Friday, October 18, 2013

Báo Trung Quốc ngang ngược bày mưu chiếm Trường Sa năm 2025


Ngày 8/7/2013, trên Wenweipo, tờ báo tiếng Trung có quan điểm ủng hộ chính phủ Trung Quốc xuất hiện một bài viết với tựa đề: “6 cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn sẽ phát động trong vòng 50 năm tới”.
 
Midnight Express 2046, trang blog có trụ sở ở Hong Kong, xác định bài báo trên có nguồn gốc từ ChinaNews.com.
 
Midnight Express 2046 đánh giá, dù còn ấu trĩ nhưng bài viết này đã cho thấy một bức tranh khá rõ ràng về cái gọi là “Chủ nghĩa Đại hán hiện đại” của Trung Quốc.
 
Theo cách nhìn nhận của bài báo,Trung Quốc hiện nay chưa phải là một cường quốc thống nhất. Đây là một sự sỉ nhục và do đó, vì “lợi ích thống nhất và phẩm giá quốc gia”, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc phải phát động 6 cuộc chiến tranh để hiện thực hóa mục tiêu này.
 
1. Cuộc chiến tranh thứ nhất: Thống nhất Đài Loan (2020 - 2025)
 
Bài báo đánh giá, mặc dù hai bờ eo biển Đài Loan vẫn đang trong trạng thái hòa bình nhưng Trung Quốc Đại lục không nên “mơ mộng” về một giải pháp thống nhất hòa bình từ chính quyền Đài Loan, cho dù là Quốc dân Đảng hay Dân tiến Đảng cầm quyền. Tình hình hiện nay của Đài Loan là nguyên nhân khiến Trung Quốc phải lo lắng vì các bên đều tận dụng cơ hội để mặc cả với Trung Quốc.
 
Do vậy, Trung Quốc phải hoạch định một chiến lược thống nhất Đài Loan trong vòng 10 năm tới, tức là khoảng năm 2020. Khi đó, Trung Quốc phải đưa ra tối hậu thư cho Đài Loan, yêu cầu Đài Loan lựa chọn: hoặc thống nhất hòa bình (Trung Quốc mong muốn điều này nhất) hoặc chiến tranh (lựa chọn bắt buộc) vào năm 2025.
 
Từ phân tích tình hình hiện tại, bài báo cho rằng Đài Loan chắn chắn sẽ cự tuyệt thống nhất, vì vậy hành động quân sự sẽ là giải pháp duy nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này sẽ là một cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên kể từ khi “nước Trung Hoa mới” được thành lập. Đây sẽ là phép thử đối với sự phát triển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong chiến tranh hiện đại.
 
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, hoặc sẽ giành chiến thắng dễ dàng, hoặc có thể phải đối diện với khó khăn, tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Mỹ và Nhật Bản. Nếu Mỹ và Nhật Bản chủ động trợ giúp Đài Loan, hoặc thậm chí tấn công Trung Quốc Đại lục, đó sẽ là cuộc chiến tranh khó khăn và kéo dài. Ngược lại, nếu Mỹ và Nhật Bản đứng ngoài thì PLA có thể dễ dàng đánh bại Đài Loan. Trong trường hợp này, Đài Loan có thể sẽ bị kiểm soát trong vòng 3 tháng. Nhưng ngay cả khi Mỹ và Nhật Bản lâm trận, chiến tranh cũng có thể kết thúc chỉ trong vòng 6 tháng.
 
2. Cuộc chiến tranh thứ hai: Đánh chiếm Trường Sa (2025 - 2030)
 
làm thế nào
Trung Quốc lộ mưu đồ đánh chiếm Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam 
 
Vẫn bằng giọng điệu ngang ngược, bài báo cho rằng, sau khi thống nhất Đài Loan, Trung Quốc sẽ nghỉ ngơi khoảng 2 năm. Trong thời gian khôi phục lại sức lực, Trung Quốc sẽ gửi tối hậu thư cho các nước xung quanh Quần đảo Trường Sa của Việt Nam với thời hạn cuối cùng là năm 2028.
 
Theo bài báo này thì “các nước có tranh chấp về chủ quyền có thể đàm phán với Trung Quốc” về việc đảm bảo các lợi ích đầu tư ở những hòn đảo này “bằng cách từ bỏ yêu sách lãnh thổ của họ”. Nếu không, một khi Trung Quốc tuyên chiến, mọi lợi ích đầu tư và lợi ích kinh tế “sẽ bị Trung Quốc tước đoạt”.
 
Bài báo cho rằng, vào thời điểm đó, các nước Đông Nam Á còn đang “run lẩy bẩy” trước việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan bằng biện pháp quân sự. Vì vậy, trong tình huống thứ nhất, các nước sẽ ngồi vào bàn đàm phán nhưng không muốn từ bỏ lợi ích của mình ở Trường Sa. Các nước sẽ áp dụng chiến thuật chờ đợi và trì hoãn đưa ra quyết định cuối cùng. Bài báo đã viết rất hống hách: “Họ sẽ không quyết định đón nhận hòa bình hay phát động chiến tranh một khi Trung Quốc chưa có bất cứ động thái cứng rắn nào”.
 
Tình huống thứ hai, Mỹ sẽ không ngồi nhìn Trung Quốc“tái chiếm” quần đảo này. Nhưng cuộc chiến thứ nhất đã đủ dạy cho Mỹ một bài học “đừng công khai đối đầu với Trung Quốc”. Thế nhưng, bài báo nhận định, Mỹ sẽ ngấm ngầm hỗ trợ các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines. Trong số các nước quanh Biển Đông, chỉ có Việt Nam và Philippines dám thách thức vai trò thống trị của Trung Quốc.
 
Bài báo còn đề xuất: “Lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc là tấn công Việt Nam, vì Việt Nam là quốc gia mạnh nhất trong khu vực. Đánh bại Việt Nam, Trung Quốc có thể đe dọa được số nước còn lại”. Trong khi cuộc chiến với Việt Nam đang diễn ra, các nước khác sẽ “không dám ho hoe”. Nếu Việt Nam thất bại, những nước khác “tự khắc sẽ dâng đảo cho Trung Quốc”. Còn ngược lại, họ sẽ tuyên chiến với Trung Quốc.
 
Theo bài báo trên thì “Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và lấy lại tất cả các đảo”. Khi Việt Nam “thất trận và mất hết các đảo” thì các quốc gia khác, bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc,“sẽ đàm phán, trả lại đảo và tuyên bố trung thành với Trung Quốc”.
 
Sau đó, Trung Quốc có thể xây dựng các hải cảng và bố trí quân đội trên các đảo này, mở rộng ảnh hưởng của mình ra Thái Bình Dương.
 
3. Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (2035 - 2040)
 
làm thế nào
Sỹ quan Trung Quốc và Ấn Độ bắt tay nhau thời điểm trước khi tranh chấp biên giới tái bùng phát năm 2006

Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới dài nhưng điểm xung đột duy nhất giữa hai nước là phần phía Nam Tây Tạng.
 
Bài báo nhận định, Ấn Độ đánh giá rất cao giá trị của mình và cùng với sự trợ giúp từ Mỹ, Nga và châu Âu, họ tự tin có thể đánh bại Trung Quốc khi chiến tranh xảy ra. Đây là một phần lý do chính khiến các tranh chấp lãnh thổ kéo dài.
 
Theo bài báo, 20 năm sau, tuy Ấn Độ sẽ vẫn tụt hậu so với Trung Quốc về sức mạnh quân sự nhưng lại là một trong số ít các cường quốc thế giới. Nên nếu sử dụng vũ lực để thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một số thiệt hại. Do đó, chiến lược tốt nhất đối với Trung Quốc là kích động sự tan rã của Ấn Độ. Khi bị chia rẽ thành nhiều quốc gia nhỏ, Ấn Độ sẽ không đủ sức mạnh để đối phó với Trung Quốc.
 
Kế hoạch thứ hai là xuất khẩu vũ khí tiên tiến cho Pakistan, giúp Pakistan chinh phục Nam Kashmir vào năm 2035. Trong khi Ấn Độ và Pakistan đang bận mải chiến đấu với nhau, Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công Nam Tây Tạng. Ấn Độ sẽ không thể cùng một lúc đối phó với 2 cuộc chiến tranh vì như thế sẽ mất cả hai. Trong tình huống này, Trung Quốc có thể chiếm lại Nam Tây Tạng dễ dàng và Pakistan có thể kiểm soát Kashmir.
 
Nếu kế hoạch trên vẫn không ổn, Trung Quốc sẽ hành động quân sự trực tiếp để lấy lại miền Nam Tây Tạng. Sau 2 cuộc chiến đầu tiên, Trung Quốc đã nghỉ ngơi được khoảng 10 năm và đã trở thành một cường quốc thế giới, có thể chỉ sau Mỹ, vì vậy Ấn Độ sẽ phải thua trong cuộc chiến này.

theo soha

No comments:

Post a Comment