có lượng giãn nước dưới 1.000 tấn, chiều dài 60,4m, sử dụng công nghệ tàu xuyên sóng 2 thân (WPC - Wave Piercing  Catamaran), 2 thân của nó được mô phỏng theo công nghệ tiết diện tiếp nước nhỏ SWATH (Small Water Plane Area Twin Hull) được Mỹ sử dụng trong thiết kế các tàu tuần tiễu ven bờ (LCS), thủy thủ đoàn của tàu là 45 người. Lượng dầu, nước, thực phẩm mang theo đủ cho tàu có thể tuần tra trên biển trong vòng 7 ngày.
Tàu được trang bị rất nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, bao gồm: 8 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 và 8 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-3, hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx MK-15 và hệ thống pháo bắn nhanh BJ-62 cỡ nòng 76mm, 4 khẩu súng máy 12,7mm, 2 bên mạn ở phía đuôi tàu, mỗi bên lắp đặt 3 ống phóng tên lửa gây nhiễu SRBOC. Tàu không có hệ thống tên lửa phòng không nhưng có thể được trang bị các hệ thống phòng không cá nhân.
Loại tàu này không có khả năng mang theo trực thăng hạm vì không thiết kế nhà chứa máy bay nhưng phía đuôi tàu vẫn có 1 sàn đỗ cho trực thăng cất, hạ cánh. Tàu sử dụng động cơ diezen và hệ thống động lực phản thủy lực, chính nhờ thiết kế 2 thân và hệ thống động lực phản thủy lực, mà tàu có vận tốc tối đa lên tới 38 hải lý/h (tương đương 70km/h), vận tốc bình thường là 30 hải lý/h (55 km/h), với khả năng hành trình liên tục 2.000 hải lý (tương đương 3.704km).


Mô hình tàu tên lửa 2 thân mới của Đài Loan


 
Hệ thống tên lửa của tàu đều do Đài Loan (Trung Quốc) tự nghiên cứu, phát triển, đặc biệt là tên lửa Hùng Phong-3. Nó là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa hải quân Đài Loan và Viện khoa học và công nghệ Trung Sơn, cái nôi của rất nhiều vũ khí công nghệ cao Đài Loan. Tên lửa hành trình Hùng Phong-3 có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước, với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km. 

Nó có chiều dài 7m, đường kính 0,5m, trọng lượng phóng 1.500kg; sử dụng động cơ xung áp thể tích nhỏ (ALVRJ - Advanced Low Volume Ramjet). Phiên bản sử dụng cho tàu mặt nước là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm, vừa ra mắt tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc ngày 11-8-2012. Đây là loại tên lửa có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội so với tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ, với tầm bắn hơn 130km ở vận tốc siêu âm Mach 2, nhưng mức độ phá hủy lớn hơn rất nhiều.
Hùng Phong-3 sử dụng phương thức dẫn đường kết hợp GPS và quán tính, đầu đạn của nó nặng khoảng 400kg, có khả năng phá hủy hoàn toàn một khu trục hạm, hoặc tuần dương hạm trên 2 vạn tấn, đánh thiệt hại nặng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay hạng trung. Vì vậy, nó được Đài Loan mệnh danh là “Kẻ hủy diệt Liêu Ninh”.
 

Tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc ngày 11-8-2012


 
Khi bay đến gần chiến hạm địch, Hùng Phong-3 sử dụng rất nhiều thiết bị cảm biến gắn trên tên lửa, để xác định hướng, tính toán vận tốc mục tiêu, khóa rồi mới tấn công mục tiêu ở điểm chạm giữa thân tàu, sát mép nước, đảm bảo không có mục tiêu nào chạy thoát và lượng nổ phát huy uy lực lớn nhất.
So với Hùng Phong-3, tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 sử dụng hệ thống dẫn đường lạc hậu hơn, tốc độ cận âm, nhưng tầm bắn nhỉnh hơn là 160km. Tuy vậy, trọng lượng đạn và đầu nổ của nó chỉ bằng một nửa so với Hùng Phong-3.
Tàu tên lửa cao tốc 2 thân mới này được Đài Loan triển khai nghiên cứu, chế tạo để thay thế cho một số loại tàu cao tốc tên lửa lớp Quang Hoa-6 và tàu tuần tiễu tên lửa lớp Quang Hoa-3 (lớp Cẩm Giang) đã già cũ. 3 năm trước, chiếc tàu tuần tiễu đầu tiên thuộc lớp Quang Hoa-6 đã ngừng sử dụng. Loại tàu này có kích thước nhỏ, tính năng lạc hậu, trang bị vũ khí nghèo nàn.

Cận cảnh giàn phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong-2


 
Nó chiều dài 34,2m, rộng 7m, lượng giãn nước 170 tấn, thủy thủ đoàn 19 người, được trang bị 4 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-2, 1 bệ pháo phòng không tầm gần 20mm, 2 khẩu súng máy 7,62mm và 2 hệ thống phóng tên lửa nhử mồi.
Quang Hoa-6 có vận tốc tối đa 55km/h, với tốc độ tuần hành 22 km/h nó cũng chỉ có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong vòng 2 ngày. Hiện nay, toàn bộ 20 chiếc tàu tên lửa cao tốc lớp này đã bị hải quân Đài Loan cho nghỉ hưu.
Loại tàu tên lửa cao tốc 2 thân mới này được các chuyên gia quân sự đánh giá là vượt trội tàu tên lửa cao tốc lớp 022 của Trung Quốc. Lượng giãn nước của nó kém hơn tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc (trên 1.000 tấn), nhưng tính năng và hỏa lực vượt trội loại tàu này. Với khả năng tàng hình tối ưu, tốc độ cao, tác chiến linh hoạt và hỏa lực mạnh, nó sẽ trở thành mối đe dọa thường trực đối với các chiến hạm của Trung Quốc, kể cả các tàu hộ vệ và khu trục hạng nặng
 tin tổng hợp 

No comments:

Post a Comment