Monday, May 26, 2014

Hãy Tiếp Tay Đẩy Lùi TPP Cho Việt Nam

Chúng tôi kêu gọi quý đồng hương gấp rút liên lạc với các vị dân biểu Hạ Viện của mình để yêu cầu họ cùng ký tên trong văn thư gửi Tổng Thống Obama để đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi được tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
DB Frank Wolf, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Tom Lantos, đã soạn văn thư gởi TT Obama. Nay chúng ta cần vận động các vị dân biểu khác cùng ký tên, càng đông thì càng tạo áp lực lên Hành Pháp Hoa Kỳ để mạnh mẽ đặt điều kiện nhân quyền đối với Việt Nam.
Chúng tôi đã thảo sẵn nội dung lá thư để Quý Vị gửi cho Dân Biểu Hạ Viện của mình, qua bưu điện hay qua email. Các vị dân biểu đang làm việc tại văn phòng địa phương cho nên chúng ta dễ dàng liên lạc hơn. Chúng ta cần hoàn tất việc lấy chữ ký này trước ngày 19 tháng 5. Cầu mong đông đảo đồng hương nhanh chóng hưởng ứng.
Hiện nay là cơ hội tốt để áp lực chính quyền Việt Nam nhượng bộ về nhân quyền vì họ đang cầu cạnh Hoa Kỳ và thế giới tự do hơn lúc nào hết về cả mậu dịch lẫn quốc phòng vì tình hình biến động trên Biển Đông.



Cách đây hơn một tháng, 800 người đồng tâm đồng chí đã kéo về Quốc Hội Hoa Kỳ để vận động nhân quyền cho đồng bào và dân chủ cho đất nước. Đây là cuộc tổng vận động năm thứ 3 do BPSOS phối hợp, với các mục tiêu:
(1)    Đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam
(2)    Cài điều kiện nhân quyền vào thương thảo mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
(3)    Vận động thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Các Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam

Philippines Support Viet Nam

      Associate Director
      Tibet – Philippines Support Network

My very dear friends from the Allied Organizations of Philippines supporting Việt Nam,
First of all, I would like to express my appreciation and honor to have you as the supporters in the very long war against to the Chinese invaders.
As you know, Viet Nam is the primary " door " for China to get the ambition to control of all Far East countries.
Looking back to our history, Philippines and Viet Nam have a lot of closest relationship after the Viet Nam war, especially right after the tragedies of so-called " Boat people " trying to escape their country because the fear of the communists.

 Vietnamese Boat People in Philippines

https://www.youtube.com/watch?v=-TsZVgQf4Ss&feature=player_embedded

Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng - (TS KERBY ANDERSON NGUYỄN)


Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt  1 sáp nhập nước Việt Nam.

TS KERBY ANDERSON NGUYỄN

10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 "viên chức" cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu "tối mật", có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch  Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu... tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ "Trung Quốc".

Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm "bỉnh bút" cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.

Thật ra, các cam kết "giao nước Việt Nam cho Trung Quốc", đã được "ký" bằng "lời hứa danh dự " của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai: "Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...."

Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký "công hàm" giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịch sử: "Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng ".

Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế hoạch cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình "sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc" qua chiến thuật "Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến" với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.

GIAI ĐOẠN I  : Ngày 15-07-2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II : Ngày 05-07-2040 : QUỐC GIA  THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.

Báo cáo về bắt bớ người biểu tình

Thông Báo Về Việc Chính Quyền Việt Nam Bắt, Giam, Hành Hung và Sách Nhiễu Người Biểu Tình
BPSOS, ngày 18 tháng 5, 2014
Trong mấy ngày qua, nhiều chục đồng bào đã bị bắt bớ, giam giữ, đánh đập hay sách nhiễu chỉ vì tham gia biểu tình hay bị tình nghi tham gia biểu tình. Đây là sự vi phạm trắng trợn quyền tự do tụ tập ôn hoà, một nhân quyền căn bản.
Chúng tôi đã gấp rút gửi bản báo cáo sơ bộ cho Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về các quyền tự do hội họp ôn hoà và lập hội, và cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Chúng tôi tiếp tục thu thập dữ liệu cho bản báo cáo đầy đủ hơn và kêu gọi những ai có thông tin thì xin gửi cho chúng tôi. Đối với mỗi trường hợp, chúng tôi cần các thông tin sau:
(1)    Tên họ nạn nhân
(2)    Nơi thường trú
(3)    Thông tin liên lạc với gia đình, nếu có
(4)    Nơi xẩy ra việc bắt, giam, đánh đập hay sách nhiễu
(5)    Hoàn cảnh xẩy ra sự việc
(6)    Nếu bị giam thì cho biết nơi đang bị giam
(7)    Tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan của những kẻ vi phạm
(8)    Nguồn tin: người cung cấp, và thông tin liên lạc (email, điện thoại) để phối kiểm
(9)    Nếu có hình ảnh thì xin gửi kèm
Xin gửi thông tin cho bpsos@bpsos.org.
Trân trọng cảm ơn.
Ts. Nguyễn Đình Thắng

Giám Đốc BPSOS