Sunday, September 15, 2013

Độc đáo Việt Nam : Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

1/Độc đáo nơi học trò vác mái chèo đi học
Những học trò nhỏ ở thôn Xuân Lũng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hàng ngày đi học mang theo mái chèo dùng để vượt dòng Kỳ Cùng đến trường. Đây cũng là con đường hầu như năm nào cũng lấy đi mạng sống của người dân.
Thôn Xuân Lũng đông dân nhất, nghèo nhất và đi lại khó khăn nhất trong các thôn bản thuộc xã Bình Trung. 65 hộ dân người Nùng ở Xuân Lũng đi lại bằng cách duy nhất là vượt con sông Kỳ Cùng hung dữ, đây là con sông duy nhất bắt nguồn từ Việt Nam và chảy sang Trung Quốc và có độ dốc rất cao, nước chảy xiết.
Phó chủ tịch xã Bình Trung, Vi Văn Biên là người Xuân Lũng cũng hàng ngày phải đi lai qua dòng Kỳ Cùng cho biết từ khi anh sinh ra đến nay đã 50 tuổi người dân vẫn phải dùng bè mảng để đi lại, giao dịch với bên ngoài thôn bản.
Năm 2006 chính quyền huyện Cao Lộc đã xây cho thôn một cây cầu bê tông để bà con tiện đi lại nhưng từ khi đập Khánh Khê (Xã Khánh Khê) được xây dựng thì chỉ 2 tháng mùa khô là sử dụng được, cây cầu hầu như chìm sâu dưới nước quanh năm. Dòng Kỳ Cùng vào mùa lũ thêm hung dữ và hầu như năm nào cũng lấy một vài mạng người.
Xuân Lũng có gần 50 chiếc bè ghép lại bằng những thân tre được chằng khóa vào các bụi tre ven dòng Kỳ Cùng. Gần như mỗi hộ sở hữu một chiếc bè và con em các hộ dân nơi đây tự chèo bè vượt sông đi học. Ngoài chiếc cặp sách, những học sinh nơi đây còn phải vác theo chiếc mái chèo đến trường. 
Dù đã nhiều người mất mạng, dù dòng Kỳ Cùng vào mùa lũ, nước xiết đặc biệt nguy hiểm nhưng không có bất cứ phương tiện cứu sinh nào được sử dụng khi đi bè.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Học trò thôn Xuân Lũng đi học ngoài chiếc cặp sách, chiếc ghế còn phải mang theo mái chèo để vượt sông.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Mỗi chiếc bè đều có xích, khóa để tránh nhầm lẫn và phòng bị trôi mất.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Tất cả bè đều được xích, khóa cẩn thận vào bụi tre ven sông.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Hầu hết những nữ sinh THPT đều tự chèo bè qua sông khá thuần thục.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Không có bất cứ phương tiện cứu sinh nào được sử dụng trên những chiếc bè ở Xuân Lũng.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Trừ cấp Tiểu Học, tất cả học sinh học THPT đều phải sang học bên trường THPT Khánh Khê (Xã Khánh Khê, huyện Văn Quan) bên kia dòng Kỳ Cùng.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Vi Minh Tuyến, học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Khánh Khê cũng hàng ngày phải sang sông đi học do trường TH bên thôn Văn Lũng quá ít học sinh ở độ tuổi này (chỉ có 3 học sinh) nên các em được gửi sang Khánh Khê học.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Giờ đến trường những chiếc bè nối đuôi nhau sang sông.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng

Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Là con trai nên lúc nào Vi Tiến Tùng, học sinh lớp 7B trường THPT Khánh Khê cũng là người chèo bè đưa các bạn nữ sang sông.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Phó chủ tịch xã Bình Trung, ông Vi Văn Biên nhà ở thôn Xuân Lũng hàng ngày cũng phải chèo bè đi làm. Giờ đi làm trùng với giờ đến trường của các cháu, ông Biên luôn là người đưa các học sinh sang sông.
Học trò, vượt sông, mái chèo, chèo bè, Kỳ Cùng
Chiếc mái chèo khá hữu dụng khi lên, xuống bờ sông rất trơn trượt. Không ít học sinh trượt ngã sũng nước phải quay trở về nhà thay quần áo để tiếp tục đến trường.
Lê Anh Dũng

2/Trường chục tỷ, trò vẫn phải tự mua bàn ghế

Được gắn mác công lập, nhưng gần 400 phụ huynh ở Trường Tiểu học Nguyễn Gia Thiều (Thuận Thành, Bắc Ninh) vẫn phải tự bỏ tiền túi mua bàn ghế cho con và thầy cô. Thực tế này đã tồn tại nhiều năm nay...

VietNamNet nhận được phản ánh của một số phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Gia Thiều (xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) về việc trường học được đầu tư xây mới nhưng bước vào năm học mới trường thông báo: mỗi phụ huynh đóng 400.000 đồng/học sinh để mua bàn ghế.
trường học, đầu tư, tỷ đồng, học trò, bàn ghế
Trường TH Nguyễn Gia Thiều (xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). (Ảnh: Văn Chung).
Thấy bất hợp lí anh H. nhà ở thôn Bùi (xã Ngũ Thái) có con vào lớp 1 thắc mắc: “Trường mới được xây nhưng tôi và nhiều phụ huynh vẫn phải đóng 400.000 đồng mua bàn ghế cho con và thầy cô. Số tiền trên với người nông dân như chúng tôi không hề nhỏ”.
Theo tìm hiểu trên địa bàn, toàn bộ 370 học sinh của khối lớp 1, 2, 3 của Trường Tiểu học Nguyễn Gia Thiều đều phải tự lo bàn ghế trước thềm năm học mới 2013-2014.
Vào lớp 1 đều phải mua
Sáng 11/9, bà Nguyễn Thị Long, hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Năm 2012 trường được đầu tư xây mới 18 phòng học do cơ sở vật chất cũ đã quá xuống cấp với tổng vốn đầu tư 13 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước không hỗ trợ mua bàn ghế cho cô và trò.”
Trước khi được xây mới, Trường Tiểu học Nguyễn Gia Thiều có tổng số 12 lớp, học 2 ca (2 lớp chung một phòng). Nay trường được xây mới và sửa chữa với 18 phòng học, trò học 2 buổi/ngày (1 lớp một phòng). Cộng thêm số bàn ghế hỏng khá nhiều nên 13 lớp của 3 khối lớp 1, 2 và 3 phụ huynh phải đóng tiền mua bàn ghế mới.
trường học, đầu tư, tỷ đồng, học trò, bàn ghế
trường học, đầu tư, tỷ đồng, học trò, bàn ghế
Dù được đầu tư hơn 10 tỷ đồng nhưng học sinh Trường TH Nguyễn Gia Thiều vẫn phải đóng tiền mua bàn ghế cho lớp và giáo viên. (Ảnh: Văn Chung).
Bà Long cho biết: “Qua bàn bạc, phụ huynh các lớp thống nhất đóng 400.000 đồng/học sinh. Bàn học được mua với chuẩn cao 1,2m đủ cho 2 học trò ngồi. Giá mỗi bộ bàn ghế là 750.000 đồng. Quá trình mua, chúng tôi mời đại diện phụ huynh cùng tham gia.
50.000 đồng còn thừa mỗi bộ, trường thuê thợ mộc đóng bàn gỗ và mua ghế sắt cho giáo viên đứng lớp. Hiện chỉ còn số ít học sinh chưa đóng tiền nên số bàn học còn thiếu từ 3-4 bộ”.
Thực trạng muốn học, trò phải mua bàn ghế theo bà Long đã tồn tại nhiều năm nay. “Thường chỉ trò đầu cấp (lớp 1) mới phải mua. Các em sẽ ngồi bàn của mình trong 5 năm học tại trường. Qua thời gian này, bàn ghế cần được thay mới hoặc sửa chữa”.
Vì là bàn do phụ huynh mua, trò học hết tiểu học có thể mang về nhưng theo bà Long gần như tất cả đều tự nguyện để lại cho trường sử dụng.
Ngân sách không cấp tiền mua ghế
Trao đổi với VietNamNet, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thuận Thành Trần Đắc Thận cho biết: “Hàng năm, vào đầu năm học phòng GD-ĐT cùng Phòng Tài chính, UBND huyện rà soát cơ sở vật chất của các trường học và phân loại mức độ khó khăn của các trường. Những nơi xuống cấp sẽ được đề nghị đầu tư ngân sách sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới”. 
trường học, đầu tư, tỷ đồng, học trò, bàn ghế
Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thuận Thành Trần Đắc Thận: “Nhiều năm qua, học sinh đầu cấp tiểu học (lớp 1) và THCS (lớp 6) trên địa bàn huyện bước vào năm học mới đều phải tự lo bàn ghế (Ảnh: Văn Chung).
Tuy nhiên, ông Thận thừa nhận: “Ngân sách không có khoản nào chi cho mua bàn ghế cho cô và trò. Nơi nào địa phương có điều kiện thì trò không phải đóng góp. Nơi nào khó khăn buộc phải huy động phụ huynh đóng góp. Nhiều năm qua, học sinh đầu cấp tiểu học (lớp 1) và THCS (lớp 6) trên địa bàn huyện bước vào năm học mới đều phải tự lo bàn ghế”.
Là chủ đầu tư xây dựng Trường Tiểu học Nguyễn Gia Thiều, Chủ tịch UBND xã Ngũ Thái Nguyễn Đình Thường cho biết: “Xã chúng tôi khá khó khăn, kinh tế người dân chủ yếu làm ruộng. Kinh phí tỉnh rót về, địa phương chỉ thực hiện phần xây dựng cơ bản hay mua một số trang thiết bị cho các lớp chứ không có khoản chi cho mua bàn ghế”.
“Do vậy, công tác xã hội hóa giáo dục là cần thiết. Chủ trương của ngành đây là khoản thu tự nguyện, không bắt buộc. Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn vẫn được miễn giảm hoặc không đóng khoản tiền mua bàn ghế này” – ông Thận cho hay.
Văn Chung
3/Những ngôi trường bỏ hoang trong lòng Thủ đô
Rất khó để tin được ngay cửa ngõ Thủ đô lại có những “ngôi trường hoang” nhiều năm liền “chung sống” ngay trong khuôn viên nhà trường. Thầy trò phải chen chúc trong những phòng học xập xệ vì thiếu lớp học, còn những công trình bề thế chỉ để… trang trí.
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Dãy nhà khang trang nhất của trường THCS Tân Hòa (xã Tân Hòa, Quốc Oai, HN) trở thành vật trang trí gần ba năm nay...
Bài 1: Cỏ mọc giữa… nền đá hoa
Ngày khai giảng năm học mới của thầy trò Trường THCS Tân Hòa (huyện Quốc Oai) không được vui trọn vẹn vì lý do trời mưa lớn, buổi lễ chỉ được tổ chức đơn sơ trong hội trường nhỏ. Nhưng, nỗi buồn thường trực nơi đây - là 3 năm qua, thầy trò phải sống chung với… trường hoang.
Câu chuyện phải “chung sống” với dãy “trường hoang” ngay trong khuôn viên của mình có lẽ là chuyện khó tin giữa Hà Nội. Nhưng, khó tin hơn nữa, đó là việc hai khu nhà hai tầng nhìn bề ngoài tưởng như khang trang, bề thế, nhưng bên trong, giữa phòng học, trên nền gạch lát đá hoa, rêu mọc xanh rì và những hạt nhãn, hạt bàng… được trẻ tha lôi lên bỗng… đâm chồi.
Sáng ngày 5/9, thầy hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Quỳnh đánh trống khai giảng năm học mới cho 12 lớp thuộc bốn khối 6, 7, 8, 9 của xã Tân Hòa trong cảnh mưa như trút nước. Thầy Quỳnh chỉ buồn rầu vì “công sức thầy trò tập văn nghệ cho một buổi lễ khai giảng hoành tráng không thực hiện được”.
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Cổng trường đã đổ bê-tông kiên cố chỉ chờ lắp cánh!
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Tường bao đang đợi hàng rào.
Chuyện ghi ở trường học bỏ hoang...
Hỏi về “dãy nhà hoang”, thầy Quỳnh lảng chuyện, rồi gọi bác bảo vệ nhà trường có tên Vương Trí Đạt đến "tiếp chuyện nhà báo".
Cổng Trường THCS Tân Hòa rộng lớn, kiên cố theo mô hình hiện đại. Tường rào xây cao quá đầu người, được chia thành các khoảng cứ chừng 2 mét lại có một cột trụ nhô lên. Đó là thiết kế để gia cố hàng rào sắt. Đã ba năm nay, cổng trường này không có cánh, chỉ có những ngạnh sắt được chừa ra bên ngoài để chờ mối hàn lắp bản lề, lắp cổng; hàng rào sắt trên tường rào cũng chưa biết ngày nào mới hiện hữu…
Từ cánh cổng trường này mở ra một khuôn viên “khang trang”: 4 dãy nhà hình chữa “U” trông ra khoảng sân rộng được lát gạch đỏ, có cây xanh, có những ô cỏ để trang trí phối cảnh. Dãy nhà chính được chia thành 3 bloc hai tầng, mỗi bloc có 6 phòng học. Thế nhưng, hai bloc khang trang này chính là “khu trường hoang” khiến thầy trò Tân Hòa buồn rầu nhiều năm.
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Công trình này đã hoàn thành nhưng chưa có ai dám nghiệm thu...
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
vì nó đã xuống cấp nghiêm trọng!
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Hành lang tầng 2 của dãy nhà hai tầng kiên cố.
Ông Vương Trí Đạt, bảo vệ trường Tân Hòa chua chát: “Tôi mệt mỏi lắm rồi. Nội cái chuyện ngăn đám thanh niên hư hỏng nó không vào những dãy nhà đó làm chuyện bậy bạ đã đủ mệt. Gọi là cổng trường cho có, chứ mấy năm rồi, nó cứ tơ hơ, toang toác như thế, sức già như tôi làm sao canh chừng được…”.
Theo ông Đạt, khuôn viên mới được UBND xã Tân Hòa làm chủ đầu tư xây mới được khởi công tư quãng năm 2010. Trường học mới cơ bản hoàn thành, nhìn bên ngoài nó khang trang, lung linh như trường phố huyện, nhưng bên trong thì “không chấp nhận được”!
13 “phòng học” đã được đơn vị thi công lát gạch, lắp cửa sổ kính, cửa ra vào, có các đầu dây chờ sẵn để lắp quạt trần, đèn điện, nhưng “không ai có thể nhắm mắt cho nó là “phòng học được” – lời ông Đạt.
Nền gạch hoa lát chưa sử dụng nhưng đã tự cong vênh, vỡ vụn. Những viên gạch đùn vào nhau “nổ” vá víu. Ở những vị trí gạch vỡ, những đám cát trồi ra, mái nhà đổ bê-tông chưa sử dụng đã bị dột, nước chảy lênh láng vào phòng. Nước ấy hòa với cát biến thành đất, rêu mọc xanh.
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Ông bảo vệ "chui" qua được cánh cửa... lắp kính.
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Bên trong một "phòng học".
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Ông bảo vệ chua chát: Người ta lót cát để lát phòng học chứ không phải là xi-măng!
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Gạch lát nền tự động bong tróc và đùn lên lớp cát phía dưới nền.
Toàn bộ các phòng học, cửa kính cơ bản đã bị vỡ nát, chỉ còn mỗi khung cửa. Bục giảng của giáo viên cũng sứt mẻ, lồi lõm; hành lang không thoát nước, nước bị tù đọng thành rãnh. Cầu thang lên xuống chỉ có tay vịn bằng inoc đã hoen rỉ, không có lan can chắn trên tầng 2.
Ông Đạt bảo, vì thiếu phòng học nên đơn vị thi công đã bàn giao một dãy khoảng 6 phòng với một công trình nhà vệ sinh. Thế nhưng, từ khi nhận đến giờ, nếu nhà trường không tự sửa chữa chắc chẳng thầy trò nào dám ngồi trong những cái phòng như thế. Khu vệ sinh dành cho hàng trăm cháu, nghe nói xây dựng hàng trăm triệu đồng, bây giờ la-bô, bồn cầu…cũng rơi hết ra khỏi tường. Cám cảnh lắm!
Không ngần ngại, ông Đạt lấy tay cào lớp “xi-măng” lót dưới chân những viên gạch lát trong phòng học của khu tầng 2, rồi lấy tay miết như người miết cám. Đám cát vàng rơi lã tã. Chùi tay vào quần, ông Đạt cho chúng tôi xem bàn tay sạch sẽ như lúc đầu. “Nếu đây là xi-măng để lát gạch nền nhà, tôi đi đầu xuống đất. Người ta lấy cát để lát nền nhà, tệ đến thế là cùng!”.
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Rãnh thoát nước tù túng ở dãy phòng học tầng 2 bất đắc dĩ nhà trường phải nhận.
trường hoang, Tân Hòa, Quốc Oai, giáo dục...
Sân trường rộng mênh mông này cũng chưa được nghiệm thu, nhưng đã nhanh chóng bong tróc giống như nhiều hạng mục khác.
Thầy và trò chỉ biết chờ
Trỏ tay xuống khoảng sân rộng lát gạch đỏ au nhưng ở vị trí các mép sân, gạch đã vỡ vụn trộn lẫn vào đất; những khoảng lồi lõm to bằng mấy cái chiếu, nước đọng thành vũng, bác bảo vệ bức xúc: “Cái sân này cũng là hạng mục chưa được nghiệm thu, chưa được bàn giao. Nhưng nếu không đi trên cái nền ấy để vào lớp thì lũ trẻ biết đi vào đâu?”.
“Nhìn khu nhà khang trang bỏ hoang mà không sử dụng, xót xa lắm. Trong khi đó, thầy trò phải xo xáy trong 12 phòng học chật hẹp, khu Hiệu bộ phải tận dụng dãy nhà cấp 4 mấy chục năm tuổi. Thà rằng trường làng, nhà tranh cách đất một nhẽ, đằng này…” – một người dân nhà ở ngay cổng trường THCS Tân Hòa chua chát.
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Quỳnh cho hay, dự án do UBND xã Tân Hòa làm chủ đầu tư, kinh phí 4,8 tỷ đồng. Thầy trò nhà trường là đối tượng được “thụ hưởng”, không có liên can trong việc thi công, xây dựng… nên không dám ý kiến.
Khi được hỏi, nếu xã nghiệm thu công trình với chất lượng như thế rồi bàn giao cho trường, trường có dám nhận hay không? Hiệu trưởng Nguyễn Mạnh Quỳnh trả lời chân thật, chúng tôi không được nghiệm thu. Nếu xã nghiệm thu rồi bàn giao cho trường theo kiểu “chìa khóa trao tay”, nếu công trình hư hỏng, chúng tôi lúc đó chắc chỉ biết kiến nghị để xin ngân sách… tu sửa

Chung cảnh ngộ với thầy trò Trường THCS Tân Hòa, thầy trò Trường THCS Cộng Hòa (xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) cũng ba năm liền ôm “trường hoang”, với đám cỏ dại mọc cao lút trên sân trường lầy lội, nước đọng thành từng vũng.

Ám ảnh...trường hoang
Trường THCS Cộng Hòa nằm ngay chân đê (đường 70 đi Chúc Sơn). Quay lưng ra mặt đê là chiếc cổng mới hoàn thiện ở phần… đổ bê-tông; chiếc cổng bảo vệ cũng mới chỉ “đúc” ở dạng hình hài, và hai dãy nhà hai tầng kiên cố sắp hoàn thành từ… ba năm về trước.
Cộng Hòa, trường hoang, chuồng bò, giáo dục...
Trường THCS Cộng Hòa "chung sống" với trường hoang.
Hai dãy nhà ấy, một là khu nhà hiệu bộ; một là khu phòng học với gần chục phòng. Khoảng sân chừng vài trăm mét được đổ vội bằng vữa “ba-banh”, quá nửa còn lại vẫn là nền đất, cỏ gà mọc xanh um, và những vũng đọng nước như ao tù.
Lễ khai giảng năm học 2013 –2014, trời mưa to, ban giám hiệu nhà trường thuê lều bạt của một người chuyên cho thuê phông màn đám cưới trong làng, dựng bạt trên khoảng sân toen hoẻn đó để đánh trống khai trường.
Vì không có nhà hiệu bộ nên Ban giám hiệu phải “mượn” mấy phòng đã hoàn thiện (ở mức độ đã trát tường nhưng chưa quét ve) để làm phòng hiệu trưởng. Căn phòng ấy ở trên tầng 2, được thuê thợ hàn xì mang tôn đến quây kín lan can khu vực hành lang để… làm nhà kho đựng bàn ghế, loa đài… Những tài sản quý giá như đàn Organ, các bằng khen, kỷ niệm chương, cờ lưu niệm… được chồng đống trong phòng tạm của thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Phúc.
Cộng Hòa, trường hoang, chuồng bò, giáo dục...
Khu nhà hai tầng đã bàn giao nhìn từ cửa sổ của khu trường chậm tiến độ.
Thầy Phúc mang hình dáng kham khổ của một thầy giáo làng mẫn cán và trách nhiệm, nhưng dường như, những âu lo, phiền muộn vì “trường hoang” ám ảnh mấy năm rồi khiến thầy càng thêm già trước tuổi.
Chậm tiến độ không biết kêu ai
“Tháng 8/2010 là thời điểm chặt cây để lấy mặt bằng thi công trường mới. Thời hạn bàn giao công trình tròn trịa 270 ngày (tương đương 9 tháng).
Thế nhưng, hơn 2 năm trôi qua, dự án vẫn nguyên vẹn như thế, không suy chuyển. Thầy trò chúng tôi là đơn vị thụ hưởng, nên việc nhanh hay chậm tiến độ, nhà trường không có quyền hành gì để ý kiến cả!” – thầy Nguyễn Hữu Thuần, hiệu phó nhà trường cho biết.
Một phần của dự án đã được bàn giao cho nhà trường sử dụng để làm phòng học, trong đó có 12 phòng học, 6 phòng khác làm Thư viện, Hành chính, Nhà chức năng…, đấy là vì sự hối thúc cấp bách phải có phòng cho thầy trò dạy – học. Sử dụng được một thời gian ngắn, chúng tôi đã phải kiến nghị xin sửa chữa, kinh phí mất 600 triệu vì công trình xuống cấp.
Cộng Hòa, trường hoang, chuồng bò, giáo dục...
Nhìn bề ngoài, công trình kiên cố này chắc chắn sẽ làm yên lòng nhiều bậc phụ huynh.
Đấy là những phòng học đã được “nghiệm thu”. Hai khu nhà cao tầng đang dang dở, chưa hoàn thành nhưng cũng đã nhanh chóng… xuống cấp.
Bác bảo vệ của Trường THCS Cộng Hòa trỏ tay lên mái tầng 2 của khu nhà Hiệu bộ đang xây dở, bảo: “Trong thiết kế, không có cái mái tôn “chống nóng” kia đâu. Đơn vị thi công đổ bê-tông tầng 2, cứ hôm trời mưa nước lại rỏ xuống ròng ròng từ cái xà ngang ở giữa nhà. Họ mới “lợp” thêm cái mái tôn hình chữ “V” trùm kín cái mái tầng 2 ấy, nhưng nước vẫn cứ chảy lênh láng trong phòng, lênh láng hành lang…
Cộng Hòa, trường hoang, chuồng bò, giáo dục...
Còn đây là... cổng trường, phòng bảo vệ
Đồ đạc ngổn ngang, bàn ghế, cánh cửa… được đơn vị thi công dồn vào căn phòng tầng 1 của khu nhà hai tầng xây dựng làm phòng học. Để bảo quản, họ lấy gỗ ván bưng kín cửa sổ, cửa ra vào. Sự lộn xộn, hỗn loạn ấy khiến không ai nghĩ, một môi trường giáo dục đang "sống chung" với công trường ngổn ngang kéo dài nhiều năm này.
“Không biết họ lấy gỗ lạt, vật liệu ở đâu về để làm bàn ghế, cánh cửa…, nhưng lấy tay cũng bấu được từng mảnh gỗ. Nó mủn, xốp như gỗ mục! Ngay như chục phòng học đã bàn giao, cánh cửa họ“đặt” lên bản lề chứ không phải là goòng. Tôi phải lấy đinh vít bắt vào từngcái bản lề một mới giữ được cánh cửa khỏi rơi ra khỏi tường” – bảo vệ Trường THCS Cộng Hòa cho hay.
5 năm không xây xong 4 phòng tiểu học
Không phải “chung sống” với trường hoang, Trường Tiểu học thôn Hoàng Xá (xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất) lại có một “nỗi buồn” khác – 5 năm liền không xây xong bốn phòng tiểu học.
Cộng Hòa, trường hoang, chuồng bò, giáo dục...
5 năm liền, 4 phòng học Tiểu học chưa được xây xong tại thôn Hoàng Xá, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Vì sự chậm trễ ấy, trẻ con làng Hoàng Xá phải đi học xa nhà vài cây số. Chị Kim Thị Thanh (thôn Hoàng Xá) kể: "nhà làm nông nghiệp, nhưng ngày hai buổi đưa đón con đi học, thành ra 7-8 giờ mới ra đến đồng, làm chưa rịn mồ hôi đã phải về đón con, cơ cực lắm!"
Làng nằm ven con sông Đáy nên bờ đê cao vút, hai bên rệ cỏ xanh rì. Nhiều hộ trong làng Hoàng Xá, trong xã Lại Thượng chăn nuôi trâu bò. Tiếc cái trường hai tầng bỏ phí, một dạo, người dân trong xóm lấy tre pheo “rào” cái hàng lang của khu nhà hai tầng để…nhốt trâu bò!
Khi báo chí phản ánh, hình như chính quyền sở tại đã vội vàng xuống cấm không cho bà con thả trâu bò ở đó nữa.
Cộng Hòa, trường hoang, chuồng bò, giáo dục...
Mặt trước của ngôi nhà hai tầng bỏ hoang mà một thời gian dài, người dân trong xóm tận dụng để... nhốt bò.
Cộng Hòa, trường hoang, chuồng bò, giáo dục...
Mặt sau của trường
Khi phóng viên xuống hiện trường, khu trường bỏ hoang này đã được tiếp tục xây dựng. “Sân trường” trước đó cỏ mọc cao lút được đổ cát nâng cốt; khu nhà vệ sinh, cổng trường… cũng đã được xây, vẫn còn nguyên giàn giáo bắc chưa kịp dỡ.
Không có chỗ nhốt bò, nhưng bà con làng Hoàng Xá vẫn còn “ao” để cho trâu bò tắm. Phía sau lưng ngôi trường hai tầng 5 năm liền không xây xong ấy là vùng trũng, nước mưa đọng lại thành ao, nhìn mênh mông rộng. Chiều về, trâu bò lũ lượt rủ nhau ra đây để tắm.
“Chúng tôi không biết hỏi ai, vì ngay như con đường xóm ngày nào cũng phải bước lên nó, 5 năm liền xã làm cũng không xong. Khi chúng tôi làm đơn lên huyện, lãnh đạo xã xuống… “giảng hòa” nói rằng không khiếu kiện, ý kiến gì nữa, nay mai xã sẽ làm tiếp…” – ông Vương Văn Hiển, người dân Hoàng Xá buồn rầu kể.
“Tiền vẫn còn trong két, chỉ đợi họ thi công là… chuyển” - Chủ tịch xã Cộng Hòa, chủ đầu tư công trình xây dựng Trường THCS Cộng Hòa (huyện Quốc Oai, Hà Nội), khẳng định chắc nịch như vậy sau mấy năm thầy trò Trường THCS Cộng Hòa phải bì bõm lội bùn vào lớp. Tuy nhiên, câu chuyện của nhà thầu lại hoàn toàn khác.

trường bỏ hoang, THCS Cộng Hòa, THCS Tân Hòa
Trường THCS Cộng Hòa sẽ phải bàn giao chậm nhất vào 30/9 tới đây.
Tháng 9/2013 sẽ xóa trường hoang
Sau khi báo chí phản ánh sự việc những ngôi trường hoang ngay cửa ngõ Thủ đô, chính quyền địa phương đồng thời là chủ đầu tư, đã rốt ráo đốc thúc nhà thầu tiếp tục thi công để hoàn thiện công trình, chấm dứt cảnh phòng học bỏ hoang, lãng phí.
Trao đổi với VietNamNet, chủ tịch xã Vương Đắc Thủy cho biết: dự án đầu tư, xây dựng phòng học, phòng chức năng, nhà Hiệu bộ của trường THCS Cộng Hòa do xã Cộng Hòa đầu tư, nguồn vốn ngân sách do UBND T.P Hà Nội cấp.
trường bỏ hoang, THCS Cộng Hòa, THCS Tân Hòa
Dự án được triển khai xây dựng từ đầu năm 2011, với thời hạn 270 ngày (9 tháng). Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, dự án này đã chậm tiến độ gần hai năm; chủ đầu tư mới hoàn thành việc xây thô, chưa bàn giao 2 công trình là nhà hiệu bộ; khu phòng học 2 tầng gồm 6 phòng; sân trường; khu vực cổng trường và tường bao xung quanh trường.
“Chúng tôi đã nhiều lần đôn đốc, yêu cầu chủ thầu thi công xây dựng để bàn giao công trình vào sử dụng. Tuy nhiên, vì thiếu vốn, doanh nghiệp này không đủ sức để tiếp tục xây dựng tiếp nên đã dừng lại từ cuối năm 2011 đến nay”.
Với dự án ban đầu 9,8 tỷ đồng, hoàn toàn là nguồn vốn ngân sách cấp, dự án đầu tư xây dựng Trường THCS Cộng Hòa sau đó đã nâng lên là 11,6 tỷ do trượt giá và những vấn đề phát sinh. Tính đến thời điểm hiện tại, xã đã bàn giao cho nhà thầu 8,6 tỷ đồng dưới hình thức công trình xây dựng đến đâu, nghiệm thu và thanh toán tiền đến đó.
“Chúng tôi vẫn còn tiền gửi ngân hàng, chỉ chờ nhà thầu thi công xong là xã bàn giao” – chủ tịch xã Cộng Hòa cho hay.
Ngày 07/9, lãnh đạo xã Cộng Hòa, lãnh đạo Xí nghiệp Xây dựng Trường Sơn - đơn vị thi công, đã làm việc để thống nhất thời hạn bàn giao công trình. Theo biên bản này, thời hạn cuối cùng bàn giao là ngày 30/9/2013.
“Chúng tôi cương quyết yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn thành, nếu không đúng thời hạn, xã sẽ làm thanh lý hợp đồng, thuê đơn vị khác vào thi công tiếp", ông Vương Đắc Thủy khẳng định.
Đối với dự án dang dở tại xã Tân Hòa, chủ tịch xã Vương Sỹ Kiểm cho biết: “Xã cũng đã làm việc với nhà thầu để chốt thời hạn bàn giao công trình. Theo đó, ngày 15/9 đơn vị Trường Sơn có trách nhiệm hoàn thiện để bàn giao những hạng mục chưa được nghiệm thu”.
trường bỏ hoang, THCS Cộng Hòa, THCS Tân Hòa
Trường THCS Tân Hòa sẽ phải bàn giao vào ngày 15/9.
Khi được hỏi về chất lượng công trình do đơn vị Trường Sơn thi công xây dựng các hạng mục Trường THCS Tân Hòa, ông Kiểm cho biết: “Nhìn chung là công trình đảm bảo chất lượng, quá trình đơn vị thi công có sự giám sát của thanh tra xây dựng, bộ phận giám định xây dựng và cán bộ xã.”.
Giải thích về việc xuống cấp bên trong phòng học như nền nhà bong tróc, cửa kính vỡ, mối mọt…, ông Kiểm nói: “Một phần do lỗi của doanh nghiệp. Họ không hoàn thiện công trình, không lắp cổng trường nên trẻ em trong xóm vào đó nghịch ngợm, đập vỡ cửa kính, cạy gạch hoa lên nghịch… Khu vực xã Tân Hòa cũng nằm ở khe núi, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao nên bị mối đe dọa, xông lên đồ đạc rất nhiều. Mỗi năm, trường cấp 2 Tân Hòa phải huy động thêm tiền phụ huynh đóng góp để mua thuốc diệt mối lên đến 20 triệu đồng!”.
Việc chậm tiến độ xây dựng tại hai trường THCS Tân Hòa và Cộng Hòa (huyện Quốc Oai) không phải là việc đến bây giờ chính quyền sở tại mới biết. “Lãnh đạo UBND huyện, phòng Tài chính, Phòng Giáo dục, UB xã Tân Hòa, Cộng Hòa đã nhiều lần ngồi với nhà thầu về vấn đề này, nhưng năng lực nhà thầu đến thời điểm hiện tại họ đã bị cạn kiệt về vốn, không có tiền để đầu tư tiếp. Chủ đầu tư (UB xã) không được phép “ứng vốn” cho nhà thầu, vì xây dựng đến đâu, nghiệm thu đến đó xã mới được phép thanh toán cho đơn vị thi công!” – ông Vương Sỹ Kiểm, chủ tịch xã Tân Hòa nói.
“Chúng tôi không cố tình như vậy đâu…”
trường bỏ hoang, THCS Cộng Hòa, THCS Tân Hòa
Ông Nguyễn Hữu Trường – giám đốc Xí nghiệp Xây dựng Trường Sơn, nhà thầu thi công hai dự án trường cấp 2 Tân Hòa và Cộng Hòa chỉ thiếu nước… bật khóc tại sân Trường THCS Tân Hòa khi chúng tôi đến thực địa vào chiều ngày 09/9.
Ông Trường bảo: “Chúng tôi không cố tình như vậy đâu. Chỉ là do đơn vị hết vốn, lại đúng vào thời điểm suy thoái kinh tế, ngân hàng thắt chặt không cho vay tiếp nên chúng tôi không lấy đâu ra tiền để tiếp tục thi công. Cứ nghĩ dừng lại một thời gian sẽ qua được giai đoạn khó khăn, ai ngờ nó kéo dài lâu quá…”.
Rồi, gần như bật khóc, ông giám đốc công ty xây dựng – doanh nghiệp của huyện Quốc Oai, bất ngờ lấy chiếc ví dày cộp để trên túi áo ngực, kéo khóa tất cả các ngăn rồi phân bua trong sự ngỡ ngàng của chúng tôi: các anh có tin, giám đốc doanh nghiệp mà trong ví không có nổi 50 ngàn đồng hay không?
Theo ông Trường: nhà thầu không cố ý chậm tiến độ, vì lý do khách quan nên mới có tình trạng như vậy. Chúng tôi sẽ hoàn thiện công trình để còn bàn giao, nghiệm thu để lấy vốn tiếp tục thi công.
Những năm trước, doanh nghiệp xây dựng do ông Trường điều hành cùng một lúc nhận nhiều công trình xây dựng tại địa phương, theo kiểu “dàn hàng ngang” cùng một lúc. Vốn nhỏ, lại phải “chia đều” cho nhiều công trình, hình thức thanh toán “hoàn thành hạng mục nào, nghiệm thu mới được thanh toán hạng mục đó”, gặp giai đoạn kinh tế suy thoái, Trường Sơn càng thêm kiệt sức.
“Dự án trường Tân Hòa, tôi chỉ còn thiếu đúng 100 triệu cho việc hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, cánh cổng trường, rào sắt tường bao là xong công trình. Bên trường Cộng Hòa, đợi trời khô ráo, tường khô… tôi sẽ cho sơn tường, hoàn thiện cổng và sân trường là cũng hoàn thiện cả. Trong lúc doanh nghiệp khó khăn, tôi mong các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí thông cảm, tạo điều kiện để doanh nghiệp chúng tôi sống, chứ đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã kiệt sức lắm rồi…” – chủ thầu phân trần.
Hiện tại, nhà thầu Trường Sơn đang tiến hành sửa chữa những điểm hư hỏng, xuống cấp tại các phòng học của trường Tân Hòa. “Tôi đã đi đặt cánh cổng, đặt kính để lắp những cửa vỡ, lát lại nền gạch những chỗ hỏng… Chúng tôi sẽ bàn giao đúng thời điểm 15/9 tới đây. Tại cơ sở trường Cộng Hòa cũng sẽ cố gắng đúng thời hạn bàn giao là cuối tháng 9”.
“Một lý do khác, đấy là chúng tôi bị nợ nhiều quá. Nhiều công trình chúng tôi thi công xong, đến giờ huyện Quốc Oai, nhiều xã ở Quốc Oai vẫn nợ chúng tôi cả chục tỷ đồng. Điều đó càng khiến chúng tôi thêm khó khăn. Vì thế, tôi mong xã hội thông cảm, chia sẻ với khó khăn của một doanh nghiệp địa phương như chúng tôi” – chủ thầu Nguyễn Hữu Trường nói như rút ruột.
Kiên Trung
theo vietnamnet

No comments:

Post a Comment