“Trên dòng Hương giang
Em buông mái chèo
Trăng lên,
Trăng đứng,
Trăng tàn.
Đời em với chiếc thuyền nan xuôi dòng
Bao giờ hết nhục dày vò năm canh
…
Bao giờ vào bến rời dòng dâm ô?
*
Răng không! Cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa dòng
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân.”
Em buông mái chèo
Trăng lên,
Trăng đứng,
Trăng tàn.
Đời em với chiếc thuyền nan xuôi dòng
Bao giờ hết nhục dày vò năm canh
…
Bao giờ vào bến rời dòng dâm ô?
*
Răng không! Cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa dòng
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân.”
(Ghi lại theo trí nhớ nên chắc có sai sót. Vị nào nhớ rõ xin bổ túc).
Trên đây là một trích đoạn trong bài thơ “Cô gái sông Hương” được in trong tập thơ “Từ ấy” của nhà thơ VC Tố Hữu. Ông cai thầu văn nghệ của “nền văn chương cũi sắt” là một nhà thơ có tài và đầy cao ngạo. Cũng giống như cái cao ngaọ của ông Hồ Chí Minh khi đề thơ ở đền thờ vị anh hùng Trần Hưng Đạo: “Bác tôi, tôi bác…”
“Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu tới đại đồng…”
“Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu tới đại đồng…”
Ông cai thầu văn nghệ Tố Hữu lại đòi “so dây” cùng với Tố Như tiên sinh:
“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều…
…
Ngẫm người xưa của ta nay
Khúc xưa xin lại so dây cùng Người”.
Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều…
…
Ngẫm người xưa của ta nay
Khúc xưa xin lại so dây cùng Người”.
Nhưng nếu thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du quả là một nhà tiên tri với đức khiêm cung khi hạ bút hai câu thơ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?!”
(Tạm dịch:
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?!”
(Tạm dịch:
“Ba trăm năm nữa. Sau cùng
Biết ai thiên hạ khóc dùm Tố Như?!
Biết ai thiên hạ khóc dùm Tố Như?!
Và quả tình là ba trăm năm sau đã ứng nghiệm: nhiều người đã cùng khóc với Tố Như tiên sinh và khóc dùm cho thân phận của nàng Kiều!
Nhưng, cuộc đời của “cô gái sông Hương” mà ông cai thầu văn nghệ của “nền văn chương cũi sắt” Tố Hữu tiên đoán thì đã không thể “rời dòng dâm ô” thì làm cách nào mà đến được “một vườn đầy xuân” – như ông ta đã đoan chắc.
Thân phận của những bé gái, những cô gái, những thiếu phụ… trên đất nước Việt Nam thời xã nghĩa còn bi đát hơn thời “cô gái sông Hương”, thời mà những người lãnh đạo miền Bắc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Việt Nam, thời mà những văn nghệ sĩ và chiến sĩ của chế độ hãnh diện là những người:
Nhưng, cuộc đời của “cô gái sông Hương” mà ông cai thầu văn nghệ của “nền văn chương cũi sắt” Tố Hữu tiên đoán thì đã không thể “rời dòng dâm ô” thì làm cách nào mà đến được “một vườn đầy xuân” – như ông ta đã đoan chắc.
Thân phận của những bé gái, những cô gái, những thiếu phụ… trên đất nước Việt Nam thời xã nghĩa còn bi đát hơn thời “cô gái sông Hương”, thời mà những người lãnh đạo miền Bắc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Việt Nam, thời mà những văn nghệ sĩ và chiến sĩ của chế độ hãnh diện là những người:
“Một thuở mang gươm đi mở nước
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”.
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”.
Cùng với số phận miền Nam, số phận của cả dân tộc đã không “hiện thực” như lời hứa năm nào của ông Hồ Chí Minh: “Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng gấp mười ngày nay!”. “Lời hứa” của ông Hồ Chí Minh chỉ đúng cho những người lãnh đạo đảng VC mà hiện nay họ đã trở thành “giai cấp tư bản đỏ”.
*
“Cánh đồng bất tận” là một truyện ngắn của nhà văn miền Nam Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật truyện là một người làm-đàn-bà-để-sống. Khác với thời “sa đoạ” của Mỹ, Ngụy, là những cô thôn nữ lên thành thị vì sa cơ, lỡ bước phải làm-đàn-bà-để-sống. Người thiếu phụ làm-đàn-bà-để-sống trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư lại là người từ thành phố về miệt ruộng với những “cánh đồng bất tận” để hành nghề. Tình địch của người đàn bà đã trả thù một cách vô cùng ác độc bằng cách đổ keo vào “dụng cụ để hành nghề” của người đàn bà. Người đàn bà được chị em cô gái là nhân vật chính của câu chuyện đem về ghe để cứu chữa. Cha của hai chị em cô gái là một người đàn ông bị mặc cảm vì bị vợ bỏ. Chuyện éo le là cậu con trai của ông ta lại yêu người đàn bà làm-đàn-bà-để-sống. Sau cùng, người đàn bà đã bỏ đi cùng cậu con trai. Và, trên “cánh đồng bất tận” đầy bùn, nước và rơm rạ, người đàn ông đã cay đắng, thúc thủ nhìn con gái của mình bị những kẻ xấu hãm hiếp.
*
Từ bài thơ “cô gái sông Hương” của nhà thơ Tố Hữu đến người-làm-đàn-bà-để-sống trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, số phận của những đàn bà, con gái Việt Nam càng bi đát và thê thảm hơn nhiều.
Có những bé gái 5, 10 tuổi đã được bán qua Kampuchea để hành nghề… khẩu dâm. Có những phụ nữ đã phải sắp hàng để “lấy chồng Đài Loan”. Có những phụ nữ đã phải đến Đài Bắc để “cung phụng tình dục” cho cả gia đình kẻ đã “cưới” mình. Vì quá ô nhục, có người đã phải mượn cái chết để kết liễu đời mình. Có những thiếu nữ đã phải khỏa thân để bọn ngoại nhân chọn lựa.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, bà luật sư Ngô Bá Thành đã hãnh diện tuyên bố: “Tôi là thành phần thứ ba” sau 57 tháng tù và lập ra Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống giữa lòng chế độ Sàigòn. Bà này rất nổi tiếng với câu tuyên bố để đời: “Bọn sĩ quan Ngụy đáng lẽ phải đem ra xử bắn, Cách Mạng cho đi cải tạo là nhân đạo lắm rồi!” Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Thành, sau khi VC chiếm cả nước ra sao thì đồng bào đã thấy rõ.
*
“Cánh đồng bất tận” là một truyện ngắn của nhà văn miền Nam Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật truyện là một người làm-đàn-bà-để-sống. Khác với thời “sa đoạ” của Mỹ, Ngụy, là những cô thôn nữ lên thành thị vì sa cơ, lỡ bước phải làm-đàn-bà-để-sống. Người thiếu phụ làm-đàn-bà-để-sống trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư lại là người từ thành phố về miệt ruộng với những “cánh đồng bất tận” để hành nghề. Tình địch của người đàn bà đã trả thù một cách vô cùng ác độc bằng cách đổ keo vào “dụng cụ để hành nghề” của người đàn bà. Người đàn bà được chị em cô gái là nhân vật chính của câu chuyện đem về ghe để cứu chữa. Cha của hai chị em cô gái là một người đàn ông bị mặc cảm vì bị vợ bỏ. Chuyện éo le là cậu con trai của ông ta lại yêu người đàn bà làm-đàn-bà-để-sống. Sau cùng, người đàn bà đã bỏ đi cùng cậu con trai. Và, trên “cánh đồng bất tận” đầy bùn, nước và rơm rạ, người đàn ông đã cay đắng, thúc thủ nhìn con gái của mình bị những kẻ xấu hãm hiếp.
*
Từ bài thơ “cô gái sông Hương” của nhà thơ Tố Hữu đến người-làm-đàn-bà-để-sống trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, số phận của những đàn bà, con gái Việt Nam càng bi đát và thê thảm hơn nhiều.
Có những bé gái 5, 10 tuổi đã được bán qua Kampuchea để hành nghề… khẩu dâm. Có những phụ nữ đã phải sắp hàng để “lấy chồng Đài Loan”. Có những phụ nữ đã phải đến Đài Bắc để “cung phụng tình dục” cho cả gia đình kẻ đã “cưới” mình. Vì quá ô nhục, có người đã phải mượn cái chết để kết liễu đời mình. Có những thiếu nữ đã phải khỏa thân để bọn ngoại nhân chọn lựa.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, bà luật sư Ngô Bá Thành đã hãnh diện tuyên bố: “Tôi là thành phần thứ ba” sau 57 tháng tù và lập ra Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống giữa lòng chế độ Sàigòn. Bà này rất nổi tiếng với câu tuyên bố để đời: “Bọn sĩ quan Ngụy đáng lẽ phải đem ra xử bắn, Cách Mạng cho đi cải tạo là nhân đạo lắm rồi!” Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Thành, sau khi VC chiếm cả nước ra sao thì đồng bào đã thấy rõ.
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, sau khi “cách mạng” thành công đã được “cách mạng” lợi dụng trong “vụ kiện chất độc màu da cam” , đã xin ra khỏi Đảng cũng đã thấy rõ hơn ai hết chuyện “xuống cấp thê thảm” của phụ nữ trong “chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa!”
*
Thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du đã để nàng Kiều trầm mình ở sông Tiền Đường để sau đó được cứu thoát để cùng Kim Trọng ngâm nga câu thơ:
Thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du đã để nàng Kiều trầm mình ở sông Tiền Đường để sau đó được cứu thoát để cùng Kim Trọng ngâm nga câu thơ:
“Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững, lại vầy cho tan”
Chẳng cầm cho vững, lại vầy cho tan”
để rồi “thì tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ” và cùng nhau cám ơn
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời”.
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời”.
*
Sau 35 năm cưỡng chiếm miền Nam., VC đã thành công trong công cuộc “hạ giá” phụ nữ xuống ngang hàng súc vật!
*
Tin thời sự mới nhất vào ngày Thứ Hai 26-7-2010, ông Lee Myung-bak, Tổng Thống Nam Hàn đã bày tỏ “sự tiếc nuối sâu xa” về trường hợp cô dâu Việt Thái Thị Hồng Ngọc mới 20 tuổi, chỉ mới đặt chân lên Nam Hàn có 8 ngày thì bị người chồng người Nam Hàn 47 tuổi bị bệnh tâm thần đánh và đâm đến chết. Cũng theo tin báo chí thì thân nhân của cô dâu bất hạnh này sẽ được bồi thường một số tiền.
Bao nhiêu phụ nữ Việt Nam vì hoàn cảnh phải đi lấy chồng xa đã được “may mắn” như cô Hồng Ngọc?
Bao nhiêu phụ nữ Việt Nam đã phải làm nô lệ tình dục cho cả gia đình nhà chồng đã phải nhảy lầu tự tử?
Bao nhiêu bé gái vị thành niên bị gia đình “bán” phải hành nghề “khẩu dâm” và cuộc sống đang chết dần mòn trong những ổ mãi dâm ở Kampuchea?…
Sau 35 năm cưỡng chiếm miền Nam., VC đã thành công trong công cuộc “hạ giá” phụ nữ xuống ngang hàng súc vật!
*
Tin thời sự mới nhất vào ngày Thứ Hai 26-7-2010, ông Lee Myung-bak, Tổng Thống Nam Hàn đã bày tỏ “sự tiếc nuối sâu xa” về trường hợp cô dâu Việt Thái Thị Hồng Ngọc mới 20 tuổi, chỉ mới đặt chân lên Nam Hàn có 8 ngày thì bị người chồng người Nam Hàn 47 tuổi bị bệnh tâm thần đánh và đâm đến chết. Cũng theo tin báo chí thì thân nhân của cô dâu bất hạnh này sẽ được bồi thường một số tiền.
Bao nhiêu phụ nữ Việt Nam vì hoàn cảnh phải đi lấy chồng xa đã được “may mắn” như cô Hồng Ngọc?
Bao nhiêu phụ nữ Việt Nam đã phải làm nô lệ tình dục cho cả gia đình nhà chồng đã phải nhảy lầu tự tử?
Bao nhiêu bé gái vị thành niên bị gia đình “bán” phải hành nghề “khẩu dâm” và cuộc sống đang chết dần mòn trong những ổ mãi dâm ở Kampuchea?…
Hỡi các phụ nữ Việt Nam hãy vùng lên để GIÀNH LẠI QUYỀN SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH.
*
Ai đó đã vô cùng chí lý khi cho rằng: “Chế độ VC không thể THAY ĐỔI mà phải THAY THẾ!”
*
Ai đó đã vô cùng chí lý khi cho rằng: “Chế độ VC không thể THAY ĐỔI mà phải THAY THẾ!”
LÃO MÓC
No comments:
Post a Comment