Friday, November 30, 2012

Vàng, đô và đào tẩu



Vàng
Cái gì quý người ta thường ví như vàng. Đây là kiểu ví von truyền thống đã thành một thành ngữ của Việt Nam, và không chỉ của riêng Việt Nam, mà còn là chung của thế giới. Thậm chí ví von nghĩa bóng người ta cũng dùng đến vàng, như nguyên tắc vàng, ông bạn vàng, khu đất vàng, thời điểm vàng, đám cưới vàng ..v..v.. Còn ở Việt Nam hiện nay vấn đề gì nổi trội vì sự khó khăn, khó đoán biết, liên tục thay đổi thì người ta nói là “nóng như thị trường vàng” hoặc “điên như giá vàng”. Răng lại có cớ sự như rứa ở cái đất nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu này ?
Từ khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam quyết định mở cửa và cởi trói cho nền kinh tế từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước sau gần nửa thế kỷ vừa đóng cửa vừa lấy còng số 8 trói chặt nền kinh tế để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa thì các nhà lãnh đạo vĩ đại của cộng sản hơi choáng váng vì thấy dân vẫn cất giấu được khá nhiều vàng. Lãnh đạo cộng sản tưởng rằng sau những vụ cướp vĩ đại mà họ đã làm như vụ Cải cách ruộng đất, Cải tạo tư sản, Cải tạo công thương nghiệp – là những vụ lớn, và vô vàn những vụ nhỏ mang tính chất thường xuyên mà các cấp địa phương, cấp nhỏ hơn đến nay vẫn làm hàng tháng, hàng ngày để cống nạp lên cấp to hơn, thì tưởng rằng vàng trong dân đã được moi gần cạn hết rồi. Ấy vậy mà đến cuối mùa hè năm 2008 khi lạm phát phi mã bộc lộ và thấm thía đến từng người dân để mở đầu cho thời kỳ suy thoái kéo dài đến tận bây giờ thì giá vàng tăng đến 60% chỉ trong vòng 2 tháng từ khoảng 1,8 triệu đồng/chỉ tăng vọt lên 2,9 triệu đồng/chỉ. Thành ngữ “điên như giá vàng” phổ biến từ đấy.
Ngộ nhất là mùa hè năm ấy ở trong tù, tù nhân khố rách chúng tôi cũng bàn tán xôn xao và theo dõi sát sao giá vàng từ sáng mở mắt dậy đến tận đêm có kẻng báo ngủ gõ đinh tai nhức óc, thì giá vàng hôm nay thế nào, lên bao nhiêu rồi cứ gắn chặt vào mồm vào miệng để hỏi nhau, kể cho nhau, buôn dưa lê với nhau. Đến bản tin tài chính trên tivi thì cả phòng im phăng phắc, các đôi tai lừa ve vẩy lắng nghe tin. Tự khắc mà chăm chú tập trung hết chỗ nói!

Kế hoạch của Trung Quốc chặn xét tàu trên Biển Đông gây lo ngại cho khu vực



Tàu hải giám 31 của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 15/6/11.
Tàu hải giám 31 của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 15/6/11.
Reuters

Thanh Phương
Quy định mới của Trung Quốc cho phép công an biên phòng tỉnh Hài Nam, kể từ đầu năm tới, có thể chặn xét bất cứ tàu nào xâm nhập khu vực được coi là hải phận của Trung Quốc Biển Đông đang gây lo ngại cho các nước trong khu vực.

Tân Hoa xã ngày 27/11/2012 vừa qua loan tin là Ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua « Điều lệ Quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam », quy định là đối với những tàu thuyền nước ngoài « xâm nhập phi pháp » vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam, cơ quan công an biên phòng Trung Quốc có thể xử lý bằng các biện pháp như « lên tàu, kiểm tra, bắt giữ, trục xuất, ra lệnh dừng tàu, đổi hướng và trở về ». Quy định mới này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013.
Khu vực mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền của họ bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Cho tới nay, các tàu hải giám của Trung Quốc chỉ xua đuổi các tàu mà họ cho là xâm nhập trái phép hải phận Trung Quốc.
Hiện giờ chưa thấy có phản ứng từ phía Việt Nam. Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua, 29/11/2012 cho biết đã yêu cầu tòa đại sứ của nước này tại Bắc Kinh kiểm chứng thông tin nói trên. Theo lời phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nếu thông tin này đã xác nhận, đây sẽ là hành động gây quan ngại cho Philippines và cộng đồng quốc tế. Trong trường hợp đó, Manila sẽ có công hàm chính thức để phản đối Bắc Kinh. Ông Hernandez tuyên bố là Philippines sẽ không công nhận bất cứ hành động nào gây phương hại đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.

Pháp điều tra quần áo “made in China” gây dị ứng nghiêm trọng



Chất diméthylfumarate (DMF) lại một lần nữa trở thành đầu đề bàn tán xôn xao tại Pháp trong mấy ngày vừa qua. Nạn nhân của chất DMF, thường thấy trong các sản phẩm xuất xứ từ Trung quốc, lần này là một em bé gái ở làng L’Aigle thuộc tỉnh Orne ở vùng Basse-Normandie của nước Pháp. Theo tường thuật của báo Le Réveil Normand, tất cả những đau đớn mà em bé này phải gánh chịu bắt đầu từ cái váy và cái áo T-shirt mà ông bố đã mua để mừng sinh nhật cô con gái vừa đúng 4 tuổi. Ngay hôm sau ngày sinh nhật, trên người cô bé bắt đầu nổi đầy những nốt mẩn đỏ, và rồi tình trạng càng ngày càng nghiêm trọng khi những vết mẩn đỏ mọc dầy đặc khiến sưng vù mặt mũi và cả cơ thể, ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng của cô bé nguy kịch đến nỗi phải đưa vào phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương ở L’Aigle, rồi được chuyển đến bệnh viện ở Lisieux và sau cùng là bệnh viện đại học (CHU) ở Caen. Tại đây các bác sĩ đã chẩn đoán chất DMF là nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng; cô bé đã được điều trị và hiện nay đã hoàn toàn bình phục.
Đây không phải lần đầu tiên mà chất DMF là “thủ phạm”. Năm 2008, một loạt các trường hợp dị ứng liên quan đến quần áo, giày dép, ghế sô-pha và các ghế bành “made in China” có chứa chất DMF đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mãnh liệt tại Pháp. Chất DMF có công dụng chống mốc được đựng trong các túi nhỏ nhét trong giày dép hoặc trong các ghế nhồi nệm; nhưng với thời gian chất DMF có khuynh hướng bay hơi và biến thành khí. Triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da, ngứa ngáy do chất DMF cũng tương tự như những người bị dị ứng với chất nickel (đồ trang sức, khuy nút quần jean, .v.v…) Rất nhiều trường hợp bị dị ứng vì những ghế nệm của Tàu đã từng được ghi nhận tại Phần-lan và Anh quốc từ năm 2007; chính vì thế mà giới bác sĩ đã cho công bố một tường trình về sự độc hại của chất DMF trên tạp chí British Journal of Dermatology (ấn bản tháng Bảy 2008). Kết quả là chất DMF đã bị cấm xử dụng tại Pháp và nhiều quốc gia Âu châu từ năm 2008.

Tàu Binh Minh 02 Vừa Bị Tàu Trung Quốc Cắt Cap (lần4) vs Đài Loan chuẩn bị «thủy lôi thông minh» chống Trung Quốc



Tàu Đông Nam 02, là một trong 8 Tàu bảo vệ, hộ tống cho Tàu Bình Minh 02 đã điện khẩn qua tầng số cấp cứu 156.8 MHz cho biết Tàu Tàu Bình Minh 02 vừa bị Tàu Trung Quốc cắt Cáp vào lúc 7 giờ sáng ngày 30/11/2012 khoảng 100 hải lý trong vùng biển thuộc Khánh Hòa Việt Nam.

Trong tháng 09 vừa qua,Trung Quốc đã đưa một hạm đội Tàu được phối hợp chung từ các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến và Hải Nam ra Biển Đông. Trong đó có mặt của tàu tuần tra lớn nhất là Haixun 31 cùng tham gia .

Thursday, November 29, 2012

Chị Hồ thị Bích Khương bị đánh "hội đồng" trong tù?

Chị Hồ thị Bích Khương, một tù nhân lương tâm hiện phải thụ án lần thứ ba trong tù vì những hoạt động phản đối, tố cáo những bất công xã hội, được cho biết bị đối xử tàn tệ trong trại giam.

RFA file
Chị Hồ Thị Bích Khương (áo trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009.
Gia Minh hỏi chuyện bà Hồ thị Lan, chị ruột của bà Hồ thị Bích Khương về thông tin liên quan. Trước hết bà cho biết về lần thăm gặp gần nhất:
Bà Hồ thị Lan: Tôi đi thăm cách đây một tháng rồi. Ra đó họ cũng cho gặp; nhưng lúc đó thấy tình hình sức khỏe của Khương không được khỏe lắm vì ở tù kham khổ.
Cách đây mấy ngày, có những phạm nhân ra trại, họ có thông tin với tôi rằng chị phải đến thăm Khương gấp, tình trạng của Khương rất nguy hiểm: hiện cách tay rời ra, mặt bị đánh thâm tím hết, bụng đau đớn không đi tiểu được. Họ cho biết là bốn phạm nhân đánh Khương theo kiểu 'hội đồng'. Hiện Khương đang nằm trạm xá bệnh viện.
Tôi có xuống trực tiếp nhà phạm nhân ra trại có nói 'nếu những tin tức này có phóng viên hỏi thì có dám nói thật không?'; họ có nói là việc gì thật thì dám nói. Họ có nói với tôi có một người tên Hà Chưởng, là người ở cạnh Khương biết rõ mọi sự việc và tình trạng của Khương.
Họ có thông tin với tôi rằng chị phải đến thăm Khương gấp, tình trạng của Khương rất nguy hiểm: hiện cách tay rời ra, mặt bị đánh thâm tím hết, bụng đau đớn không đi tiểu được.
bà Hồ thị Lan

Công an Đăk Nông khủng bố gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định



VRNs (27.11.2012) - Đăk Nông - "Nhà tù còn rộng chỗ, chúng tôi sẵn sàng bắt thêm người vào trong đó" là điều nhân viên an ninh tỉnh Đăk Nông, tên Nguyễn Thế Anh đã nói để khủng bố tinh thần bà Đặng Thị Dinh, vợ thầy giáo Đinh Đăng Định, một tù nhân lương tâm, vừa bị tòa án Tối cao, văn phòng Đà Nẵng xử y án sáu năm tù giam, tại Đăk Nông, hôm 21.11.2012 vừa qua, trong phiên tòa chỉ diễn ra có 45 phút.

Nguyễn Thế Anh là một nhân viên an ninh điều tra, số điện thoại cá nhân là 0905.199.977, người đã gặp trực tiếp bà Dinh để đe dọa, sau khi bà Dinh trả lời phỏng vấn của VRNs và BBC. Nhân viên công lực này ra lệnh cho bà Dinh phải "im lặng", và khuyên răng bà Dinh rằng: "nên lo làm ăn kiếm tiền thăm nuôi chồng, đừng nói gì nữa mà làm ảnh hưởng đến công việc. Đây là bước dọn đường để cho bà nghỉ việc..."

Bà Dinh cho biết, những viên công an khác còn đến nơi bà đang làm việc là trường học, để gây áp lực cho cán bộ nhà trường để những người này phải răn đe, dạy dỗ bà. Ngoài ra viên an ninh mật vụ tên Anh còn đòi bà Dinh phải cho biết nơi các con bà đang học và làm việc để đến đe dọa và gây khó khăn cho đời sống của họ.

Sau ngày xử phúc thẩm, gia đình bà Dinh lên thăm gặp thầy giáo Định. Tại đây công an bắt phải làm đủ thứ thủ tục nhưng khi làm xong mọi thủ tục chuẩn bị đến bước cuối cùng thì có lệnh (từ đâu không biết, cũng không có văn bản) không cho gặp mặt vì ông Định "vi phạm kỷ luật"!?

Thầy giáo Đinh Dăng Định từng là sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Trước khi bị bắt, ông là giáo viên dạy Hóa học. Ông bị bắt vào tháng 10 năm 2011 và bị đưa ra xét xử sơ thẩm hồi tháng 08.2012 với mức án 6 năm tù giam theo điều 88 Bộ luật hình sự. Thầy Định kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án bô-xít do chứng kiến những tác động môi trường của việc khai thác bô-xít gây ra tại Đắk Nông, nơi ông đang sinh sống.

Tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 21.11.2012, luật sư đưa ra bằng chứng kết án sai là thầy Định đã bị bắt giam từ tháng 10.2011, tại sao lại lấy những bài viết được phổ biên trên internet vào tháng 12.2011 để kết án thầy? Đây là bằng chứng ngụy tạo quá rõ ràng, nhưng tòa án tối cao đã không công nhận. Ngay việc thầy giáo Định khai trước tòa là bị ép cung phải viết ra lời nhận tội để được tha, chứ không có tội cũng không được tòa xem xét.

Như vậy phiên tòa phúc thẩm vừa qua thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã không làm bổn phận quan trọng nhất của tòa là xem xét các tình tiết xét xử tại tòa theo Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Trả lời VRNs, cô Thảo, con gái thầy giáo Định cho biết: "Tôi tự hào về bố tôi". Rồi cô nói với bố mình: "Bố ơi, cố lên, chúng con tin tưởng bố, bố giữ sức khỏe để đi đến cùng lý tưởng".

Garden Grove thông qua nghị quyết ngăn CSVN


GARDEN GROVE (NV) - Hội Ðồng Thành Phố Garden Grove tối Thứ Ba đồng thuận bỏ phiếu 5-0 thông qua nghị quyết “yêu cầu các phái đoàn hoặc các nhóm có quan hệ với CSVN đến thăm hoặc đi ngang qua thành phố phải thông báo trước 14 ngày.”
Ðồng hương Việt Nam vui mừng sau khi nghị quyết được thông qua. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Nghị quyết này tương tự như nghị quyết thông qua hồi năm 2004, nhưng đã hết hạn năm 2009. Ðiểm khác biệt của nghị quyết lần này so với lần trước là “nghị quyết chỉ hết hạn khi nào Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chính thức công bố Việt Nam có tự do và dân chủ.”
Trước cuộc bỏ phiếu, Thị Trưởng Ðắc Cử Bruce Broadwater phát biểu: “Chúng ta không muốn họ đến đây.”
“Họ là một chính quyền cổ động việc bán trẻ em và phụ nữ, tịch thu tài sản của dân, làm cho dân thất học và nghèo đói. Chúng ta không muốn họ đến thành phố này,” Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn nói. “Nghị quyết này rất quan trọng đối với chúng ta. Nó cho thấy chúng ta không dung thứ chủ nghĩa Cộng Sản. Và tôi ủng hộ nghị quyết này.”
Thị Trưởng Bill Dalton chia sẻ: “Trong cuộc bỏ phiếu lần trước năm 2004, tôi và Nghị Viên Bruce Broadwater đã bỏ phiếu thuận. Lần này tôi không đổi ý. Và tôi hy vọng một ngày nào đó Việt Nam sẽ có tự do.”
“Cuộc bỏ phiếu hôm nay không chỉ cho thấy chúng ta không chào đón họ (CSVN), mà nghị quyết này là có liên quan đến những gì đang xảy ra tại Việt Nam,” Nghị Viên Steve Jones nói.
Nghị Viên Kris Beard tiếp thêm: “Tôi chỉ muốn nói là tôi rất tự hào được tham gia vào việc bỏ phiếu cho nghị quyết này.”
Sau cuộc bỏ phiếu, đồng hương Việt Nam, bao gồm Hội Ðồng Liên Tôn và nhiều cựu quân dân cán chính VNCH, ngồi kín phòng họp đứng dậy mừng rỡ, phất cờ VNCH và cờ Mỹ, trong đó có hai lá cờ lớn. Một số người la lớn: “VNCH muôn năm.”
Nhiều đồng hương vui mừng sau khi cuộc bỏ phiếu chấm dứt, một số người vây quanh các vị dân cử chụp hình kỷ niệm.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, phó chủ tịch Cộng Ðồng Việt Nam Nam California, nói: “Rất vui mừng. Mấy năm về trước tôi cũng có mặt khi họ biểu quyết. Nhưng ngày hôm nay nghị quyết được kéo dài hơn, mình cảm thấy yên tâm hơn.”
“Từ nay, cộng đồng không phải đi phát cờ, không phải biểu tình chống Cộng nữa,” bà Nguyệt nói thêm.
“Tôi rất vui, vì mình không cho họ tới đây nữa là được rồi,” Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Phó Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Toàn Thế Giới, đồng thời là viện chủ chùa Liên Hoa ở Garden Grove, vui mừng nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
Năm thành viên Hội Ðồng Thành Phố Garden Grove đều đeo khăn quàng màu cờ VNCH trong lúc bỏ phiếu cho nghị quyết ngăn CSVN. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Các lãnh đạo phong trào Áo Đỏ Thái Lan bị xét xử


Phe Áo  Đỏ biểu tình tại khu thương mại ở Bangkok, ngày 19/12/2010 (Reuters)
Phe Áo Đỏ biểu tình tại khu thương mại ở Bangkok, ngày 19/12/2010 (Reuters)

Theo AFP hôm nay 27/11/2012, trong bối cảnh chính trường Thái lại có những dấu hiệu bất ổn mới, các lãnh đạo phong trào Áo Đỏ khởi xướng các cuộc biểu tình dữ dội chống chính phủ kéo dài suốt hai tháng trời tại Bangkok hồi năm 2010 sẽ bị đưa ra tòa xử vào ngày 29/11/2012 vì tội khủng bố.

Ra trước tòa có 24 bị cáo, trong đó 5 người là nghị sĩ Quốc hội. Trên lý thuyết với tội danh khủng bố, các bị cáo có thể phải chịu mức án cao nhất là tử hình. Những lãnh đạo trên của phòng trào Áo Đỏ phần đông là những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ năm 2006. Họ bị quy tội đóng vai trò chủ đạo tổ chức các cuộc biểu tình huy động hàng trăm nghìn người phong tỏa thủ đô Bangkok trong suốt hai tháng trời hồi mùa xuân năm 2010.
Phe Áo Đỏ khi đó đòi lật đổ chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Cuộc biểu tình của của họ chỉ chấm dứt sau khi bị quân đội dùng vũ lực can thiệp, khiến 90 người chết và 1.900 người bị thương.
Sau cuộc khủng hoảng này, không khí chính trị xã hội Thái Lan có vẻ dịu xuống. Năm 2011, phe thân cựu Thủ tướng Thaksin thắng cử ở Quốc hội đưa bà Yingluck, em gái ông Thaksin lên làm Thủ tướng. Một số nhân vật chủ chốt của phong trào Áo Đỏ cũng được tham gia chính phủ và Quốc hội. Chính phủ của bà Yingkuck bị tố cáo cố tìm cách xóa tội và đưa ông Thaksin về nước. Ông bị kết án tù vắng mặt và đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Một số lãnh đạo khác của phong trào Ấo Đỏ, cũng bị bắt giữ hoặc ra hàng cảnh sát sau cuộc bạo động 2010, được trả tự do có điều kiện.
Dự kiến phiên tòa sẽ phải kéo dài nhiều tháng. Giới quan sát Thái Lan lưu ý, không một quan chức nào thuộc chính phủ, hay của quân đội thời đó bị truy tố. Cựu Thủ tướng Abhisit từng giải thích với AFP về quyết định hành động của ông khi đó là nhằm tránh cho đất nước những tổn thất lớn, và nhiệm vụ của chính phủ lúc đó là phải vãn hồi trật tự.
Trong khi đó các tổ chức bảo vệ nhân quyền lấy làm tiếc là an ninh và quân đội, hai lực lượng chịu trách nhiệm chính của các vụ bạo lực, không bị đưa ra tòa xét xử.
Chưa đầy một năm bà Yingluck lãnh đạo chính phủ, chính trường Thái Lan lại có nhiều dấu hiệu biến động trở lại. Cuối tuần trước, hơn hai chục nghìn người với thành phần cốt lõi là những người bảo hoàng đã biểu tình tại Bangkok, yêu cầu chính phủ từ chức. Các cuộc xô xát đã xảy ra, khoảng hơn 100 người đã bị câu lưu.



  

Nhịp độ tự thiêu của người Tây Tạng gia tăng: Thêm 4 vụ trong 2 ngày


Một phụ nữ Tây Tạng tại Kathmandu đốt đèn nến tưởng niệm những người tự thiêu phản đối Trung Quốc, và các nạn nhân bạo lực ở Tây Tạng, ngày 17/11/2012.
Một phụ nữ Tây Tạng tại Kathmandu đốt đèn nến tưởng niệm những người tự thiêu phản đối Trung Quốc, và các nạn nhân bạo lực ở Tây Tạng, ngày 17/11/2012.
REUTERS/Navesh Chitrakar

Thêm bốn người Tây Tạng biến thân làm đuốc tại ba tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải và Cam Túc. Khoảng 20 sinh viên nhập viện sau khi công an lục soát trường. Phóng viên quốc tế tiếp tục bị Trung Quốc cấm đến những khu vực liên tục có người tự thiêu phản kháng chính sách đàn áp của Bắc Kinh .

Theo tổ chức Tây tạng Tự do Free Tibet, thì « ngày nào cũng nhận được tin có người tự thiêu để phản kháng ». Theo tin hôm nay 27/11/2012 thì trong hai ngày Chủ nhật và thứ Hai xảy ra bốn vụ tự thiêu và ít nhất ba người đã chết. Trong số 4 nạn nhân Tây tạng hy sinh để đánh thức lương tâm chế độ cộng sản Trung Quốc, hai người tự thiêu ở Cam Túc, một ni cô 17 tuổi ở Thanh Hải và người thứ tư ở Tứ Xuyên.
Theo AFP, mặc dù Bắc Kinh cho phép báo chí quốc tế thăm ba tỉnh này nhưng trên thực tế phóng viên ngoại quốc bị cấm đặt chân đến những vùng có người Tây Tạng tranh đấu.
Giám đốc tổ chức Free Tibet, bà Stephanie Bridgen cho biết thêm, một trường học ở Thanh Hải bị công an lục soát gây thương tích cho khoảng 20 học sinh. Trước đó khoảng 1.000 sinh viên học sinh đã biểu tình phản đối chính quyền phát sách lên án phong trào tự thiêu và tiếng Tây Tạng.
Mặc dù hơn 80 tu sĩ và thế tục Tây Tạng tự thiêu từ tháng ba năm 2010, sau đợt an ninh Trung Quốc trấn áp kiểm soát chùa chiền và thủ tiêu hàng trăm tu sĩ, chế độ Bắc Kinh vẫn giả điếc và quy trách nhiệm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. 

Philippines từ chối đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc. Bắc Kinh tố cáo láng giềng vạch lá tìm sâu


Trọng Nghĩa
Đúng như chờ đợi của giới quan sát, Philippines ngày 28/11/2012 đã quyết định không đóng dấu thị thực vào quyển hộ chiếu mới của Trung Quốc, bên trong có in tấm bản đồ lưỡi bò khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Bị đả kích về hành động "bá quyền" của mình, Trung Quốc đã lớn tiếng tố cáo ngược lại các nước này là đã cố tình "vạch lá tìm sâu".

Trong một bản thông cáo, sau khi xác định là kể từ nay sẽ không đóng dấu thị thực vào hộ chiếu mới của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Philippines giải thích : « Hành động này được thực hiện để tránh việc Philippines bị hiểu lầm là đã công nhận tính chính đáng của đường chín đoạn mỗi khi đóng dấu thị thực nhập cảnh trên hộ chiếu điện tử của Trung Quốc ».
Thay vì đóng dấu thị thực, Philippines sẽ làm như Việt Nam, tức là đóng dấu thị thực trên các mẫu đơn xin visa riêng biệt, không dính vào quyển hộ chiếu.
Đối với Bộ Ngoại giao Philippines, việc từ chối đóng dấu thị thực trên hộ chiếu mới của Trung Quốc giúp củng cố lập trường của Manila, theo đó đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là « quá đáng » và « không phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Quyết định phản công bằng hành động cụ thể như nêu trên đã được đưa ra sau khi Philippines chính thức gởi công hàm phản đối việc Trung Quốc cho in vào hộ chiếu điện tử mới của họ tấm bản đồ 9 đường gián đoạn – còn gọi là bản đồ lưỡi bò – khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hơn 80% diện tích Biển Đông, trên cả các khu vực mà các láng giềng như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố là của mình.
Cùng với Manila, Hà Nội cũng đã lên tiếng chính thức phản đối Bắc Kinh, và ngay từ đầu đã cho áp dụng biện pháp phản công là cấp thị thực rời cho những người Trung Quốc xin visa vào Việt Nam.

Luận án về mại dâm ở Việt Nam chiếm giải nhất tại Hoa Kỳ




Tiến sĩ Đại học Berkeley thắng giải nhất xã hội học cho luận án về mại dâm ở Việt Nam

BERKELEY - Kimberly Hoàng, tốt nghiệp tiến sĩ Xã hội học tại UC Berkeley năm 2011, đã được Hội Xã hội học Mỹ trao giải “luận án hay nhất” cho luận án tiến sĩ về mại dâm tại Việt Nam.
Ts. Kimberly Hoàng
Nguồn ảnh: UC Berkeley
Luận án tựa đề “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam”, là công trình 15 tháng nghiên cứu về dân tộc học tại TP Hồ Chí Minh; tại đây Ts Kimberly Hoàng đã làm việc như một chiêu đãi viên tại bốn quán bar phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Theo giáo sư xã hội học Berkeley Raka Ray, chủ tịch ủy ban luận án, nghiên cứu của Kimberly Hoàng “không những chỉ làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam mà còn giải thích mại dâm giữ vai trò quan trọng như tiền mặt trong nền kinh tế chính trị của Việt Nam.”

Trong lá thư đề cử, Gs. Ray gọi luận án “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam” là “một tác phẩm tuyệt vời” của “một nhà tư tưởng can đảm và sáng tạo” và ông nói thêm rằng Ts. Hoàng “nghiên cứu điền dã ít người dám thực hiện”.

Kimberly Hoàng là con gái trong một gia đình di cư, chủ tiệm bi-da trong khu phố cũ, tốt nghiệp danh dự tại đại học UC Santa Barbara năm 2005 rồi lấy Thạc sĩ tại đại học Stanford trước khi đến học ở Berkeley.
Hiện nay Ts. Kimberly Hoàng là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Giới tính, Phụ nữ và Tình dục tại Đại học Rice; Ts. Hoàng sẽ giảng dạy tại Khoa Xã hội học tại Boston College vào năm 2013.

Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á ?

       
Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc tiếp xúc với phái đoàn Nhật tại Phnom Penh, 20/11/2012 (REUTERS)
Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc tiếp xúc với phái đoàn Nhật tại Phnom Penh, 20/11/2012 (REUTERS)


Trong bài phân tích mang tựa đề « Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á » đăng trên nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay 28/11/2012, tác giả cho rằng đó là nhằm tái quân bình lực lượng tại châu Á để đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, hiện đang là đầu tàu kinh tế khu vực.

Chủ đề sức mạnh Trung Quốc và nguy cơ từ người khổng lồ châu Á đối với nền kinh tế và công ăn việc làm của nước Mỹ, vốn đã được hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tranh cãi rất nhiều. Cho đến nỗi, ông Barack Obama vừa tái đắc cử đã tuyên bố ngay là, nhiệm kỳ của ông sẽ chú trọng đến châu Á.
Sự tình cờ đã khiến vừa an vị ở Nhà Trắng, ông Obama đã lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN. Nhưng lần này không phải là tình cờ, một Tổng thống Mỹ không tuân theo truyền thống là chuyến công du châu Á đầu tiên sẽ bắt đầu ở Nhật Bản. Chỉ còn vài tuần nữa là đến kỳ bầu cử có thể giúp đảng Tự do Dân chủ trở lại nắm quyền, nên Tokyo không sẵn sàng đón tiếp.
Chẳng sao cả. Nhà Trắng đã có ý định cụ thể, là chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đang quay lại với châu Á. Tuy chuyến đi ngắn ngủi nhưng mang tính biểu tượng rất cao.

Monday, November 26, 2012

Buổi họp báo quốc tế của Liên Minh Việt Nam-TiBet đấu tranh cho tự do tại Tây Tạng ngày 24/11/2012

https://www.youtube.com/watch?v=va8o0P7bPCU&feature=channel&list=UL


Dharamshala ngày 24/11/201, vào lúc 15 giờ địa phương có cuộc họp báo quốc tế của  Liên Minh Việt Nam -TiBet,
Liên Minh giữa hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng đang cùng bị áp bức,thống trị bởi chế độ cộng sãn.
Cuộc họp báo diễn ra với sự tham dự của đại diện chính phủ Tây Tạng ( lưu vong).

Mr Penpa Tsering phát ngôn nhân của chính phủ, Mr KARMA CHOEPHEL đại diện Quốc Hội Tibet
Chúng tôi nhận thấy có hiện diện của Dr Natasha.Mehra – Bs Ấn Độ cùng nhiều đại diện cơ quan ban nghành của chính phủ và truyền thông báo chí.
Đồng thời cũng truyền âm trực tiếp qua hệ thống paltalk nhằm cập nhật tin tức đến đồng bào Quốc nội và Hải ngoại


Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đến từ Pháp quốc là người sáng lập Phong Trào Liên Minh, GS Vương Đình Bách đến từ Hoa Kỳ.

Giáo Sư Bách đã giới thiệu tóm lược lịch sữ cũng như bối cảnh hiện tại của Viêt Nam và Tây Tạng.
Hai dân tộc cùng đang oằn mình chống chọi lại âm mưu thôn tính, đồng hóa  và xóa sổ chủng tộc trên bảng đồ nhân chủng học của nhân loại. Mr Soepa Alias Phuntsok Wangdu,Chủ tịch Phong Trào Liên Minh,Mr Thupten Tenzin Phó Chủ tịch, và Mrs Ringzin thư ký .
Văn phòng của Liên Minh Việt nam -Tibet có trụ sở tại: Jogibara Road. Mcleod Ganj .Dharamshala.176219
Distt. Kangra ( HP). Tell: 9197.3692.3974
Email: vietnamtibetalliance@ gmail.com
Web site: http: vietnamtibet.org


Thursday, November 15, 2012

Nhân quyền bị tước đoạt và Phạm Thị Hoài: Thông điệp của chính quyền


Nhân quyền bị tước đoạt

000_Hkg7530199-250.jpg
Công an ngăn cản những người biểu tình hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc khi họ diễu hành về phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 01 tháng 7 năm 2012. AFP photo
Có lẽ bối cảnh như vừa nói khiến tác giả Hoa Quỳnh không khỏi hình dung ra rằng “VN: Nhà tù lớn, lãnh đạo: Những tên cai tù”. Qua bài tựa đề như vừa nói, tác giả lưu ý tới tình trạng giới cầm quyền “bắt giữ người trái phép, bỏ tù những người yêu nước, bất đồng chính kiến một cách vô tội vạ bằng những bản án khắt khe, vô nhân đạo”, và rồi đưa họ vào “nhà tù nhỏ biệt giam trong một nhà tù lớn của xã hội VN”. Tác giả Hoa Quỳnh nhận xét:
Tất cả người Việt Nam, ngoại trừ những tên cai ngục là những kẻ đang nắm chính quyền trong Đảng Cộng Sản, đều là những tù nhân trong một nhà tù vĩ đại của thế kỷ 21. Gần 87 triệu người VN đã nhận ra rằng họ là những tù nhân ngay trên chính quê hương mình. Họ là những tù nhân đích thực vì họ đã bị tước đoạt tất cả những quyền căn bản tối thiểu của một công dân, họ bị cướp đi quyền tự do để sống như một con người: không được nói, không được nghe, không được suy nghĩ, không được bày tỏ quan điểm của mình, không được đi lại tự do, đi đâu làm gì cũng bị theo dõi rình rập, đàn áp, bắt giữ như một tội phạm. Khi những người công dân bị bắt giữ tùy tiện, trái phép thì chẳng có ai bênh vực họ, vì họ đã mất cái quyền làm người công dân của họ từ lâu rồi.

Tuesday, November 13, 2012

BUỔI GẶP GỠ GIỮA CHIẾN SỸ NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH CÙNG DR. LOBSANG SANGAY – THỦ TƯỚNG TIBET TẠI PHỦ THỦ TƯỚNG DHARAMSHALA



Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và Thủ Tướng Tibet Dr. Lobsang Sangay
Hôm nay  9 tháng 11 ngày Lễ được gọi là ” Consider good day and Prospores day ” theo phong tục của người Tây Tạng.Vào lúc 17 giờ cùng ngày phái đoàn Liên Minh Việt Nam – Tibet gồm có chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, thành viên sáng lập Phong Trào Liên Minh Việt Nam Tibet đấu tranh cho Tự Do đến từ Pháp quốc, Mr Phuntsok Wangdu Chủ Tịch PT. Liên MinhViệt Nam Tibet, Mr Thupten Tenzin, Phó chủ tịch Phong Trào tại Dharamsala có buổi viếng thăm chính thức Dr .LOBSANG SANGAY tại phòng khánh tiết của Phủ Thủ Tướng tại Dharamsala 176215 Distt. Kangra, (H.P)
Cùng với sự hiện diện của Bà DICKI CHHOYANG bộ trưởng bộ Ngoại giao Tibet người lớn lên, sinh sống và tốt nghiệp tại Montreal, Canada.Buổi gặp gỡ diễn ra trong bầu không khí cởi mở và thân mật.
Dr Lobsang Sangay đã trao đổi với  Phái đoàn Liên Minh và Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh về mối quan tâm chung của 2 dân tộc Việt Nam và Tibet trước tham vọng Hán hóa của cộng sản Tàu.
Bà bộ trưởng DICKI CHHOYANG rất am tường về lịch sử Việt Nam. Trong phần trao đổi bà khẳng định rằng Tàu cộng không thể xâm chiếm Việt Nam.
Lịch sử hào hùng chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều này. Bà cho biết thêm dân tộc VN đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm chiến đấu với Tàu, dân tộc Việt Nam đã từng chiến thắng cả thực dân Pháp, và bà tin tưởng mãnh liệt là dân tộc VN đến lúc sẽ đồng lòng đứng lên bảo vệ Tổ Quốc.Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh bày tỏ lòng ngưỡng mộ của bà đến Dr LOBSANG SANGAY, một người trí thức từng là giảng sư trường Đại Học Harvard, Hoa Kỳ nhưng ông đã lìa bỏ tất cả cuộc sống tiện nghi vật chất về sống tại thủ phủ người Tibet tỵ nạn sống trong lòng dân tộc chia sẻ mọi đắng cay cùng với đồng bào.
Dr là niềm hãnh diện của người dân Tibet và là tấm gương cho những con tim yêu nước
Bà nói:
” Dr là niềm hãnh diện của người dân Tibet và là tấm gương cho những con tim yêu nước.”
Dr Lobsang Sangay khiêm nhường nói Ông sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.Là người sâu sắc và quan tâm cho mọi người Dr LOBSANG SANGAY bày tỏ sự quan ngại vì thời tiết của núi rừng khắc nghiệt và ngay trong phòng khánh tiết của ông cũng không đủ ấm e rằng chiến sĩ NTNH phải trải qua nhiều cơn gía rét.Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh trong nụ cười rạng rỡ trả lời : ” Không, sự chào đón ấm áp của Dr và ngọn lửa trong trái tim của toàn thể nhân dân Tây Tạng đã truyền vào chúng tôi hơi ấm, sức sống chiến đấu với một ước mơ Tibet và Việt Nam sẽ sớm có ngày tự do. “Dr Lobsang Sangay rất đồng ý và nói đó là hy vọng chung của tất cả chúng ta.Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh khẳng định không phải chỉ là hy vọng mà là sự thật

Thị Trưởng Thành Phố Santa Ana Miguel Pulido Công Bố Pháp Lệnh: Ngăn Cản Cán Bộ CSVN Đến Thành Phố Santa Ana




Thị Trưởng Santa Ana Miguel Pulido (giữa) đang cầm micro phát biểu trong cuộc họp báo trước tiền đình tòa thị chánh Santa Ana. (Photo VB)
SANTA ANA (VietBao) – Lúc 12 trưa Thứ Năm, ngày 1 tháng 11 năm 2012 trước tiền đình toà thị chánh Santa Ana, Thị Trưởng Miguel Pulido mở cuộc họp báo công bố Pháp Lệnh nhằm ngăn cản cán bộ CSVN đến thành phố Santa Ana với sự tham dự của đông đảo dân cử và các cơ quan truyền thông Việt Mỹ.

Tập Thơ của thi sĩ Hồng Khương





 TRANG  SỬ  MỚI

            * Gửi bạn TRẺ yêu Nước-Nhà.
       Giọng ca VIỆT- KHANG trái tim bất khuất
       Lời ca VIỆT-KHANG khối óc hào hùng !
      Tiếng lòng VIỆT-KHANG vượt muôn trùng sóng dữ !
       Tiếng chuông VIỆT-KHANG thức triệu người mê ngủ
       Say bả vinh hoa, mồi quỷ dữ nhận chìm
       Tuổi trẻ con cháu RỒNG-TIÊN
        Hơn bốn ngàn năm văn-hiến.
        Cùng VIỆT-KHANG đứng lên gỡ xích xiềng.
        Diệt bạo quyền, đuổi xâm lăng.
       Mở trang sử, xoay cuộc chuyển vần.
       Ánh sáng Nhân-quyền, Dân-chủ, Tự-do lan tràn.
       Sẵn sàng hy sinh máu xương giống nòi.
      Quật cừơng theo chí Ông Cha.
      Phá nhà tù lớn, để dân lành sống tự do.
      Anh-hùng, kiệt -nữ ra tay xây lại cơ đồ,
      gần sáu mươi năm băng hoại.
      Bạn Trẻ ! hiên ngang xông tới.
      Đem thắng lợi, hoa vinh quang dân tộc đời đời.
      Ta cùng hô vang VIỆT-NAM muôn năm !  ! !
            Phila. 27-02-2012
           Trân-Chinh-Nương

Chinh Nuong



&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&


      CHUYỂN VẦN THẾ CUỘC

  * Trang tặng Chiến-sĩ LÊ-CHÂN.

Làm gì để cứu nước


Theo dõi gần như tất cả các bài viết, các ý kiến (comment) của bạn đọc trên Danlambao, Đàn Chim Việt ,v.v…Tôi thấy tâm tư của hầu hết bạn đọc đều lo âu về tình hình đất nước, căm thù bọn cướp nước, bọn bán nước, bọn tham nhũng đang tàn phá đất nước và đàn áp dân lành. Nhưng, hầu hết cũng đang tuyệt vọng, chưa tìm thấy hướng đi để cứu nước, còn mong muốn một Gorbachev hay một Yeltsin tại Việt Nam…
Sau vụ xử án Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, trên các diễn đàn,đằng sau sự căm phẫn là lo âu, là nặng trĩu nỗi buồn: Nếu cứ tiếp diễn như thế này thì dăm năm nữa Dân Tộc Việt sẽ ra sao? Đất Nước Việt Nam sẽ đi về đâu? Ai là người tiếp theo nối gót các Anh Chị vào tù: Mẹ Nấm, Bùi Thanh Hiếu, Huỳnh Thục Vi, Bùi Chát, Hoàng Vi, Nguyễn Tiến Nam, Nguyễn Văn Phương,…?
Để tồn tại, những kẻ độc tài luôn khát tiền, khát quyền lực sẽ tận diệt những người yêu nước, nhất là thế hệ trẻ. Nòí giống Dân Tộc đối với họ chẳng có chẳng có nghĩa lý gì, miên sao họ được tiếp tục cưỡi cổ dân lành, dù trên đầu họ là bọn bá quyền Phương Bắc.
Một thực tế đang diễn ra nhưng it người để ý, quan tâm: Cộng sản Tàu đang tiến hành một cuộc diệt chủng Dân Tộc Việt lặng lẽ nhưng rất quyết liệt. Họ đã rút ra bài học vô giá qua việc sử dụng Pon Pot tàn sát nhân dân Căm Pu Chia để di dân người Hán vào thay thế, hay gây chiến ở Biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.

Đấu tranh thay đổi nội bộ ĐCSVN hay lật đổ CSVN?



Tương lai Việt Nam có tươi sáng, có trở thành một cường quốc hay không tùy thuộc vào thể chế chính trị có thay đổi thành dân chủ hay không. Đây là một sự thật rất rõ ràng mà chúng ta nên khẳng định như vậy và có lẽ không khó nhận ra. Tuy nhiên phương pháp đi đến dân chủ nhiều khi chưa rõ ràng và phân tán, kết quả dẫn đến sự tiêu hao sức mạnh đấu tranh. Cuộc tranh đấu giữa dân chủ và độc tài ngày nay, trong môi trường thông tin toàn cầu phổ biến tới mọi người dân một cách dễ dàng, mặt trận truyền thông trở thành phương tiện chính yếu để tranh thủ tính chính nghĩa cho phong trào dân chủ và đả phá tình chính đáng của ĐCSVN. Về phía CS, họ cũng sử dụng tuyền thông để bảo vệ tính chính đáng của chế độ và tấn công, làm lung lạc phong trào dân chủ. Tựu trung là cả hai bên đều tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của người dân. Hiện nay, phong trào dân chủ đang gặp phải sự thiếu xác định về mục tiêu đấu tranh cụ thể, đó là đấu tranh nhằm tạo thay đổi từ nội bộ của ĐCSVN, có nghĩa là ĐCSVN tự diễn biến đổi thành dân chủ hay một hình thức dứt khoát là phải lật đổ ĐCSVN.
Thay đổi hay lật đổ là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau vì nó đòi hỏi những phương pháp đấu tranh khác nhau. Vì thế hai vấn đề mang tầm vóc chiến lược này cần phải được phân định rõ ràng và suy xét cẩn thận. Một khi mục tiêu đã được thống nhất thì phong trào đấu tranh sẽ như cùng hướng về một điểm và sẽ có sức mạnh.
Một phương cách để tìm hiểu nội dung là bằng cách đối chiếu quan điểm và lập luận giữa hai lập trường thay đổi hay lật đổ này. Bắt nguồn từ sự đối chiếu sẽ hiện ra những điểm khôn ngoan hay sai lầm trong những hành động thực hiện. Những tiểu đề được nêu ra sau đây là những tư tưởng thường thấy:

Gợi ý phát triển Việt Nam


  1. Bối cảnh thế giới: toàn cầu hóa và liên lập kinh tế :
Thế giới đang chuyển mìnhcơn khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ những năm 2007/2008 đã đưa thế giới tài chánh kinh tế vào một ngõ rẽ khác. Các nhà nhơn chủng học và sử học thường chia sự phát triển văn minh con người bằng những khoảng thời gian bắt đầu bằng từ ngữ «cách mạng», từ người tiền sử bán khai đến «cách mạng dụng cụ», dụng cụ bằng đá, bằng xương, đến thời kỳ dùng đồng, dùng sắt, biết rèn, biết luyện, biết tôi sắt thành thép, «cách mạng kỹ nghệ» ... đến ngày nay với «cách mạng tin học» biến cả quả Địa cầu chúng ta thành một cái làng nhỏ…
Thế kỷ 19 với «cách mạng kỹ nghệ» thay thế sức người mồ hôi bằng sức «hơi nước», biết dùng dây chuyền, chuyển sức kéo vào các cơ khí, thay thế sức kéo của con  người, của con vật, đã là buớc nhảy vọt khổng lồ đưa nền văn minh con người làm chủ thiên nhiên sau bao nhiêu thế kỷ nằm ngủ. Với thế kỷ 20, con người đem  «kỹ nghệ máy móc»  áp dụng vào nông nghiệp, dùng máy để thay thế con người: thoạt tiên máy cầy, máy gặt, sau đó biết tách phần thóc gạo một bên, phần rơm rạ một bên, xong đưa vào máy bó, máy cuốn rơm, cuốn rạ thành từng bó.

TẠI SAO CHẾ ĐỘ CSVN VẪN CHƯA SỤP ĐỔ ?



Email
In


Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ rồi tới các nước cộng sản Đông Âu trải qua một cuộc cách mạng nhung và sau cùng là Liên Bang Sô Viết tan rã, nhiều người tưởng rằng chế độ Cộng Sản VN chắc cũng chẳng còn tồn tại được bao lâu nữa. Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại, vẫn sống, không những sống dai mà còn sống mạnh. Tại sao vậy ? Phải chăng nó đã được lãnh đạo bởi một nhóm người tài ba, lỗi lạc hay chỉ vì chúng đã áp dụng những biện pháp cực kỳ sắt máu và tàn bạo hơn khiến không ai dám có tư tưởng chống đối hay nổi dậy lật đổ chúng?
Ngày nay, với thông tin điện tử tòan cầu, chuyện gì xẩy ra, dù ở bất cứ đâu, dưới chế độ nào thì cũng chỉ ít phút sau là cả thế giới đều biết. Hơn nữa chúng (Việt Cộng) đã được gia nhập vào Liên Hiệp Quốc, WTO v.v…do đó chúng bắt buộc phải thay đổi chính sách cai trị sắt mắu phần nào, không còn dám tàn bạo, độc ác và dã man như trước. Nhưng ngược lại, những phương pháp lọai trừ hay cô lập những thành phần chống đối, bất đồng chính kiến và nhất là những thành phần mà chúng coi là “phản động” thì lại mỗi ngày một tinh vi hơn, khắt khe hơn.
Chúng ta còn nhớ, năm 1975, sau khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được toàn thể miền Nam, để loại trừ tất cả những thành phần chống đối hoặc có thể chống đối, trước hết chúng bắt tất cả các quân nhân, mà chúng gọi là nguỵ quân, từ cấp úy trở lên và tất cả các công chức, mà chúng gọi là ngụy quyền, từ cấp chánh sở trở lên hoặc tương đương, cho đi tù mà chúng gọi là cho đi học tâp cải tạo. Kế đến chúng tạo ra vụ nổ ở hồ con rùa để bắt đi tù tất cả những văn nghệ sĩ miền Nam mà chúng gọi là những tên “biệt kích văn nghệ”. Rồi chúng loan tin Hiệp định Paris sẽ được thi hành để cho tất cả các chính trị gia, các thành phần đảng phái tưởng thật, xuất đầu lộ diện rủ nhau hội họp để sửa soạn cho một chính phủ liên hiệp ra đời. Tới khi chúng thấy hầu hết tất cả các thành phần chống đối xuất diện, chúng làm một mẻ lưới bắt hết cho vào tù. Cuối cùng chúng tạo ra những phong trào phục quốc giả để bắt nốt nhưng thành phần chống đối hoặc có ý tưởng chống đối chúng còn sót lại. Những chính sách như đổi tiền, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản mại bản, lập vùng kinh tế mới v.v… cũng không ngoài mục đích cô lập và vô hiệu hoá tất cả những thành phần chống đối còn sót lại. Cuối cùng, những người nào không ưa Việt Cộng, không còn muốn sống với chúng chỉ còn duy nhất một con đường là bỏ nước ra đi tức vượt biên để tìm tự do. Có thể nói, sau 10 năm (từ 75-85) áp dụng những chính sách này, dân VN chỉ còn 2 loại người:

Không cho phép mình quên



Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona.
Đã tham gia với bài "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên, và mới nhất là bài "Nước Mỹ và vợ tôi".
Nhiều người cho rằng chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm rồi, vả lại Việt cộng cũng thay đổi rồi, sao lại chống?
Với tôi, những bài học, những kinh nghiệm thương đau mà thế hệ Cha Anh đã có với Việt cộng nhắc tôi phải cảnh giác luôn luôn.Bài học thứ 1:
Việt cộng giết người Quốc gia ngay trong thời kỳ phôi thai kháng Pháp, đánh Nhật, vì Việt cộng muốn cướp quyền lãnh đạo đất nước, để có thể toàn quyền làm tay sai cho cộng sản quốc tế trước kia, và nay cho quan thầy Trung cộng.
Bài học thứ 2 : Trong những kỳ cải cách ruộng đất, Việt cộng đã giết biết bao người dân vô tội, giết ngay cả những người mà có lẽ chẳng bao lâu trước đó đã hào phóng bỏ ra vàng, tiền của đóng góp trong các cuộc quyên góp cho Việt cộng.
Bài học thứ 3 :Ký kết ngưng bắn với Việt cộng chưa ráo mực thì Hồ Chí Minh xua ngay quân giết hàng ngàn đồng bào miền Nam vô tội trong Tết Mậu Thân.

Làm thế nào để góp phần Xây dựng Xã hội Dân sự tại Việt nam?





*    *    *
Được sự đồng ý của Ban Tổ chức cuộc Hội thảo, tôi xin hạn chế việc trình bày vào khía cạnh thực hành của công cuộc Xây dựng Xã hội Dân sự (XHDS) tại Việt nam trong giai đọan hiện nay vào đầu thế kỷ XXI.
I - Để bắt đầu, xin điểm qua về tình hình sinh họat của XHDS tại Việt nam hiện nay.
A - Như ta đã biết XHDS là một khu vực thứ ba mà cùng với khu vực Nhà nước và khu vực Thị trường Kinh doanh hợp thành cái Không gian Xã hội do con người sống hợp quần với nhau trong xã hội mà tạo lập ra. Định nghĩa này có thể viết ngắn gọn dưới dạng một công thức như sau :
Không gian Xã hội = Nhà nước + Thị trường Kinh doanh + XHDS.
( The Social Space = the State + the Marketplace + the Civil Society)
Như vậy, XHDS bao gồm mọi tổ chức, đơn vị nào mà đều có 3 tính chất sau đây:
a/ phi chính phú (non-governmental)
b/ bất vụ lợi (non-profit)
c/ tự nguyện (voluntary)
Và trong mối tương quan đối với chính quyền Nhà nước, thì XHDS vừa đóng vai trò làm Đối tác (counterpart) – như trong lãnh vực từ thiện nhân đạo - và vừa làm Đối trọng (counterbalance) – như trong việc bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ nhân phẩm nhân quyền của người công dân.
Trước năm 1975, thì tại miền Nam Việt nam vẫn tồn tại một khu vực XHDS có những đặc tính như trên – mặc dù vì hòan cảnh chiến tranh nên có những hạn chế này nọ vì lý do chính trị quân sự.
B – Tại Việt nam hiện nay, thì vì chính sách độc tài tòan trị của đảng cộng sản (totalitarian dictatorship) bao trùm lên mọi lãnh vực chính trị, kinh tế và cả văn hóa tư tưởng nữa - nên khu vực XHDS cũng bị đảng cộng sản lũng đọan thao túng thông qua những tổ chức “ngọai vi của đảng” – cụ thể điển hình như Hội Liên hịệp Phụ nữ, Đòan Thanh niên Cộng sản, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nhà văn v.v… Kể cả trong lãnh vực tôn giáo, thì cũng có đủ thứ tổ chức do đảng trực tiếp dật giây điều khiển mà nhân gian gọi là các thứ “Phật giáo quốc doanh”, “Công giáo quốc doanh” v.v…
Từ khi nắm được chính quyền trong tay, thì đảng cộng sản Việt nam đã luôn luôn áp dụng hòan tòan theo mô hình của Liên Xô, Trung cộng là : “Đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối và tòan diện” – như họ đã ghi rõ ràng trong điều 4 Bản Hiến pháp.

Trao đổi giữa VOA và Thanh Niên tại Quốc Nội




Trà Mi xin chào đón quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên hằng tuần của đài VOA.
 
Danh sách những người bị Việt Nam cầm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tiếp tục tăng. Tiếp sau các nhà hoạt động nhân quyền, những người cổ súy dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến, những nhà báo, và các blogger, gần đây nhất, hai nhạc sĩ trẻ vừa lãnh án tổng cộng 10 năm tù sau khi sáng tác những ca khúc mà chính quyền cho là ‘phản động’, ‘chống nhà nước’.

Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả của các bài hát được nhiều người yêu chuộng, đặc biệt là giới trẻ, hôm 30/10 bị tuyên án lần lượt là 4 và 6 năm tù vì những lời hát như
 ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’, chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’, hay ‘dân tộc anh ở đâu sao đang tâm làm tay sai cho Tàu, để ngàn sau ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào?’ 

Án tù Hà Nội dành cho hai nhạc sĩ này gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ chính phủ Pháp, Mỹ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, và giới yêu chuộng dân chủ trong và ngoài nước. Người trẻ quan tâm đến sự kiện này có phản hồi thế nào về các bản nhạc và bản bản án của Việt Khang và Anh Bình?

Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với 4 bạn trẻ trong nước từ hai miền Nam-Bắc là Việt, Lê, Trang, và Vũ.
 
​​Lê Sài Gòn: Mình bắt đầu biết tới nhạc sĩ Việt Khang từ ca khúc Việt Nam tôi đâu và Anh là ai. Mình biết đến nhạc sĩ Anh Bình từ khi anh sáng tác ca khúc Rạng ngời nước Nam. Đây là những ca khúc đã đi vào lòng người. Mình cảm thấy ấn tượng với những ca khúc của họ nói về tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự đàn áp và bất công của những người công an thẳng tay đàn áp người yêu nước trong những lần xuống đường chống Trung Quốc xâm lược.

Vũ Hà Nội:
 Mình chú ý tới các ca khúc đậm tình yêu nước này bắt đầu từ các cuộc biểu tình năm 2011, đặc biệt là ca khúc Anh là ai vì mình cũng từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Việt Nam tôi đâu và Anh là ai phải thừa nhận đó là những ca khúc không thể quên được vì ít ra mình cũng từng là một nhân chứng trong các ngày đó.

Việt Sài Gòn:
 Tôi biết đến hai ca khúc của Việt Khang từ khi người Việt tị nạn ở Mỹ lên chương trình thỉnh nguyện thư kêu gọi tự do cho Việt Khang. Còn nhạc sĩ Anh Bình tôi biết sau khi anh bị bắt, Dòng Chúa Cứu Thế có đăng các bài hát của anh. Anh bị bắt rồi mới biết là nhiều bài nổi tiếng ca sĩ Đan Trường hát trước đây là của Anh Bình.

​​
Trang Sài Gòn:
 Nghe các bài hát của Anh Bình, em cảm thấy anh là một người yêu nước, kêu gọi mọi người giữ lại nét văn hóa của Việt Nam.

Xin giới thiệu 1 trang blog của BPSOS dành cho người tị nạn.






Trang blog này là tiếng nói chính thc ca Văn Phòng Tr Giúp Pháp Lý ca BPSOS ti Thailand.
Mục đích của trang blog gồm có:

- Trình bày các công tác và công việc của văn phòng Bpsos tại Thailand

- Giải thích về các chính sách và chương trình ảnh hưởng đến người Việt đang lánh nạn ở  Thái Lan

- Giải đáp các thắc mắc của đồng hương

- Tạo một diễn đàn lành mạnh để người đang lánh nạn trao đổi thông tin và cảm tưởng

Các bạn tị nạn ở Thái Lan xin email hay liên lạc với văn phòng BPSOS ở email và điện thoại dưới đây

Đa ch văn phòng:
S
 đin thoi:   +66 845 454 671
Email: bpsosrcs@gmail.com ho
rcs@bpsos.org

Ngoài ra người tị nạn ở Thái Lan còn có thêm 1 trang web để đăng bài viết của mình