Saturday, October 12, 2013

LHQ muốn lập danh sách những kẻ vi phạm nhân quyền ở và Spanish thụ đơn kiện China về tội diệt chủng


Đơn kiện của Hội đồng Ủng hộ Tây tạng nhắm vào 7 lãnh tụ Trung Quốc trong đó có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, cựu thủ tướng Lý Bằng về tội ác « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn và khủng bố dân Tây Tạng trong hai thập niên 1980 và 1990.
Tháng sáu năm nay, thẩm phán điều tra Ismael Moreno từ chối đưa Hồ Cẩm Đào vào danh sách, nhưng cuối cùng Tòa án Quốc gia cho rằng Hội đồng Ủng hộ Tây Tạng có lý vì « Hồ Cẩm Đào đã có thẩm quyền ra lệnh tiến hành các biện pháp đàn áp người Tây Tạng ». Mặt khác ông từng là lãnh đạo đảng Cộng sản tại Tây Tạng trong thời kỳ diễn ra các chiến dịch trấn áp.
Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha còn nhắc lại nội dung một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc xác nhận « chính quyền Trung Quốc đã quyết định tiến hành một loạt hành động nhằm loại trừ tính đặc thù và sự hiện hữu của nước Tây Tạng bằng lệnh thiết quân luật, cưỡng bách lưu đày, triệt sản phụ nữ, tra tấn người chống đối ». 
Để biện minh thẩm quyền pháp lý về quyết định điều tra tội ác diệt chủng tại Tây Tạng, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha cho biết một trong những người đứng đơn kiện giới lãnh đạo Trung Quốc là một người Tây Tạng mang quốc tịch Tây Ban Nha, ông Thubten Wangchen, và tư pháp Trung Quốc cho đến nay không thỏa mãn thỉnh cầu của nguyên đơn.
Theo VOA ngày 12/10/2013: Tòa án Tây Ban Nha đồng ý lấy lời khai vụ kiện tố giác nguyên Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phạm tội diệt chủng tại Tây Tạng.
Đơn kiện do Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng nạp, gợi ý rằng ông Hồ Cẩm Đào phải chịu trách nhiệm về các chiến dịch áp bức khi ông lãnh đạo Tây Tạng từ 1988 đến 1992.
Đơn kiện cũng gợi ý rằng khi làm Chủ tịch Trung Quốc từ năm 2003 đến 2013, ông có thêm những tội ác chống lại người Tây Tạng.
Trong phán quyết đưa ra hôm thứ Năm, tòa án Tây Tạng nói rằng họ đồng ý thụ lý vụ này vì có ít nhất một nạn nhân của tội diệt chủng là công dân Tây Ban Nha.
Các thành viên của Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng hoan nghênh quyết định này.
Trung Quốc đã phản đối hành động của tòa án, nói rằng Tây Tạng là chuyện nội bộ của mình.

LHQ muốn lập danh sách những kẻ vi phạm nhân quyền ở North Korea
Ông Michael Kirby, Chủ tịch Ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc về các vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, Seoul, 27/09/2013.
REUTERS

Ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc về các vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên hôm qua 17/09/2013 thông báo ý định thiết lập một danh sách các định chế và cá nhân chịu trách nhiệm trong các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất, để một ngày nào đó phải giải trình về các hành vi này.

Trong bản báo cáo miệng  đầu tiên trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chủ tịch ủy ban điều tra là ông Michael Kirby cho biết sẽ « tập trung vào các phương tiện đảm bảo rằng những kẻ chịu trách nhiệm sẽ phải giải trình, có thể kể cả về tội ác chống nhân loại. Chúng tôi sẽ tìm cách xác định xem các định chế Nhà nước nào và những quan chức nào chịu trách nhiệm ».
Ủy ban sẽ trình lên bản báo cáo chính thức vào tháng 3/2014. Đây là lần đầu tiên một định chế Liên Hiệp Quốc tiến hành điều tra với tầm vóc quy mô về Bắc Triều Tiên. Ông Michael Kirby nhận định, các lời chứng của những người tị nạn và cựu tù chính trị đã khắng định chế độ Bình Nhưỡng vi phạm nhân quyền trầm trọng một cách thường xuyên, chứ không phải là những trường hợp đơn lẻ.
Dựa trên lời kể của những nhân chứng trong các phiên điều trần công khai hồi tháng Tám tại Seoul và Tokyo, ông Michael Kirby kết luận bước đầu là những người sống sót từ các trại cải tạo Bắc Triều Tiên đã phải chịu đựng « nạn đói và những hành động tàn bạo không thể tả nổi ». Theo ông, « những chứng cớ này tiêu biểu cho một hệ thống quy mô, vi phạm nặng nề quyền con người ».
Ông Kirby nêu ra những vụ tra tấn, nạn đói trong các trại cải tạo lao động, tình trạng một người bị bắt thì cả gia đình đều bị vạ lây, cách đối xử vô nhân đạo, các vụ bắt người tùy tiện và bắt cóc.
Trong số những nhân chứng ra điều trần tại Hàn Quốc tháng vừa rồi có Shin Dong Hyuk, cựu tù nhân trại số 14, người duy nhất sinh ra trong trại cải tạo nhưng trốn được khỏi Bắc Triều Tiên từ 50 năm qua. Ông Kirby nhắc đến trường hợp này - « một thanh niên bị tù đày từ khi mới sinh, phải ăn thịt chuột, thằn lằn và cỏ để sống sót, phải chứng kiến mẹ và anh bị hành quyết ».
Dù đã nhiều lần yêu cầu, các nhà điều tra vẫn không được chế độ Bình Nhưỡng cho phép đến Bắc Triều Tiên, và như vậy các bằng chứng thu thập được cũng như lời kể của các nhân chứng đã thành công trong việc đào thoát không thể được củng cố, xác minh tại chỗ. Ông Michael Kirby thách thức Bình Nhưỡng đưa ra « những chứng cứ tối thiểu » để biện hộ.
Đại sứ Bắc Triều Tiên So Se Pyong đã phản bác ngay, cho rằng đó là những chứng cứ « ngụy tạo » trong khuôn khổ một âm mưu nhằm lật đổ chế độ Bình Nhưỡng. Theo ông, thì vụ này đã được Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản chính trị hóa, liên quan đến « chính sách thù địch » của Mỹ. 

No comments:

Post a Comment